Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề 2: Đồ chơi của bé - Chủ đề nhánh 1: Lớp bé có nhiều đồ chơi - Năm học 2018-2019

THỂ DỤC SÁNG

 I. Mục đích yêu cầu

 - Cháu biết phối hợp động tác theo bài hát.

 - Rèn kỹ năng tai nghe và đi đúng theo hiệu lệnh.

 - Trẻ được phát triển các cơ bắp và hô hấp.

 - Tạo tâm thế tươi vui và hồn nhiên trước khi vào tiết học.

 II- Chuẩn bị

 - Nhạc nền, sân bãi rộng, sạch.

 - Cô thuộc các động tác.

 III - Tổ chức hoạt động

 1- Khởi động:

 Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe và trẻ đi vòng tròn theo điệu nhạc và hiệu lệnh của cô (đi bình thường, đi kiểng và nhón gót chân). Quay mặt vào trong làm động tác thổi bóng.

 Sau đó, dàn đội hình hàng ngang để tập động tác.

 2- Trọng động: Bài tập “Tay em”. Mỗi động tác tập 4 lần.

 - ĐT1: “Giấu tay”

 + Cô: “Giấu tay” → Trẻ: “Tay giấu sau lưng”

 + Cô: “Tay đẹp đâu” → Trẻ: “Đưa 2 tay ra trước nói đây rồi”

 + Cô cho trẻ giấu tay ra sau lưng và nói “Mất rồi”

 - ĐT2: “Đồng hồ tích tắc”

 + Cô: “Đồng hồ kêu tích tắc” → Trẻ: “Nghiêng người sang 2 bên (2 lần)”

 

doc22 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề 2: Đồ chơi của bé - Chủ đề nhánh 1: Lớp bé có nhiều đồ chơi - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH TUẦN 4
CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Chủ đề nhánh 1: Lớp bé có nhiều đồ chơi
(Từ ngày 24/09 đến ngày 28/09/2018)
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
24/09
THỨ BA
25/09
THỨ TƯ
26/09
THỨ NĂM
27/09
THỨ SÁU
28/09
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
- Trò chuyện với trẻ:
+ Những đồ chơi nào của bạn trai.
+ Kể tên một số đồ chơi
+ Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, cất đúng nơi quy định.
* Tập theo nhạc bài tập: “Tay em”
CHƠI - TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Phát triển nhận thức:
(NBTN)
Tìm hiểu về đồ chơi của bé ở lớp
Phát triển ngôn ngữ.
Truyện: Đôi dép.
PTTC, XH-
Thẩm mỹ
- Dạy hát: Bóng tròn
- VĐTN : Nhong nhong nhong
PTTC, XH-
Thẩm mỹ
Tô màu quả bóng của bé
Phát triển thể chất:
 Bò - Trườn về phía trước
- TCVĐ: Oẳn tù tì
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Quan sát cầu trượt
 TCVĐ: Bóng tròn to
 Chơi tự do
- Quan sát: Dạo chơi sân trường
 Trò chơi dân gian: Xỉa cá mè.
 Chơi tự do
- Quan sát: Đồ chơi ngoài trời
 Chơi vận động: Bắt bong bóng
 Chơi tự do
- Quan sát thời tiết buổi sáng
 TCVĐ: Bong bóng xà phòng
 Chơi tự do
- Quan sát: Đồ chơi ngoài trời
 Chơi vận động: Bắt bong bóng
 Chơi tự do
CHƠI HĐ Ở CÁC GÓC
1- Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi
2- Góc học tập: Tranh so hình đồ chơi
3- Góc nghệ thuật: Nặn quả bóng.
4- Góc thiên nhiên: Tham quan cây cảnh 
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế
- Rèn luyện nề nếp rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Biết đi tiểu đúng nơi quy định.
- Trẻ tập tự xúc cơm, ăn tất cả các thức ăn không kén chọn, tập trẻ mời cô mời bạn, cô giới thiệu món ăn.
- Có nề nếp ngủ trưa, không nói chuyện khóc nhè.
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
TC vận động
Đuổi gà trong vườn.
TC dân gian
Tập tầm vông.
Lao động
Bé dọn dẹp đồ dùng cùng cô.
Chơi tự do
Xâu xen kẽ hạt hoa.
Làm quen bài hát: Em búp bê
NÊU GƯƠNG
-Nêu gương cuối ngày
TRẢ TRẺ
-Vệ sinh cho cháu, quần áo gọn gàng. Chuẩn bị ra về.
THỂ DỤC SÁNG
 I. Mục đích yêu cầu
 - Cháu biết phối hợp động tác theo bài hát.
 - Rèn kỹ năng tai nghe và đi đúng theo hiệu lệnh.
 - Trẻ được phát triển các cơ bắp và hô hấp. 
 - Tạo tâm thế tươi vui và hồn nhiên trước khi vào tiết học.
 II- Chuẩn bị
	- Nhạc nền, sân bãi rộng, sạch.
 - Cô thuộc các động tác.
 III - Tổ chức hoạt động
 1- Khởi động:
 Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe và trẻ đi vòng tròn theo điệu nhạc và hiệu lệnh của cô (đi bình thường, đi kiểng và nhón gót chân). Quay mặt vào trong làm động tác thổi bóng.
 Sau đó, dàn đội hình hàng ngang để tập động tác.
 2- Trọng động: Bài tập “Tay em”. Mỗi động tác tập 4 lần.
 - ĐT1: “Giấu tay”
 + Cô: “Giấu tay” → Trẻ: “Tay giấu sau lưng”
 + Cô: “Tay đẹp đâu” → Trẻ: “Đưa 2 tay ra trước nói đây rồi”
 + Cô cho trẻ giấu tay ra sau lưng và nói “Mất rồi”
 - ĐT2: “Đồng hồ tích tắc”
 + Cô: “Đồng hồ kêu tích tắc” → Trẻ: “Nghiêng người sang 2 bên (2 lần)”
 - ĐT 3: “Hái hoa” : Ngồi xuống, hai tay làm động tác hái hoa → đứng lên.
 3- Hồi tỉnh:
 Cho trẻ đi nhẹ nhàng một vài vòng quanh sân.
Thứ 2 ngày 24 tháng 09 năm 2018
HOẠT ĐỘNG CHƠI – TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Đồ chơi yêu thích của bé
 I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết được một số đặc điểm của đồ chơi, màu sắc, công dụng của đồ chơi đó. 
 - Nói được câu ngắn từ 5-7 từ khi trả lời các câu hỏi của cô .
 - Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô
 - Trẻ có ý thức giữ gìn , đồ chơi
 II. Chuẩn bị
 - Bóng, vòng , gậy.
 - Lô tô.
 III. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định gây hứng thú
 - Cô trò truyện với trẻ về chủ đề chủ điểm 
 - Cô cho trẻ hát bài “chia đồ chơi cho bạn”
 - Cô giới thiệu bài qua đồ chơi. 
 a. Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại 
 - Quan sát : Cô cùng trẻ quan sát đồ chơi xung quanh lớp. 
 + Cô hỏi trẻ trong lớp mình có những đồ chơi gì ?
 + Con hãy nói cho các bạn cùng biết xem lớp mình có những đồ chơi gì ?
 - Cô giới thiệu bài qua đồ chơi thật gọi từng loại đồ chơi của bé như bóng, vòng, gậy. 
 - Cô giới thiệu chi tiết từng đồ chơi để trẻ biết đặc điểm rõ nét.
 * Bóng: có màu gì? Để làm gì? để đá bóng chơi lăn bóng. 
 * Vòng: có màu gì ? Để làm gì ? để các con tập thể dục ? 
 * Gậy có màu gì ? Để làm gì ? để chơi trò chơi đi trong đường hẹp, bước qua gậy.
 - Mỗi chi tiết cô cho trẻ nói tập thể, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ
 - Mở rộng: Cô giới thiệu có rất nhiều những đồ chơi khác
 b. Hoạt động 2: Cho trẻ chơi trò chơi “Thi ai nhanh” Cô phát mỗi trẻ một đồ dùng mà trẻ vừa được quan sát. Khi cô nói đến tên đồ chơi các con chọn nhanh và giơ lên và nói thật to đồ chơi vừa chọn được (cho trẻ chơi 2-3 lần)
 c. Kết thúc: Hát "Em búp bê".
CHƠI NGOÀI TRỜI
 * Quan sát: Cầu trượt
 * TCVĐ: Bóng tròn to
Thêm phần mục đích yêu cầu, chuẩn bị, tổ chức hoạt động
 * Chơi tự do:
 1. Quan sát cầu trượt
 - Cô trẻ hát bài hát “Khúc hát dạo chơi” và dạo quanh sân trường.
 - Cho trẻ tập trung quanh cầu trượt và hỏi trẻ :
 + Đây là cài gì ?
 + Có màu gì ?
 - Đây là chiếc cầu trượt có màu đỏ, cầu trượt có  những bậc thang ngắn để giúp chúng mình lên và đây là chiếc cầu có độ dốc để chúng mình trượt xuống.
 - Trong sân trường ngoài cầu trượt ra còn có đồ chơi gì nữa? (đu quay, bập bênh...)
 - Khi chơi các đồ chơi ngoài sân trường chúng mình phải như thế nào?
 Các con nhớ khi chơi với các đồ chơi ngoài sân trường, không được chen lấn xô đẩy nhau nhé!
 2. Trò chơi vận động :“Bóng tròn to”
 - Cô hướng dẫn cách chơi.
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần cùng cô.
 3. Chơi tự do
 - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường
 - Cô chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình trẻ chơi.
& CHƠI HĐ Ở CÁC GÓC
 I- Muc đích – Yêu cầu:
 - Trẻ biết các loại đồ chơi của lớp học mình. Có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các đồ chơi của lớp.
 - Trẻ biết cách chơi các trò chơi.
 - Trẻ tập thể hiện vai trò trong trò chơi “Phân vai”.
 - Tập cho trẻ một số kỹ năng hoạt động theo nhóm, cá nhân, khả năng giao tiếp và một vài kỹ năng sống hàng ngày.
 - Trẻ thích chơi, hứng thú.
 - Yêu thương, biết đoàn kết, nhường nhịn bạn trong khi chơi.
 - Biết tiếp cô cất lấy đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng và ngăn nắp.
 - Biết giữ trật tự và vệ sinh trong khi chơi.
 II- Chuẩn bị:
 1- Góc phân vai: bình hoa, một số đồ dùng để trang trí
 2- Góc học tập: tranh so hình về đồ chơi
 3- Góc nghệ thuật: Đất nặn, bảng con, giẻ lau
 4- Góc thiên nhiên: Cây xanh, bình tưới.
 III- Tổ chức hoạt động:
 * Hoạt động 1: Ổn định lớp
 - Để thưởng cho các con học ngoan, cô cho các con chơi rất nhiều đồ chơi, trò chơi các con có thích không ?
 * Hoạt động 2: Tiến hành
 - Cô cho các con chơi chủ đề “Lớp bé có nhiều đồ chơi”.
 - Lớp chúng ta hôm nay có những góc chơi sau: góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật và góc thiên nhiên.
 - Cô nêu nhiệm vụ từng nhóm chơi:
 1- Góc học tập: Các con được chơi tranh so hình về đồ chơi.
 + Trẻ biết và gọi tên các loại đồ chơi. Trẻ biết giữ tranh sạch đẹp.
 2- Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi: Trẻ tập làm người bán cửa hàng đồ chơi. Các trẻ khác làm khách hàng.
 + Trẻ tập kỹ năng: tập làm người bán hàng và khách hàng. Hoạt động theo nhóm, tập thể hiện vai chơi.
 3- Góc nghệ thuật: Nặn quả bóng: Trẻ biết xoay tròn để tạo hình quả bóng.
 4- Góc thiên nhiên: “tham quan cây cảnh”
 * Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô cho trẻ về nhóm chơi, cô đến từng nhóm chơi hướng dẫn trẻ lựa chọn vai chơi, nội dung chơi, cách sử dụng đồ chơi.
 *Hoạt động: Quá trình chơi:
 - Cô cho trẻ nhập vai chơi như đã phân công.
 - Trong khi trẻ chơi cô đóng vai chơi cùng với trẻ giúp trẻ biết cách thể hiện vai chơi và có những ý tưởng chơi mới.
 - Hướng dẫn trẻ tạo sự liên kết giữa các nhóm chơi.
 * Kết thúc trò chơi:
 - Cô tới các góc chơi nhận xét theo nhóm.
 - Giáo dục: không tranh dành đồ chơi với nhau, phải chơi đoàn kết.
 * Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét giờ chơi, động viên, khuyến khích, tuyên dương trẻ.
& HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ - TẮM
- Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh... Động viên trẻ ăn hết suất.
- Cô trải sẵn giường, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyện trong giờ ngủ trưa.
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
“ĐUỔI GÀ TRONG VƯỜN”
 I. Mục đích yêu cầu
 - Tạo phản xạ nhanh nhẹn, hoạt bát.	
 - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, thân thiện.
 II. Chuẩn bị
 - Sân bãi rộng, thoáng mát.
 III. Tiến hành:
 - Luật chơi: Chú gà nào bị bắt là thua.
 - Cách chơi
+ Cả lớp hát bài hát “Bóng tròn to”.
 	+ Cả lớp sẽ làm các chú gà đi vào vườn tìm mồi, cô là người giữ vườn. Khi nghe tiếng trống lắc và tiếng hô đuổi gà của cô thì các chú gà phải chạy thật nhanh đừng để cho người giữ vườn bắt được.
& NÊU GƯƠNG:
 - Hát bài “Hoa bé ngoan”.
 - Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan:
 1- Đi học đúng giờ.
 2- Có mang khăn tay sạch sẻ.
 3- Tập trung chú ý, có phát biểu.
 4- Vui chơi tốt.
 - Cô nhận xét lớp.
 - Cháu đạt 2 hoa đứng lên theo tổ, cô chấm vào sổ.
 - Cô động viên cháu chưa đạt.
 - Hát bài “A! hoan hô”.
& TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về
- Nhắc nhở trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 25 tháng 09 năm 2018
HOẠT ĐỘNG CHƠI – TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Truyện “Đôi dép”
 I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, trả lời được một số câu hỏi đàm thoại.
 - Rèn kỹ năng chú ý của trẻ.
 - GD trẻ biết giữ gìn chân tay sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị
 - Tranh truyện.
- Mô hình rối dẹt minh hoạ chuyện.
 III. Tiến trình hoạt động
 1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
 * Trò chuyện về chủ đề nhận xét, gợi hỏi nội dung, giáo dục giới thiệu có câu chuyện ...Cùng lắng nghe (bỏ câu trên - dẫn vào bài)
2. Hoạt động 2: 
a/. Cô kể chuyện diễn cảm: 
 Cô kể diễn cảm câu chuyện cho trẻ nghe lần 1.
 Gợi hỏi tên chuyện, giảng tóm tắt nội dung.
 - Kể diễn cảm lần 2, kết hợp tranh minh hoạ cho nội dung câu truyện. 
 	 b. Đàm thoại
 - Cô vừa kể câu chuyện gì? Có những nhận vật nào?
 - Hai chiếc dép là đôi bạn chơi với nhau như thế nào?
 - Một hôm dép trái nói với dép phải điều gì?
 - Dép phải trả lời như thế nào?
 - Các con làm gì để giữ gìn cơ thể và đồ dùng cá nhân của mình.
 	 c. Kể diễn cảm lần 3: Cô kể kết hợp sử dụng rối để minh hoạ cho nội dung. Trẻ cùng làm động tác và nói lời thoại nhân vật
* Giáo dục: 
 2.Kết thúc: Đọc thơ: “Đi dép”
CHƠI NGOÀI TRỜI
 - Quan sát: Dạo chơi sân trường
 - Trò chơi dân gian: Xỉa cá mè.
 - Chơi tự do
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ  quan sát và nêu được một số đặc điểm rõ nét của sân trường.
 - Biết nêu tên các trò chơi và nắm luật chơi các trò chơi.
 - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, phân tích, so sánh,  phát triển ngôn ngữ
  - Biết rủ bạn cùng chơi, chơi xong thu dọn đồ chơi.
  - Trẻ hứng thú tham gia chơi, chơi thỏa mái.
 II. Chuẩn bị:
  - Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
  - Đồ dùng: sân trường trang trí đẹp.
  - Đồ chơi
 III. Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động 1: Ổn định, tổ chức:
 - Cho trẻ hát bài: “Đi chơi”
 - Hôm nay cô sẽ cho các con dạo chơi sân trường nhé!
 - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân và đến giữa sân trường.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn
  1. Quan sát: “Sân trường”
 + Cô gợi hỏi trẻ và để trẻ phát hiện xem trong sân trường có gì?
 - Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ về một số đặc điểm về sân trường:
 + Sân trường như thế nào?
 + Sân trường có những đồ chơi gì?.
 + Trong sân trường còn có gì nữa?
 + Ai có nhận xét gì về sân trường của chúng mình nào?
 * Cô nhấn mạnh lại những đặc điểm nổi bật của sân trường.
 * Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
  2. Trò chơi dân gian: “Xỉa cá mè”
 - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
 3. Chơi tự do:
 - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường
 - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI HĐ Ở CÁC GÓC
(Thực hiện ngày thứ hai )
& HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ - TẮM
(Thực hiện ngày thứ hai )
CHƠI HĐ THEO Ý THÍCH
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
“TẬP TẦM VÔNG”
 I. Mục đích yêu cầu 
 - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tin mắt.
 -Trẻ ham thích tham gia hoạt động.
 -Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa các trẻ với nhau.
 II. Chuẩn bị
 - Nền sạch, thoáng.
 - Một bông hoa làm vật giấu.
 III. Tiến hành:
 -Luật chơi: Đoán đúng tay có cầm vật. 
 -Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi trước mặt đối diện cô, trẻ và cô cùng hát bài hát “tập tầm vông”. Trong khi hát cô đưa tay ra phía sau và giấu vật vào bất kì tay nào trẻ chú ý khi hát xong bài hát cô đưa 2 tay ra phía trước cho trẻ đoán.
& NÊU GƯƠNG
Thực hiện như thứ hai.
& TRẢ TRẺ
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về
- Nhắc nhở trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 26 tháng 09 năm 2018
HOẠT ĐỘNG CHƠI – TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – xã hội – thẩm mĩ
- Dạy hát: Bóng tròn
- VĐTN : Nhong nhong nhong
 I- Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ cảm thụ được âm điệu bài hát “Bóng tròn”.
 - Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo bài hát.
 - Trẻ thuộc bài hát, biết nhúng nhảy lắc lư người khi hát bài hát.
 - Ham thích, hứng thú trong giờ học
 II- Chuẩn bị:
 - Cô thuộc bài hát, hát và vận động tốt bài hát.
 - Trống, xắc xô, phách tre, gáo dừa,..	
 III- Tổ chức hoạt động:
 * Hoạt động 1: Mở đầu hoạt động.
 - Cô và trẻ cùng hát “Đi nhà trẻ”.
 - Trò chơi : “Quả bóng”
 - Cách chơi: 1 quả bóng, 2 đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái chụm lại tay phải, 2 quả bóng, tay trái động tác như tay phải, 2 đầu ngón tay trỏ chụm lại 2 đầu ngón tay cái chụm lại quả bóng to hơn nữa, 2 tay đưa lên cao làm thành vòng tròn to nhiều, quả bóng trẻ cười to miệng, mở to 2 mắt.
 - Các con có biết quả bóng để làm gì không ?
 - Quả bóng hình gì các con biết không ?
 - Cô có một bài hát rất hay nói về quả bóng tròn, cô dạy các con hát nhé 
 * Hoạt động 2: Dạy hát “Bóng tròn”
 - Cô hát lần 1
 - Cô hát lần 2 (minh họa động tác)
 - Giảng nội dung: quả bóng hình tròn to, khi bóng bị xì hơi thì nó nhỏ lại, quả bóng để cho các bạn cùng chơi.
 - Cả lớp hát 2 lần
 - Từng tổ hát, nhóm 4 -5 cháu hát và vận động
 - Trò chơi : “Đá bóng”
 - Cả lớp cùng chơi
 - Cô thấy các con hát rất hay và chơi bóng rất tài. Để thưởng cho các con cô cho các con đi chơi nhé, có thích không ? Chúng ta cùng đi bằng ô tô nhé !
 - Trẻ đứng thành vòng tròn vừa đi chuyển vừa vận động.
 * Hoạt động 3: VĐTN “Nhong nhong nhong”
 - Bây giờ cô cháu ta vừa hát vừa VĐTN bài “Nhong nhong nhong” nhé 
 - Cô hát vận động mẫu.
 - Từng tổ vận động
 - Cả lớp cùng vận động. 
 * NXTD cắm hoa.
CHƠI NGOÀI TRỜI
 - Quan sát: Đồ chơi ngoài trời
 - Chơi vận động: Bắt bong bóng
 - Chơi tự do
 I.  Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ có khả năng quan sát chú ý ghi nhớ 
 - Trẻ được dạo chơi tham quan xung quanh sân trường, gọi đúng tên đặc điểm nổi bật của một số đối tượng được quan sát.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết vơi bạn, trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị:
 -  Địa điểm quan sát râm mát, sạch sẽ.
 - Dụng cụ thổi bong bóng.
 III. Tiến hành hoạt động:
 1. Hoạt động 1: Quan sát đồ chơi ngoài trời 
 - Các con ơi hôm nay cô thấy thời tiết rất đẹp, cô cùng  các con đi dạo chơi ngoài trời nhé!- Để cho chuyến dạo chơi ngoài trời của lớp chúng mình được vui thoải mái, các con cùng cô kiểm tra lại trang phục của các con nào.
 - Cô kiểm tra trang phục, sức khoẻ của trẻ và dặn dò trẻ khi đi ra sân thì không được chạy nhảy đùa nghịch
 - Cô cho trẻ hát bài “Khúc hát dạo chơi” và đi ra sân.
 - Cô dẫn trẻ đi dạo chơi xung quanh sân trường, hướng trẻ quan sát, gọi tên, đặc điểm nổi bật của một số ĐCNT. Cô đặt câu hỏi đàm thoại.
 + Các con đang đứng ở đâu?
 + Chúng mình quan sát xem ở sân trường có những đồ chơi gì? 
 + Chơi như thế nào? (Cô cho trẻ chơi) 
 + Cô lần lượt cho trẻ đi khám phá, quan sát và nhận xét từng loại đồ chơi về tên gọi, đặc điểm, tác dụng. Cô hướng dẫn trẻ chơi, sau đó giáo dục trẻ khi chơi phải biết nhường nhịn nhau, không được xô đẩy, tranh dành nhau. 
 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Bắt bong bóng
 - Hôm nay cô mang đến cho các con một món quà đặc biệt tặng cho cả lớp mình đó là “lọ nước thần kỳ”, với lọ nước này chúng mình cùng chơi trò chơi “Bắt bong bóng” nhé. 
 * Cô giới thiệu cách chơi
 - Cách chơi: Khi cô thổi bong bóng các con sẽ cùng nhảy lên, dùng tay để bắt những quả bong bóng nhé.
 + Cho trẻ chơi 1 lần
 + Lần 2: Cô khuyến cho trẻ tự chơi
 + Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần
 - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
 3. Hoạt động 3: Chơi tự do
 - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường
 - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI HĐ Ở CÁC GÓC
(Thực hiện ngày thứ hai )
& HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ - TẮM
(Thực hiện ngày thứ hai )
CHƠI HĐ THEO Ý THÍCH
Lao động
Bé dọn dẹp đồ dùng cùng cô.
 I. Mục đích yêu cầu 
 - Rèn luyện tính tập lập, tự phục vụ của trẻ. 
 - Thói quen gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Trẻ thích tham gia. 
 II. Chuẩn bị:
 - Một số đồ dùng của trẻ.
 -Tủ cá nhân của trẻ vệ sinh sạch.
 III. Cách tiến hà

File đính kèm:

  • dochoat dong voi do vat 2 tuoi_12686796.doc
Giáo Án Liên Quan