Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Tết quê em

Cô ân cần đón cháu vào lớp, hỏi thăm sức khoẻ của các cháu

- Trò chuyện với các cháu về ngày tết nguyên đán, dạy hát một số bài hát về chủ đề “ Tết nguyên đán”

- Cho các cháu chơi các đồ chơi mà cháu thích

* Thể dục sáng: tập với bài “ Mùa xuân của bé”

- Động tác tay: Hai tay đưa ra trước lên cao

- Động tácbụng lườn: Hai tay đưa ra trước xoay người sang hai bên

- Động tác chân: Hai tay đưa lên cao kiễng gót

- Động tác bật: Bật tách khép chân

 

docx23 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Tết quê em, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN III
CHỦ ĐỀ: TẾT QUÊ EM
Thời gian thực hiện: Từ ngày 16/1 – 20/1 2017
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Liễu
HOẠT ĐỌNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
- Cô ân cần đón cháu vào lớp, hỏi thăm sức khoẻ của các cháu
- Trò chuyện với các cháu về ngày tết nguyên đán, dạy hát một số bài hát về chủ đề “ Tết nguyên đán”
- Cho các cháu chơi các đồ chơi mà cháu thích
* Thể dục sáng: tập với bài “ Mùa xuân của bé”
- Động tác tay: Hai tay đưa ra trước lên cao
- Động tácbụng lườn: Hai tay đưa ra trước xoay người sang hai bên
- Động tác chân: Hai tay đưa lên cao kiễng gót
- Động tác bật: Bật tách khép chân
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC
Trèo thang. Chạy chậm 100m
PTNT
Trò chuyện về ngày Tết Nguyên đán.
PTTM
VĐ: Bánh chưng xanh
PTNN 
Thơ: Tết đang vào nhà
 PTTM Nặn đĩa đưng quả
PTNT
Nhận biết, đếm đúng các nhóm có 5 đối tượng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Quan sát: Quang cảnh xung quanh sân trường
- Cho trẻ chơi tự do
-Chơi trò chơi:Cướp cờ
- Cho trẻ chơi tự do.
 -Chơi trò chơi vận động: Kéo co 
-Cho trẻ chơi tự do.
 -Quan sát: cách gói bánh chưng, bánh tét
- Cho trẻ chơi tự do
 -Trò chuyện về ngày Tết Nguyên đán
 -Cho trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc xây dựng: Xây dựng khu chợ tết, công viên
* Góc Tạo hình: Trang trí cây mai, cây đào, tô màu, vẽ tranh, nặn theo ý thích 
*Góc nội trợ: Làm bánh chưng, bánh tét, bánh mứt
* Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về Tết.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cùng trẻ tìm hiểu về ngày tết nguyên đán.
- Nhận xét các hoạt động trong ngày, nêu gương, cắm cờ
- Dạy trẻ đọc thơ “tết đang vào nhà”
- Nhận xét các hoạt động trong ngày, nêu gương, cắm cờ
- Dạy trẻ nặn đĩa đựng quả
- Nhận xét các hoạt động trong ngày, nêu gương, cắm cờ
- Dạy cho trẻ đếm đến 5
- Nhận xét các hoạt động trong ngày, nêu gương, cắm cờ
- Ôn lại bài hát, câu chuyện đã được học trong tháng
- Nhận xét các hoạt động trong tuần, nêu gương, phát hoa bé ngoan
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ : TẾT QUÊ EM
Thời gian thực hiện:Từ ngày 16/1 - 20/1/ 2017
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Liễu.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Trẻ biết được được ngày tết mọi người đi thăm nhau và chúc những lời tốt cho nhau, trẻ em được lì xì
- Trò chơi phân vai: cô giáo, bán hàng, 
- Trò chơi vận động: Thỏ đổi chuồng, bánh xe quay, bịt mắt bắt dê, kéo co
- Trò chơi xây dựng: Xây dựng khu chợ tết, công viên
- Trò chơi dân gian: Cướp cờ, 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Thơ : Tết đang vào nhà
TẾT QUÊ EM
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Trèo thang, chạy chậm 100m
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Toán: 
Nhận biết, đếm đúng các nhóm có 5 đối tượng.
- MTXQ:
Trò chuyện về ngày tết nguyên đán
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Âm nhạc: VĐ “ Bánh chưng xanh”
- Tạo hình:
+ Nặn đĩa đựng quả
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: TRÈO THANG. CHẠY CHẬM 100M
I/ Yêu cầu:
-Trẻ biết thực hiện 2 vận động liên tục
-Khi trèo thang biết phối hợp tay nọ chân kia, chạy đến đích
-Rèn luyện sức bền cho trẻ
II/ Chuẩn bị:
-Vạch mức
-Thang
-Cờ
III/Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu
*Hoạt động 1: Khởi động
Hôm nay cô sẽ dẫn các con về quê của cô ăn tết.Các con thích không ?
-Trên đường về quê rất xa.Bây giờ chúng ta sẽ làm đoàn tàu để đi cho nhanh nha(Hát bài”Sắp đến tết rồi)
Cho trẻ đi vòng tròn khởi động thực hiện các động tác mô phỏng theo lời nói của cô.
*Hoạt động 2: Trọng động 
a/ Bài tập phát triển chung:
Cho trẻ thực hiện bài tập phát triển chung: 
Cơ tay vai: ĐT1: Tay đưa trước lên cao
Cơ chân: ĐT2: Tay đưa ngang ra trước, khuỵ gối
Cơ bụng lườn: ĐT2: Nghiên người sang 2 bên
Cơ bật nhảy: ĐT2: Bật tiến về trước
b/. Vận động cơ bản:
C/c ơi! Sắp đến tết rồi ở quê cô có tổ chức hội thi thể thao. Vậy các con có muốn đăng ký tham gia không?
Vậy cô sẽ đăng ký cho các con tham gia hội thi với đề tài “Trèo thang- chạy chậm 100m”, trước khi tham gia hội thi cô và các con hãy tập luyện cho thật thành thạo nha.
Cô làm mẫu lần 1
Cô làm mẫu lần 2 ( giải thích )
+TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay vịn vào thành thang
+Thực hiện: khi nghe hiệu lệnh của cô, c/c bắt đầu trèo, khi trèo phối hợp tay nọ chân kia, trèo nhịp nhàng. Tương tự, khi trèo xuống cũng giống như trèo lên. Sau đó, c/c đứng vào vạch mức và chạy chậm 100m đến đích chỗ có cắm cờ.
-Cô mời 2-3 cháu lên thực hiện( sửa sai )
-C/c tập lần lượt đến hết lớp
-Tổ chức thi đua tổ
-Cá nhân thi đua	
* Hồi tỉnh: C/c chơi hít thở tự do
*Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
-Dạ thích
-C/c chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô
-Trẻ tập bài tập phát triển chung
-C/c chú ý xem
-2-3 cháu làm thử
-Lần lượt 2 cháu thực hiện đến hết lớp
-Tổ, cá nhân thi đua
-Cả lớp hít thở tự do
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI : TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
I/Yêu cầu :
- Trẻ biết được ngày tết nguyên đán là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc Viết Nam từ xưa tới nay
- Trẻ biết được đặc trưng của ngày tết nguyên đán là có bánh chưng, bánh dày, bánh tétvà ngày tết có rất là nhiều hoa đua nở, đặc biệt là có hoa mai, hoa đào.
- Giáo dục trẻ biết tôn trọng và biết giữ gìn phong tục tập quán của người Việt Nam. 
II /Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về ngày tết nguyên đán
- Một số bài hát, bài thơ về ngày tết nguyên đán.
III/ Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Mùa xuân đến
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Mùa xuân”
- Cô hỏi trẻ : 
 + Mùa xuân đến mang theo không khí như thế nào?
 + Mùa xuân đến còn có gì nổi bật ?
 + Trong mùa xuân còn có ngày gì mang tính chất truyền thống của dân tộc ta ?
- Ngày tết nguyến đán là nét văn hoá truyền thống của dân tọc ta từ bao đời nay, nó báo hiệu năm cũ đã hết năm mới đã đến.
*Hoạt động 2 : Bé tìm hiểu về ngày tết nguyên đán
- Cô cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi” 
- Để đón ngày tết nguyên đán nhà các con thường chuẩn bị những gì?
- Có bạn nào được cha mẹ chở đi chợ tết chưa?
- Không khí chợ tết như thế nào? Chợ tết người ta thường mua bán những gì?
- Tết thì các con thường được cha mẹ mua cho những gì?
- Đặc trưng của ngày tết mọi nhà đều có loại bánh gì?
- Có bạn nào biết cách gói bánh chưng, bánh tét
- Nguyên vật liệu để làm bánh chưng, bánh tét là những gì?
 -Để làm được bánh chưng, bánh tét cần có gạo nếp, đậu xanh, nhân thịt, lá dong, lá chuối, dây lạt. Khi gói xong thì bỏ vào nồi luộc 15-16 tiếng bánh mới chín rồi bắc ra ép.
- Các con nhìn thấy loại hoa gì báo hiệu là đến tết rồi? 
- Cả lớp cùng đọc thơ: “ Tết đang vào nhà”
- Ngày tết trên bàn thờ người ta thường trưng những thứ gì?
- Trong ngày tết nguyên đán của dân tộc ta còn có phong tục gì?
- Chúng ta chúc tết ai trước?
- Cha ông ta có câu: “ Mùng một tết cha, mùng hai tết bạn, mùng ba tết thầy”
- Cho trẻ đọc những câu chúc tết ông bà, cha mẹ, thầy cô mà trẻ biết
- Khi đến chúc tết ông bà, cô, bác thì các con nhận được gì?
-Đó là phong tục của ngày tết người lớn thường lì xì cho trẻ em và người già để mừng thêm một tuổi mới.
*Hoạt động 3: Mừng xuân đến
- Cô chia lớp thành 2 tổ thi đua đọc thơ và hát những bài hát về ngày tết và mùa xuân
- Nhận xét.
*Kết thúc: Nhận xét tuyên dương 
-Trẻ hát
+ Không khí ấm áp, mát mẻ 
+ Cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở
+ Ngày tết nguyên đán
- Trẻ hát
- Trẻ kể
- Dạ rồi
- Rất náo nhiệt và ồn ào. Người ta bán bánh kẹo, quần áo, hoa
- Mua cho quần áo đẹp
- Bánh chưng, bánh tét
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Hoa mai, hoa đào, hoa cúc
- Lớp đọc thơ
- Trái cây, hoa
- Mọi người đi chúc tết
- Ông bà, cha mẹ,..
- Trẻ đọc theo cô
- Trẻ đọc những câu chúc têt
- Bao lì xì
- Trẻ tiến hành thi đua.
Ñeà taøi:TEÁT NGUYEÂN ÑAÙN
I/ Yêu cầu:
_C/c biết tết nguyên đán là tết truyền thống của dân tộc Việt Nam ,được _tổ chức và mỗi năm bắt đầu từ ngày đầu tiên của mỗi năm âm lịch
-C/c biết được phong tục của người Việt Nam khi tết đến 
-C/c phát âm đúng từ :Tết nguyên đán,hoa đào,hoa mai
-C/c biết chào hỏi ,chúc tết người lớn khi đi thăm hỏi ,giáo dục c/c lớn thêm 1 tuổi cố gắng ngoan,học giỏi 
Tích hợp:AN,LQVH
II/ Chuẩn bị:
- Tranh các loại trái cây ngày tết 
- Tranh các loại T/c giải trí 
- Tranh các em thiếu nhi đi chơi ngày tết 
II/ Tiến trình tiết dạy:
Hoaït ñoäng cuûa coâ
Hoaït ñoäng chaùu
1/ Gây hứng thú:
-C/c hát bài:”Sắp đến tết rồi”
-C/c vừa hát bài hát gì?
-Sắp đến tết nên đến trường rất vui ,về nhà cũng vui nữa vậy c/c phải làm sao?
2/ Vào bài:
-Mẹ may áo mới mọi người còn làm những gì để đón tết ?
-Đặc biệt là tết đến trên bàn thờ cúng tổ tiên của mỗi gia đình đều có gì?
-Cô có thể giới thiệu tranh 
-Thế c/c có biết tết nguyên đán được bắt từ ngày nào/
-Bắt đầu từ ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm,được tổ chức vào mỗi năm nhưng trước đó mọi người phải chuẩn bị sẵn,rất sớm nhộn nhịp nên rất vui
-Thế c/c biết hoa gì nở đúng vào dịp tết ?
-Cô đo: 	
Hoa gì nho nhỏ
Cánh đỏ hồng tươi
Hễ thấy hoa cười 
Đúng là tết đến 
-C/c đọc thơ:”cây đào”
-Tết đến là mùa xuân đến ,mùa xuân đến c/c thêm 1 tuổi ,đó là nội dung bài hát gì/
-C/c hát bài:”Mùa xuân”
-Tết đến c/c được mặt quần áo đẹp ,được đi đâu?
-Đi chơi ở đâu?
-Cô giới thiệu tranh 
-Ơ đó có các loại trò chơi giải trí rất vui
-C/c biết đó là loại t/c gì/
-Ơ các địa phương,người ta thường tổ chức các lễ hội rất vui
-Tết đến c/c được đi đâu nữa/
-Cô giới thiệu tranh cho c/c xem,c/v đi thăm ông bà người thân
-C/c nhớ khi gặp ông bà ,người thân c/c phải chào hỏi thật lễ phép và chúc năm no81i,cô dạy c/c chúc .
-C/c sẽ được lì xì lấy hên
Trò chơi:
C/c chơi t/c:”nói nhanh”
Cô nói:tết đến
Hoa đào 
Hoa mai
3/ Keát thuùc:
- Nhaän xeùt tuyeân döông.
C/c trả lời câu hỏi cô 
C/c trả lời câu hỏi cô 
Hoa đào 
C/c quan sát tranh 
C/c trả lời câu hỏi 
Hoa nở
Hồng tươi 
Rạng rỡ
Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ĐỀ TÀI:BÀI HÁT “BÁNH CHƯNG XANH”
VẬN ĐỘNG: VỖ TAY THEO NHỊP
NGHE HÁT: NGÀY TẾT QUÊ EM
TRÒ CHƠI: Ô CỬA BÍ MẬT
I/Yêu cầu:
- Cháu hát đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng theo bài hát “ bánh chưng xanh” cháu chú ý nghe cô hát, chơi trò chơi vui tươi, sinh động
- Cháu hát to, rỏ lời
- Qua giờ học giúp cháu khả năng cảm thụ âm nhạc
- Cảm nhận vẻ đẹp qua đồ dùng
-Giáo dục cháu yêu âm nhạc, thích hát múa
II/Chuẩn bị:
-Dụng cụ âm nhạc
III/Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1:
Cô cho trẻ xem phim nói về ngày tết nguyên đán.
 Các con nhìn thấy gì?
 Trong ngày tết có những gì?
 Ngày tết thường có những lọai bánh mứt nào?
 Có lọai bánh không thể thiếu trong ngày Tết, c/c biết đó là bánh gì không?
Tác giả Phạm Duy Cường đã sáng tác ra bài hát “ Bánh chưng xanh”. Các con lắng nghe cô hát nha.
Cho cả lớp hát cùng với cô 2 lần
Để bài hát hay hơn thì các con thích kiểu vận động gì?
Hôm nay cô sẽ dạy các con vỗ tay theo nhịp bài hát nha.
Cô vận động lần 1.
Cô vận động lần 2+ giải thích: Cô vừa hát vừa vỗ vào chữ “bánh”, nghĩ vào chữ “chưng”, rồi tiếp tục vỗ vào chữ “xanh” nghĩ ở chữ “ bên” cứ như thế các con vỗ cho đến hết bài.
Cho cả lớp vận động (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Cô cháu chuyển đội hình vòng tròn lấy thanh gõ, vận động bài “bánh chưng xanh”
Cô chia lớp thành 3 tổ, Xem tổ bạn nào hát và vận động hay thì cô sẽ thưởng cho tổ đó một món quà
Cô cho cá nhân biểu diễn 
*Hoạt động 2:
Đã sắp đến tết rồi.Vậy các con ăn tết ở đâu nào? 
Có bạn thì ăn tết ở nhà, có bạn lại về quê ăn tết với ông bà
Cô cũng có bài hát nói về “Ngày tết quê em” của nhạc sĩ Từ Huy Các bạn chú ý lắng nghe nha
Cô hát một lần
Cô hát lại bài hát cho trẻ nghe và mời trẻ hưởng ứng cùng cô
*Hoạt động 3:
Lớp mình vận động theo bài hát rất hay. Cô sẽ thưởng cho lớp một trò chơi. Đó là trò chơi”Ô cửa bí mật ”
Cách chơi: cho cháu chọn ô số mà cháu thích, mở ô số ra thấy hình gì hiện ra thì các con hát bài hát liên quan đến hình mà các con vừa mở.
Luật chơi: hát đúng sẽ được tặng hoa
Cho cháu chơi 3-4 lần
Nhận xét trò chơi
*Kết thúc: Nhận xét và tuyên dương trẻ
-Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
-Cả lớp hát
-Trẻ chú ý
-Cả lớp vận động
-Trẻ chuyển đội hình lấy thanh gõ
-Tổ vận động
-Cá nhân biểu diễn
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô
-Trẻ tham gia trò chơi
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: TẾT ĐANG VÀO NHÀ
I/ Yêu cầu:
- Trẻ thuộc thơ và hiểu được không khí trong ngày tết và biết được mình thêm một tuổi.
- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm rõ lời, thể hiện được sắc thái âm điệu, nhịp điệu của bài thơ. Trẻ được làm quen một số từ mới và từ khó trong bài thơ.
- Trẻ biết yêu quí, kính trọng mọi người.
II/ Chuẩn bị:
- Mô hình minh họa bài thơ
- Tranh thơ của cô 
III/ Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé giải cô đố
Cô đố “Mùa gì ấm áp
 Mưa phùn nhẹ bay
 Khắp chốn cỏ cây
 Đâm chồi nảy lộc”
Đó là mùa gì? 
Mùa xuân đến mọi người ai cũng vui vẻ đón mừng tết đến.
Thế tết đến c/c thêm mấy tuổi ?
Tết đến c/c có vui không? 
*Hoạt động 2: Cô dọc thơ cho bé nghe
Cô cũng có một bài thơ rất hay nói về ngày tết. Đó là bài thơ “Tết đang vào nhà”
(Cho cả lớp nhắc lại đề tài 2-3 lần)
C/c lắng nghe cô đọc nha. 
Cô đọc lần 1+ tranh 
Cô giải thích từ khó: sáng hồng, rung rinh
Cô đọc lần 2 + mô hình minh họa
Các con vừa đọc bài thơ gì vậy?
Bài thơ tả cảnh gì?
Hoa đào có màu gì?
Hoa mai có màu gì?
À, ngoài hoa mai màu vàng còn có hoa mai màu trắng nữa đó.
Trong bài thơ mẹ chuẩn bị gì cho ngày tết?
Còn bé làm gì?
Ông làm gì?
Các con biết không mỗi năm sắp đến tết, nhà nào cũng trang trí cho đẹp, các con được thêm một tuổi lớn hơn, vui hơn nữa.
*Hoạt động 3 : Bé làm nhà thơ nhí
Cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần
Mời tổ đọc
Mời nhóm nam, nhóm nữ
Mời cá nhân đọc (3-4 trẻ)
Cô thấy bài thơ rất hay, có nhiều tên để đặt nhưng tác giả Nguyễn Hồng Kiên đã đặt là “Tết đang vào nhà”. Bạn nào giúp cô đặt tên khác nào? 
Cho trẻ đặt tên bài thơ (3-4 trẻ đặt)
Cô nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả
Qua bài thơ c/c thấy tết có vui không? 
Đúng rồi! Tết đến rất là vui c/c được ba mẹ dẫn đi chơi, đi thăm họ hàng, đi chúc tết ông bà. Và c/c được lì xì lấy lộc đầu năm. Vậy c/c phải biết ngoan ngoãn và vâng lời người lớn nha thì c/c sẽ nhận được rất nhiều lì xì để thưởng cho c/c đó.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
-Mùa xuân
-Thêm một tuổi
-Dạ vui
-Lớp nhắc lại
-Trẻ trả lời các câu hỏi của cô 
-Lớp đọc
-Tổ đọc
-Nhóm đọc
-Cá nhân đọc
-Trẻ đặt tên bài thơ
-Dạ vui
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ĐỀ TÀI: NẶN ĐĨA ĐỰNG QUẢ
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết cách nặn cái đĩa và biết tên sản phẩm của mình tạo ra.
- Củng cố kỹ năng lăn tròn, lăn dài, ấn bẹt, ấn lõm, kỹ năng gắn đính các bộ phận tạo thành sản phẩm.
- Giáo dục trẻ tập trung kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết quan tâm bạn trong khi thực hành..
II/ Chuẩn bị:
-Đĩa thật
- Đất nặn cho cô và trẻ
- Bảng con
- Khăn lau
- Vật mẫu 
III/ Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng cô.
- Cô đố, cô đố?
 Mùa gì ấm áp
 Mưa phùn nhẹ bay
 Khắp chốn cỏ cây
 Đâm chồi nảy lộc
-Đó là mùa gì?
- Đúng rồi, đó là mùa xuân. Mùa xuân về thì tết cũng đến, vậy tết đến các con thấy có nhiều cái gì nè.
- Có nhiều hoa và có nhiều trái cây nữa. Nhà mình thì có ba mẹ mua trái cây chưng lên đĩa cúng tết, còn bạn thỏ thì không có ba mẹ rất tội. Vậy các con có cách gì giúp bạn thỏ chưng những đĩa quả để đón tết không?
- Vậy lớp mình cùng giúp bạn thỏ nặn đĩa đựng trái cây cho ngày tết nha.
* Hoạt động 2: Bé trổ tài
- Cô giới thiệu vật mẫu cho trẻ xem.
- Cô nặn mẫu lần 1
- Cô nặn lần 2 + giải thích.
- Trước hết cô sẽ để đất nặn trên bảng, tay trái cô giữ bảng còn tay phải cô nhào đất nặn cho thật là mềm và dẻo. Cô chia đất thành hai phần: 1 phần to và 1 phần nhỏ. Cô sẽ xoay tròn phần đất to trước, ấn bẹt cho mỏng và mịn miếng đất. Để tạo thành hình cái đĩa cô bẻ khum lại tạo nên lòng đĩa.Còn phần đất nhỏ cô lăn dài rồi nối lại tạo thành chiếc vòng nhỏ làm đế cái đĩa. 
- Khi cô đã hướng dẫn cho trẻ các thao tác nặn thì cô bắt đầu cho trẻ thực hiện. 
- Khi trẻ thực hiện cô nhớ nhắc trẻ phải nhào đất cho thật mềm và dẻo, khi thực hiện thao tác nặn thì nhớ là tay trái giữ bảng, tay phải lăn đất và ngồi thẳng. Nhất là không được bôi tay dơ vào quần áo.
- Với những trẻ chưa nắm được các thao tác nặn, cô cầm tay trẻ và thực hiện cùng với trẻ để trẻ nắm rõ được thao tác nặn và hoàn thành được sản phẩm của mình.
- Khi trẻ nặn cô phải theo dõi quan sát, gợi ý cho trẻ nặn và chú ý sửa sai cho trẻ.
*Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Khi trẻ thực hiện xong cô hỏi trẻ vừa làm gì?
- Thế bây giờ lớp mình cùng nhau mang đĩa đựng quả này tặng cho bạn thỏ nha.
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình.
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ, với những trẻ chưa thực hiện được sản phẩm hoặc sản phẩm chưa đẹp thì cô khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn để có thể hoàn thành được sản phẩm của mình.
- Cả lớp hát bài hát “Sắp đến tết rồi”
*Kết thúc: Nhận xét và tuyên dương trẻ.
-Mùa xuân
-Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát
-Trẻ thực hiện
-Nặn đĩa đựng quả
-Trẻ hát
ĐỀ TÀI :NẶN ĐĨA ĐỰNG QUẢ (M) 
 I/ YÊU CẦU :
 1.Kiến thức: 
 -Dạy c/c làm mỏng viên đất đả xoay tròn, bẻ khum lại tạo nên lòng đĩa,biết cách lăn dọc ít đất bẻ cong đính lại với nhau làm chân đế.
 2.Kỷ năng:
 -Rèn kỷ năng xoay tròn,dàn mỏng, bẻ khum. 
 -Phát triển các cơ ngón tay cho trẻ. 
3.Giáo dục:
 -Giáo dục c/c nề nếp trong học tập, biết giữ vệ sinh khi nặn, biết giữ gìn sản phẩm.
II/ CHUẨN BỊ:
 -Một số mẫu của cô
 -Đất nặn, bảng con,khăn lau tay cho trẻ.
III/HƯỚNG DẪN:
 TIẾN TRÌNH DẠY
RKN
 .Ổn định: hát bài “sắp đến tết rồi”
*HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện về ngày tết:
 -C/c thấy ngày tết trên bàn thờ có những thứ gì?(hoa, quả, bánh tét)
 -Vậy c/c cò biết ba mẹ thường đựng quả bằng cái gì không?(đựng bằng đĩa). 
 Cô vừa đi chợ về mua một ít quả nhưng chưa có đĩa để đựng vậy cô và c/c cùng nặn đĩa đựng quả nhé.
 Cháu nhắc đề tài(đồng thanh)
 *HOẠT ĐỘNG 2: Ai khéo tay hơn
 + Cô có một vài cái đĩa điã nặn sẵn c/c xem nhé.
 -Con nào cho cô biết cái đĩa có dạng gì?(dạng tròn).
 -Lòng đĩa ra sao?(hơi lõm).
 -Phía dưới đĩa có gì?(chân đế).
 +Cô vừa nặn vừa phân tích chậm:
 Trước tiên c/c nhào đất cho mềm, dùng các ngón tay của hai bàn tay dàn đất cho mỏng ra,rồi bẻ khum lại tạo cho lòng đĩa có độ hơi sâu.Tiếp theo cô lấy một ít đất lăn dọc bẻ cong đính hai đầu lại với nhau gắn vào bên dưới của đĩa làm chân đế giữ cho đĩa không bị ngã.Cô đã nặn xong cái đĩa c/c thấy thế nào?
 +Cho c/c bắt đầu nặn trong khi c/c nặn cô chú ý bao quát động viên để c/c nặn được nhiều cái đĩa đẹp, kích thước khác nhau, và nhắc nhở c/c biết giữ vệ sinh khi nặn.
 -Cô báo sắp hết giờ,hết giờ.
 *HOẠT ĐỘNG 3: Bé thích sản phẩm nào? 
 -Cho c/c mang sản phẩm lên trưng bày cô và c/c cùng nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn
 *Kết thúc: 
 Nhận xét tuyên dương
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI : NHẬN BIẾT, ĐẾM ĐÚNG CÁC NHÓM CÓ 5 ĐỐI TƯỢNG
I/ Yêu cầu :
Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết nhóm có 5 đối tượng
Hình thành kỹ năng đếm đến 5, kỹ năng tạo nhóm có 5 đối tượng.
Giáo giáo dục trẻ yêu mùa xuân, yêu hoa, biết ơn người trồng hoa, biết bảo vệ và chăm sóc hoa.
II/Chuẩn bị:
Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng là 5
Mỗi trẻ một rổ đựng 5 hoa mai màu vàng , 5 hoa đào màu đỏ
5 chậu hoa cúc và một số thẻ chấm tròn có số lượng từ 1- 5
Tập tóan, bút màu, bàn ghế
III/ Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ai giỏi nhất
Cả lớp cùng hát bài : “ Sắp đến tết rồi”
Hôm nay cô dẫn các con đi chợ mua một số đồ chơi cho lớp mình nhé! Nào cô cháu mình cùng đi
Chợ có rất nhiều gian hàng cô và các con cùng đến chỗ bán đồ chơi nào
Các con tìm giúp cô những lọai đồ chơi nào có số lượng là 4 ( trẻ tìm cô cho Cả lớp cùng đếm và nhận xét)
Những nhóm đồ chơi nào các con chọn đúng cô sẽ mua cho các con nè ! Bây giờ cô cháu mình cùng về lớp nào!
* Họat động 2: Bé hay bé tài
Trong lúc cô cháu mình đi chợ Bác gấu đã đến tặng cho cho các con mỗi

File đính kèm:

  • docxGA_tet_va_mua_xuan.docx
Giáo Án Liên Quan