Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé ơi! Quê hương ta đẹp lắm - Huỳnh Thanh Trúc

- Phát triển nhận thức:

 + Nhận biết phân biệt hình tròn – hình vuông.

 - Phát triển ngôn ngữ:

 + Đọc thơ “Quê hương”.

- Phát triển thể chất:

 + BTPTC “Tập với cờ”.

 + VĐCB “Ném vào đích”.

 + TCVĐ “Nu na nu nống”.

- Phát triển tình cảm xã hội:

 + Dán cảnh đẹp quê hương.

 + Hát “Quê hương tươi đẹp”; “Em yêu thủ đô”.

- Hoạt động chơi tập:

 + Góc thư viện: xem tranh ảnh trò chuyện về quê hương đất nước, làng xóm, phố phường.

 + Góc xây dựng: xây vườn hoa của bé.

 + Góc phân vai: trò chơi bán hàng.

 + Trò chơi dân gian: lộn cầu vồng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé ơi! Quê hương ta đẹp lắm - Huỳnh Thanh Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
 TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
Khối: 24 – 36 tháng
Chủ đề: BÉ ƠI! QUÊ HƯƠNG TA ĐẸP LẮM
Giáo Viên: HUỲNH THANH TRÚC
Năm học : 2009 – 2010
CHỦ ĐỀ CHÍNH
(6 tuần, từ ngày 12/04/2010 đến ngày 09/04/2010)
Chủ đề nhánh 1:
(2 Tuần, Từ ngày 12/04/2010 đến ngày 23/04/2010)
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
- Trẻ hiểu được quê hương của mình qua những địa danh, tranh ảnh, biết quê hương là nơi trẻ sinh ra và lớn lên.
- Trẻ gọi được tên các danh lam thắng cảnh của quê hương mình. Nhận biết phân biệt hình tròn, hình vuông. Trả lời được các câu hỏi của cô. Trẻ biết đọc thơ theo cô và hát thuộc bài hát.
- Biết yêu quí cảnh đẹp, nét văn hóa truyền thống của quê hương, tự hào về quê hương của mình.
MẠNG NỘI DUNG
- Tên quê.
- Tên, đặc điểm, vẻ đẹp, lịch sử … của địa danh.
- Nghề truyền thống.
- Yêu quý cảnh đẹp, nét văn hóa truyền thống của quê hương, tự hào về quê hương.
- Bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp của quê hương.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Phát triển nhận thức: 
 + Nhận biết phân biệt hình tròn – hình vuông.
 - Phát triển ngôn ngữ:
 + Đọc thơ “Quê hương”.
- Phát triển thể chất:
 + BTPTC “Tập với cờ”.
 + VĐCB “Ném vào đích”.
 + TCVĐ “Nu na nu nống”.
- Phát triển tình cảm xã hội:
 + Dán cảnh đẹp quê hương.
 + Hát “Quê hương tươi đẹp”; “Em yêu thủ đô”.
- Hoạt động chơi tập:
 + Góc thư viện: xem tranh ảnh trò chuyện về quê hương đất nước, làng xóm, phố phường.
 + Góc xây dựng: xây vườn hoa của bé.
 + Góc phân vai: trò chơi bán hàng.
 + Trò chơi dân gian: lộn cầu vồng.
 * Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ quan sát tranh quê hương đất nước, làng xóm, phố phường, trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh.
- Cung cấp kiến thức chuẩn bị dạy.
- Trò chơi: Trời mưa, nu na nu nống.
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Thời gian
Hoạt động giáo dục
Thứ 2
12/04/2010
Thứ 3
13/04/2010
Thứ 4
14/04/2010
Thứ 5
15/04/2010
Thứ 6
16/04/2010
Đón trẻ
- Vào lớp trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng.
- Thể dục sáng: “Tập với cờ”.
Hoạt động chung
PTTCKNXHTM: Hát “Quê hương tươi đẹp”. Nghe: “em yêu thủ đô”.TCÂN: “lắng nghe âm thanh của các dụng cụ khác nhau” 
Phát triển thể chất :
“ Bé Ném trúng đích”
Phát triển ngôn ngữ: Thơ “ quê hương”
PTTCKNXH:
Bé tô màu cảnh đẹp quê hương.
Phát triển nhận thức:
“ Bé nhận biết hình tròn – hình vuông”
Hoạt động chơi tập
+ Góc thư viện: xem tranh ảnh trò chuyện về quê hương đất nước, làng xóm, phố phường.
+ Góc xây dựng: xây vườn hoa của bé.
+ Góc phân vai: trò chơi bán hàng.
+ Góc học tập: tô màu cảnh đẹp quê hương.
+ Trò chơi dân gian: lộn cầu vồng. 
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ quan sát tranh quê hương đất nước, làng xóm, phố phường, trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh.
- Cung cấp kiến thức chuẩn bị dạy.
- Trò chơi: Lộn cầu vồng, nu na nu nống.
Hoạt động chiều
- Ổn lại các kiến thức buổi sáng.
- Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
	- Vệ sinh lớp.
	- Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng.
THỂ DỤC SÁNG
TẬP VỚI CỜ
cêd
Khởi động: cô và trẻ đi vòng quanh sân tập kết hợp đi các kiểu khác nhau (nhanh, chậm, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân).
* Động tác 1: “Vẩy cờ” (Tập 2 lần)
	- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm cờ thả xuôi.
	- (1): Giơ cờ lên vẩy vẩy.
	- (2): về TTCB.
	* Động tác 2: “Lưng bụng” (tập 2 lần)
	- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm cờ thả xuôi.
	- (1): cúi người gõ cán cờ xuống sàn.
	- (2): Về TTCB.
	* Động tác 3: “chân ” (tập 2 lần)
	- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm cờ thả xuôi.
	- (1): ngồi xổm, gõ cán cờ xuống đất.
	- (2): Về TTCB.
	* Hồi tỉnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 
 Ngày soạn, 05/04/2010
Ngày dạy, thứ hai 12/04/2010
HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
	- Vệ sinh lớp.
	- Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng.
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG CHUNG
(Phát triển tình cảm kĩ năngXã hội , thẩm mĩ)
QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
I/Yêu cầu:
 - Trẻ biết tên bài hát, cảm thụ nhịp điệu bài hát.
 - Biết hát và lắc lư theo nhịp bài hát. Biết vỗ tay , vỗ trống đúng nhịp .
 - Giáo dục trẻ yêu quí thiên nhiên, giữ vệ sinh môi trường.
II/Chuẩn bị:
 - Tranh quê hương.
- Đàn, trống lắc.
III/Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Hoạt động mở đầu
 - CTC “Trời tối, trời sáng”.
- Cho trẻ quan sát tranh quê hương.
- Tranh vẽ gì đây?
- Trong bức tranh có ai?
- Bé đang làm gì?
- Tranh vẽ gì đây?
Các con ơi! Dòng sông con đò, lũy tre làng, cánh đồng xanh mát là cảnh đẹp của làng quê Việt Nam. cô có 1 bài hát rất hay nói về quê hương ta tươi đẹp. Các con ngoan cô sẽ dạy cho các con bài hát “Quê hương tươi đẹp” nhé!
 2/Hoạt động trọng tâm
 * Dạy hát “Quê hương tươi đẹp”
- Cô hát lần 1: đệm nhạc.
- Cô hát lần 2: vỗ trống.
- Bài hát nói về những cảnh đẹp của quê hương.
- Cô hát lần 3.
- Trẻ hát theo cô 2, 3 lần.
 CTC “ lộn cầu vồng”
* Luyện tập
- Lần 1: chia thành 3 nhóm trẻ hát.
- Lần 2: đôi nam – nữ hát.
- Cá nhân trẻ hát
+ Hỏi lại tên bài hát.
Đọc bài thơ “quê hương”
* Nghe hát “Em yêu thủ đô”
 Quê hương ta ngoài lũy tre làng, dòng sông , con đò còn rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như Hồ Gươm, Thủ Đô Hà Nội, Lăng Bác Hồ…Cô có bài hát rất hay nói về Thủ Đô Hà Nội c/c chú ý lắng nghe cô hát bài hát “ Em yêu Thủ Đô” xem quê hương Hà Nội có những cảnh đẹp nào nhé! 
- Lần 1: cô hát cho trẻ nghe.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Cô hát lần 2: đệm nhạc, khuyến khích trẻ hát, vỗ tay theo cô.
* TCÂN: Lắng nghe âm thanh của các nhạc cụ khác nhau
3/Kết thúc hoạt động:
- CTC: nu na nu nống
Tranh cánh đồng
Bé
Đang thả diều
Dòng sông, con đò
Trẻ đồng thanh tên bài
Trẻ chú ý cô hát
Trẻ hát
Trẻ đồng thanh
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
I/Yêu cầu:
 - Trẻ biết thao tác ở các góc chơi, trẻ chơi tự nguyện, hứng thú.
 - Qua trò chơi hình thành cho trẻ khái niệm về trò chơi, nguyên tắc sử dụng đồ chơi. 
 - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II/Chuẩn bị:
- Góc thư viện: sách, tranh ảnh về quê hương, đất nước, làng xóm. Trò chuyện về nội dung bức tranh.
- Góc xây dựng: xây vườn hoa của bé.
- Góc phân vai: Bán hàng.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
III/Tiến trình hoạt động:
Hôm nay cô và các con sẽ chơi theo chủ đề “Bé ơi! Quê hương ta đẹp lắm”.
- Cô giới thiệu các góc chơi: góc học tập, góc xây dựng, góc thư viện, góc chơi trò chơi dân gian.
* Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ:
- Góc phân vai: Trẻ biết trưng bày các loại quả lên kệ để bán, biết chào mời khách mua hàng, biết nhận tiền bằng 2 tay, …. Biết cám ơn.
- Góc thư viện: trẻ biết giở sách ra xem, biết kể về quê hương mình ( Tân Châu có bờ kè, trung tâm thương mại, ….).
- Góc xây dựng: biết xếp các khối gỗ cách đều nhau tạo thành hàng rào, biết sắp xếp các loại hoa, cây xanh thành vườn hoa.
- TCDG: Lộn cầu vồng.
* Cho trẻ đọc tiêu chuẩn vui chơi, về góc chơi.
Hết giờ cô nhận xét góc chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/Yêu cầu:
 - Trẻ nhận biết một số cảnh đẹp của Tân Châu.
- Trẻ biết ném trúng đích.
- Luyện phản ứng nhanh.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh bờ kè Tân Châu, trung tâm thương Mại Tân Châu.
- Đàn, ghế.
III/Tiến trình hoạt động:
1.Quan sát: 
* Cho trẻ quan sát tranh.
- Cô có tranh gì đây? ( Bờ kè Tân Châu)
- Ở bờ kè có gì? (có cây xanh, có ghế đá, có đèn đường,…)
- Tranh vẽ gì vậy các con? ( Chợ Tân Châu)
- Người ta làm gì ở chợ? (Mua – bán hàng)
- Tân Châu quê mình có bờ kè, có trung tâm thương mại, …và nhiều cảnh rất đẹp đó các con.
2. Truyền thụ kiến thức:
- Dạy trẻ “Ném trúng đích”.
- Cô làm mẫu 2 lần.
- Cách thực hiện: cho trẻ đứng cầm túi cát bằng 1 tay, chân đứng tự nhiên rồi ném mạnh bóng vào đích, sau đó đổi tay ném.
- Trẻ thực hiện 2 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân thi đua.
3.Trò chơi: “nu na nu nống”
* Hoạt động chiều:
- Ôn lại bài hát “Quê hương tươi đẹp.
- Chơi trò chơi “Nu na nu nống” 
*Nhận xét cuối ngày:
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 Ngày soạn: 06/04/2010
Ngày dạy, thứ ba: 13/04/2010
HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
	- Vệ sinh lớp.
	- Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
(Phát triển thể chất)
NÉM TRÚNG ĐÍCH
I/Yêu cầu:
 - Trẻ nhớ tên bài vận động, thực hiện đúng kỹ thuật động tác.
 - Trẻ biết cầm túi cát bằng 1 tay ném vào đích.
 -Trẻ ngoan, vâng lời cô, tham gia hoạt động có nề nếp. Khi chơi biết nhường nhịn, không giành đồ chơi với bạn.
II/Chuẩn bị:
 - Đàn. Cờ (mỗi trẻ 2 cây cờ), bóng.
 - Đích xa 70cm, đường kính 50cm.
 - Phòng nhóm gọn gàng, sạch sẽ.
III:Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1./ Hoạt động mở đầu:
- Khởi động: Cô và trẻ đi vòng quanh sân tập, kết hợp các kiểu đi khác nhau. Vừa đi vừa hát bài “Quê hương tươi đẹp”. 
2./ Hoạt động trọng tâm:
▼ BTPTC “Tập với cờ”
Khởi động: cô và trẻ đi vòng quanh sân tập kết hợp đi các kiểu khác nhau (nhanh, chậm, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân).
* Động tác 1: “Vẩy cờ” (Tập 2 lần)
	- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm cờ thả xuôi.
	- (1): Giơ cờ lên vẩy vẩy.
	- (2): về TTCB.
	* Động tác 2: “Lưng bụng” (tập 2 lần)
	- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm cờ thả xuôi.
	- (1): cúi người gõ cán cờ xuống sàn.
	- (2): Về TTCB.
	* Động tác 3: “chân ” (tập 2 lần)
	- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm cờ thả xuôi.
	- (1): ngồi xổm, gõ cán cờ xuống đất.
	- (2): Về TTCB.
▼ VĐCB “Ném trúng đích”
- Các con ơi! Hôm nay cô và các con cùng về quê búp bê chơi nhé! Quê búp bê có cánh đồng vừa gặp lúa xong, cô và các con cùng bạn búp bê ra đồng chơi ném bóng vào đích để xem bạn nào ném trúng đích nhé!
- Cho trẻ ném tự do để kiểm tra kỹ năng của trẻ.
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2.
 - Cách thực hiện: cho trẻ đứng cầm túi cát bằng 1 tay, chân đứng tự nhiên rồi ném mạnh bóng vào đích, sau đó đổi tay ném.
* Trẻ thực hiện:
- Trẻ thực hiện lần lượt đến hết lớp.
- Tổ, nhóm, cá nhân thi đua.
+ Hỏi lại tên bài.
▼ TCVĐ “nu na nu nống”
- Cách chơi: Trẻ ngồi duỗi thẳng chân. Cô vừa đọc đồng dao vừa chạm trống vào chân trẻ, khi đọc đến từ cuối dừng lại ở chân trẻ nào, thì trẻ đó co chân đó lại.
“Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống”
- Trẻ chơi 2 - 3 lần. 
3./ Hoạt động kết thúc:
- Hồi tỉnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng.
Trẻ khởi động cùng cô. 
Trẻ thực hiện các động tác.
Trẻ đồng thanh
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện vận động
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
- Góc thư viện: sách, tranh ảnh trò chuyện về quê hương đất nước, làng xóm.
- Góc xây dựng: xây vườn hoa của bé.
- Góc phân vai: bán hàng.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/Yêu cầu:
 - Trẻ nhận biết một số cảnh đẹp của An Giang.
 - Biết đọc thơ theo cô, trả lời một số câu hỏi của cô.
 - Rèn phản xạ nhanh.
II/Chuẩn bị:
- Tranh Khu lưu niệm Bác Tôn. Bác Tôn.
- Tranh thể hiện nội dung bài thơ. Mô hình.
III/Tiến trình hoạt động:
1.Quan sát: 
* Cho trẻ quan sát tranh.
- Cô có tranh gì đây? (Khu lưu niệm Bác Tôn)
- Ai đây? (Bác Tôn)
- Đây là Bác Tôn quê bác ở Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang. Bác rất yêu quê hương mình.
2.Truyền thụ kiến thức:
* Dạy trẻ đọc thơ “Quê hương”.
- Cô đọc thơ 2 lần. Giảng nội dung.
- Trẻ đọc cùng cô 3 lần.
- Các con vừa đọc bài thơ gì? (Quê hương)
- Quê hương là gì? (Là con diều biếc)
- Quê hương giống như gì? (Là con đò nhỏ)
- Quê hương con có gì? (Trẻ kể)
3.Trò chơi: “Nu na nu nống”
- Cách chơi: Trẻ ngồi duỗi thẳng chân. Cô vừa đọc đồng dao vừa chạm trống vào chân trẻ, khi đọc đến từ cuối dừng lại ở chân trẻ nào, thì trẻ đó co chân đó lại.
“Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống”
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Hoạt động chiều:
	- Cho trẻ ôn lại kỹ năng ném trúng đích.
	- Chơi ở các góc chơi. 
*Nhận xét cuối ngày:
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 Ngày soạn: 07/04/2010
Ngày dạy, thứ tư: 14/04/2010
HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
	- Vệ sinh lớp.
	- Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
(Phát triển ngôn ngữ)
QUÊ HƯƠNG
I/Yêu cầu:
 -Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ.
 -Trẻ đọc thơ theo cô, trả lời một số câu hỏi của cô.
 - Giáo dục trẻ biết yêu thích cảnh đẹp quê hương và mong muốn bảo vệ quê hương.
II/Chuẩn bị:
- Tranh thể hiện nội dung bài thơ.
- Mô hình.
- Đàn.
III/Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động mở đầu:
 * Cô và trẻ cùng hát bài “Quê hương tươi đẹp”. 
2.Hoạt động trọng tâm:
* Cho trẻ quan sát mô hình
- Các con xem, ai đây?
- Bé đang làm gì vậy các con?
- Cái gì đây?
- Có 1 bài thơ nói về cảnh đẹp quê hương rất hay, cô sẽ đọc cho các con nghe nhé!
- Cô đọc lần 1: diễn cảm. Làm động tác minh họa.
- Trẻ đặt tên bài thơ.
- Cô đọc lần 2: qua tranh
- Cô đọc lần 3: xem mô hình.
- Trẻ đọc cùng cô 2 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
- CTC “gió thổi cây nghiêng”
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? 
- Quê hương là gì? 
- Quê hương giống như gì? 
- Quê hương con có gì? 
3/Kết thúc hoạt động:
- CTC “Lộn cầu vồng”.
Trẻ hát cùng cô
Mẹ 
Cấy lúa
Trẻ chú ý cô
Trẻ đọc thơ
Quê hương 
Là con diều biếc
Là con đò nhỏ
Trẻ kể
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
I/Yêu cầu:
 - Trẻ biết thao tác ở các góc chơi, trẻ chơi tự nguyện, hứng thú.
 - Qua trò chơi hình thành cho trẻ khái niệm về trò chơi, nguyên tắc sử dụng đồ chơi. 
 - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II/Chuẩn bị:
- Góc thư viện: sách, tranh ảnh trò chuyện về quê hương, đất nước, về xóm làng, phố phường.
- Góc xây dựng: xây vườn hoa của bé.
- Góc phân vai: bán hàng.
- Góc học tập: dán cảnh đẹp quê hương.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
III/Tiến trình hoạt động:
Hôm nay cô và các con sẽ chơi theo chủ đề “Bé ơi! Quê hương ta đẹp lắm”.
- Cô giới thiệu các góc chơi: góc học tập, góc xây dựng, góc thư viện, góc chơi trò chơi dân gian.
* Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ:
- Góc phân vai: Trẻ biết bày quả lên kệ bán, biến mời khách, nhận tiền bằng 2 tay, biết cảm ơn khách hàng.
- Góc thư viện: trẻ biết giở sách ra xem, biết kể về cảnh đẹp quê hương.
- Góc xây dựng: biết xếp các khối gỗ cách đều nhau tạo thành hang rào, biết xếp các cây xanh, hoa vào trong làm vườn hoa.
- Góc học tập: Trẻ biết phết hồ vào mặt trái tranh, biết dán tranh vào trong khung giấy.
- TCDG: Lộn cầu vồng.
* Cho trẻ đọc tiêu chuẩn vui chơi, về góc chơi.
- Cô gia nhập nhóm chơi, giúp đở trẻ khi cần thiết.
Hết giờ cô nhận xét góc chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Yêu cầu:
 - Trẻ nhận biết một số cảnh đẹp của An Giang.
- Trẻ biết phết hồ vào mặt trái của tranh và dán vào giấy A4.
 - Rèn sự khéo léo đôi bàn tay trẻ.
II/Chuẩn bị:
 - Tranh tượng đài bông lúa (Long Xuyên), tranh tượng đài cá Basa (Châu Đốc)
 - Hồ dán, giấy A4. Tranh cảnh đẹp quê hương.
III/Tiến trình hoạt:
1.Quan sát:
- Cho trẻ quan sát tranh làng người Chăm ở Châu Phong, tranh làng dệt.
- Tranh vẽ gì đây? ( Bông lúa)
- Con có biết tượng đài bông lúa này ở đâu không?
- Còn tranh này có gì? (Tượng các Basa)
- Con thấy tượng này ở đâu?
- Tượng đài bông lúa ở Long Xuyên và tượng đài cá Basa ở Châu Đốc là những hình ảnh đẹp, nổi tiếng của quê hương An Giang mình đó các con!
2.Truyền thụ kiến thức:
- Dạy trẻ dán cảnh đẹp quê hương.
- Cô dán mẫu 2 lần.
- Cách thực hiện: 1 tay cô giữ lấy giấy, tay còn lại cô phết hồ vào mặt trái của bức tranh và dán tranh vào giấy A4.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát giúp đở trẻ.
3.Trò chơi : “Nu na nu nống”
* Hoạt động chiều:
- Ôn lại bài thơ “Quê hương”
- CTC “Lộn cầu vồng”
*Nhận xét cuối ngày:
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 08/04/2010
Ngày dạy, thứ năm: 15/04/2010
HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
	- Vệ sinh lớp.
	- Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
(Phát triển tình cảm xã hội)
BÉ ƠI! QUÊ HƯƠNG TA ĐẸ LẮM
I/Yêu cầu:
- Trẻ biết một số cảnh đẹp quê hương.
 - Trẻ biết phết hồ vào mặt trái của tranh và dán vào giấy A4.
- Biết yêu quí cảnh đẹp thiện nhiên.
II/Chuẩn bị:
- Tranh tượng đài cá Basa, tượng đài Bông lúa, làng Chăm,….
- Đàn, hồ, khung tranh.
III/Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1./ Hoạt động mở đầu:
- Đọc thơ “Quê hương”
2./ Hoạt động trọng tâm:
- Cho trẻ xem tranh quê hương.
- Các con xem, tranh vẽ gì đây?
- Các con có thích làm 1 bức tranh quê hương cho riêng mình không?
- Cô và các con cùng dán tranh cảnh đẹp quê hương nhé!
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu.
- Cô dán mẫu 2 lần.
 - Cách thực hiện: 1 tay cô giữ lấy giấy, tay còn lại cô phết hồ vào mặt trái của bức tranh và dán tranh vào khung.
 * Trẻ thực hiện
- Quan sát giúp đở trẻ khi cần thiết.
- con đang làm gì?
- Con dán tranh gì?
- Tượng đài bông lúa ở đâu?
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét sản phẩm.
3./ Kết thúc hoạt động:
- Hát bài “Quê hương tươi đẹp”.
- Nhận xét, tuyên dương.
Trẻ đọc thơ cùng cô
Quê hương
Trẻ thực hiện
Dán tranh
Tượng đài bông lúa
Long xuyên
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
- Góc phân vai: bán hàng.
- Góc thư viện: sách, tranh ảnh trò chuyện về cảnh đẹp quê hương, đất nước, xóm làng, phố phường.
- Góc xây dựng: vườn hoa của bé.
- Góc học tập: dán cảnh đẹp quê hương.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/Yêu cầu:
 - Trẻ nhận biết một số cảnh đẹp của An Giang
- Trẻ nhận biết dài – ngắn.
- Phát triển khả năng ghi nhớ, quan sát.
II/Chuẩn bị:
- Đàn.
- Hình tròn, hình vuông
III/Tiến trình hoạt động:
1.Quan sát: 
- Cho trẻ quan sát tranh làng người Chăm ở Châu Phong, tranh làng dệt.
- Tranh vẽ gì đây? ( Nhà)
- Những ngôi nhà này có giống nhà các con không? (dạ không)
- Tranh gì đây? ( Cô gái đang dệt vải)
- Đây là nhà của người dân tộc chăm sống ở Xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu. Làng người chăm nổi tiếng với nghề dệt.
2. Truyền thụ kiến thức:
* Nhận biết hình tròn – hình vuông.
- Cái gì đây? (Bánh chưng)
- Bánh chưng hình gì? 
- Còn đây là gì?(Bánh dầy)
- Bánh hình gì?
- Cô và các con cùng phân biệt hình tròn – hình vuông nhé!
- Quan sát, sửa sai trẻ.
3.Trò chơi : “nu na nu nống”
* Hoạt động chiều:
- Cho trẻ xem tranh, trò chuyện với trẻ về cảnh đẹp quê hương.
- CTC “Lộn cầu vồng”
*Nhận xét cuối ngày:
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 Ngày soạn: 09/04/2010
Ngày dạy, thứ sáu: 16/04/2010
HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
	- Vệ sinh lớp.
	- Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
(Phát triển nhận thức)
NHẬN BIẾT HÌNH TRÒN – HÌNH VUÔNG
I/Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được hình tròn, hình vuông.
- Biết phân biệt hình tròn – hình vuông và so sánh chúng.
- Giáo dục trẻ yêu quí cảnh đẹp quê hương. Giữ vệ sinh nơi công cộng.
II/Chuẩn bị:
- Đồng hồ hình tròn – hình vuông, bánh hình tròn, hình vuông. Hình tròn – hình vuông. 
- Rối thỏ - gấu.
- Đàn.
III/Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1./ Hoạt động mở đầu:
- Hát bài “Quê hương tươi đẹp”
- Dùng rối tay giới thiệu bài.
- Các con xem ai đến lớp mình đây?
- Chào các bạn, mình là thỏ trắng mình có 1 món quà tặng cho các bạn nè!
- Các bạn có biết đây là gì không?
- Đồng hồ này có dạng hình gì?
- Còn đây là món quà của Gấu con mang đến tặng các bạn!
- Cái gì đây?
- Đồng hồ này có dạng hình gì?
- Hôm nay chúng ta cùng phân biệt hình tròn – hình vuông nhé!
2./ Hoạt động trọng tâm:
- Cái gì đây?
- Bánh này hình gì?
- Cho trẻ sờ theo chu vi hình vuông nhiều lần, sau đó cho trẻ ấn nhẹ tay vào các góc cạnh của hình vuông và nói “hình vuông có góc cạnh”. Cho trẻ lăn hình vuông và nói “hình vuông không lăn được”.
- Đây là gì?
- Bánh này hình gì?
- Cho trẻ sờ theo chu vi hình tròn và nói “hình tròn không có góc cạnh”. Cho trẻ lăn hình tròn và nói “hì

File đính kèm:

  • docbe oi que huong ta dep lam.doc
Giáo Án Liên Quan