Giáo án dạy lớp chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Nhận biết, phân biệt đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng trong gia đình

I) MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

1) Kiến thức:

-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình.

-Trẻ biết được sự đa dạng của một số đồ dùng trong gia đình.

2) Kỹ năng:

-Trẻ biết quan sát, chú ý.

-Trẻ biết trình bày những ý kiến hiểu biết của mình về một số đồ dùng trong gia đình.

3) Thái độ:

-Trẻ biết sử dụng một số đồ dùng và có thói quen giữ gìn đồ dùng cẩn thận.

-Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Nhận biết, phân biệt đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TẬP SỰ
Năm học: 2014-2015.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Nhận biết, phân biệt đặc điểm, công dụng, chất
liệu của một số đồ dùng trong gia đình.
Chủ đề lớn: Gia đình.
Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng trong gia đình.
Đối tượng: 3-4 tuổi.
Người thực hiện: Bùi Thị Thảnh
I) MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
1) Kiến thức:
-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình.
-Trẻ biết được sự đa dạng của một số đồ dùng trong gia đình.
2) Kỹ năng:
-Trẻ biết quan sát, chú ý.
-Trẻ biết trình bày những ý kiến hiểu biết của mình về một số đồ dùng trong gia đình.
3) Thái độ:
-Trẻ biết sử dụng một số đồ dùng và có thói quen giữ gìn đồ dùng cẩn thận.
-Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động.
II) Chuẩn bị:
-Mỗi trẻ 1 rổ đựng một số đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, ca, 
-Bài giảng powerpoin.
-Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích cỡ to hơn.
-Nhạc nền, mũ cái ca, mũ cái bát.
III) TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1) Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu chương trình:
 Xin nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các cô giáo cùng toàn thể các bé lớp 3 tuổi đến với chương trình: “ Bé cùng đua tài’’.
 Đến với chương trình hôm nay, cô xin trân trọng giới thiệu có các cô trong toàn trường. Đề nghị chúng ta nổ một tràng pháo tay chào đón các cô, các bác nào?
 Chương trình hôm nay là sự thể hiện đua tài của hai đội chơi:
+Đội ca xinh.
+Đội bát đẹp.
-Và người dẫn chương trình hôm nay là cô giáo: Thu Thảnh. Chương trình: “ Bé cùng đua tài’’ gồm 3 phần thi:
+Phần thi thứ nhất: Cùng khám phá.
+Phần thi thứ hai: Hiểu biết của bạn.
+Phần thi thứ ba: Những trò chơi thông minh.
2) Hoạt động 2: Phần thi thứ nhất: “ Cùng khám phá’’.
-Trong phần thi này chương trình muốn cùng các con khám phá về ngôi nhà ở của cô qua màn ảnh nhỏ.
-Cô bật hình ảnh phòng khách.
-Các con nhìn xem đây là phòng gì? 
-Các con nhìn xem bên trong phòng khách có gì?
-Đúng rồi, phòng khách là nơi để tiếp khách mỗi khi khách đến. Khi khách đến thì có bàn, ghế để ngồi; ấm chén, ca, cốc để uống nước, ti vi để xem giải trí đấy.
-Các con hãy xem tiếp nhé. ( Cô bật hình phòng ngủ).
-Còn đây là phòng gì?
-Các con hãy quan sát xem phòng ngủ có những đồ dùng gì?
-Đúng rồi, phòng ngủ có chăn, màn, giường, chiếu. Phòng ngủ là một nơi yên tĩnh nghỉ ngơi của cả gia đình sau một ngày làm việc về đấy.
-Các con lại khám phá một phòng nữa nhé.
-Cô bật hình phòng ăn và hỏi:
-Đây là phòng gì các con?
+Bên trong phòng ăn, các con nhìn xem có những đồ dùng gì nào?
Phòng ăn có đầy đủ các đồ dùng phục vụ để ăn uống : Như bếp ga, xoong nồi để nấu; Bát, đĩa, thìa để đựng thức ăn, tủ để đựng bát. Phòng ăn là nơi hội tụ sum họp. Sau thời gian làm việc vất vả, tất cả mọi người quay quần bên mâm cơm gia đình.
-Vậy là, phần thi thứ nhất đã được hai đội khám phá rất là xuất sắc. Một tràng pháo tay giành cho cả hai đội.
-Và ngay sau đây cô cùng các con bước ngay vào phần thi thứ hai của chương trình: “ Hiểu biết của bạn’’.
3) Hoạt động 3: Phần thi thứ hai: “ Hiểu biết của bạn”.
-Tặng mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: Cái bát, cái thìa, cái ca
a) Cái bát:
-Cô đọc câu đố về cái bát:
“Miệng tròn lòng trắng 
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày”.
Đó là cái gì
-Các con nhìn xem cô có gì đây?
-Các con hãy chọn cái bát trong rổ và giơ lên nào?
-Đúng rồi, bây giờ các con hãy ngắm nhìn, sờ xung quanh cái bát rồi đưa ra nhận xét của mình.
- Ai có nhận xét gì về cái bát ?
( Gọi 2-3 trẻ).
-Cái bát được dùng để làm gì?
-Khi ăn cơm các con cầm bát bằng tay nào?
- Cái bát thuộc nhóm đồ dùng để làm gì?
-Ngoài bát đựng cơm ra, các con còn biết những bát gì nữa?
-Cô mở rộng trên màn hình: Ngoài bát đựng cơm ra còn có bát to đựng canh, bát nhỏ đựng nước chấm.
-Cái bát được làm bằng chất liệu gì?
-Ngoài cái bát được làm bằng Inox ra các con còn biết cái bát được làm bằng chất liệu gì nữa?
-Cô cho trẻ quan sát ( vật thật): Cái bát làm bằng sứ, nhựa, thủy tinh
c) Cái thìa:
-Lắng nghe, lắng nghe?
-Cô đọc câu đố về cái thìa.
“ Tôi thường làm bạn
Với em bé thôi
Khi ăn cầm tôi
Dễ hơn cầm đĩa
 Đố biết tên tôi là gì’’?
Các con hãy cầm thìa ra nào?
- Các con hãy ngắm nhìn và quan sát xem cái thìa có đặc điểm gì nhé?
( Cô hỏi 2-3 trẻ).
-Ai biết gì về cái thìa nữa?
-Cái thìa được dùng để làm gì?
-Cái thìa thuộc nhóm đồ dùng để làm gì?
-Khi ăn các con cầm thìa bằng tay nào?
-Cái thìa được làm bằng chất liệu là gì?
-Ngoài cái thìa được làm bằng chất liệu là Inox
ra các con còn biết cái thìa được làm bằng chất liệu gì nữa?
-Cô cho trẻ quan sát cái thìa làm bằng nhựa. (Vật thật).
c) Cái ca:
-Cho 2 trẻ đố:
“Chúng tôi là vật dụng
Có nắp, có quai.
Rất cần khi uống
Xin đố các bạn.
Chúng tôi là gì?’’
-Rất giỏi đó chính là cái ca, các con hãy chọn cái ca trong rổ ra rồi quan sát nào.
- Các con biết gì về cái ca?
( Cô hỏi 2-3 trẻ).
-Ai có ý kiến gì nữa? 
-Cái ca được dùng để làm gì?
-Cái ca thuộc nhóm đồ dùng để làm gì?
-Cái ca được làm bằng chất liệu là gì?
-Ngoài ra cái ca còn được làm bằng chất liệu gì nữa?
-Cô cho trẻ quan sát cái ca làm bằng thủy tinh, bằng sứ. (Vật thật).
-Các con ạ, để có những đồ dùng hôm nay thì các cô chú công nhân rất là vất vả, ngày đêm sản xuất ra những đồ dùng phục vụ cuộc sống của chúng ta. Vì thế, khi sử dụng thì chúng ta phải như thế nào?
( Cô hỏi 1-2 trẻ).
-Đúng rồi, có những đồ dùng làm phục vụ để ăn , có đồ dùng phục vụ để uống, có đồ dùng làm bằng nhựa, Inox thì khó vỡ. Nhưng có đồ dùng làm bằng sứ, thủy tinh thì rất dễ vỡ. Chính vì vậy khi sử dụng các con phải nhẹ nhàng, có như vậy đồ dùng của chúng ta mới luôn bền đẹp được, các con nhớ chưa?
-Qua phần thi thứ hai cô thấy cả 2 đội đã dùng sự hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi rất là xuất sắc . Một tràng pháo tay giành cho cả hai đội.
4) Hoạt động 4: Phần thi thứ ba: “Những trò chơi thông minh”.
a) Trò chơi 1: Thi tài chọn lựa.
-Lần 1: Cô nói tên đồ dùng, trẻ chọn giơ lên và nói tên đồ dùng đó.
-Lần 2: Cô nói đặc điểm, công dụng, chất liệu trẻ chọn giơ lên và nói tên đồ dùng 
b)Trò chơi 2: Đi siêu thị:
-Cô nói luật chơi,cách chơi.
+Luật chơi: Đội nào mua được nhiều đồ dùng theo yêu cầu là chiến thắng, mỗi lần lên chỉ được mua 1 đồ dùng, mua sai không được tính.
+Cách chơi: cô cho các con chơi làm 2 đội ( xếp hàng dọc). Khi có hiệu lệnh trò chơi bắt đầu là bản nhạc vang lên thì 2 bạn đầu hàng của 2 đội lên mua đồ dùng theo yêu cầu của cô và sau đó bỏ đồ dùng mua được vào rổ của đội mình và chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo cứ như vậy lên mua và khi bản nhạc kết thúc là các con sẽ dừng lại và cùng cô kiểm tra kết quả của từng đội.
-Lần 1:
+ Đội bát đẹp mua đồ dùng làm bằng nhựa, đồ dùng phục vụ để uống.
+ Đội ca xinh mua đồ dùng làm bằng Inox, đồ dùng phục vụ để ăn.
-Cho trẻ chơi.
( Cô quan sát, động viên).
-Lần 2: Đổi ngược lại 2 đội cho nhau.
-Ở phần thi này, cô cũng thấy cả hai đội chơi rất là giỏi, một tràng pháo tay nữa giành cho hai đội.
*Kết thúc:
-Như vậy, qua chương trình này hôm nay cô thấy bạn nào cũng rất ngoan và giỏi. Nên cô quyết định tặng cho cả hai đội, mỗi đội một phần quà của chương trình.
-Tặng quà cho trẻ.
-Chương trình của chúng ta đến đây là hết rồi. Một lần nữa xin kính chúc các vị đại biểu, ban giám khảo, các cô giáo mạnh khỏe. Chúc các bé chăm ngoan, học giỏi.
Xin chào và hẹn gặp lại.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ lắng nghe.
-Phòng khách.
-Trẻ kể có: Bàn, ghế, ti vi, ca, cốc, ấm, chén
-Phòng ngủ.
-Trẻ kể có: Giường, chiếu, chăn, màn
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Phòng ăn.
-Trẻ kể có: Bát, đĩa, thìa, xoong nồi
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ lắng nghe.
-Cái bát.
-Cái bát.
-Trẻ chọn cái bát và giơ lên.
-Cái bát màu trắng, miệng bát tròn, lòng bát sâu, dưới là đế bát.
-Đựng cơm.
-Tay trái.
-Đồ dùng phục vụ để ăn.
-Bát to, bát nhỏ.
-Inox.
-Sứ, nhựa, thủy tinh.
-Trẻ quan sát.
-Trẻ lắng nghe.
-Cái thìa.
-Trẻ chọn cái thìa và giơ lên.
-Cái thìa màu trắng, có phần to để xúc thức ăn, cán thìa dài để cầm
-Để xúc thức ăn.
-Đồ dùng phục vụ để ăn.
-Tay phải.
-Inox.
-Nhựa
-Trẻ quan sát.
.
-Cái ca.
-Trẻ chọn cái ca và giơ lên.
-Cái ca màu cam, có quai cầm, miệng to tròn, lòng sâu.
-Đựng nước.
-Đồ dùng phục vụ để uống.
-Nhựa.
-Thủy tinh, sứ
-Trẻ quan sát.
-Giữ gìn,không được đập phá
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ chọn và giơ lên.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi
-Trẻ chơi
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ nhận quà.

File đính kèm:

  • docxGiao_an_moi_truong_xung_quanh_3_tuoi.docx
Giáo Án Liên Quan