Giáo án dạy lớp chồi năm 2009 - Chủ đề: Bản thân

 I. MỤC TIÊU:

 1. Phát triển thể chất:

 - Trẻ biết phối hợp các bộ phận, các giác quan của cơ thể để thực hiện các vận động cơ bản, đi, chạy, nhảy, leo trèo

- Trẻ có thói quen tự rửa tay, rửa mặt đúng lúc.

- Phân biệt được 4 nhóm thực phẩm cần cho cơ thể.

- Bước đầu biết tham gia chế biến các món ăn, thức uống đơn giản: Nước cam, nhặt rau, làm bánh trôi, chay .

- Bước đầu biết nhận biết một số biểu hiện khi ốm: Ho, sốt, đau đầu, đau răng.

- Có ứng xử phù hợp khi thời tiết thay đổi.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ có một số hiểu biết nhất định về bản thân, biết mình giống và khác bạn ở điểm nào, biết mỗi người đều có khả năng và sở thích riêng.

- Trẻ biết chức năng của các giác quan, các bộ phận cơ thể, cách giữ gìn và chăm sóc chúng.

- Trẻ có 1 số hiểu biết về đặc điểm của tết trung thu, các loại bánh quả, đặc điểm của mùa thu

- Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc.

- Trẻ đếm trong phạm vi 5, nhận biết mối quan hệ về số lượng trong phạm vi 5 các số 4,5.

- Trẻ nhận biết được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác.

- Trẻ nhận biết và so sánh được sự giống, khác nhau của chữ cái a, ă, â.

- Trẻ có một số hiểu biết về các loại thực phẩm khác nhau và lợi ích của chúng đối với sức khoẻ bản thân.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp chồi năm 2009 - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: bản thân
 (4 tuần: 21/09 - 16/10/2009)
	I. Mục tiêu:
	1. Phát triển thể chất:
	- Trẻ biết phối hợp các bộ phận, các giác quan của cơ thể để thực hiện các vận động cơ bản, đi, chạy, nhảy, leo trèo
- Trẻ có thói quen tự rửa tay, rửa mặt đúng lúc.
- Phân biệt được 4 nhóm thực phẩm cần cho cơ thể.
- Bước đầu biết tham gia chế biến các món ăn, thức uống đơn giản: Nước cam, nhặt rau, làm bánh trôi, chay.
- Bước đầu biết nhận biết một số biểu hiện khi ốm: Ho, sốt, đau đầu, đau răng.
- Có ứng xử phù hợp khi thời tiết thay đổi.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ có một số hiểu biết nhất định về bản thân, biết mình giống và khác bạn ở điểm nào, biết mỗi người đều có khả năng và sở thích riêng.
- Trẻ biết chức năng của các giác quan, các bộ phận cơ thể, cách giữ gìn và chăm sóc chúng.
- Trẻ có 1 số hiểu biết về đặc điểm của tết trung thu, các loại bánh quả, đặc điểm của mùa thu
- Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc.
- Trẻ đếm trong phạm vi 5, nhận biết mối quan hệ về số lượng trong phạm vi 5 các số 4,5.
- Trẻ nhận biết được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác.
- Trẻ nhận biết và so sánh được sự giống, khác nhau của chữ cái a, ă, â.
- Trẻ có một số hiểu biết về các loại thực phẩm khác nhau và lợi ích của chúng đối với sức khoẻ bản thân.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng các từ phù hợp để nói về bản thân trẻ , về mùa thu, tết trung thu và mọi người xung quanh, giới thiệu về bản thân và về những sở thích, hứng thú của mình, bạn.
- Biết lắng nghe, trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người.
- Nghe và hiểu một số từ trái nghĩa, cao, thấp, gầy, béo
- Biết nghe nội dung thơ, truyện và liên hệ bản thân.
- Hứng thú với sách, tranh, truyện và biết cách sử dụng chúng.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ: Trò chuyện, kể chuyện, kịch
- Nhận dạng và phát âm rõ ràng các chữ a, ă, â, trẻ tô chữ cái o,ô,ơ đúng trình tự qui định.
4. Phát triển thẩm mỹ.
- cảm nhận được vẻ đẹp của thời tiết mùa thu, nét đẹp trăng rằm
- Trẻ thể hiện được cảm xúc vui, buồn của mình qua các sản phẩm hát múa, tạo hình.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ âm nhạc, dụng cụ tạo hình.
5. Phát triển tình cảm xã hội.
- Biết nhận và cảm nhận các cảm xúc khác nhau của mình và của người khác.
- Biết tự nhận thức về bản thân: Đặc điểm riêng, sở thích, cá tính
- Biết chơi cùng bạn và phối hợp để tạo ra các sản phẩm nhất định.
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Biết thực hiện một số nề nếp quy định thông thường trong sinh hoạt ở trường, lớp.
- Thích thú tham gia vào các hoạt động tập thể.
	II. Các nội dung: 
 - Cơ thể, các bộ phận cơ thể. 
- Tết trung thu.
- Tôi cần gì để lớn lên khoẻ mạnh.
- Đặc điểm cá nhân, sở thích riêng.
III. Mạng hoạt động
1.Phát triển thể chất:
-- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
 - Đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
2.Phát triển nhận thức:
*LQVT:
 - Ôn số lợng 1, 2 nhận biết chữ số 1, 2. Ôn so sánh chiều dài.
 - Ôn số lợng 3, nhận biết chữ số 3. Ôn so sánh chiều rộng.
* LQVMTXQ:
- Trò chuyện tìm hiểu về lớp học của bé, các bạn trong lớp,các loại đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện tìm hiểu về các khu vực phòng ban trong trờng, thiết bị đồ dùng ở từng khu vực, chức năng từng khu vực.
3.Phát triển ngôn ngữ:
*LQCC: 
- Làm quen chữ cái o, ô, ơ.
*LQVH:
- Thơ: "Bàn tay cô giáo".
- Truyện: "Mèo con và quyển sách".
4. Phát triển thẩm mỹ:
*LQÂN:
- Hát: Ngày vui của bé.Bài ca đi học.
- Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học. Em yêu trường em.
*HĐTH:
- Vẽ:Cô giáo của em. 
III. kế hoạch hoạt động:
1. Đón trẻ - trò chuyện - thể dục sáng.
- Cho trẻ xem ảnh của trẻ hỏi trẻ xem ảnh ai? Chụp cùng ai? ở đâu? mặc quần áo gì ? trông bé như thế nào ? Mọi người trong ảnh như thế nào?
- Cho trẻ soi gương nhận biết đặc điểm hình dáng của trẻ.
- Hát, đọc thơ các bài về cơ thể, các giác quan.
- Sử dụng các giác quan để chơi các trò chơi, nhận biết đồ vật xung quanh, cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể trẻ.
- Chơi ở góc chơi
* Thể dục sáng:
Từ 21/9- 30/10 Tập bài tháng 9
Từ 01/10 Tập bài tháng 10
 3. Hoạt động góc:
Góc
Mục đích, yêu cầu
Tổ chức hoạt động
Kết quả
Góc phân vai
- Trẻ biết phân vai chơi cho nhau, biết chơi theo nhóm. Biết được công việc của từng người như mẹ đi chợ,nấu ăn, bác sĩ khám bệnh, người bán hàng mời khách mua hàng.
- Trẻ thể hiện được mối quan hệ giữa các vai chơi với nhau.
- Trẻ chơi tự nhiên, không phá đồ chơi, chơi xong biết thu dọn đồ chơi.
* Thoả thuận chơi: Cô tập chung trẻ lại xung quanh cô hát( đọc thơ, đồng dao...) về chủ đề "Bản thân".Cô và trẻ cùng đi thăm quan các góc chơi. Cô hỏi: "Đây là góc chơi gì? có những đồ chơi gì? để chơi trò chơi gì? Cô gợi ý trò chơi ở từng góc. Sau đó cho trẻ tự chọn góc chơi của mình theo ý thích và về góc tự thoả thuận vai chơi trong nhóm với nhau. Cô đi đến từng góc trò chuyện hướng trẻ nhập vai chơi, khi trẻ lúng túng cô có thể đóng một vai phụ, động viên khuyến khích thể hiện như cuộc sống thực của người lớn.
* Quá trình chơi: 
- Đến góc phân vai: Cô hỏi ai sẽ đóng vai bố, mẹ chăm sóc con, cho con( búp bê) ăn cháo,sữa, bột...cho con đi học, đi chơi, nấu ăn. Bác sĩ mặc áo, đội mũ bác sĩ, đeo ống nghe khám bệnh cho bệnh nhân nghe tim, phổi, nói cảm nhận khi nghe: nhanh, chậm, to, nhỏ, hỏi han bệnh tình. Khám răng xem có bị sâu không, dặn bệnh nhân uống thuốc, đánh răng sáng và tối. Bệnh nhân biết cảm ơn bác sĩ khi về. Cô bán hàng bày hàng, có thái độ niềm nở, giới thiệu hàng hoá với khách mua hàng.
- Gợi ý các nhóm chơi biết liên kết các nhóm chơi với nhau, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau.
- Đến góc sách truyện cô gợi ý trẻ nói nội dung truyện, kể chuyện theo sách, tranh, truyện. Xem sách, tranh, truyện, lô tô.
 Chơi lô tô, phân loại lô tô theo các chủng loại riêng.
- Cắt dán tranh, ảnh từ tạp chí về hình dáng, đặc điểm các bộ phận trên cơ thể, quá trình lớn lên của trẻ thành sách.dán sách đúng chiều. Cô giúp trẻ đóng sách và cùng trẻ đọc cuốn sách theo sự sáng tạo của trẻ. 
- Đến góc nghệ thuật: Cô giáo gợi ý để trẻ tạo ra các sản phẩm như vẽ, tô màu, in hình, xé, nặn cắt dán về bé trai, bé gái, những gì cần cho cơ thể :" Hôm nay con định tạo ra sản phẩm gì, con vẽ, in hình, nặn ...như thế nào?. con định tạo ra bức tranh gì?...
Cô mở đàn ,đài các bài về chủ đề cho trẻ nghe , hát và biểu diễn theo.
- Đến góc xây dựng: hỏi các bác làm gì? có các kiểu nhà gì? xây nhà chung cư để làm gì? nhà gồm những gì? Cô gợi ý cho trẻ xây dựng nhà sáng tạo,chung cư sẽ đẹp hơn khi có vườn hoa xung quanh, có lối đi, hàng rào, trong vườn có thảm cỏ, cây cảnh, đài phun nước...
- Cô hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ có màu sắc khác nhau để chung cư có màu sắc hài hoà. 
- Đến góc thiên nhiên: Cô giới thiệu cách chơi với cát nước, cách in cát, thử vật chìm nổi trên nước:" Con thử thả sỏi và lá xuống nước xem có hiện tượng gì xảy ra, cái gì chìm, cái gì nổi.
Cô gợi ý trẻ cách chăm sóc cây như tưới nước, bắt sâu, nhặt lá úa, nhổ cỏ, bón phân cho cây... Nhắc trẻ không làm bẩn quần áo.
* Nhận xét chơi: Cô đến từng góc chơi nhận xét hoạt động cụ thể của góc chơi đó, đưa ra các câu hỏi gợi ý để các nhóm chơi tự nhận xét hành động chơi trong nhóm, có sự động viên rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau.
Kết thúc cho trẻ đến thăm một góc chơi nào đó xem, đưa ra nhận xét chung, rút kinh nghiệm chung các nhóm chơi, rút kinh nghiệm chung cho buổi chơi sau.
Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng vị trí.
Những buổi đầu trẻ thể hiện vai chơi chưa được sâu, còn ngượng ngùng .Thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi với nhau chưa liên hoàn. Nhưng được sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ đã biết cách chơi ở từng góc, đã biết thể hiện vai chơi, thể hiện mối quan hệ qua lại. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn nhanh chán, chạy từ góc này sang goc khác. Góc sách truyện trẻ vẫn còn lúng túng chưa biết kể chuyện sáng tạo. Góc nghệ thuật trẻ sử dụng nhạc cụ chưa rõ ràng, chưa gõ đúng theo nhịp, phách. 
Góc sách truyện
- Trẻ xem sách, tranh, ảnh về về bé trai, bé gái, những gì cần cho cơ thể, làm quà tặng sinh nhật bạn đúng chiều, nói được nội dung sách, tranh.
- Trẻ biết dán hồ vào mặt sau vào tranh và dán làm sách về về bé trai, bé gái, những gì cần cho cơ thể.
 - Biết phân loại đồ dùng đồ chơi đúng chủng loại.
- Hứng thú chơi lô tô các loại về chủ đề.
- Biết ghép tranh trong chủ đề.
Góc nghệ thuật, tạo hình
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình để vẽ, nặn, cắt, xé dán, tô màu về bé trai, bé gái, những gì cần cho cơ thể.
- Trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm. Biết in hình bàn chân, tay.
- Trẻ thuộc và hứng thú hát, nghe nhạc, nghe hát, sử dụng nhạc cụ để hát về chủ đề.
Góc XD lắp ghép
- Trẻ biết phân công công việc cho từng người.Lắp ghép cây, hoa, hàng rào, đồ chơi, nhà.theo trí tưởng tượng để xây khu chung cư buổi sáng.
- Biết bố trí tạo thành quang cảnh khu chung cư.
- Trẻ không phá đồ chơi, ném đồ chơi.
Góc thiên nhiên
- Trẻ biết chơi với cát, nước, thử vật chìm nổi.
- Biết chăm sóc cây như tưới nước, nhổ cỏ, nhặt lá ... cho cây góc thiên nhiên của lớp.
- Trẻ không vẩy bẩn, giây đất cát vào người mình, người bạn.
4. Hoạt động ngoài trời.
- Nhặt lá, que xếp hình người.
- Quan sát hoạt động của bé trai, gái.
- Chơi các trò chơi luyện giác quan.
- Giải đố về các giác quan.
- Quan sát môi trường xanh - sạch - đẹp .
- Nhặt lá rụng trên sân trường.
- Chơi các trò chơi vận động phù hợp.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
5. Hoạt động chiều.
- Ôn luyện các nội dung đã học.
- Làm quen một số nội dung mới.
- Thực hiện lịch sinh hoạt
- Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ.
- Chơi ở góc chơi
- Trả trẻ.
______________________________________________________________
Nhánh 1: Cơ thể, các bộ phận của cơ thể:
Thời gian 2 tuần ( 21/09- 25/9 -> từ 05/10-09/10)
I. Yêu cầu: 
- Trẻ có 1 số hiểu biết về bản thân, gọi tên được các bộ phận của cơ thể và chức năng của chúng.
- Biết cách giữ gìn và bảo vệ các bộ phân của cơ thể.
II. Nội dung:
- Tên gọi, đặc điểm của các bộ phận cơ thể.
- Chức năng của chúng.
2. Hoạt động học có chủ đích.
Thứ, ngày
Nội dung hoạt động
T2/21/09/2009
Phát triển thẩm mỹ:
NDC: - Múa “ Múa cho mẹ xem”
NDKH : - Nghe hát: “Bàn tay mẹ”
 - Trò chơi: Ai nhanh nhất
T3/22/09/2009
Phát triển ngôn ngữ:
NDC: Truyện “ Chuyện của dê con”.
T4/23/09/2009
Phát triển ngôn ngữ: NDC 1: Tập tô chữ cái o,ô,ơ.
Phát triển thể chất: NDC 2: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
T5/24/09/2009
Phát triển thẩm mỹ:
NDC: Vẽ bạn trai hoặc bạn gái (ĐT)
T6/25/09/2009
Phát triển nhận thức:
NDC: Trò chuyện, tìm hiểu về các bộ phận cơ thể con người.
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
a. hoạt động có chủ đích
Phát triển thẩm mỹ: NDC: - Múa “ Múa cho mẹ xem”
 NDKH : - Nghe hát: “Bàn tay mẹ”
 - Trò chơi: Ai nhanh nhất
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các động tác múa của đôi bàn tay kết hợp với lời ca.
- Góp phần giúp trẻ thể hiện lòng tự hào về bản thân mẹ và yêu quý mẹ, biết được những công việc mẹ làm cho mình.
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu.
- Trẻ hứng thú hát, hứng thú chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ bé.
- Đàn, đài có băng, đĩa ghi bài hát: “ Múa cho mẹ xem”, 
 “Bàn tay mẹ”. 
 - NDTH:MTXQ.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Gây hứng thú: Chơi trò chơi " Giấu tay".
- Các con thấy đôi bàn tay các con thế nào?
- Tay để làm gì?
- Nào chúng mình cùng làm động tác ăn cơm nào!
- Bây giờ rửa mặt nhé!
- Tay của chúng ta làm được rất nhiều việc đứng không? Ngoài ra đôi tay của các con còn múa rất dẻo và đẹp nữa, ở nhà các con thường múa cho ai xem?
- Cô hát bài " Múa cho mẹ xem ", hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả. 
- Cả lớp hát và vỗ tay 1 lần bài hát.
b. Dạy múa:
- Dạy trẻ từng động tác kết hợp với lời ca.
- Cả lớp múa cùng cô 3-4 lần.
Thi đua từng tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn.
* Đàm thoại :
- Ngoài đôi tay, trên cơ thể chúng ta còn có những bộ phận gì?
- Mắt, mũi, tai để làm gì?
Hát bài "Bé ngoan" .
c. Nghe hát: "Bàn tay mẹ".
- Bé múa cho mẹ xem rất đẹp, còn đôi bàn tay của mẹ làm gì cho bé?
- Để biết đôi bàn tay mẹ làm gì cho bé, các con cùng nghe cô hát bài " bàn tay mẹ" sáng tác :Bùi Đình Thảo nhé.
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm.
- Lần 2 cô kết hợp múa cho trẻ xem, cả lớp hát hoà theo cô.
- Các con có yêu mẹ của mình không? Các con cần làm gì để mẹ vui?
- Nào chúng ta cùng múa cho mẹ vui nhé!
d. Chơi trò chơi: 
- Các con múa dẻo và hát rất hay hôm nay cô tặng các con 1 trò chơi nhé !Trò chơi có tên "Ai nhanh nhất ".
- Cô nói luật chơi , cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Đẹp ạ .
- Ăn cơn ,rửa mặt ,vẽ ,nặn...
- Trẻ làm động tác rửa mặt,..
- Múa cho Ông, Bà, Bố,Mẹ,. xem.
- Trẻ lắng nghe cô hát .
- Cả lớp hát cùng cô.
- Trẻ tập từng động tác theo cô.
- Trẻ thi múa.
- Chân, mắt mũi, tai,...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát.
- Trẻ tự kể.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát hoà theo cô.
- Có ạ.
- Trẻ múa "Múa cho mẹ xem"
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
B. Hoạt động ngoài trời.
- HĐCMĐ: Quan sát bạn.
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi tự do.
C. Hoạt động chiều.
-Chơi trò chơi học tập.
- Làm quen câu chuyện "Chuyện của dê con"
- Chơi ở góc, vệ sinh , trả trẻ.
______________________________________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
a. hoạt động có chủ đích
Phát triển ngôn ngữ: Truyện " chuyện của dê con".
I. Yêu cầu : 
- Trẻ hiểu nội dung truyện, biết đánh giá nhân vật , trả lời được các câu hỏi của cô .
- Biết kể chuyện cùng cô.
- Qua đó : Góp phần giáo dục trẻ biết lắng nghe người khác nói và biết đặc điểm của người khác. 
II. Chuẩn bị .
- Tranh minh hoạ cho truyện.
- Đàn .
- Các con rối và khung rối để kể củng cố.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động cuỉa trẻ
1 . Trò chuyện gây hứng thú :
 - Gọi trẻ lại gần cô hát bài: "Bé thật ngoan". 
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về những gì trên cơ thể mình?
Và các bộ phận có tác dụng gì? ( Cô gợi ý cho trẻ trả lời).
- Trẻ húng thú hát cùng cô .
- Trẻ trả lời.
- Mắt, tai, tay, miệng ... 
- Có 1 bạn Dê chưa biết lắng nghe hết những lời mẹ nói, lúc nào cũng cho mình là biết tất cả và điều gì đã xảy ra với chú, các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện: "Chuyện của Dê con" nhé!
- Vâng ạ
2. Kể diễn cảm:
- Kể lần 1 ( không tranh )
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Hỏi lại trẻ tên chuyện .
- Trẻ trả lời 
- Cô kể lần 2 (kết hợp tranh minh hoạ )
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
3. Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm : 
- Dê mẹ bị ốm và dặn dê con điều gì?
- Trẻ trả lời. 
- Dê mẹ dặn chưa hết câu Dê con đã nói gì?
- Trích: " Dê mẹ bị ốm... rồi mà".
- Trẻ trả lời.
- Vào rừng Dê con gặp ai? Dê con làm gì?
- Trẻ trả lời. 
- Hươu con đã dặn Dê con như thế nào?
- Chẳng đợi Hươu nói hết câu Dê con nói gì?
- Trích: " Nói rồi... biết rồi".
- Cả lớp trả lời 
- Rồi Dê con lại gặp ai?
- 1-2 trẻ trả lời 
- Khi Dê con bỏ chạy Sóc gọi lại và dặn gì Dê con?
- Sóc chưa nói xong Dê con đã nói gì?
- Trẻ trả lời.
Trích : " Nói xong... chạy tót đi".
- Dê con gặp con vật màu xám và nó nói gì?
- Ai đã cứu Dê con? Cô cứu bằng cách nào?
- Trẻ trả lời
- Cô Thỏ xám.
Trích :" Được một quãng... bỏ đi".
- Giải thích từ "Tiu nghỉu" là quay đi chán nản, buồn bã vì không thực hiện dược ý đồ.
- Về nhà Dê con đã nói gì ?
- Trẻ trả lời.
- Và Dê con đã hứa gì với mẹ? 
- Trẻ trả lời.
* Giáo dục : Các con có được nói như Dê con không? Khi nghe ai nói các con phải thế nào?
- Phải chú ý lắng nghe hết câu.
- Cho cả lớp hát : " Biết vâng lời mẹ dặn".
- Cả lớp hát 
4. Củng cố .
- Cô thấy các con đã thuộc câu truyện này rồi , bây giờ các con kể cùng cô câu truyện này nhé .
- Cả lớp kể cùng cô. 
- Bây giờ chúng mình cùng đóng kịch câu chuyện này nhé! Ai sẽ làm Dê, Ai làm Hươu, Sóc, Thỏ, Chó Sói, cô đóng làm Dê mẹ nhé! 
- Trẻ hứng thú đóng kịch cùng cô.
( Cho trẻ đóng kịnh 1 lần). 
H
- Kết thúc : Hát : " Mẹ yêu không nào".
- Trẻ hát.
B. Hoạt động ngoài trời:
- HĐCCĐ: Nhặt cẳng lá phượng xếp hình người.
- T/CVĐ: "Thi đi nhanh".
- Chơi tự do.
 C. Hoạt động chiều.
- Vệ sinh, ăn chiều.
- Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi vận động: "Chuyền bóng bằng chân".
- Ôn chữ cáio, ô,ơ.
- Chơi tự do, vệ sinh, trả trẻ.
______________________________________________________
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
a. hoạt động có mục đích
 Phát triển ngôn ngữ: NDC 1: Tập tô chữ cái o,ô,ơ.
1. Yêu cầu:
- Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút đúng và tô đúng trình tự.
- Trẻ nhận biết và phân biệt chữ cái o, ô, ơ.
2. Chuẩn bị:
- Bàn ngế cho trẻ.
- Vở tập tô.
- Bút chì đen, bút chì màu.
- Tranh mẫu của cô.
Thẻ chữ o, ô, ơ.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Gây hứng thú: Tập trung trẻ xung quanh cô hát bài " Bé khoẻ, bé ngoan".
b. Cho trẻ đọc ôn chữ o, ô, ơ.
- Cho trẻ đi đến các tranh tìm chữ cái đã học và đọc trong từ " Chùm nho, cái ô, lá cờ ".
c. Dạy trẻ tập tô chữ o, ô, ơ:
* Cho trẻ quan sát tranh mẫu chữ o:
- Cho trẻ đọc chữ o.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ o in rỗng bằng bút chì màu: Tô vào phần rỗng của chữ o trong tranh.
- Hướng dẫn trẻ tô chữ o in mờ trên dòng kẻ ngang cho trẻ quan sát: Đặt bút chì vào điểm bắt đầu của chữ o rồi tô trùng khít lên nét chữ in mờ từ trên sang trái, xuống dưới, sang phải. Lần lượt từng chữ từ trái sang phải.
* Cho trẻ quan sát tranh mẫu chữ ô:
- Cho trẻ đọc chữ ô.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ ô in rỗng bằng bút chì màu: Tô vào phần rỗng của chữ ô trong tranh.
- Hướng dẫn trẻ tô chữ ô in mờ trên dòng kẻ ngang cho trẻ quan sát: Đặt bút chì vào điểm bắt đầu của chữ ô rồi tô trùng khít lên nét chữ in mờ từ trên sang trái, xuống dưới, sang phải. Tô dấu mũ bằng 2 nét xiên từ trái sang phải. Lần lượt từng chữ từ trái sang phải.
* Cho trẻ quan sát tranh mẫu chữ ơ:
- Cho trẻ đọc chữ ơ.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ ơ in rỗng bằng bút chì màu: Tô vào phần rỗng của chữ ơ trong tranh.
- Hướng dẫn trẻ tô chữ ơ in mờ trên dòng kẻ ngang cho trẻ quan sát: Đặt bút chì vào điểm bắt đầu của chữ ơ rồi tô trùng khít lên nét chữ in mờ từ trên sang trái, xuống dưới, sang phải. Tô dấu móc ở bên phải từ trên xuống dưới . Lần lượt từng chữ từ trái sang phải.
* Cho trẻ về chỗ ngồi tô chữ:
- Hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Hỏi trẻ cách tô chữ.
 - Cho trẻ tô cô đi quan sát sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, cách tô chữ cho trẻ.
* Kết thúc:
Hát " Năm ngón tay ngoan". Thu dọn đồ dùng cùng cô.
- Cả lớp hát cùng cô.
- Trẻ tìm và đọc.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ đọc rõ ràng.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ đọc rõ ràng.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ đọc rõ ràng.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ nhẹ nhàng về chỗ.
- Ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay.
- Trẻ tập trung tô chữ.
- Trẻ thực hiện.
Phát triển thể chất:NDC 2: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. 
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đi phối hợp chân tay nhịp nhàng, đầu không cúi, không làm rơi túi cát, mạnh dạn đi trên ghế.
- Rèn luyện sự khéo léo, hứng thú luyện tập.
- Trẻ phản ứng kịp thời với hiệu lệnh của cô, thực hiện đúng động tác.
- Có ý thức kỷ luật trong khi luyện tập
II.Chuẩn bị:
	- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát.
	- Ghế thể dục, túi cát.
	- Quần áo đầu tóc gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú: Cho trẻ hát bài " Đôi mắt xinh"
- Các con rất xinh rồi, hôm nay các con cùng tập thể dục với cô cho khoẻ nữa nhé!
1. Khởi động: Cho trẻ làm đoàn đi các kiểu chân( Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy) rồi trở về hàng dọc theo tổ, chuyển đội hình hàng ngang, dãn cách đều.
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- ĐT tay: 2 tay đưa ra trước, gập trước ngực.
- ĐT lườn bụng: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm gót chân.
- ĐT chân: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
- ĐT bật: Bật tiến về phía trước.
( Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp).
b.Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu bài tập: "Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát".
- Cô làm mẫu 2 – 3 lần cho trẻ quan sát. Lần 1 và lần 3 không giải thích. Lần 3 cô vừa làm mẫu vừa giảng giải cách làm: Đứng ở đầu ghế, đặt túi cát lên đầu, tay chống hông bước liên tục đến đầu ghế kia, cầm tú

File đính kèm:

  • docke_hoach_chu_diem_ban_than.doc
Giáo Án Liên Quan