Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình

- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân.

- Biết làm một số việc đơn giản tự phục bản thân: Tự ăn cơm, rửa tay, lau mặt.

- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ.

- Biết tránh 1 số nơi nguy hiểm để an toàn cho bản thân mình: Ổ cắm điện, dao, bếp.ở trong gia đình.

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất.
1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe: 
- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân.
- Biết làm một số việc đơn giản tự phục bản thân: Tự ăn cơm, rửa tay, lau mặt. 
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ.
- Biết tránh 1 số nơi nguy hiểm để an toàn cho bản thân mình: Ổ cắm điện, dao, bếp...ở trong gia đình.
1.2 Vận động:
- Rèn luyện các cơ thông qua các bài tập vận động: Chuyền bóng sang 2 bên; Ném trúng đích nằm ngang.
- Phát triển các yếu tố thể lực: nhanh, mạnh, khéo
- Dạy trẻ biết kết hợp các kỹ năng tay, chân nhịp nhàng khi thực hiện: Chuyền bóng sang 2 bên; ném trúng đích nằm ngang.
2. Phát triển nhận thức.
- Trẻ biết những người thân trong gia đình và công việc của mỗi thành viên.
- Biết được gia đình đông con, ít con.
- Biết được các kiểu nhà khác nhau nhưng đều để ở.
- Trẻ hiểu về các nhu cầu của gia đình như nhu cầu ăn mặc, yêu thương quan tâm nhau.
- Trẻ biết được một vài quy tắc đơn giản trong gia đình: Biết kính trên, nhường dưới. 
- Biết so sánh dài hơn, ngắn hơn; cao thấp và xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân mình.
 - Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện và hát về chủ điểm.
- Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi dân gian: “ Lộn cầu vồng”.
 3. Phát triển ngôn ngữ.
	- Dạy trẻ nói trọn câu, rỏ ràng. Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Hình thành trẻ có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
- Biết bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình với mọi người xung quanh qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
- Trẻ kể chuyện, đọc thơ về chủ đề to, rỏ ràng.
 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Hình thành một số kỹ năng ứng xữ, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình.
- Nhận biết cảm xúc khác nhau của người khác và biết biểu lộ cảm xúc của mình với các thành viên trong gia đình.
	- Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình
- Biết giữ gìn, sử dụng hợp lí, tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi trong gia đình.
 	- Phát triển kỹ năng xã hội thông qua trò chơi: Bế em, mẹ-con, phòng khám nha khoa, cửa hàng ăn uống.
 	5. Phát triển thẩm mỹ
- Biết làm đẹp gia đình, giữ gìn sạch sẽ.
	- Thể hiện cảm xúc, tình cảm với ngưòi thân qua các tranh vẽ, bài hát, vận động...
- Cảm nhận được nhữmg cái đẹp của đồ dùng, đồ chơi, cách bài trí trong nhà.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- Giấy màu, hoạ báo, các đồ dùng trong gia đình.
 - Máy chiếu.
 - Tranh minh hoạ bài thơ: Chiếc quạt nan; Lấy tăm chio bà; Dỗi em.
- Đĩa chuyện: Củ cải trắng.
 - Hình tam giác, chử nhật.
- Đất nặn, bảng, mẫu nặn sẳn, giấy , bút sáp màu.
- Nhạc cụ, mũ chóp, đàn, xắc xô.
- Bóng,túi cát.
- Tranh gia đình đông con, ít con và một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
 2. Đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
 	- Góc khám phá xã hội: Tranh ảnh về chủ đề, giấy màu, bút,... cho trẻ hoạt động ở trên tường.
 - Hột hạt, tranh truyện, các loại khối, hộp, cây xanh, búp bê...
 3. Huy động phụ huynh.
 - Tranh ảnh, hoạ báo, võ hộp, vải vụn ,loong bia để làm đồ chơi như: Soong, bát thìa...
- Một số đồ dùng trong gia đình để trẻ quan sát, khám phá.
- Cây xanh, giống rau để cô và trẻ cùng gieo hạt.
 - Lịch, báo, giấy để cho trẻ cùng cô tạo môi trường học tập.
MẠNG NỘI DUNG
GIA ĐÌNH TÔI
- Trẻ biết trong gia đình có các thành viên: Tôi, bố mẹ, anh chị.
- Biết được công việc của các thành viên trong gia đình.
- Biết được tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình.
- Họ hàng: Cô, dì, chú, bác.
GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT MÁI NHÀ
- Trẻ biết được địa chỉ nhà của mình đang ở.
- Nhà là nơi gia đình cùng chung sống.
- Biết được có nhiều kiểu nhà khác nhau.
- Những vật liệu để làm nhà.
-Những người làm nên ngôi nhà: Thợ xây, thợ mộc, kỹ sư...
- Biết giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
 GIA ĐÌNH BÉ YÊU
NHU CẦU GIA ĐÌNH
- Đồ dùng gia đình; phương tiện đi lại của gia đình.
- Mọi người được sống bên nhau vui vẽ, hạnh phúc. Được cùng nhau đi thăm quan, du lịch, tắm biển…Cùng nhau sum họp họp trong ngững ngày lễ, tết.
- Các loại thực phẩm cần thiết cho gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh
- Học cách giữ gìn quần áo, cơ thể sạch sẽ.
 MẠNG HOẠT ĐỘNG
 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 *HĐ tạo hình: 
- Vẽ bánh tròn
- Vé những cuộn len.
- Nặn quả dài.
* HĐ âm nhạc:
 - Hát múa: Nhà của tôi
 - Nghe hát: Cho con.
- Tiết tổng hợp.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 *HĐKP KH - XH:
 - Người thân yêu của bé.
- Bé thích kiểu nhà nào?
- Thực phẩm giàu vitamin.
- Một số hoạt động trong gia đình.
*HĐLQVT: 
- So sánh dài hơn, ngắn hơn.
- So sánh nhà cao, nhà thấp.
- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân.
GIA ĐÌNH BÉ YÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
*HĐ vận động.
 - Chuyền bóng sang 2 bên.
- Ném trúng đích nằm ngang.
*TC: Tìm đúng nhà, mèo đuổi chuột, thả đĩa ba ba. 
PHÁT TRIỂN TC&KNXH
- Trò chơi: Bế em, mẹ và con, bác sĩ, bán hàng, xây nhà của bé, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê...
- Trò chuyện và tìm hiểu những người thân trong gia đình bé.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
*HĐLQVH:
- Thơ: Chiếc quạt nan; Lấy tăm cho bà; Dỗ bé.
- Chuyện : Củ cải trắng.
- Đọc chuyện cho trẻ nghe: “Ông và cháu”.
- Đọc đồng dao “Đi cầu đi quán’.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU
Thời gian: 4 tuần ( Từ ngày 18/10 đến 12/11/2010)
CĐ
 Thứ
GIA ĐÌNH TÔI
GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT MÁI NHÀ
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
2
HĐVĐ: Chuyền bóng sang 2 bên.
HĐTH: Vẽ những cuộn len
HĐVĐ: Ném trúng đích nằm ngang
HĐTH: Nặn quả dài
.
3
HĐLQVT: So sánh dài hơn, ngắn hơn.
HĐTCDG: Lộn cầu vồng
HĐLQVT: So sánh nhà cao thấp
HĐLQVT: Xác định vị trí đồ vật so với bản thân
4
HĐTH: Vẽ bánh tròn.
HĐÂN: Hát múa “Nhà của tôi”
HĐÂN: Hát múa “Chiếc khăn tay”
HĐÂN: Tiết tổng hợp
5
HĐVH: Thơ “Chiếc quạt nan”.
HĐVH : Thơ “Lấy tăm cho bà”
HĐVH: Chuyện ‘Củ cải trắng”
HĐVH: Thơ “Dỗ bé”
6
HĐKPXH: Nguời thân của bé.
HĐKHXH: Bé thích kiểu nhà nào
HĐKPKH: Thực phẩm giàu vitamin
HĐKPXH: Một số hoạt động trong gia đình
Chủ đề nhánh: " GIA ĐÌNH TÔI''
1 tuần ( Từ ngày 18/10 đến ngày 22/10 năm 2010 )
 	I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
	- Biết kể về các thành viên trong gia đình, công việc của các thành viên trong gia đình.
	- Biết trả lời các câu hỏi của cô đưa ra: Con biết gì về gia đình của con?
	- Trẻ học thuộc bài thơ: “Chiếc quạt nan”.
	- Trẻ biết so sánh dài hơn, ngắn hơn của 2 đối tượng.
	- Biết ngày 20-10 là ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam.
 	 2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua hoạt động vận động: Chuyền bóng sang 2 bên.
- Rèn cho trẻ kỹ năng diễn tả về những người thân trong gia đình bằng những câu ngắn gọn, đủ câu.
	- Trẻ đọc bài thơ “ Chiếc quạt nan” rỏ ràng, chính xác. 
- Rèn kỹ năng vẽ thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ bánh tròn. 
3. Thái độ:
- Vui thích khi kể về các thành viên trong gia đình cùng cô và các bạn.
- Tự hào với mọi người về gia đình mình.
- Trẻ có một số hành vi tốt trong khi chơi, ăn uống, vệ sinh và giao tiếp lễ phép với mọi người trong gia đình.
 - Khi hát thể hiện được niềm hạnh phúc, vui sướng về gia đình mình.
 - Thể hiện được tình cảm của trẻ về gia đình mình thông qua hoạt động tạo
 hình, trò chơi phân vai.
II. CHUẨN BỊ:
- Bóng nhựa.
- Máy chiếu.
- Tranh vẽ mẫu: Bánh tròn với những kích thước khác nhau.
 - Giấy A4, bút sáp màu, hồ dán. 
	- Tranh gia đình đông con, ít con. Một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
	- Tranh minh hoạ bài thơ: Chiếc quạt nan”
	- Các băng giấy, đồ dùng trong gia đình có độ dài ngắn khác nhau.
- Một số đồ dùng đồ chơi liên quan chủ đề ở các góc hoạt động: Tranh ảnh, hoạ báo...cho trẻ làm sách tranh và khám phá thêm.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
Tập theo nhạc.
- - Hô hấp: Thổi nơ.
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao (5l x 4n).
- Chân: Co lên và duỗi về phía trước (4l x 4n)
- Bụng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao.(4l x 4n) 
- Bật: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Bật tách khép chân tại chổ.(4l x 4n)
Hoạt động học có chủ đích
HĐVĐ: Chuyền bóng sang 2 bên
HĐLQVT: So sánh dài hơn, ngắn hơn.
HĐTH: Vẽ bánh tròn.
HĐVH: Thơ “Chiếc quạt nan”
HĐKPXH: Người thân của bé.
Hoạt động ngoài trời
*HĐCCĐ:
QS “Công việc của mẹ”
*TCVĐ:
- Về đúng nhà.
- Tập tầm vông.
*HĐCCĐ: Chơi với cát.
*TCVĐ:
- Ô tô và chim sẻ.
- Oẳn tù tì.
*HĐCCĐ:
QS “Công việc của bố”
*TCVĐ:
- Dung dăng dung dẻ.
- Bỏ giẻ.
*HĐCCĐ:
QS “Công việc của anh”
*TCVĐ:
- Giúp cô tìm bạn.
- Cây cao cỏ thấp.
*HĐCCĐ:
QS “Công việc của chị”
*TCVĐ:
- Chim bay cò bay.
- Lộn cầu vồng.
Hoạt động góc
*Góc xây dựng: Xây nhà của bé
*Góc phân vai: Chơi mẹ con; bế em; bác sỹ; bán hàng.
*Góc thư viện: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về gia đình.
*Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ về những thành viên trong gia đình của bé.
Hoạt động chiều
- Chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây.
- TC: Uống nước cam.
- Thực hành rửa tay bằng xà phòng.
- Vẽ theo ý thích.
Toạ đàm 20/10
- Đọc chuyện cho trẻ nghe : Ông và cháu.
- - Hoạt động tự chọn: Chơi tự do ở các góc
Đóng, mở chủ đề.
CMHTT. BBN.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ 2 / 18 / 10 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐVĐ:
“ Chuyền bóng sang 2 bên”
HĐNT
- QS: Công việc của mẹ
- TC:
+ Về đúng nhà.
+ Tập tầm vông.
HĐC:
- Chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây.
- TC: Uống nước cam.
- Trẻ biết chuyền bóng sang 2 bên theo yêu cầu của cô.
-Phát triển cơ tay thông qua vận động chuyền bóng. 
 - Biết chơi cùng nhau không xô đẩy bạn.
- Trẻ được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết được công việc của mẹ, biết vâng lời và giúp đỡ mẹ.
- Thực hiện đúng luật và cách chơi.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi,luật chơi, của trò chơi
- Trẻ biết thực hiện các thao tác làm nước cam.
- 2- 3 quả bóng nhựa.
- Xắc xô, sân bải sạch sẽ.
- Tranh vẽ minh hoạ công việc của mẹ.
- Xắc xô, sân bải sạch sẽ.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Sân bãi sạch sẽ, xắc xô.
- Khăn bịt mặt.
*Hoạt động 1: "Rèn các kiểu đi, chạy"
 Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy với tốc độ khác nhau.
* Hoạt động 2: "Bài tập phát triển chung"
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao (5l x 4n).
- Chân: Co lên và duỗi về phía trước (4l x 4n)
- Bụng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao.(4l x 4n) 
- Bật: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Bật tách khép chân tại chổ.(4l x 4n)
* Hoạt động 3: Vận động cơ bản: “Chuyền bóng sang 2 bên"
- Với những quả bóng của cô đây c/c sẽ làm gì? ( Đá bóng, tung bóng, chuyền bóng....)
- Đúng rồi, con sẽ chuyền bóng nhưng c/c sẽ chuyền bóng như thế nào? ( Cho trẻ lên thực hiện).
- Cô làm mẫu:
 +Lần 1: LM toàn phần không dùng lời.
+Lần 2: LM kết hợp giải thích rỏ ràng: Cô cầm bóng bằng 2 tay , chân đứng rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh, 2 tay cô đưa bóng sang bên phải cho bạn đứng cạnh cô, bạn đứng cạnh cô đón lấy bóng bằng 2 tay rồi chuyển tiếp cho bạn bên cạnh, tiếp tục chuyền như vậy đến bạn đứng cuối hàng thì lại chuyền ngược trở lại.
- Trẻ thực hiện: Cô mời một số trẻ lên làm thử, sau đó cho trẻ thực hiện (2 lần). Cô chú ý sửa sai.
- Cô tổ chức thi đua giữa các nhóm trẻ với nhau( 2 lần). Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ thi đua.
 * Hoạt động 4: Trò chơi vận động: “Thỏ đổi lồng”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 1-2 lần.
* Hoạt động 5: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
*Hoạt động 1: Qs công việc của mẹ.
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát tranh minh hoạ công việc của mẹ. Cô gợi ý cho trẻ tập nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
*Hoạt động 2: Trò chơi vận động
- TC1: Về đúng nhà.
- TC2: Tập tầm vông.
 Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần
 Nhận xét trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi.
- Cho trẻ xuống sân chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô quan sát và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ chơi đúng.
- Cho trẻ làm động tác làm nước cam để uống. Giáo dục trẻ nên uống nhiều nước trái cây để cho cơ thể khỏe mạnh.
 III. ĐÁNH GIÁ. 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 /19 / 10 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐLQVT: So sánh dài hơn, ngắn hơn.
HĐNT: 
- Chơi với cát.
- TC: 
+ Ô tô và chim sẻ.
+ Oẳn tù tì,
HĐC:
- Thực hành rửa tay bằng xà phòng.
- Vẽ theo ý thích.
- Nhận biết và so sánh được chiều dài của 2 đối tượng.
- Trẻ nói to, rỏ ràng và diễn đạt đủ câu: Băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu đỏ và ngược lại
- Luyện kỹ năng sắp xếp các đối tượng.
 - Trẻ được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết một số trò chơi với cát: Nước sẽ thấm khi đổ vào cát...
- Thực hiện đúng luật và cách chơi.
- Trẻ thể hiện được ý thích của mình thông qua hoạt động vẽ.
- 2 sợi len màu đỏ, màu xanh và 1 số đồ dùng trong gia đình có độ dài khác nhau.
- 2 băng giấy xanh đỏ có độ dài khác nhau.
- 2 bức tranh vẽ các đồ vật.
- Cát, nước.
-Sân bãi sạch sẽ, xắc xô.
- Nước rửa,khăn lau tay của trẻ.
- Giấy vẽ, bút sáp màu.
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô tạo tình huống: Bạn búp bê tặng cô 2 sợi len có độ dài khác nhau ( màu: đỏ, xanh) để buuộc vòng ở cổ tay (Cô tự buộc nhanh vào tay mình) Và cô cũng tặng búp bê như thế.
Cô buộc cho búp bê.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét chiều dài 2 sợi len: 2 sợi len này nó như thế nào với nhau? Vì sao con biết?
- Nhóm, cá nhân trả lời.
* Hoạt động 2: “Bé nào tinh mắt?”
- Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều dài 2 đối tượng
+ Cho trẻ xếp 2 băng giấy ra sàn nhà, một đầu của băng giấy xếp trùng lên nhau.
+ Cho trẻ nhận xét so sánh: 2 băng giấy này như thế nào với nhau? Băng giấy màu xanh so với băng giấy màu đỏ thế nào? (cho lớp cá nhân trẻ nhắc lại nhiều lần). Vì sao con biết băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu đỏ?.
*Hoạt động 3: TC: “Bé nào nhanh nhất”.
- TC 1: " Nói theo yêu cầu của cô”
Cách chơi: cô nói dài hơn trẻ nói len màu xanh hoặc ngược lại.
Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- TC2: “Thi xem đội nào nhanh” Chia trẻ thành 2 đội lên đánh dấu các đồ vật dài ngắn khác nhau ở bức tranh.
Cho trẻ chơi vài lần. Cô nhận xét.
*Hoạt động 4: Cho trẻ về góc làm vỡ toán.
*Hoạt động 1: Chơi với cát.
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ chơi với cát: Đổ nước vào cát và quan sát xem điều gì xãy ra. Cô gợi ý cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
-TC1: Ô tô và chim sẻ.
 -TC2: Oẳn tù tì.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
*Hoạt động 3: Nhặt lá.
- Cho trẻ nhặt lá vàng ở sân trường và bỏ vào sọt rác.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Hỏi trẻ về các bước rửa tay bằng xà phòng. 
- Cho trẻ nhắc lại cách rửa.
- Cô khái quát lại và cho trẻ thực hiện.
- Cho trẻ vẽ theo ý thích về bản thân mà trẻ thích. Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ.
 III. ĐÁNH GIÁ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 / 20 / 20 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐTH: Vẽ bánh tròn.
HĐNT:
- QS: Công việc của bố.
- TCVĐ: 
+ Dung dăng dung dẻ.
+ Bỏ giẻ.
HĐC: 
Toạ đàm 20/10
- Trẻ biết vẽ những nét cong tròn để tạo thành những chiếc bánh tròn.
- Phát triển và rèn luyện sự dẻo dai của đôi tay.
- Rèn kỹ năng vẽ những nét cong tròn tạo nên các loại bánh.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết được công việc của bố, biết vâng lời và giúp đỡ bố.
- Thực hiện đúng luật và cách chơi.
- Tranh vẽ mẫu.
- Giấy vẽ, bút sáp màu.
- Tranh vẽ minh hoạ công việc của bố.
- Xắc xô, sân bải sạch sẽ.
- Đồ chơi ngoài trời.
*Hoạt động 1: "Siêu thị của bé".
Cô cùng trẻ đi siêu thị.
Cho trẻ quan sát hàng được bán ở siêu thị và nhận xét những gì trẻ thấy ở siêu thị: Con thấy những chiếc bánh này như thế nào? Nó có hình gì?
* Hoạt động 2: "Bé nào khéo tay?".
- Nhận xét những chiếc bánh tròn qua tranh mẫu:
Cho trẻ quan sát những chiếc bánh cô đã vẽ sẳn.
Cho trẻ nhận xét về những chiếc bánh đó: Chiếc bánh này có hình gì? Nó như thê nào?( To, nhỏ). Có màu gì?
Cô khái quát lại: Để vẽ được chiếc bánh này, cô cầm bút bằng tay phải, cô vẽ một nét cong tròn từ phải sang trái để tạo thành chiếc bánh.
- Cho một số trẻ nhắc lại các kỹ năng theo sự gợi ý của cô.
- Hỏi ý định của một số trẻ: Con thích vẽ chiếc bánh như thế nào? ( To, nhỏ )
*Trẻ vẽ: Trẻ thực hiện cô đi đến từng bàn để gợi ý, nhắc nhở trẻ nặn .Cô khuyến khích trẻ vẽ nhiều loại bánh có kích cỡ khác nhau để tạo nên nhiều sản phẩm phong phú.
*Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
* Hoạt động 3"Chiếc bánh nào đẹp nhất?"
 Cho tất cả trẻ trưng bày sản phẩm và cùng cô nhận xét.
*Hoạt động 1: QS công việc của bố
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát tranh minh hoạ công việc của bố. Cô gợi ý cho trẻ tập nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
- TC1: Dung dăng dung dẻ.
- TC2: Bỏ dẻ.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
*Hoạt động 3: Vẽ những người thân trong gia đình.
- Cho trẻ vẽ trên sân trường với những gì mà trẻ thích về các thành viên trong gia đình bé.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ vẽ.
 III. ĐÁNH GIÁ
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docCHU DE GIA DINH.doc
Giáo Án Liên Quan