Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương - đất nước - Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Bé yêu quê hương, đất nước và ngày 19/5

1. Kiến thức:

- Mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về thế giới xung quanh mình, tạo điều kiện cho trẻ trò chuyện, tiếp xúc, tìm hiểu về một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương nơi trẻ sinh sống.

- Trẻ nhận biết xác định vị trí của đồ vật so với bản thân và bạn khác.

- Có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả và tham gia biểu diễn hay, nhiệt tình các bài hát về chủ đề.

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

2. Kĩ năng:

- Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, nói lên đ¬¬ược suy nghĩ mong muốn của mình, nghe hiểu lời nói chủ động trong giao tiếp và biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau, giao tiếp có văn hoá.

- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, sáng tạo, ca dao đồng dao về chủ đề.

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ có kĩ năng hoạt động, biết phối hợp các đư¬¬ờng nét, màu sắc phù hợp tạo ra sản phẩm theo yêu cầu, có cá tính.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương - đất nước - Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Bé yêu quê hương, đất nước và ngày 19/5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ 
CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ YÊU QUÊ HƯƠNG – ĐÂT NƯỚC VÀ NGÀY 19/5
(Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ 18/ 05 đến 22/05/2020)
I MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về thế giới xung quanh mình, tạo điều kiện cho trẻ trò chuyện, tiếp xúc, tìm hiểu về một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương nơi trẻ sinh sống.
- Trẻ nhận biết xác định vị trí của đồ vật so với bản thân và bạn khác.
- Có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả và tham gia biểu diễn hay, nhiệt tình các bài hát về chủ đề.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
2. Kĩ năng:
- Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, nói lên được suy nghĩ mong muốn của mình, nghe hiểu lời nói chủ động trong giao tiếp và biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau, giao tiếp có văn hoá.
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, sáng tạo, ca dao đồng dao về chủ đề.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ có kĩ năng hoạt động, biết phối hợp các đường nét, màu sắc phù hợp tạo ra sản phẩm theo yêu cầu, có cá tính.
3. Giáo dục :
- Có hiểu biết về một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
- Trẻ học tập và vui chơi hoà nhã, nhiệt tình, đoàn kết yêu thích đến lớp, yêu quí sản phẩm lao động. Có hành vi thái độ đúng đắn, có ý thức tiết kiệm, giữ gìn và bảo vệ MT, đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết phân biệt giữa tình huống thật và tình huống chơi, biết giúp đỡ bạn và cô giáo những việc vừa sức.
- Trẻ biết yêu quí kính trọng các thành quả lao động, yêu lao động, biết làm 1 số thao tác công việc chăm sóc cây trồng.
II. ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ:
- Cô đến sớm quét dọn thông thoáng phòng học cho trẻ.
- Cô đón trẻ tươi cười niềm nở từ tay phụ huynh.
- Cô nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
- Cô cho trẻ xem tranh về chủ đề 
- Cô cho trẻ chơi ở các góc 
2. Chơi theo ý thích:
- Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi
- Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích của mình
3. Thể dục sáng:
 Tập kết hợp bài: “Quê hương tươi đẹp”
+ Mục tiêu:
- Trẻ tập dúng các động tác nhịp nhàng theo lời ca.
- Trẻ tham gia luyện tập nhiệt tình, hứng thú, có kỉ luật.
+ Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo.
- Trang phục Cô và Trẻ gọn gàng thuận tiện cho luyện tập.
+ Cách tiến hành
* Khởi động: Các con ơi! muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các con cần phải làm gì? đúng rồi, phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục sáng mỗi ngày.
- Cô cho trẻ đi, chạy chậm, chạy nhanh, đi bình thường, đi kiễng gót chân. Sau đó cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang tập theo nhịp của bài hát: “Quê hương tươi đẹp” 
* Bài tập phát triển chung: 
- ĐT1: Tay2: “Quê hương...........ngàn cây”
TTCB: 
 (2Lx 4nhịp)
- ĐT2: Chân 2: “Khi mùa xuân......tình quê hương”
TTCB:
(Quay sang phải sang trái hai lần x 4 nhịp)
- ĐT3: Bụng 3: “Quê hương...........ngàn cây”
TTCB:
(2lần x 4 nhịp)
- ĐT4: Bật 1: “Khi mùa xuân......tình quê hương”
* Trò chơi: Chim bay cò bay
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hồi tĩnh: Làm những chú gà con đi kiếm mồi ( hai vòng).
III. CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
Nội dung:
 1. Trò chuyện về ngày sinh nhật của Bác Hồ.
 2. TCDG: Nu na nu nống
 TCVĐ: Ai nhanh hơn
 3. Chơi tự chọn
1. Mục đích:
- Trẻ biết được mình sinh ra và lớn lên ở đâu Quê mình có đặc điểm gì? có danh lam thắng cảnh gì? 
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, hiểu chủ đề buổi chơi, cách chơi luật chơi các trò chơi.
- Trẻ hoạt động vui chơi kỉ luật, đoàn kết, nghe lời cô.
2. Chuẩn bị:
- Chỗ cho trẻ hoạt động sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
3.Cách tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Nội dung 1: Trò chuyện về ngày sinh của Bác Hồ.
Cho trẻ hát bài “ Em mơ gặp Bác Hồ” và cùng ra sân trường.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói đến ai?
- Bác Hồ là người như thế nào?
- Bác có yêu các cháu thiếu nhi không?
- Trong mơ bạn nhỏ thấy bác như thế nào?
- các con có biết Bác Hồ sinh nhật vào ngày nào không?
- các con ạ Bác Hồ là người bác giản dị ,cótấmlòng yêu nước thương dân, Bác rất yêu các cháu thiếu nhi.
*Nội dung 2:
- Trò chơi 1: TCDG: Nu na nu nống
Cách chơi: 
- Các trẻ tham gia chơi ngồi xuống thành một hàng, bên cạnh nhau. Chân duỗi thẳng về phía trước.
- Bắt đầu hát bài đồng dao. Trẻ vừa hát vừa lấy tay đập nhịp vào đùi sao cho mỗi từ của bài hát rơi vào một nhịp gõ vào 1 chân liền nhau. Gõ nhịp chân từ trẻ đầu hàng lần lượt đến các trẻ bên cạnh.
Ví dụ:  Khi hát từ “ nu”, lấy tay đập nhẹ vào một chân của trẻ đầu tiên. Tiếp đến khi hát đến từ “ na”, đập tay vào chân thứ 2 của trẻ đầu tiên. Đến từ “nu”, đập tay vào chân kế của trẻ thứ 2 Lần lượt như vậy cho đến khi kết thúc bài hát.
- Khi đến từ “ trống”  cuối cùng( hoặc “ thụt” trong phiên bản lời thứ 2),  chân của trẻ nào gõ nhịp từ “ trống” thì co chân đó lại và lần chơi tiếp theo sẽ không gõ nhịp vào chân đó nữa.
- Tiếp tục chơi vòng chơi tiếp theo từ chân tiếp theo chân vừa co lên đó. 
- Người chơi lần lượt rút hết chân của mình lên. Người nào co được cả 2 chân lên đầu tiên là người chiến thắng. Người còn lại cuối cùng một chân chưa co, gọi là “ thối chân”, là người thua cuộc.
+ Tổ chức cho trẻ chơi: 2 – 3 lần, cô bao quát, động viên trẻ, nhận xét, tuyên bố kết quả.
+ Củng cố: Trẻ nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, nhận xét mình và bạn chơi.
*Trò chơi 2: Ai nhanh hơn
- Cách chơi:Treo 3 tấm bản đồ việt nam ngang tầm với của trẻ
Chia trẻ thành 3 nhóm , xếp 3 hàng doc đứng đối diện với tấm bản đồ mỗi nhóm có bộ tranh ảnh về di tích lịch sử danh lam thắng cảnh quen thuộc
- Cho 1 trẻ cầm bộ tranh ảnh về di tích lịch sử ,danh lam thắng cảnh đứng lên trước lớp. Trẻ giơ từng bưu ảnh lên đố các bạn “tranh này vẽ gì” “ở đâu” khi nghe bạn đố trẻ giơ tay giành quyền trả lời và nói nhanh tên đặc điểm nổi bật của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh vẽ trên bức bưu ảnh đó và đi lên dính vào 1 trong 2 địa danh trên bản đồ 
-Luật chơi: Trẻ nào nói hoặc dính sai phải nhảy lò cò vòng quanh các bạn . Kết thúc trò chơi nhóm nào dán đúng được nhiều bưu ảnh lên bản đồ nhất là thắng cuộc.
-Cho trẻ chơi 2- 3 lần
*Nội dung 3: Chơi tự chọn
- Cô quán xuyến trẻ chơi trong phạm vi nhất định.
- Cho trẻ chơi theo ý thích của mình.
- Trẻ hát và đàm thoại cùng cô
- Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe và hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi theo ý thích.
IV. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC :
 + Góc phân vai: Bán Hàng, Bác sĩ khám bệnh.
 	+ Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép nhà văn hóa. 
 	+ Góc học tập: Xem sách tranh, sách báo về chủ đề quê hương
 + Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán tranh về quê hương đất nước.
 	+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây góc thiên nhiên.
1.Mục đích: 
 + Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai làm bác sĩ, bán hàng
 	+ Góc xây dựng: Trẻ biết xây dựng lắp ghép nhà văn hóa
 	+ Góc học tập: Xem sách tranh về một số địa danh, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
	+ Góc nghệ thuật: Trẻ biết vẽ, tô màu, xé dán tranh về quê hương đất nước
 	+ Góc thiên nhiên: Biết chăm sóc cây trong góc thiên nhiên.
2. Chuẩn bị. 
+ Góc xây dựng: Chuẩn bị các khối gỗ có các màu sắc khác nhau một số mặt hàng thường dùng.
+ Góc phân vai: Các loại đồ dùng để nấu ăn.bán hàng 
+ Góc học tập: Tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương
+ Góc nghệ thuật: Giấy A4, bút màu, giấy màu, giấy nền các bài hát chủ đề quê hương đất nước
+ Góc thiên nhiên: Dụng cụ làm vườn: Bình tưới, xọt rác.....
3. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Thoả thuận vai chơi:
 Xin chào mừng tất cả các bạn đã đến với chương trình: “Hành trình văn hoá” Xin mời chúng ta bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên được mang tên “Hát hay múa đẹp” qua bài hát 
“ Quê hương tươi đẹp”
- Các con vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói lên điều gì ?
- Quê hương chúng mình thế nào ?
- Đúng rồi thưởng cho các đội môt tràng pháo tay thật to.
- Chúng mình cùng nhau tiếp tục cuộc hành trình qua trò chơi được mang tên “Ai khéo tay”. Trong trò chơi này có rất nhiều các trò chơi nhỏ các trò chơi rất hấp dẫn ở trong các góc chơi
- Đội nào thích chơi ở trò chơi nào thì hãy nhanh nhẹn về các góc chơi đó và cùng chơi (cô giới thiệu các góc chơi)
* Quá trình chơi: Cô đến các góc chơi cùng nhập vai chơi với trẻ 
- Đặt ra các câu hỏi đàm thoại 
- Hôm nay nhà hàng mình nấu những món ăn gì?
- Thế các cô đang nấu món gì vậy?
- Có những thực phẩm gì?
- Các bác đang xây cái gì thế?
- Các bác phải xây cái gì trước và xây như thế nào?
- Còn các bạn ở góc thiên nhiên đang chơi gì vậy?
* Kết thúc buổi chơi:
 Cô đến từng nhóm chơi nhận xét sau đó cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi, cho trẻ tập trung ở góc xây dựng, một bạn giới thiệu công trình.
 Cả lớp hát bài: “Quê hương tươi đẹp” và cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ hát và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe và về góc chơi theo ý thích của mình.
- Trẻ trả lời
- Trẻ cùng quan sát và nhận xét các góc chơi
- Trẻ thực hiện
 Thứ 2 ngày 18 tháng 5 năm 2020
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG. 
1. Đón trẻ.
2. Chơi.
3. Thể dục sáng.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 VĂN HỌC: Truyện : Sự tích hồ gươm
1. Mục đích
- Trẻ hiểu nội dung truyện
- Rèn kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ
- Thông qua truyện giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, biết về danh lam thắng cảnh của đất nước
2. Chuẩn bị
Tranh minh họa truyện
1 bức tranh về Hồ Gươm
3. Cách tiến hành
Họat động của cô
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức- gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “em yêu thủ đô”
- Các cháu vừa hát bài hát gì ?
- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam đấy các cháu ạ , ở Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như : Hồ tây, Tháp Rùa, Chùa một cột, Hồ Gươm
- Cô treo tranh vẽ Hồ Gươm ra: Bức tranh vẽ gì ?
+ Hồ Gươm có những gì ?
+ Cây cầu có màu gì ?
- Cô nói: đây là bức tranh vẽ Hồ Gươm ở Hà Nội, giữa hồ có Tháp Rùa, có cầu Thê Húc sơn đỏ cong cong soi bóng xuống mặt nước trong xanh, xung quanh là những hàng cây tỏa bóng mát, những luống hoa đủ màu sắc rực rỡ. Đó là 1 trong những cảnh đẹp của thủ đô
- Vậy vì sao có tên gọi là Hồ Gươm ? các cháu hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “sự tích Hồ Gươm” nhé!
* Nội dung:	
- Cô kể diễn cảm
Lần 1: giới thiệu tên truyện
Lần 2:( kể theo tranh) : giảng nội dung:
 Câu truyện kể về việc Rùa Vàng đã mang thanh gươm thần cho vua Lê mượn để đánh giặc Minh, khi đánh thắng giặc Minh nhà vua đã trả lại gươm thần cho Rùa Vàng trên hồ Tả Vọng, kể từ đó hồ này có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
- Đàm thoại – trích dẫn 
- Cô vừa kể câu truyện gì ?
- Ai đã cùng nhân dân đánh giặc Minh ?
Cô chốt: Lê Lợi cùng nhân dân giết giặc Minh ( Trích đoạn: từ đầu đến “ đánh đuổi chúng”)
- Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh ?
Cô chốt : Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh
- Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm ?
Cô chốt :Vì giặc Minh sang cướp nước ta, tàn sát nhân dân ta
- Có gươm thần ông Lê Lợi đánh giặc Minh ra sao? Giặc Minh đã thua như thế nào?
Cô chốt :Từ khi có gươm thần ông Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh, giặc chết, đầu hàng, bỏ chạy về nước và ông Lê Lợi lên làm vua. 
( Trích đoạn: “Năm ấy. từ khi có thanh gươm thầnyên vui”
- Sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi gươm ở đâu ?
Cô chốt :Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi gươm ở Hồ Tả Vọng
- Rùa Vàng đã nói gì khi đòi lại gươm ?
Cô chốt : Rùa Vàng đã nói : Xin nhà vua trả hươm cho Long Quân ( Trích đoạn: “một năm saurồi lặn xuống nước”)
- Vì sao Hồ Tả Vọng lại được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm ?
( Trích đoạn: “Từ đó” đến hết)
* Cô kể diễn cảm lần 3 ( tóm tắt theo tranh)
- Dạy trẻ kể truyện
- Cô cho trẻ kể truyện sáng tạo theo tranh (gọi CN trẻ lên kể)
* Củng cố – giáo dục
- Các cháu vừa kể câu truyện gì ?
- Ngoài Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội còn nhiều di tích , những danh lam thắng cảnh khác với những câu chuyện rất hay trong lịch sử như: đền Thánh Gióng, chùa Một cột, Đền thờ vua Hùng các con muốn đến đó tham quan thì cố gắng học thật giỏi lớn lên mình đi khắp đất nước tham quan nhé!
* Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích trẻ
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng đứng dậy và thu gọn đồ dùng.
- Trẻ hát
 - Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô kể diễn cảm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể truyện sáng tạo theo tranh
Trẻ thu dọn đồ dùng
III. CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
Nội dung:
 1. Trò chuyện về ngày sinh nhật của Bác Hồ
 2. TCDG: Nu na nu nống.
 3. Chơi tự chọn
IV. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC :
 + Góc phân vai: Bán hàng, Bác sĩ khám bệnh.
 	+ Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép nhà văn hóa. 
 	+ Góc học tập: Xem sách tranh, sách báo về chủ đề quê hương
 + Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán tranh về quê hương đất nước
 	+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây góc thiên nhiên.
V. ĂN- NGỦ- VỆ SINH CÁ NHÂN
1. Vệ sinh - ăn trưa:
* Mục đích: Rửa sạch, rửa mặt trước, rửa tay sau.
- Trẻ ăn ngoan, ăn hết xuất, không nói chuyện riêng, không bốc thức ăn sang bát các bạn.
* Chuẩn bị: Thùng đựng nước, xô, chậu, khăn khô, khăn ẩm.
- Bàn ghế bát, thìa, đĩa đựng cơm rơi, Khăn ẩm lau miệng, khăn lau tay.
* Tiến hành: 
- Rửa mặt: Rửa 2 mắt dịch xuống mũi, đến miệng sau đó lau trán, rửa 2 bên má xuống cằm cổ lau cuối cùng.
- Rửa tay: Rửa mu bàn tay đến kẽ ngón tay, sau đó lật ngửa bàn tay, trẻ nhỏ cô lau miệng cho trẻ.
- Cho trẻ ngồi vào bàn. C« chia c¬m, trÎ tù lÊy phÇn c¬m cña m×nh, nh¾c nhë trÎ biÕt mêi chµo tríc khi ¨n, kh«ng nãi chuyÖn riªng trong khi ¨n, khi ho th× ph¶i lÊy tay che miÖng . C« khuyÕn khÝch trÎ ¨n hÕt suÊt cña m×nh. Nhắc trẻ uống nước, lau miệng khi ăn xong.
2. Ngủ trưa
* Mục đích: Trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu, không đùa nghịch nói chuyện trong giờ ngủ.
* Chuẩn bị: Xạp, gối, chiếu, chăn đắp
* Tiến hành: cho trẻ nằm xuống gối hát ru cho trẻ chóng ngủ, khi trẻ ngủ cô theo dõi giấc ngủ của trẻ, trẻ tỉnh dậy cô cho trẻ đi vệ sinh sau đó vỗ nhẹ cho trẻ ngủ tiếp, trẻ đái dầm cô thay quần áo cho trẻ khỏi cảm lạnh.
Trẻ ngủ dậy cô nhắc trẻ lau mặt và đi vệ sinh. Cô thu dọn chăn, gối, chiếu, xạp. 
3. Vệ sinh – ăn chiều
* Mục đích: - Lau mặt sạch cho trẻ đi vệ sinh.
 - Trẻ ăn hết khẩu phần.
 * Chuẩn bị: Khăn ẩm, quà.
* Tiến hành: Trẻ ngủ dậy cô nhắc trẻ lau mặt và đi vệ sinh. Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất của mình.
VI. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
 1.Cho trẻ chơi ở các góc: chơi ở 4 góc.
a. Mục đích
- Trẻ chơi tự nguyện, nhập vai chơi, chơi sáng tạo .
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động.
b. Chuẩn bị
- Đồ chơi ở các góc .
c. Cách tiến hành:
- Cô hỏi trẻ các góc chơi buổi sáng 
- Cho trẻ về các góc chơi nhẹ nhàng 
 - Cô đi quan sát và hỏi trẻ đang chơi gì và làm như thế nào. 
- Cuối buổi cô nhận xét tuyên dương trẻ chơi tốt và thu dọn đồ dùng
 2. Chơi theo ý thích.
VII. VỆ SINH – TRẢ
 Thứ 3 ngày 19 tháng 5 năm 2020
I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG. 
1. Đón trẻ.
2. Chơi.
3. Thể dục sáng.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 TOÁN: Tách gộp trong phạm vi 4
1/ Mục đích:
 - Luyện tập nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 4.
 - Rèn kỹ năng tách, gộp đồ dùng có số lượng 4.
 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận.
2/ Chuẩn bị:
 - Mô hình danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 - Một số hình ảnh dán trên tường trong phạm vi 4.
 - Thẻ số từ 1 – 4
3/ Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * ổn định tổ chức- gây hứng thú:
- Truyền tin, truyền tin !
– Hôm nay có một vị khách đến thăm lớp mình, các con hãy chào đón bằng 1 tràng pháo tay thật lớn nào !
– Đến thăm lớp mình vị khách đã tặng cho các con một bức ảnh, các con hường lên màn hình xem đó là hình ảnh gì ?
(Cô xuất hiện tranh cho trẻ nhận xét về bức tranh)
– Vì sao các bạn nhỏ lại thích trồng nhiều cây và chăm sóc cho cây ?
( Vì cây có rất nhiều ích lợi, cây cho hoa đẹp để trang trí, làm cảnh, cây cho bóng mát làm cho môi trường trong lành mát mẻ. Vì thế mà chúng ta hãy trồng thật nhiều loại hoa, chăm sóc và bảo vệ chúng nhé.
 Hoạt động 1: Ôn đếm đến 4, nhận biết số 4.
– Với đôi bàn tay khéo léo của mình, các bạn nhỏ đã trồng được rất nhiều cây hoa xinh đẹp. Từ những cây hoa đẹp của các bạn, cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về một số loại hoa nhé.
– Mùa hè đã đến, muôn hoa đua nhau khoe những bông hoa rực rỡ của mình, bên mảnh vườn xinh xắn, các bạn hoa cúc đang hé nở những bông hoa màu vàng rực rỡ, các con hãy đếm xem có bao nhiêu bông hoa cúc ? (cho trẻ đếm và chon thẻ số tương ứng đặt vào). Có 4 bông hoa cúc tương ứng với chữ số 4.
– Có một loại hoa cũng muốn khoe sắc cùng bạn hoa cúc, các con hãy quan sát xem đó là hoa gì ? (hoa hồng)
– Cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng (4 bông hoa hồng, số 4)
– Hoa cúc và hoa hồng đã có những bông hoa rực rỡ của mình rồi, nhưng còn một loại hoa nữa cũng muốn được khoe sắc, bạn nào giỏi giúp cô tìm trong lớp mình giỏ hoa có 4 bông hoa ? Gọi một trẻ lên tìm.
– Cô cho cả lớp đếm số hoa xem có đúng với yêu cầu của cô không.
– Vậy là bạn hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền đều có 4 bông hoa để khoe sắc cùng nhau, câu chuyện cô Mai kể về một số loại hoa cũng đã hết. Các con hãy thưởng cho các bạn hoa 4 tiếng vỗ tay thật lớn nào ?
Hoạt động 2: Tách, gộp trong phạm vi 4
* Chia tách mẫu:
- Các con hãy hướng lên màn hình xem cô có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng ? (cho trẻ đếm và chon thẻ số tương ứng). Từ 4 bông hoa hồng cô tách thành 2 phân bằng cách sau:
- Cô tách một phần có 1 bông hoa hồng, 1 phần có 3 bông hoa hồng (cho trẻ đếm từng phần, đặt thẻ số).
- Gộp hai phần (1 bông hoa và 3 bông hoa) lại với nhau ta được tất cả mấy bông ? (trẻ đếm và đặt thẻ số).
- Ngoài cách tách cô vừa tách còn có cách tách như bạn vừa nói là (tách 2 và 2)
- Cô hỏi trẻ đếm số lượng hoa vừa xếp và đặt thẻ số tương ứng (4 bông hoa, thẻ số 4).
- Bây giờ các con hãy tách 4 bông hoa thành 2 phần theo ý thích, rồi đặt thẻ số tương ứng vào từng nhóm.
- Trẻ tách, cô đến hỏi một số trẻ về cách tách của mình.
- Cô kiểm tra và hỏi kết quả trẻ tách. (cô hỏi một vài trẻ cách tách giống bạn mà cô kiểm tra)
- Cô củng cố: Các con đã tách 4 bông hoa thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau (tách 1 và 3; tách 2 và 2). 
- Các con hãy gộp 2 nhóm lại với nhau xem thế nào ? (gộp 2 nhóm lại thì lại được 4 bông hoa).
* Chia tách theo yêu cầu:
- Bây giờ các con giúp cô tách số hoa thành 2 phần theo yêu cầu của cô. (trẻ thực hiện trước cô củng cố sau).
- Tách nhóm, tách nhóm !
- Các con tách một phần có 1 bông hoa, phần còn lại còn mấy bông hoa ?
- Nếu gộp lại thì được mấy bông hoa ?
- Tách nhóm, tách nhóm !
- Tách mỗi phần có 2 bông hoa, rồi đặt thẻ số.
- Gộp 2 phần lại được mấy bông hoa ? chọn thẻ số tương ứng đặt vào ?
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. 
. Hoạt động 3: Luyện tập
 * Trò chơi: Trồng hoa.
- Vừa rồi cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi rồi, cô Mai muốn nhờ lớp mình trồng giúp những luống hoa thật đẹp thông qua trò chơi “trông hoa”, các con có đồng ý không ?
- Các con lắng nghe cô nói cách chơi nhé !
- Cô chia lớp mình thành 4 đội chơi (Đội đỏ, đội xanh, đội vàng, đội hồng), phía trên cô đã chuẩn bị vườn hoa và giống hoa cho từng đội. Lượt chơi thứ nhất: Cô mời 2 đội lên chơi, nhiệm vụ của từng đội là trồng hoa đúng theo số lượng đã cho sẵn, sau đó đếm số hoa của cả vườn và đặt thẻ số vào, các đội lên chơi xếp thành hàng trước con suối nhỏ,nthời gian bắt đầu là bản nhạc “em yêu cây xanh” bạn đầu hàng của mỗi đội sẽ phải bật qua con suối nhỏ lên trồng hoa, sau đó chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo lại bật lên.... cứ như vây đến khi bản nhạc kết thúc, đội nào trồng hoa đẹp và đúng theo yêu cầu thì đội đó thắng cuộc. Lượt chơi thứ 2 cô cho 2 đội tiếp theo lên chơi.
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được làm 1 việc (cắm 1 bông hoa, hoặc chon thẻ số).
- Mỗi lần chơi cô đổi thẻ số để trẻ chơi. Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả từng đội, nhận xét, tuyên dương động viên trẻ.
- Các con vừa được chơi trò chơi gì ?
 * Trò chơi: Bé khéo tay.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Bé khéo tay”
- Cách ch

File đính kèm:

  • docque huong dat nuoc bac ho_12833772.doc
Giáo Án Liên Quan