Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Năm 2020

+ Yêu cầu : Cháu biết chào hỏi khi đến lớp , cùng bạn và chơi ở góc chơi

- Trao đổi với phụ huynh về tình sức khoẻ của cháu

- Trò chuyện về chủ đề

+ Tổ chức thực hiện :

- Cho cháu chơi ở các góc chơi

- Nhắc nhở các cháu lễ phép , trò chuyện với phụ huynh vể tình hình sức khoẻ của cháu

- Khuyến khích trẻ trò chuyện với cô và bạn

- Nhắc nhở các cháu mặc đồng phục

* Điểm danh : ( thực hiện cả tuần)

- Nội dung yêu cầu :

. Trẻ yêu thương quan tâm lẫn nhau

- Biện pháp thực hiện :

. Cô theo dõi quan sát phát hiện ra trẻ vắng mặt , cô tìm hiểu gợi ý cho trẻ nói về lý do bạn vắng , sau đó cập nhật vào sổ theo dõi để có biện pháp động viên trẻ đến lớp đều

* Thông báo 3 TCBN ( thực hiện cả tuần)

. Nội dung yêu cầu : trẻ biết chào cô khi đến lớp

. Biện pháp thực hiện : cô khuyến khích trẻ cùng tham gia nói chuyện

 

docx25 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ :Bản thân
(5 TUẦN)
Từ 12/10 – 13/11/2020
Tuần 1: Các Giác Quan Của Bé
Bản thân của bé
( 5 tuần)
Từ 12/10 – 13/11/2020
Tuần 5: 
Tôi Cần Gì Lớn Lên Và Khỏe Mạnh
Tuần 4: Bé Biết Giữ Gìn Vệ Sinh
Tuần 2: 
Sở thích của bé
Tuần 3: Thời Trang Của bé
MỞ CHỦ ĐỀ
Bé biết bạn trai bạn gái
Biết mặc trang phục phù hợp
Biết các giác quan của cơ thể
Biết sự cần thiết của chất dinh dưỡng cho cơ thể
Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể của mình
MỤC TIÊU CHUNG
Lĩnh vực
Số thứ tự
Mục tiêu giáo dục trong năm 
Nội dung giáo dục 
Lĩnh vực phát triển Nhận thức
47
64
- Phối hợp các giáp quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm...để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
- Nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
- Chức năng của các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể
Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân
Lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ
73
76
- Thực hiện hai, ba yêu cầu liên tiếp, ví dụ: "Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng"
Nói rõ để người nghe có thể hiểu được
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu 
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
Lĩnh vực phát triển Thể chất 
5
21
- Thể hiện nhanh, khéo trong thực hiện bài tập:
Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
Lĩnh vực phát triển Tình cảm – xã hội
96
98
- Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố - mẹ.
Có gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi)
- Tên, tuồi, giới tính của bản thân, bố mẹ.
Hoàn thành công việc được giao
Lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ
91
93
- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.
- Vận động, sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhạc, bài hát.
Trẻ ngắm nhìn vẽ đẹp nổi bật của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống, đồ dùng đồ chơi
KẾ HOẠCH TUẦN 8
CHỦ ĐỀ : Bản thân 
 CHỦ ĐỀ NHÁNH : Bé Biết Giữ Gìn Vệ Sinh
 Từ ngày Từ 02/11/2020-06/11/2020
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Nhận thức
- Trẻ hiểu và nhận biết được những đồ dùng vệ sinh của mình 
- Trẻ nhận biết được từng đặc điểm riêng của đồ dùng vệ sinh
- Trẻ biết so sánh nhận biết phía trên phía dưới của bé
- Trẻ nhận biết được đồ dùng vệ sinh của mình, biết công dụng của chúng
- Trẻ biết phía trên phía dưới so với bản thân 
 KPKH: Tìm hiểu đồ dùng vệ sinh của bé
LQVT: Dạy trẻ nhận biết phía trên phía dưới so với bản thân 
Ngôn ngữ
- Trẻ tham gia đọc thơ kể chuyện và thể hiện được giọng của mình vào các nhân vật trong các bài thơ câu chuyện
- Trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng và mạch lạc
- Trẻ dùng ngôn ngữ để gọi đúng tên từng trang phục của bạn trai và bạn gái.
- Trẻ được rèn luyện cũng cố phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động
- KCTĐV: “Đồ dùng vệ sinh của bé Na” 
Thể chất
* Vận động: ném trúng đích bằng 1 tay
* Dinh dưỡng-sức khỏe:
 - Trẻ biết giữ gìn cơ thể khỏe mạnh , ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng 
- Trẻ ném trúng đích bằng 1 tay.
 - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn , vận động qua các trò chơi ,qua các bài tập thể dục giúp cơ thể phát triển tốt.
- GD trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh
- TDGH: Ném trúng đích bằng 1 tay
Thẩm mĩ
Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm qua các bài thơ, câu chuyện, bài hát,
Biết thể hiện qua màu sắc.
- Biết sử dụng kỹ năng tạo hình tạo ra các sản phẩm đẹp từ các nguyên vật liệu mở
- Biết cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm
- TH: Trang trí áo bé trai bé gái (ĐT)
- GDAN: 
Biểu diễn: “Chương trình tiếng hát Chim Sơn Ca”.
Nghe hát: “Lý cây xanh”
Trò chơi: “ Chiếc ghế âm nhạc"
Tình cảm-xã hội
- Giáo dục cháu biết yêu thương đoàn kết bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.....
- Giáo dục cháu ngoan biết vâng lời cha mẹ,cô giáo.
- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh lớp sạch sẽ 
- Biết nhường nhịn bạn , yêu thương giúp đỡ bạn
. PV: Chơi gia đình, y tá , bác sỹ (gọi tên các bộ phận cơ thể, đau ở đâu, đau như thế nào?..)( thứ 2)
Góc nghệ thuật: vẽ, nặn, xé dán về bé trai bé gái. Làm hình người bằng nguyên vật liệu đã qua sử dụng (thứ 3)
HT: Xem truyện tranh,xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh Chơi “Chiếc túi kỳ lạ” (thứ 4)
*Góc xây dựng: xây nhà của bé (thứ 5)
*TN: Đong nước, so sánh số chai, nhiều hơn, ít hơn. Làm thí nghiệm pha nước màu.
.( thứ 6)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 8
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
HĐNT
Quan sát bàn chải đánh răng.
Quan sát về khăn lau mặt.
Thí nghiệm: “Chìm-nổi”
Trò chuyện về đồ dùng vệ sinh của bé.
lao động vệ sinh chung
HĐ HỌC
KPKH: 
Tìm hiểu về đồ dùng vệ sinh của bé
TH: Trang trí áo bé trai bé gái (ĐT)
GDAN: Biểu diễn: “Chương trình tiếng hát chim Sơn Ca”
Nghe hát: “Lý cây xanh”
Trò chơi: “Chiếc ghế âm nhạc”
TDGH: ném trúng đích bằng 1 tay.
PTNN:
KCTĐV: “Đồ dùng vệ sinh của bé Na”
LQVT: Dạy trẻ xác định trên dưới so với bản thân.
SINH HOẠT CHIỀU
Thao tác vệ sinh: “Gấp quần áo” 
THNTH: “đồ dùng vệ sinh của bé”
Hướng dẫn trò chơi mới: “Chim sổ lồng”
Lên phòng máy
 Lao động vệ sinh chung
KẾ HỌACH TUẦN 8
ĐÓN TRẺ
( thực hiện cả tuần)
+ Yêu cầu : Cháu biết chào hỏi khi đến lớp , cùng bạn và chơi ở góc chơi 
- Trao đổi với phụ huynh về tình sức khoẻ của cháu 
- Trò chuyện về chủ đề
+ Tổ chức thực hiện :
- Cho cháu chơi ở các góc chơi
- Nhắc nhở các cháu lễ phép , trò chuyện với phụ huynh vể tình hình sức khoẻ của cháu 
- Khuyến khích trẻ trò chuyện với cô và bạn 
- Nhắc nhở các cháu mặc đồng phục
* Điểm danh : ( thực hiện cả tuần)
- Nội dung yêu cầu : 
. Trẻ yêu thương quan tâm lẫn nhau 
- Biện pháp thực hiện : 
. Cô theo dõi quan sát phát hiện ra trẻ vắng mặt , cô tìm hiểu gợi ý cho trẻ nói về lý do bạn vắng , sau đó cập nhật vào sổ theo dõi để có biện pháp động viên trẻ đến lớp đều
* Thông báo 3 TCBN ( thực hiện cả tuần)
. Nội dung yêu cầu : trẻ biết chào cô khi đến lớp
. Biện pháp thực hiện : cô khuyến khích trẻ cùng tham gia nói chuyện 
Thông báo 3 TCBN :
Biết nói cám ơn khi được giúp đỡ.
2. Không nói chuyện trong giờ học.
3. Ăn không rơi đổ
. Nhắc nhở cháu thường xuyên 
. Cho cháu đọc vào giờ thể dục sáng để trẻ nhớ và cố gắng hơn trong học tập
TD Sáng
Bài tập thứ ba
( thực hiện cả tuần)
 BÀI TẬP THỨ NĂM : CHIẾC ĐỒNG HỒ
* Khởi động: 
 - Đi theo hàng một, chạy nhẹ nhàng. Đi bước cao đầu gối. Xếp thoe tổ
*Trọng động: 
Bài tập phát triển chung:
- Đồng hồ xoay tròn :
- Tư thế chuẩn bị : đứng tự nhiên , tay thả xuôi . Đưa 2 tay ngang bằng vai, gập hai tay trước ngực và làm động tác cuộn len, về tư thế ban đầu. thực hiên đến 4 – 5 lần 
- Quả lắc đu đưa :
+ Tư thế chuẩn bị : Đứng tự nhiên tay chống hông. Nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải và nói: “Tích tắc! Tích tắc”, đứng thẳng. Thực hiện 5-6 lần.
- Đồng hồ bị hỏng
+Tư thế chuẩn bị : đứng tự nhien, tay tahr xuôi. Ngôi xổm, vỗ 2 bàn tay lên các đầu gối, đứng lên thực hiên 4-5 lần.
- Đồng hồ chạy:
+tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên tay thả xuôi. Đưa 2 tay về phía trước- đưa ra phía sau, bàn tay lắc lắc về tư thế ban đầu. Thwujc hiện 4-5 lần.
*Hồi tĩnh : Chuyển đội hình thành hàng một. Chạy đi nối đuôi nhau. 
Thứ/ ngày
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
HĐNT
I/ Mục đích yêu cầu chung :
 Trẻ biết được về đồ dùng vệ sinh của bé như bàn chải, lược, khăn, .... Cháu biết dùng ngôn ngữ của mình để giới thiệu rõ ràng mạch lạc.
II/ Chuẩn bị :	
Địa điểm : ngoài sân , sân sạch , bằng phẳng , đồ chơi ngoài trời 
Câu hỏi đàm thoại ,một số đồ dùng , đồ chơi từ thiên nhiên
III/ Phương pháp :
Quan sát – Đàm thoại – Trò chơi
 THỨ 2: QUAN SÁT BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG 
1. Ổn Định
-Tập trung trẻ lại trò chuyện cùng với trẻ. Trao đổi với trẻ về thời tiết, nhắc các bé chỉnh chu trang phục lại và cho trẻ biết nội dung hoạt động ngoài trời, đầu tiên là chúng ta sẽ quan sát bàn chải đánh răng, sau đó các bạn sẽ được chơi trò: “Ô tô chim sẻ”cuối cùng các bạn sẽ được chơi tự do nha!
2. Quan sát đặc điểm bàn chải đánh răng:
Dẫn các bé đi quan sát và đặt các câu hỏi:
*Cô cho cả lớp quan sát bàn chải đánh răng và đặt câu hỏi:
- Đây là gì?
- Bàn chải có màu gì?
- Có những phần nào?
- Tay cầm bàn chải hình gì? 
- Lông bàn chải ra sao?
- Bàn chải dùng để làm gì?
- Các bạn đánh răng khi nào?
- Các bạn sử dụng bàn chải đánh răng thế nào?
- Nếu không có bàn chải đánh răng thì hàm răng chúng ta sẽ như thế nào?
*Giáo dục trẻ: bàn chải dùng để đánh răng. Các bạn nhớ phải thường xuyên đánh răng để giữ gìn hàm răng sạch sẽ và không bị sâu răng nhé!
Trò chơi: “Ô tô chim sẻ”
Cách chơi:
 Chọn 1 đến hai người chơi đóng vai trò là người lái ô tô. Đưa cho mỗi người chơi này một vòng tròn vô lăng,  xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô".
- Những người chơi còn lại đóng vai trò là “chim sẻ”.
- Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.
- Người lái “ ô tô” sẽ kêu bim bim và chạy tới con đường. Khi nghe có tiếng còi ô tô, các chú chim sẻ phải bay nhanh sang hai bên vỉa hè hoặc về tổ của mình. Các chú chim sẻ chú ý khi bay không va vào nhau nha.
- Nếu chú chim sẻ nào bay không nhanh lên vỉa hè bị ô tô va phải thì chú chim sẻ đó sẽ phải nhảy lò cò.
Luật chơi: 
Các bé chú ý không xô đẩy nhau khi ô tô đụng vào chim sẻ thì chim sẻ chủ động nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và bao quát trẻ
- Chơi trò chơi dân gian: đi cà kheo,.
- Cô giới thiệu các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, bập bênh, đu quay, nhà bóng và cho trẻ chơi
 - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị
+ Bóng: Chơi tung bóng
+ Phấn: vẽ các loại đồ chơi mà con thích
Báo sắp hết giờ- hết giờ
Tập trung trẻ lại nhận xét- kết thúc
********************
THỨ 3: QUAN SÁT VỀ KHĂN LAU MẶT CỦA BÉ
1. Ổn Định
-Tập trung trẻ lại trò chuyện cùng với trẻ. Trao đổi với trẻ về thời tiết, nhắc các bé chỉnh chu trang phục lại và cho trẻ biết nội dung hoạt động ngoài trời, đầu tiên là chúng ta sẽ quan sát khăn lau mặt, sau đó các bạn sẽ được chơi trò: “Chim sổ lồng”.
2. Quan sát đặc điểm bàn chải đánh răng:
Dẫn các bé đi quan sát và đặt các câu hỏi:
*Cô cho cả lớp quan sát bàn chải đánh răng và đặt câu hỏi:
- Đây là gì?
- Khăn có màu gì?
- Có những phần nào?
- Khăn lau mặt có hình gì? 
- Trên khăn có gì? (kí hiệu)
- Tại sao cần có những kí hiệu?
- Khăn làm từ chất liệu gì?
- Khăn có chức năng gì? 
- Nếu không có khăn lau mặt chúng ta sẽ như thế nào?
*Giáo dục trẻ: Chúng ta cố gắng giữu gìn khuôn mặt sạch sẽ bằng cách sử dụng khăn lau mặt thường xuyên nhé!
Trò chơi: “Chim sổ lồng”
Cách chơi: 
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm từ 13 – 15 trẻ). Mỗi 2 trẻ đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau (lồng) (số vòng ít hơn số số trẻ là 1).
- Trẻ đứng ngoài cho tín hiệu “đổi lồng” và chạy đi tìm lồng cho mình. Tất cả trẻ trong lồng phải chạy đổi lồng cho nhau. Trẻ nào không tìm được lồng phải đứng ngoài và bị giật điện.
Luật chơi:
- Mỗi 1 lồng chỉ có 1 chim, lồng nào có 2 chim là cả 2 con chim và 2 bạn làm lồng đều bị giật điện.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và bao quát trẻ
- Chơi trò chơi dân gian: đi cà kheo,.
- Cô giới thiệu các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, bập bênh, đu quay, nhà bóng và cho trẻ chơi
 - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị
+ Bóng: Chơi tung bóng
+ Phấn: vẽ các loại đồ chơi mà con thích
Báo sắp hết giờ- hết giờ
Tập trung trẻ lại nhận xét- kết thúc
*******************
THỨ 4: THÍ NGHIỆM: CHÌM-NỔI
1. .Mục đích - Yêu cầu: Trẻ biết được một số đồ vật khi bỏ vào nước sẽ có hiện tượng chìm và nôi. Hiểu được 1 trong những nguyên nhân khiến đồ vật nổi là bề mặt tiếp xúc . Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mạnh dạn đưa ra suy đoán của mình
2. Chuẩn bị:  2 ly nước, đồ vật chìm và nổi: 2 tờ giấy có kích thước bằng nhau.
3.Tiến hành
Tập trung trẻ lại trò chuyện cùng với trẻ. Trao đổi với trẻ về thời tiết, nhắc các bé chỉnh chu trang phục lại và cho trẻ biết nội dung hoạt động ngoài trời, đầu tiên là chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một thí nghiệm về sự “ Chìm và nôi”, sau đó các con sẽ thí nghiệm , cuối cùng các con sẽ được chơi tự do ngoài trời. 
- Cô có gì đây? Thau nước, 2 tờ giấy
- Giấy dùng để làm gì?
Hôm nay cô sẽ cùng các bạn thực hiện 1 thí nghiệm với 2 tờ giấy này nhé!
Cô cho trẻ quan sát 2 tờ giấy. Sau đó hỏi trẻ:
+ Hai tờ giấy có kích thước như thế nào?
+ Vậy 2 tờ giấy này có hoàn giống nhau không?
+ Nếu bây giờ cô thả 2 tờ giấy này vào nước thì chuyện gì sẽ xảy ra? (cả 2 đều nổi)
+ Cô cho bé đoán và thực hiện thử.
+ Bây giờ cô cũng có 2 tờ giấy giống như 2 tờ ban đầu, cho các bé xem và kiểm tra kích thước.
+ Nếu 1 tờ cô giữ nguyên còn 1 tờ cô vo lại thì các bạn nghĩ hiện tượng gì xảy ra?
+ Cho 3-4 bé đoán.
Để biết được chuyện gì xảy ra với 2 tờ giấy này cô mời các bạn về tổ của mình cùng thực hành thí nghiệm sau đó lên báo cáo kết quả thí nghiệm nhé!
*Giáo dục trẻ khi thực hiện phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ về nhóm thực hành. Cô quan sát theo dõi trẻ
- Khi trẻ làm xong. Cô hỏi trẻ: con quan sát thấy điều gì với tờ giấy giữ nguyên và tờ giấy vo tròn? 
- Rút ra kết luận: Tờ giấy giữ nguyên có bề mặt tiếp xúc với nước rộng hơn, to hơn nên có thể nổi trên mặt nước, còn tờ giấy vo lại có bề mặt tiếp xúc ít hơn nên chìm.
- Cô và các bé cùng dọn dẹp.
- Cô giới thiệu các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, bập bênh, đu quay, nhà bóng và cho trẻ chơi
- Chơi trò chơi dân gian: đi cà kheo,.
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị
+ Bóng: Chơi tung bóng
+ Phấn: vẽ các loại đồ chơi mà con thích
Báo sắp hết giờ- hết giờ
Tập trung trẻ lại nhận xét- kết thúc
THỨ 5: TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG ĐỒ DÙNG VỆ SINH CỦA BÉ
1. Ổn Định
-Tập trung trẻ lại trò chuyện cùng với trẻ. Trao đổi với trẻ về thời tiết, nhắc các bé chỉnh chu trang phục lại và cho trẻ biết nội dung hoạt động ngoài trời, đầu tiên là chúng ta sẽ trò chuyện về đồ dùng vệ sinh của các bạn, sau đó các bạn sẽ được chơi trò: “Cướp bóng” và cuối cùng là mình sẽ chơi tự do nhé.
Trò chuyện về các đồ dùng vệ sinh của bé:
Dẫn các bé đi quan sát và đặt các câu hỏi: 
- Vừa đi vừa đọc bài thơ : “Xòe tay” cho trẻ ngồi xuống.
- Ở lớp con có những đồ dùng vệ sinh nào? 
- Các bạn cùng kể với cô nhé: Bàn chải đánh răng, khăn lau tay, khăn lau mặt. 
- Những đồ dùng đó có tác dụng gì?
 +Bàn chải dùng để làm gì?
+ Khi nào các bạn dùng bàn chải đánh răng?
+ Tại sao cần phải dùng bàn chải đánh răng?
+ Nếu không có bàn chải đánh răng thì mình phải làm thế nào cho răng sạch sẽ?
+ Khăn dùng để làm gì?
+ Khi nào cần dùng khăn?
+ Tại sao cần phải dùng khăn?
+ Nếu không có khăn thì mình làm cách nào để mình có thể sạch sẽ?
Giáo dục: những đồ dùng vệ sinh rất quan trọng nè vì vậy các con sử dụng xong phải cất đúng nơi quy định, giữ gìn đồ dùng của mình sạch sẽ, không làm rơi và vứt lung tung nhé!
Trò chơi: “Cướp bóng”
 - Cách chơi: Cả lớp xếp thành 2 hàng ngang ngồi đối diện nhau theo từng cặp. ở giữa từng cặp chơi sẽ đặt 1 quả bóng. Khi cô đọc hiệu lệnh các bạn làm theo. Cô hô tay lên đầu- tay lên đùi, tay lên bụng- tay lên mắt,vv.v..v.. khi nghe câu: “tay cướp bóng” 2 bạn đối diện nhau sẽ giành quả bóng đặt giữa. Bạn nào giành trước là bạn giành chiến thắng, còn bạn chưa giành được bóng sẽ làm: “Bò lúc lắc”.
 - Luật chơi: Chỉ cướp bóng của cặp mình không cướp bóng của cặp bạn khác, cướp bóng thật nhanh sau khi cướp thành công thì ngồi tại chỗ và giơ bóng lên, 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô giới thiệu các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, bập bênh, đu quay, nhà bóng và cho trẻ chơi
- Chơi trò chơi dân gian: đi cà kheo,.
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị
+ Bóng: Chơi tung bóng
+ Phấn: vẽ các loại đồ chơi mà con thích
Báo sắp hết giờ- hết giờ
Tập trung trẻ lại nhận xét- kết thúc
THỨ 6 LĐVS : NHỔ CỎ
Tiến hành:
Cô giới thiệu nội dung của buổi hoạt động ngoài trời : cô thấy trời trong xanh rất đẹp,giờ các bạn cùng cô ra ngoài trời, chúng ta sẽ cùng cô nhổ cỏ để giữ vệ sinh sân trường của mình. sau đó chơi thi xem đội nào nhanh”, cuối cùng các bạn được chơi tự do nhé.
+Trò chơi: “Gieo hạt”
- Trò chuyện trên sân trường.
+Các con có thấy trên sân trường của chúng ta có nhiều cái gì?
+Các bạn thấy những cây xanh này như thế nào?
+Các bạn thấy những cây này thật xinh đẹp đúng không nè? Nếu muốn cây xanh của trường mình ngày càng đẹp thì chúng ta cần phải làm gì?
+ Bây giờ cô sẽ tổ chức một trò chơi giúp cho các bạn vừa giữ gìn vệ sinh thật tốt vừa có thể thi đua với nhau thật là vui nhé!
HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI:
-Trò chơi: “Kết nhóm” để chia 3 đội.
-Mỗi đội nhận 1 số bao tay và rổ
- Nhiệm vụ của các con là sẽ nhổ thật sạch những đám cỏ.
*Lưu ý: các bé sẽ đeo bao tay để nhổ cỏ không tranh giành xô đẩy nhau khi hoạt động.
- Nhóm nào nhổ cỏ sạch sẽ và xong trước sẽ là nhóm chiến thắng.
-Kết thúc trò chơi các bạn rửa tay sạch sẽ.
- Quan sát khuôn viên trường và nhận xét sau khi được nhổ sạch cỏ thì thấy như thế nào?
Cho các bé đi rửa tay thật sạch.
*Trò chơi: “Cua kẹp”
- Cho các bạn ngồi thành vòng tròn và đọc bài đồng dao cua kẹp, vừa đọc vừa thực hiện động tác. Chơi 3 4 lần.
- Chơi TDNT: Chơi tự do ngoài trời(cầu tuột, bập bênh xích đu, leo thang,đu quay, cà kheo, bô lin, lá cây, sỏi)
- TCDG: cò bẹp, ô ăn quan..
*Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.
KPKH: 
Tìm hiểu về đồ dùng vệ sinh của bé
TH: Trang trí áo bé trai bé gái (ĐT)
GDAN: Biểu diễn: “Chương trình tiếng hát chim Sơn Ca”
Nghe hát: “Lý cây bông”
Trò chơi: “Chiếc ghế âm nhạc”
TDGH: Ném trúng đích bằng 1 tay.
LQVH: KCTĐV: “Đồ dùng vệ sinh của bé Na”
LQVT: Dạy trẻ xác định trên dưới so với bản thân.
I. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
 Biết được các hoạt động trong từng góc chơi, thể hiện được vai chơi của mình, Rèn cho trẻ có kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để tạo ra sản phẩm đẹp về chủ đề cô và bạn của bé. Cháu tiếp thu từ ngữ, trả lời mạch lạc, nói mạch lạc tròn câu. Trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra, biết thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ: đồ chơi ở các góc
*TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
- Cô tập trung trẻ hát và vận động bài “5 ngón tay ngoan”
- Buổi sáng đến trường các con được gặp ai?(cô và các bạn)
- Đến trường các con gặp cô và các bạn các bạn các con có vui không?(dạ vui)
- Mỗi ngày đến trường cô dạy gì cho con ? (Hát, múa, kể chuyện)
- Hôm nay cô có rất nhiều góc chơi cô và các con cùng đi quan sát nha:
* PV: Chơi bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân.
* Mục đích yêu cầu: 
-Bé nắm được bác sĩ cần gì để khám bệnh và bệnh nhân diễn vai bị bệnh. Bé thể hiện được vai chơi của mình.
 + CB: Đồ chơi bác sĩ, áo bác sĩ, bàn giường bệnh.
 + GÝ: vài bạn sẽ đóng vai làm bác sĩ, các bạn còn lại đóng vai làm bệnh nhân đi khám bệnh.
Góc nghệ thuật: vẽ,tô màu đồ chơi bé thích.
* Mục đích yêu cầu
- Bé biết vẽ , tô màu về đồ dùng vệ sinh mà bé thích. Bé thể hiện tính thẩm mỹ và óc sáng tạo của mình cho bức tranh thêm đẹp. 
+ CB: Bút màu, bút chì, giấy trắng, tranh để trẻ tô màu,giấy lau tay, giấy màu, kéo ,hồ, Trống lắc, phách tre
+GÝ: ở góc này các con sẽ dùng bút chì vẽ hình đồ chơi của các con rồi dùng bút màu tô .Các con sẽ xé dán trang trí bức tranh đồ chơi của mình.
*HT: Xem truyện tranh,xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh (thứ 4)
* Mục đích yêu cầu
- Bé biết xem tranh ảnh thuộc chủ đề. Biết chơi ghép tranh thuộc chủ đề. GD trẻ nhườn nhịn không tranh giành đồ chơi với bạn.
 + CB: Tranh truyện chủ đề bản thân
 + GÝ: Ở góc này các con sẽ lấy truyện ra để xem và chơi ghép tranh nha
*Góc xây dựng:Xây vườn nhà của bé (thứ 5)
*Mục đích yêu cầu:
- Bé biết hợp tác với bạn xây dựng nên ngôi nhà của bé, thể hiện tư duy sáng tạo trong việc sắp xếp khuôn viên nhà ở. Biết cùng bạn dọn dẹp khi chơi xong.
+ CB: Gạch, hoa, cây xanh,xích đu,cầu tuột,bập bênh, cổng nhà.
+ GÝ: Các con sẽ dùng gạch xây hàng rào, xây nhà ở giữa, xây cầu tuộc bập bênh, trồng hoa cây xanh xung quanh nhà để cho vườn nhà mình thêm đẹp nha.
*TN: chơi với các nước,cát,chăm sóc góc thiên nhiên của lớp. thứ 6
*Mục đích yêu cầu: 
-Biết chăm sóc cây quan cảnh thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh khu vực chơi. GD trẻ chơi nhường nhịn bạn không tranh giành đồ chơi.
+CB:Cát ,hoa,chậu hoa,nứơc
+GÝ:Ở góc này các con sẽ trồng hoa vào chậu rồi đem vào góc xây dựng cho các chú th

File đính kèm:

  • docxlop 4 tuoi_12947337.docx
Giáo Án Liên Quan