Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà bé yêu thương
- Trẻ biết diễn đạt mạch lạc, giao tiếp tự tin.
- Hình thành một số ý thức và một số kỹ năng như: ngăn nắp, gọn gàng, nề nếp; Rèn luyện sự khoé léo của đôi bàn tay qua một số công việc đơn giản.
- Trẻ biết được gia đình xum họp trong cùng 1 ngôi nhà, nhà là nơi bé sống và có nhiều kiểu nhà khác nhau: 1 tầng, 2 tầng
- Trẻ tự hào khi kể về ngôi nhà của mình; Biết biểu lộ cảm xúc thơ về ngôi nhà của mình.
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp, yêu cái đẹp và biết làm đẹp cho ngôi nhà của mình thông qua việc trang trí cho ngôi nhà.
C. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRONG TUẦN. Chủ đề nhánh: NGÔI NHÀ BÉ YÊU THƯƠNG Thêi gian thực hiện: 1 tuần :Từ ngày 18/ 10 đến ngày 22/ 10 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ biết diễn đạt mạch lạc, giao tiếp tự tin. Hình thành một số ý thức và một số kỹ năng như: ngăn nắp, gọn gàng, nề nếp; Rèn luyện sự khoé léo của đôi bàn tay qua một số công việc đơn giản. Trẻ biết được gia đình xum họp trong cùng 1 ngôi nhà, nhà là nơi bé sống và có nhiều kiểu nhà khác nhau: 1 tầng, 2 tầng Trẻ tự hào khi kể về ngôi nhà của mình; Biết biểu lộ cảm xúc thơ về ngôi nhà của mình. Trẻ cảm nhận được cái đẹp, yêu cái đẹp và biết làm đẹp cho ngôi nhà của mình thông qua việc trang trí cho ngôi nhà. II. KẾ HOẠCH TRONG TUẦN Thứ H. động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Cô ân cần đón trẻ vào lớp, cho trẻ chơi ở các góc chơi. Nhắc trẻ dán ảnh kiểm diện. Trao đổi với phụ huynh để kết hợp với gia đình trong việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về gia đình. Thể dục sáng - Tập các động tác của bài tập phát triển chung: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhịp điệu các bài hát trong đĩa thể dục của trường. Hoạt động chủ định - Bé giới thiệu về ngôi nhà của mình PTVĐ: Đi và đập bóng + TC: Mèo đuổi chuột PTTM- TH: Vẽ ngôi nhà. PTNN- Thơ: Em yêu nhà em. PTNT- LQVT: Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm Hoạt động ngoài trời - Quan sát các kiểu nhà khác nhau. - TC: Tìm đúng nhà. - Vẽ nhà trên sân. - Quan sát vười cây. - TC: Cuốc đất trồng cây. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Nhặt lá xếp nhà trên sân. - TC: Kéo co. - Chơi tự do trên sân trường - Quan sát các kiểu nhà khác nhau. - TC: Về đúng nhà. - Chơi tự do trên sân trường. - Dạo chơi cùng bé. - TC: Mèo đuổi chuột. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. XD PV HĐ HT Góc NT KH Lắp ghép các kiểu nhà Gia đình, chơi nấu ăn, Xem tranh ảnh về một số ngôi nhà Vẽ các kiểu nhà Chăm sóc vườn cây Xây dựng các kiểu nhà Chơi bác sỹ, chơi bán hàng Hát, múa các bài hát về gia đình. Chăm sóc vườn cây HĐ CS- ND Rửa tay, rửa mặt trước khi ăn. Nhận biết tên các nhóm thực phẩm qua các món ăn. Ăn hết xuất và không nói chuyện trong khi ăn. Ngủ ngoan, ngủ đủ giấc. HĐ chiều Củng cố kiến thức buổi sáng học. Sử dụng vở chñ ®Ò Dạy trẻ một số bài hát về gia đình Sử dụng vở toán Dạy trẻ một số bài ca dao, đồng dao - Biểu diễn văn nghệ - Nêu gương bé ngoan. Trả trẻ Vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ. Trả trẻ. Ngày.... tháng..... năm 2010 BGH ký duyệt KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH PT............Bé giới thiệu về ngôi nhà của mình I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ biết địa chỉ nơi ở của mình; Biết được các kiểu nhà khác nhau Rèn luyện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp tự tin cho trẻ Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà của mình II. CHUẨN BỊ - Tranh các kiểu nhà khác nhau ( C¸ch tr×nh bµy thß ra thôt vµo nhiÒu qu¸) Một số đồ dùng, đồ chơi vật liệu xây dựng III. TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Mở đầu hoạt động - Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi ” - Trò chuyện với trẻ về bài hát 2. Hoạt động trọng tâm - Cô giới thiệu về ngôi nhà của mình cho trẻ nghe: Cô giới thiệu về địa chỉ nhà, kiểu nhà của mình - Cho trẻ giới thiệu về kiểu nhà trẻ đang sống - Cho trẻ quan sát tranh: * Tranh nhà 1 tầng - Hỏi trẻ: + Đây là kiểu nhà gì? + Nhà được làm từ những nguyên vật liệu gì? * Tranh nhà nhiều tầng: + Nhà con có xây nhiều tầng như thế không? + Con thấy nhà 1 tâng khác nhà nhiều tầng như thế nào không? Cã thÓ cho trÎ ®Õm sè tÇng ®îc kh«ng? * Tranh nhà sàn: + Đây là tranh vẽ gì? + Ngôi nhà này khác 2 ngôi nhà trước ở điểm nào? + Đã cã bạn nào nhìn thấy nhà sàn (không) cha? + Nhà sàn thường được làm ở đâu? + Nhà sàn được làm từ những nguyên liệu gì? - Giáo dục trẻ: Phải biết yêu quý, bảo vệ ngôi nhà của mình bằng cách chăm dọn vệ sinh cho ngôi nhà sạch đẹp - Cho trẻ chơi trò chơi “Mua vật liệu cho ngôi nhà” + Cô nói cách chơi, luật chơi: Ch¬i nh thÕ nµo? + Tổ chức cho trẻ chơi: Ch¬i ®Õn bao giê thÕ ? 3. Kết thúc hoạt động - Cho trẻ đọc bài thơ “ Em yêu nhà em” 1 lÇn råi thu dọn đồ chơi cïng c« B. NHẬT KÝ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ **************************************************** Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2010 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH PTVĐ: Đi và đập bóng + TC: Nhảy lò cò. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ biết kết hợp chân tay để đi và đập bóng nhịp nhàng Rèn luyện kỹ năng khéo léo, tự tin cho trẻ Giáo dục trẻ biết tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà II. CHUẨN BỊ Sân tập, sức khỏe, quần áo Bóng: đủ cho trẻ Cờ để chơi trò chơi ( C¸ch tr×nh bµy ) III. TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Mở đầu hoạt động - Cho trẻ hát bài “ Đó là nhà của tôi” - Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà trẻ đang ở 2. Hoạt động trọng tâm a. Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân và chạy - Cho trẻ về thành 3 hàng ngang đứng dãn cách nhau 1 sải tay b. Trọng động * BTPTC: + Động tác tay: + Động tác chân: + Động tác bụng: + Động tác bật: Bật tách chụm chân tại chỗ - Cho trẻ di chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau * BTVĐCB: “ Đi và đập bóng” - Cô giới thiệu bài tập với trẻ - Làm mẫu cho trẻ xem + Lần 1: Làm không giải thích + Lần 2: Kết hợp giải thích đọng tác - Cho 1 - 2 trẻ khá lên tập mẫu - Cho lần lượt cả lớp tập - Cho 2 đội thi đua xem đội nào lấy được nhiều cờ hơn - Hỏi lại trẻ tên bài tập - Cho trẻ khá lên làm mẫu 1 lần nữa * TC: Nhãy lò cò: cách chơi, luật chơi - Cô nói cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi ( thêi gian ch¬i hoÆc sè lÇn ch¬i ) c. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 3. Kết thúc hoạt động - Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” - Thu dọn đồ dùng cùng cô B. NHẬT KÝ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 20 tháng 10 năm 2010 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH PTTM- TH: Vẽ ngôi nhà I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ biết dùng các nét vẽ: nét ngang, nét thẳng, nét xiên để vẽ các ngôi nhà. Giúp trẻ miêu tả lại ngôi nhà của mình qua trí nhớ, trí tưởng tượng Luyện kỹ năng tô, vẽ, tạo bố cục cho bức tranh Giáo dục trẻ yêu mếm ngôi nhà của mình. II. CHUẨN BỊ Tranh vẽ các kiểu nhà Giấy A4, bút sáp màu; Bàn ghế: Đủ cho trẻ III. TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Mở đầu hoạt động - Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” - Hỏi trẻ về bài hát - Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình 2. Hoạt động trọng tâm * Quan sát tranh và đàm thoại: - Cho trẻ xem tranh của các anh chị khoá trước vẽ về ngôi nhà của các anh chị - Hỏi trẻ: + Đây là bức tranh vẽ gì? + Các con thấy bức tranh như thế nào? + Ngôi nhà được vẽ như thế nào? + Màu sắc, bố cục của bức tranh? + Vẽ nhà nhiều tầng khác nhà 1 tầng như thế nào? * Ý tưởng của trẻ: - Hỏi trẻ: + Các con có thích vẽ về nhà của mình không? + Nhà của con là nhà kiểu gì? + Con sẽ dùng những nét gì đẻ vẽ ngôi nhà? + Để ngôi nhà được thêm đẹp thì phải làm như thế nào? * Trẻ thực hiện: - Hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút - Cho trẻ vào bàn ngồi thực hiện bài vẽ - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ yếu, gợi ý cho trẻ khá sáng tạo thêm cho bài vẽ thêm đẹp - Gần hết giờ cô nhắc để trẻ hoàn thành bài vẽ * Trưng bày sản phẩm: - Cho trẻ lên treo tranh và quan sát những bài vẽ - Cho trẻ lên tìm những bài vẽ đẹp và nói lý do vì sao thích bài vẽ đó - Cho trẻ có bài vẽ được bạn khen lên nói cách vẽ cho các bạn nghe - Co nhận xét buổi học 3. Hoạt động 3: - Cho trẻ hát “ Đó là nhà của tôi” và thu dọn đồ dùng B. NHẬT KÝ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 21 tháng 10 năm 2010 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH PTNN- Thơ: Em yêu nhà em. ( Đàm Thị Lam Luyến) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ thuộc thơ, nhớ tên tác giả; Biết đọc diễn cảm bài thơ Phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng dọc thơ cho trẻ. Giáo dục trẻ biết yêu thương, bảo vệ ngôi nhà của mình II. CHUẨN BỊ Tranh chữ to Một số vật liệu xây dựng đồ chơi để trẻ chơi trò chơi III. TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Mở đầu hoạt động - Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” - Hỏi trẻ về nội dung bài hát 2. Hoạt động trọng tâm * Cô đọc trẻ nghe: - Cho trẻ xem tranh về ngôi nhà - Hỏi trẻ có biết bài thơ nào nói về ngôi nhà? - Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả - Cho trẻ về chỗ ngồi - Cô đọc trẻ nghe: . Lần 1: Đọc thơ và giới thiệu lại tên bài thơ, ten tác giả . Lần 2: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả . Lần 3: Đọc thơ kết hợp với tranh chữ to cho trẻ nghe - Hỏi trẻ: + Bài thơ nói về gì? + Bạn nhỏ đã kể những gì về ngôi nhà của mình? + Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà? + Câu thơ nào khẳng định rằng bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình? - Cho trẻ đọc thơ: . Cả lớp, tổ, nhóm bạn, cá nhân . Cho trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô: đọc theo trường độ cao thấp đọc nối theo tay chỉ của cô - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem đội nào nhanh (lấy được nhiều dụng cụ, đồ dùng xây dựng) . Cô nói cách chơi, luật chơi . Tổ chức cho trẻ chơi 3. Kết thúc hoạt đông - Cô nhận xét buổi học - Cho trẻ thu dọn đồ dùng B. NHẬT KÝ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 6 ngày 22 tháng 10. năm 2010 A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ biết đếm và gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7, biết lấy thẻ số tương ứng Rèn luyện kỹ năng đếm và gộp nhóm đối tượng cho trẻ Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập, biết yêu quý ngôi nhà của mình II. CHUẨN BỊ Thẻ số từ 1 - 7 Một số đồ dùng, dụng cụ làm nhà đồ chơi Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng bằng 7 xung quanh lớp III. TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Mở đầu hoạt động - Cho trẻ hát bài “ Đó là nhà của tôi” - Hỏi trẻ: Bài hát nói về gì? - Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà của trẻ 2. Hoạt động trọng tâm * Ôn đếm trong phạm vi 7: - Cho trẻ kể tên 7 loại đồ dùng trong gia đình - Cho trẻ nhắm mắt và đếm số đồ chơi trong rổ - Cho trẻ tìm và đếm số đồ dùng gia đình có số lượng bằng 7 ở xung quanh lớp * Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7: - Cô đặt thẻ số 3, thẻ số 4 và yêu cầu trẻ lấy đồ dùng tương ứng với thẻ số - Cho trẻ lên gộp 2 nhóm đồ dùng vừa tìm được, đếm và lấy thẻ số tương ứng - Lần lượt đặt các nhóm thẻ số 1 và 6, 2 và 5 cho trẻ đi tìm đồ dùng, đồ chơi gộp vào, đếm và lấy thẻ số tương ứng - Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm bạn + Cô giơ thẻ số 1 - 6, 2 - 5, 3 - 4 cho trẻ tìm nhóm bạn tương ứng với thẻ số + Giơ thẻ số 7 cho trẻ tìm nhóm bạn và gộp lại sao cho bằng với thẻ số cô giơ - Sau mỗi lần giơ thẻ cô đi kiểm tra các nhóm xem trẻ tìm và gộp nhóm đã đúng với yêu cầu của cô chưa * Luyện tập: - Cho trẻ chơi trò chơi “ Giã gạo” + Cô nói cách chơi, luật chơi + Tổ chức cho trẻ chơi - Cho trẻ về góc sử dụng vở toán 3. Kết thúc hoạt động - Cô nhận xét buổi học - Cho trẻ hát bài “ Tập đếm “ và thu dọn đồ dùng B. NHẬT KÝ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ NhËn xÐt: GV lu ý c¸ch tr×nh bµy, mét sè néi dung ®· cha cÇn quan tam, bæ sung«rooif míi in
File đính kèm:
- Chu de Gia dinh(2).doc