Giáo án lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Bản thân - Trần Thị Thúy

I. Mục đích – Yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ 3 tuổi: Trẻ có thể biết được cơ thể có 5 giác quan, tác dụng và trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan

- TrÎ 4 tuổi: Biết cơ thể có 5 giác quan “Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Biết tác dụng của các giác quan, trẻ được trải nghiệm bằng các quan

2. Kỹ năng:

- Trẻ 3 tuổi rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trả lời một số câu hỏi đơn giản.

- Trẻ 4 tuổi rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Bản thân - Trần Thị Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Bản thân
Hoạt động chính: Khám phá khoa học: 
TÌM HIỂU VỀ CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ
Hoạt động bổ trợ: Hát “Bạn có biết tên tôi”
Đối tượng: 3,4 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện: Trần Thị Thúy
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ có thể biết được cơ thể có 5 giác quan, tác dụng và trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan
- TrÎ 4 tuổi: Biết cơ thể có 5 giác quan “Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Biết tác dụng của các giác quan, trẻ được trải nghiệm bằng các quan
2. Kỹ năng:
- Trẻ 3 tuổi rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trả lời một số câu hỏi đơn giản. 
- Trẻ 4 tuổi rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc
3. Giáo dục thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh vẽ các giác quan
- Tranh chơi trò chơi, một số dụng cụ phát ra âm thanh (Trống, xắc xô). Một số thực phẩm cho trẻ khám phá bằng các giác quan
* Đồ dùng của trẻ: Lô tô về các giác quan
2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.
III. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ôn định tổ chức:
- Cho trẻ ngồi theo hình chữ U
2. Giới thiệu bài: 
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Tuần này các con đang học chủ đề nhánh gì?
+ Các con có biết trên cơ thể mình có những giác quan gì không?
- Muốn biết các giác quan đó rõ hơn thì giờ học hôm nay cô con mình cùng nhau học bài “Tìm hiểu về các giác quan của bé” nhé
3. Hướng dẫn:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các giác quan của bé
* Trò chuyện với trẻ về thị giác “Mắt”
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
+ Các con vừa chơi trò chơi gì? (3 tuổi)
+ Vì sao người bắt dê không bắt được dê? (4 tuổi) Chúng mình nhìn bằng gì? (4 tuổi)
+ Mắt dùng để làm gì? (3,4 tuổi)
+ Không có mắt chúng mình có nhìn được không? (3,4 tuổi)
- Trốn cô: Khi các con bịt ,mắt vào có nhìn thấy cô không? (3, 4tuổi)
+ Có mấy mắt nhỉ các con? (3,4 tuổi) cho trẻ đếm. Hai mắt còn được gọi là đôi mắt đấy
- Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát đôi mắt
+ Mắt được gọi là gì? (4 tuổi). Mắt còn được gọi là thị giác (cho trẻ nói to thị giác)
+ Muốn mắt luôn sáng chúng mình phải làm gì?
=> Cô chốt lại: Đây là đôi mắt đấy, mắt còn được gọi là thị giác. Mắt rất quan trọng nhìn thấy mọi vật xung quanh vì vậy các con phải biết giữ gìn và bảo vệ đôi mắt nhé
* Thính giác (Tai)
- Bây giờ các con hãy lắng nghe xem cô tạo ra âm thanh gì nhé. Cô đánh 1- 2 tiếng trống
+ Các con có biết các con vừa được nghe tiếng gì? (3,4 tuổi)
+ Đúng rồi. Để nghe được tiếng trống các con nhờ có cái gì? (4 tuổi)
+ Bây giờ các con cùng nhìn lên bức tranh để khám phá xem đôi tai có những đặc điểm gì nhé
+ Các con quan sát xem đôi tai có đặc điểm gì? (4 tuổi)
+ Bạn nào giỏi cho cô biết tai còn được gọi là cơ quan gì? (4 tuổi)
=> Tai giúp chúng ta nghe mọi âm thanh xung quanh, vì thế tai rất là quan trọng chúng ta phải luôn vệ sinh sạch sẽ và không được cho vật cứng, nhọn vào trong tai, các con nhớ chưa?
* Vị giác (lưỡi)
- Cô thấy bạn nào cũng giỏi cô thưởng cho mỗi bạn một miếng cam các con có thích không?
+ Các con thấy cam như thế nào? (3, 4 tuổi)
+ Nhờ có gì mà các con nhận biết được quả cam chua nhỉ? (3, 4tuổi)
+ Nhờ có cái lưỡi mà chúng mình biết được vị chua của quả cam đấy. Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát
+ Đây là cái gì? (3, 4 tuổi)
+ Cô hỏi trẻ về đặc điểm của cái lưỡi
+ Vậy các con cho cô biết mỗi người có mấy cái lưỡi? (3, 4 tuổi) 
=> Cô khái quát lại lưỡi giúp ta nếm được các vị chua, mặn, ngọt và cay. Vì thế lưỡi rất là quan trọng chúng ta phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không 
* Khứu giác, xúc giác: Cô đặt câu hỏi tương tự 
=> Cô chốt lại: Trên cơ thể chúng ta có tất cả 5 giác quan đó là thị giác để nhìn, khứu giác để ngửi để thở, vị giác để cảm nhận các vị của thức ăn, thính giác để nghe, xúc giác để cầm, nắm. Các giác quan rất cần thiết và không thể thiếu vì vậy hàng ngày các con phải đánh răng, rửa mặt, rửa tay, vệ sinh cơ thể thường xuyên nhé
Hoạt động 2: Luyện tập
Trò chơi 1: Giơ theo yêu cầu của cô
Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có lô tô các giác quan. Khi cô nói tên giác quan nào các con tìm thật nhanh giơ lên nhé
- Cô cho trẻ chơi, bao quát hướng dẫn trẻ.
Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh
+ Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội lần lượt từng bạn đầu hàng sẽ cầm lô tô các giác quan lên gắn trên bảng. 
+ Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều là đội đó chiến thắng. Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát động viên trẻ chơi
Hoạt động bổ trợ: Thơ “Cái lưỡi”
4. Củng cố: Cô hỏi trẻ lại tên bài
- Cô nhắc lại tên bài và giáo dục trẻ
5. Nhận xét- tuyên dương:
-Trẻ ngồi vào chiếu.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Các giác quan của bé
- Trẻ nói theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Bịt mắt bắt dê
- Vì bị bịt mắt
- Bằng mắt
- Để nhìn
- Không ạ
- Trẻ nhắm mắt lại
- Không ạ
- Có 2 mắt, trẻ đếm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ nói theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe
- Thị giác 
- Rửa sạch sẽ ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Tiếng trống
- Nhờ có đôi tai
- Trẻ lắng nghe, quan sát
- Trẻ nói theo ý hiểu
- Thính giác
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Chua ạ
- Lưỡi ạ
- Trẻ lắng nghe, quan sát
- Cái lưỡi
- Trẻ nói theo ý hiểu
- Có 1 cái lưỡi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe, quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ nhắc lại tên bài
- Trẻ láng nghe

File đính kèm:

  • doclinh_vuc_phat_trien_nhan_thuc.doc
Giáo Án Liên Quan