Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Bạn có biết tên tôi - Năm học 2019-2020
Đón trẻ,trò chuyện với trẻ, với phụ huynh:
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô và chào ba mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Trò chuyện với trẻ về nhận biết giới tính, sở thích, trang phục.
- Chơi tự do ở các góc.
- Trao đổi với phụ huynh về những nhu cầu cần thiết trong ngày của trẻ.
- Điểm tâm
* Thể dục buổi sáng:
+ Khởi động: Tập với bài hát: Bài tập buổi sáng.
+ Vận động: Tập với bài hát “Lại đây với cô”.
ĐT hô hấp: 2 tay dang ngang từ từ đưa lên, hạ xuống theo nhịp bài hát kết hợp hít thở sâu.
ĐT tay - vai: 2 tay đưa ra trước và lên cao theo nhịp bài hát.
ĐT bụng - lườn: 2 tay đưa lên và cúi gập người đồng thời hai bàn tay chạm mũi bàn chân.
ĐT chân: 1 chân làm trụ, chân kia ký mũi chân, sau đó nhún bật nhẹ.
+ Hồi tỉnh: Tập với bài “Con công”.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BẠN CÓ BIẾT TÊN TÔI Thời gian: 30/09/2019 – 04/10/2019 Thứ Thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, chơi, thể dục sáng * Đón trẻ,trò chuyện với trẻ, với phụ huynh: - Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô và chào ba mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định - Trò chuyện với trẻ về nhận biết giới tính, sở thích, trang phục.... - Chơi tự do ở các góc. - Trao đổi với phụ huynh về những nhu cầu cần thiết trong ngày của trẻ. - Điểm tâm * Thể dục buổi sáng: + Khởi động: Tập với bài hát: Bài tập buổi sáng. + Vận động: Tập với bài hát “Lại đây với cô”. ĐT hô hấp: 2 tay dang ngang từ từ đưa lên, hạ xuống theo nhịp bài hát kết hợp hít thở sâu. ĐT tay - vai: 2 tay đưa ra trước và lên cao theo nhịp bài hát. ĐT bụng - lườn: 2 tay đưa lên và cúi gập người đồng thời hai bàn tay chạm mũi bàn chân. ĐT chân: 1 chân làm trụ, chân kia ký mũi chân, sau đó nhún bật nhẹ. + Hồi tỉnh: Tập với bài “Con công”. Hoạt động học KPKH: Ai xinh thế nhỉ? TOÁN: - Xác định trên, dưới của đối tượng TẠO HÌNH Trang trí áo bé trai ,váy bé gái. LQVH Truyện: Giac mơ kì lạ Âm nhạc: Mừng sinh nhật ( DH) Chơi, hoạt động ở các góc Góc phân vai: + Chơi đi siêu thị, bác sĩ khám bệnh Góc xây dựng: + Xây ngôi nhà của bé, khu vui chơi giải trí. Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Bé chơi vẽ chân dung bạn gái bạn trai, nặn các đồ chơi để tặng các bạn. + Âm nhạc: Trẻ chơi hát, múa về chủ đề bản thân của bé Góc học tập: + Xâu hột hạt, ghép hình hoa, xâu vòng Góc thư viện: Trẻ xem tranh, truyện về chủ đề bản thân Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh Hoạt động chơi ngoài trời - Cho trẻ làm quen bài hát " Mừng sinh nhật" - Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” - Chơi tự do với phấn, đồ chơi trên sân trường - Cho trẻ làm quen bài thể dục " Trèo qua ghế dài" - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” - Chơi tự do với bóng, với các đồ chơi trên sân trường - Chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường ( cầu trượt, xích đu, bập bênh) - Cho trẻ làm quen bài hát " Mừng sinh nhật" - Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” - Chơi tự do với phấn, đồ chơi trên sân trường - Ôn kiến thức đã học trong tuần" - Trò chơi vận động: “ Rồng rắn lên mây” - Chơi tự do với bóng, chơi với các đồ chơi trên sân trường Ăn, ngủ vệ sinh cá nhân - Hướng dẫn trẻ cách dọn bàn ăn và sắp xếp gối, trải chiếu ngăn nắp cùng cô - Nhắc nhở cháu vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn - Cô chú ý chăm sóc trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ - Giáo dục trẻ ăn hết suất, ăn không rơi vãi và không bỏ thức ăn ra bàn - Giáo dục trẻ phải cất chăn màn sau khi ngủ dậy gọn gàng đúng vị trí và ngăn nắp Chơi, hoạt động theo ý thích - Hướng dẫn cho trẻ thao tác rửa tay theo quy trình - TCDG " Kéo cưa lừa xẻ" - Chơi tự do các góc - Ôn câu chuyện " Giấc mơ kỳ lạ" - Trò chơi " Lộn cầu vồng" - Cho tự do các góc - Cho trẻ làm quen TCHT + Thử tài của bé + Bé hóa trang - TCDG " Đi chợ về chợ" - Chơi tự do các góc Làm quen bài hát " Mừng sinh nhật - TCDG " Kéo cưa lừa xẻ" - Chơi tự do các góc - - Ôn câu chuyện " Giấc mơ kỳ lạ" - Trò chơi " Lộn cầu vồng" - Cho tự do các góc Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập và một ngày ở trường của trẻ - Cô trò chuyện cùng trẻ về cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ - Cô hướng dẫn trẻ biết chuẩn bị đồ dùng trước khi ra về. - Cô cho trẻ chơi và quan sát trẻ chơi - Cho trẻ xem phim giải trí và chào bố mẹ khi ra về KT. HIỆU TRƯỞNG P.HIỆU TRƯỞNG TTCM GVCN Bùi Thị Thanh Phượng Nguyễn Thị Mai Hữu Trương Thị Lợi KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BẠN CÓ BIẾT TÊN TÔI Thứ tư ngày 02 tháng10 năm 2019 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định - Cho trẻ cho trẻ chơi những trò chơi vận động nhẹ như thổi bong bóng, chi chi chành chành, tập tầm vông + Các con vừa chơi gì? + Các bạn chơi có vui không? + Trong lớp mình có những ai? + Ai là bạn trai, ai là bạn gái? + Các bạn trong lớp phải chơi với nhau như thế nào? - Điểm tâm * Thể dục buổi sáng: Tập với bài: “ Lại đây với cô” II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: PTTM Hoạt động học 1: Tạo hình Đề tài: Trang trí áo bé trai, váy bé gái 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết chọn màu để vẽ và tô màu trang trí váy áo bạn trai, bạn gái,biết cách để cầm bút màu, tô không lem ra ngoài. * Kỹ năng: - Phát triên óc thẩm mĩ của trẻ, rèn cho trẻ kĩ năng vẽ và tô màu, phát triển cơ vận động thông qua hoạt động học * Giáo dục - Giáo dục trẻ hoạt động tích cực trong giờ học. 2. Chuẩn bị: - Phòng học sạch sẽ, thoáng. - Tranh ngôi trường, bàn ghế vừa tầm trẻ, bút màu, giá treo sản phẩm * Phương pháp: Quan sát, dùng lời, luyện tập 3. Tiến hành hoạt động Hoạt động 1: Cô cho cháu chơi trò chơi “ Em bé” Hoạt động 2: Cô cho trẻ xem một số bộ trang phục của bạn trai, bạn gái Cô trò chuyện cùng trẻ về những họa tiết được trang trí trên các bộ trang phục Cô cho trẻ xem tranh mẫu của cô Cô hướng dẫn cách trang trí: Các con có thể trang trí chân váy, áo, bằng những chấm tròn, hình thoi, bông hoa, hay những chiếc lá sao cho phù hợp giống như những chiếc áo, váy các con mặc đó Khi tô màu cầm bút như thế nào? Và tô như thế nào cho đẹp? Cô cho trẻ vào bàn thực hành : Trong khi trẻ thực hành cô đi lại quan sát động viên trẻ. Cô mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ thực hành đến khi trẻ thực hành xong. Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. Cô cho trẻ nêu nhận xét của mình. Cô nhận xét chung. Hoạt động 3: Cô cho trẻ đọc đồng dao“ Dung dăng dung dẽ” thu dọn đồ dùng và kết thúc tiết học. Chuyển hoạt động III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Trò chơi vận động: “ Cáo và thỏ” - Cho trẻ quan sát bạn trai, bạn gái và trò chuyện cùng cô - Chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường ( cầu trượt, xích đu, bập bênh) IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: Học tập: Xếp hình bằng hột hạt Xây dựng: Xây khu vui chơi giải trí - Trẻ biết xây khu vui chơi cho thiếu nhi có nhiều đồ chơi, chỗ vui chơi, có vườn hoa, ghế đá.. Phân vai: Bác sĩ khám bệnh Tạo hình: Vẽ chân dung V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Hướng dẫn cho trẻ thao tác rửa tay theo quy trình - TCDG " Kéo cưa lừa xẻ" - Chơi tự do các góc VI. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ: - Cô cho trẻ đọc thơ “ Tâm sự của cái mũi” và trò chuyện cùng trẻ - Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng khi đến lớp - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày tại trường *Nhận xét, đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BẠN CÓ BIẾT TÊN TÔI Thứ năm , ngày 03 tháng 10 năm 2019 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định - Cô quan sát tình hình sức khỏe của trẻ - Cô cho trẻ xem một số hoạt động của con người nhằm bảo vệ sức khỏe - Cô đàm thoại và trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ * Thể dục buổi sáng: Tập với bài: “ Lại đây với cô” II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: PTNN Hoạt động học 2: LQVH Đề tài: Truyện "Giấc mơ kỳ lạ" 1. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: -Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. -Trẻ hiểu nội dung truyện: Nếu không ăn, uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và không tập thể dục thì các bộ phận trên cơ thể đều mệt mỏi. Kỹ năng: -Trẻ trả lời đủ câu, rõ dàng, mạch lạc. -Trẻ chú ý lắng nghe và phát triển kĩ năng ghi nhớ, quan sát. Giáo dục: -Biết giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống đủ chất và chăm tập thể dục. -Trẻ hướng thú tham gia tích cực vào các hoạt động do cô tổ chức. 2. Chuẩn bị: - Rối các nhân vật trong truyện - Lô tô các loại thực phẩm có nhiều vitamin và muối khoáng, thực phẩm có nhiều chất đạm. - Câu hỏi đàm thoại 3. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: - Cô cùng trẻ vận động theo bài hát: “ Mời bạn ăn” +Các con vừa hát bài hát gì nào? +Kể tên các thực phẩm có trong bài hát. +Bài hát muốn nhắc các con phải như thế nào? +Trong bài hát muốn nhắc các con phải ăn, uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chăm tập thể dục để lớn nhanh và khỏe mạnh. Có một câu chuyện rất hay có liên quan tới các bộ phận trên cơ thể chúng mình đấy. Đó là câu chuyện: “Giấc mơ kì lạ”. Hoạt động 2: Giới thiệu câu chuyện " Giấc mơ kỳ lạ" - Cô kể lần 1 diễn cảm kết hợp điệu bộ +Hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? -Cô kể lần 2 cho trẻ xem video. * Đàm thoại: + Cô vừa kể cho các con nghe chuyện: “Giấc mơ kì lạ”, trong chuyện có những nhân vật nào? + Bạn MiMi như thế nào? + Một hôm MiMi mệt, ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ cô đã mơ thấy gì? + Anh Tay nói gì với anh Chân? + Anh Chân đã trả lời như thế nào? + Anh Tay và anh Chân cùng đi đến nhà ai? + Bác Tai đã trả lời như thế nào? + Khi bác Tai, anh Tay, anh Chân tới nhà cô Mắt thì họ đã gặp ai? + Bạn Miệng hỏi cô Mắt điều gì? + Cô Mắt đã trả lời như thế nào? + Theo các con khi cô chủ ăn uống đầy đủ và chăm tập thể dục thì các bộ phận sẽ như thế nào? * Giáo dục: Qua câu chuyện: “Giấc mơ kì lạ” ngày hôm nay thì các con phải chịu khó ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, chăm tập thể dục thường xuyên để giúp cho cơ thể của chúng mình khỏe mạnh, giúp đỡ được mọi người nhiều việc hơn. * Trò chơi: Bé thể hiện vai Cô là người dẫn chuyện, trẻ trong vai các nhân vật trong truyện. Cô gợi ý và hướng dẫn trẻ thể hiện vai nhân vật bằng rối tay Cô nhận xét và tuyên dương trẻ Hoạt động 3: Trẻ hát bài " Nào chúng ta cùng tập thể dục" Chuyển hoạt động III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Cho trẻ làm quen bài thể dục " Trèo qua ghế dài" + Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật bài thể dục trèo qua ghế dài - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” - Chơi tự do với bóng, với các đồ chơi trên sân trường ( cầu trượt, xích đu, bập bênh) IV.HOẠT ĐỘNG GÓC: Xây dựng: Xây khu vui chơi giải trí - Trẻ tiếp tục xây khu vui chơi giải trí có nhiều đồ chơi, chỗ vui chơi, có vườn hoa, ghế đá và xây tường rào xung quanh.. Phân vai: Đi siêu thị Thư viện: Xem tranh, truyện về chủ đề bản thân Học tập: Xếp hình bằng hột hạt V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ôn câu chuyện " Giấc mơ kỳ lạ" - Trò chơi " Lộn cầu vồng" - Cho tự do các góc VI.HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ: - Cô cho trẻ đoạn video về câu chuyện “ Câu bé mũi dài” trò chuyện cùng trẻ và thông qua câu chuyện giáo dục trẻ bộ phận nào trên cơ thể cũng quan trọng - Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng khi đến lớp - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày tại trường *Nhận xét, đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BẠN CÓ BIẾT TÊN TÔI Thứ ba, ngày 01 tháng 10 năm 2019 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định - Cô trò chuyện với trẻ về trường lớp và cách bảo vệ cơ thể của mình - Cô trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày - Điểm tâm * Thể dục buổi sáng: Tập với bài: “ Lại đây với cô” II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: PTNT Hoạt động học: LQVT Đề tài: Nhận biết phía trên, phía dưới của đối tượng 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhận biết và xác định được phía trên, phía dưới của bản thân * Kỹ năng: - Rèn sự chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ * Giáo dục: - Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học và trật tự khi tham gia trò chơi 2. Chuẩn bị: - Tranh vẽ bạn trai, bạn gái, mũ, nón, tất... - Tranh vẽ minh họa câu chuyện " Bé Na đi học" - Bài hát Vui đến trường * Phương pháp: quan sát, dùng lời, trò chơi, luyện tập 3.Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cô cho trẻ hát bài hát " Đôi và một” Cô trò chuyện cùng trò chuyện về nội dung bài hát? Hoạt động 2: Hôm nay cô sẽ tổ chức sinh nhật cho các bạn sinh vào tháng 11 * Nhận biết phía trên Cô mời trẻ trang trí lớp cùng cô Cô giăng sẵn dây trên cao cho trẻ treo bong bóng trên dây Cô hỏi trẻ: - Bong bóng treo ở đâu? - Làm thế nào để nhìn thấy được ?( ngẩng đầu lên) - Bóng ở phía nào của con? ( ở phía trên) Cho trẻ đọc: Phía trên. * Nhận biết phía dưới Cho trẻ trang trí nền nhà Cô hỏi trẻ: - Bông hoa và chấm tròn ở phía nào của các con? - Làm thế nào để nhìn thấy được ? Cho trẻ đọc: Phía dưới. Bạn búp bê đến dự sinh nhật và tặng cho các bạn một món quà Cô mở quà và cho trẻ xác định đồ dùng ở các phía trên cơ thể? ( mũ, áo đầm, giày) - Mũ đội ở phía nào của con? (phía trên) - Đôi giày mang ở phía nào? ( phía dưới) * Trò chơi chuyển tiếp " Bắt bướm" * Trò chơi luyện tập Trò chơi: Thử tài của bé Cách chơi: Cô chuẩn bị các bức tranh bé gái và mốt số đồ dùng trang trí và giày. Yêu cầu 3 đội trang trí cài tóc và tìm đúng giày cho bé Luật chơi: Đội nào thực hiện nhanh, đúng sẽ thắng Trò chơi : Đội nào nhanh hơn Cách chơi: Cô chuẩn bị một hình ảnh đồ dùng cá nhân. Cô chia lớp thành 3 đội 3 hàng dọc. Yêu cầu 3 đội lần lượt thi đua nhau lên chọn mũ, áo để tầng trên của tủ. chọn giày, tất để tầng dưới của tủ theo yêu cầu của cô Luật chơi: Đội nào chọn đúng, nhanh hơn đội đó sẽ chiến thắng Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. Hoạt động 3: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ . Chuyển hoạt động III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Cho trẻ làm quen bài thể dục " Trèo qua ghế dài" - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” - Chơi tự do với bóng, với các đồ chơi trên sân trường ( cầu trượt, xích đu, bập bênh) IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: Phân vai: Bác sĩ khám bệnh - Trẻ biết thỏa thuận vai và nhập vai chơi thành thạo Xây dựng: Xây nhà của bé Học tập: Xâu vòng, xâu hột hạt Nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - TCDG " Đi chợ về chợ" - Cho trẻ làm quen TCHT + Thử tài của bé + Bé hóa trang - Chơi tự do các góc VI. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ: - Cô cho trẻ đọc thơ “ Tâm sự của cái mũi” và trò chuyện cùng trẻ - Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng khi đến lớp - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày tại trường *Nhận xét, đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BẠN CÓ BIẾT TÊN TÔI Thứ hai, ngày 30 tháng 09 năm 2019 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định - Cho trẻ xem tranh về cách chăm sóc cơ thể và trò chuyện với trẻ - Giáo dục trẻ phải biết ăn chín, uống sôi * Thể dục buổi sáng: Tập với bài: “ Lại đây với cô” II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: PTNT Hoạt động học: KPKH Đề tài: Ai xinh thế nhỉ? 1.Mục đích yêu cầu: * Kiến thức - Trẻ biết được tên, tuổi, giới tính của bản thân và của các bạn xung quanh bé. Trẻ biết sở thích của một số bạn khác giới, biết ngày sinh nhật của mình. * Kỹ năng - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, sự quan sát khám phá ở trẻ * Giáo dục - Giáo dục trẻ biết yêu thương và nhường nhịn bạn bè, biết giữ gìn vệ sinh cơ thể 2. Chuẩn bị: - Giáo án powerpoint - Lớp học sạch sẽ, thoáng - Một số đồ dùng phục vụ cho bản thân - Hình ảnh về bạn trai và bạn gái . - Đồ chơi cho cháu chơi, rỗ nhựa lớn 3 cái, tranh vẽ sẵn, màu sáp * Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, trò chơi, luyện tập 3. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Trẻ hát và vận động bài “ Chúng ta cùng tập thể dục” Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát Hoạt động 2: Cô cho trẻ tự giới thiệu về mình (con tên gì? Bao nhiêu tuổi? học lớp nào? Con là bé trai hay bé gái) Cô cho trẻ nhận xét về các bạn Cô cho trẻ quan sát hình ảnh bạn gái : Cho trẻ nhận xét về bức tranh Bạn gái tóc dài thích mặc áo đầm Cho trẻ quan sát hình ảnh bạn trai và nhận xét : Bạn trai tóc ngắn, mặc quần sooc, áo sơ mi Cho trẻ so sánh 2 bức tranh bạn trai và bạn gái Cho trẻ tự giới thiệu về bản thân mình Con tên gì bao nhiêu tuổi ? Con là nam hay nữ ? Ngày sinh nhật của con là ngày nào ? Sở thích của con là gì ? Con thích chơi với bạn nào trong lớp ? Cô hỏi vài trẻ Cô giáo dục trẻ bạn nào cũng có tên riêng, có sở thích riêng của mình nhưng các con cùng học chung một lớp có cùng một độ tuổi, cùng chơi cùng học với nhau các con phải biết yêu thương nhường nhịn nhau, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ Trò chơi luyện tập Trò chơi 1: Đội nào thông minh hơn : Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội xếp thành 2 hàng dọc lần lược từng bạn chạy lên chọn đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô. Luật chơi : Nếu đội nào chon đúng và nhiều hơn sẻ chiến thắng Trò chơi 2: Nhà thiết kế Cách chơi: Cô chuẩn bị đồ dùng trẻ vẽ trang trí quần áo cho bạn gái, trai. Đội nào nhanh, đẹp hơn sẽ thắng Hoạt động 3: Nhận xét tuyên dương trẻ - Cô trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày và chú ý nhắc nhở bố mẹ bấm móng tay cho trẻ - Cho trẻ xem phim giải trí và chào bố mẹ khi ra về Chuyển hoạt động III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Cho trẻ làm quen bài hát " Mừng sinh nhật" + Dạy trẻ hát thuộc lời bài hát " Nừng sinh nhật" - Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” - Chơi tự do với phấn, đồ chơi trên sân trường IV.HOẠT ĐỘNG GÓC: Phân vai: Đi siêu thị Học tập: Xếp hình bằng hột hạt - Cô cho trẻ chọn các loại hột hạt để dán thành cơ thể và dán những bộ trang phục cho bé Xây dựng: Xây nhà của bé Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Làm quen bài hát " Mừng sinh nhật - TCDG " Kéo cưa lừa xẻ" - Chơi tự do các góc VI. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ: - Cô cho trẻ đoạn video về câu chuyện “ Ai quan trọng nhất” trò chuyện cùng trẻ - Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng khi đến lớp - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày tại trường *Nhận xét, đánh giá cuối ngày: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BẠN CÓ BIẾT TÊN TÔI Thứ sáu, ngày 04 tháng 10 năm 2019 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định - Cô trò chuyện với trẻ về các đặc điểm trên cơ thể chúng ta - Cô cho trẻ xem hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể bé * Thể dục buổi sáng: Tập với bài: “ Lại đây với cô” II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: Lĩnh vực: PTTM Hoạt động học : Âm nhạc Đề tài: Mừng sinh nhật ( Dạy hát) Nội dung tích hợp: TCÂN: Tai ai tinh 1.Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ thuộc lời và biết tên bài hát. - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng ca hát, hát đúng giai điệu bài hát. - Phát Triển tai nghe. Chú ý nghe cô hát. * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. - Giáo dục trẻ hiểu ngày sinh nhật là kỉ niệm ngày trẻ được sinh ra. 2. Chuẩn bị: - Nhạc beat " Mừng sinh nhật" - Mũ chóp 3. Tiến hành hoạt động Hoạt động 1: Hoạt động ổn định - Cho trẻ đọc bài thơ: " Chia hoa” * Trò chuyện: - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ chia hoa nói về các gì? - Bài thơ nói về sinh nhật của một bạn nhỏ được tặng rất nhiều hoa và bạn đã chia những bông hoa đó cho những người mà bạn yêu thương nhất đấy. - Có một bài hát cũng rất là hay, hát mừng về ngày bạn nhỏ ấy được sinh ra đời. Đó là bài hát “ Mừng sinh nhật” , nhạc “ Anh” , dịch lời: “ Đào Ngọc Dung”. - Hôm nay, cô sẽ tập cho các con bài hát này nhé! Hoạt động 2: Dạy hát : "Mừng sinh nhật ". * Cô hát mẫu: - Cô hát lần 1: Hát trọn vẹn cả bài ( có nhạc đệm) - Cô hát lần 2: Không nhạc. + Sau đó nhắc lại tên bài hát và tên tác giả * Dạy trẻ hát: - Cô giới thiệu bài hát này được chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: “ Chào mừng .đáng yêu” + Đoạn 2: “ Mừng ngày.tỏa sáng”. + Đoạn 3: “ Chào mừng dễ thương” . + Đoạn 4: “ Và cầu chúc..trọn cuộc đời”. - Cô dạy trẻ hát lần lượt từng đoạn 1. - Cô hát mẫu từng đoạn - Trẻ hát theo cô ( khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Trẻ nghe tiếng đàn và hát theo tiếng đànTrẻ. - Sau khi trẻ hát được cả 4 đoạn cô cho cả lớp hát lại 2 lần ( lần đầu không có nhạc, lần 2 có nhạc). - Tiếp tục cho trẻ hát dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân. - Cả lớp hát lại theo nhạc. * Củng cố: Vừa rồi cô tập cho cả lớp hát bài gì? Trò chơi âm nhạc: " Tai ai tinh" - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nêu cách chơi : Cô cho 1 trẻ lên đội mũ chóp kín, gọi một trẻ khác đứng lên hát một bài hát bất kì. Cô đố trẻ đội mũ chóp, ai vừa hát.nếu trẻ chưa đoán đúng, cô yêu cầu bạn hát lại, để trẻ đoán. Cô cần động viên, khuyến khích trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 3: - Cô nhận xét, động viên và khen trẻ - Cho trẻ nghe hát lại bài hát "Mừng sinh nhật" và nghỉ. - Chuyển hoạt động. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Ôn kiến thức đã học trong tuần" + Cho trẻ kể lại câu chuyện giấc mơ kỳ lạ và trò chuyện cùng cô - Trò chơi vận động: “ Rồng rắn lên mây” - Chơi tự do với bóng, chơi với các đồ chơi trên sân trường ( cầu trượt, xích
File đính kèm:
- kham pha ban than 2 tuoi_12688353.doc