Giáo án lớp chồi - Chủ điểm: Gia đình

1/ YÊU CẦU

Cháu thực hiện các động tác nhịp nhàng, hào hứng và chính xác. Cháu biết thề dục giúp cơ thể khỏe mạnh, mau lớn Qua đó cháu siêng năng tập thể dục.

2/ CHUẨN BỊ

Phòng rộng thoáng, vòng, trống lắc

3/ THỰC HIỆN

* Khởi động:

Cô cho cháu xếp hàng, di chuyển thành vòng tròn, thực hiện các kiểu đi, chạy sau đó về hàng ngang

* Trọng động:

Các bài tập phát triển chung

- Hô hấp 2: Thổi bóng bay

Đưa hai tay khum trước miệng và thổi mạnh đồng thời đưa hai tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần).

 

doc76 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 5240 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ điểm: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TUẦN 01
THỂ DỤC SÁNG
1/ YÊU CẦU
Cháu thực hiện các động tác nhịp nhàng, hào hứng và chính xác. Cháu biết thề dục giúp cơ thể khỏe mạnh, mau lớn Qua đó cháu siêng năng tập thể dục.
2/ CHUẨN BỊ
Phòng rộng thoáng, vòng, trống lắc
3/ THỰC HIỆN
* Khởi động:
Cô cho cháu xếp hàng, di chuyển thành vòng tròn, thực hiện các kiểu đi, chạy sau đó về hàng ngang
* Trọng động:
Các bài tập phát triển chung
- Hô hấp 2: Thổi bóng bay
Đưa hai tay khum trước miệng và thổi mạnh đồng thời đưa hai tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần).
- Tay - vai 5: Xoay bả vai.
+ TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, gập khủy tay, ngón tay chạm bả vai
+ TH: Xoay bả vai vòng từ trước ra sau bốn nhịp và ngược lại.
- Chân 2: Ngồi khuỵu gối
+ N1: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa
+ N2: Ngồi khuỵu gối, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp
+ N3: Như nhịp 1
+ N4: về TTCB
- Bụng lườn 2: Đứng nghiêng người sang 2 bên
+ N1: bước chân trái sang ngang 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau hoặc gập sau gáy
+ N2: nghiêng người sang trái
+ N3: nghiêng người sang phải
+ N4: về TTCB
- Bật nhảy: Tại chổ
* Hồi tĩnh:
Cô cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
* Hồi tĩnh:
Cô cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
Thứ hai, ngày 30 tháng 8 năm 2010
1. Đón trẻ - Trò chuyện theo chủ điểm: Gia đình
2. Thể dục sáng: Đội hình hàng ngang
Động tác: Hô hấp 2, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.
3. Hoạt động học: 
TD: BẬT TẠI CHỖ
TH: ÔN CÁC THAO TÁC VẼ
4. Hoạt động ngoài trời:
Dạy bài hát: Cả nhà thương nhau
Trò chơi: Trốn tìm
Cô quan sát cháu chơi tự do.
5. Hoạt động vui chơi: 
PV: Mẹ con 
XD: Xây nhà bé
TV: Xem tranh ảnh 
NT: vẽ, tô, nặn...
 6. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
I. Yêu cầu 
* Kiến thức: 
- Trẻ hiểu được gia đình lớn, gia đình nhỏ.
- Trẻ hiểu được lợi ích của việc luyện tập thể dục.
- Giúp trẻ hiểu được các thao tác trước khi vẽ.
* Kỹ năng: 
- Trẻ bật nhẹ nhàng, đúng tư thế.
- Trẻ xác định được các nét xiên, nét ngang, nét thẳng, nét cong.
- Cháu chơi đúng luật.
* Giáo dục: 
- Trẻ yêu thương cha mẹ, cảm nhận hạnh phúc được sống chung cha mẹ. 
- Giáo dục cháu chăm thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, mau lớn; 
- Biết quí trọng sản phẩm do mình làm ra.
 II. Chuẩn bị: 
Một số tranh ảnh về gia đình.
Phòng lớp rộng thoáng, 2 – 3 quả bóng cao su...
Giấy vẽ, bút màu,... đủ cho các cháu.
Đồ dùng đồ chơi các góc.
III. Thực hiện
1. Trò chuyện về: 
GIA ĐÌNH CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHÁU
- Cô cho cháu xem tranh.
Cô hỏi: Tranh vẽ gì? Trong tranh có những ai? Gia đình bé có những ai?
- Cô giới thiệu cho cháu biết từng thành viên trong gia đình.
- Giải thích từ “thành viên” là những người cùng sống trong ngôi nhà của mình.
- Dạy cháu được tên các thành viên trong gia đình
Cô kể tên các thành viên trong gia đình cô có: ba, mẹ anh, chị và cô.
Giáo dục cháu phải biết yêu thương cha mẹ, biết chào hỏi người lớn,...
Cháu xem tranh
Cháu trả lời
Cháu kể, mô tả 
Cháu lắng nghe
Cháu kể tên
Cháu lắng nghe
KQ đạt:
2. Hoạt động học
* Môn TD: 	
BẬT TẠI CHỖ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHÁU
* Khởi động:
Cô cho cháu xếp hàng, di chuyển thành vòng tròn, thực hiện các kiểu đi, chạy sau đó về hàng ngang
* Trọng động: 
Bài tập phát triển chung: 
Hô hấp 1, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.
* Vận động cơ bản
Để các con tự tin khéo léo tự tin và nhanh nhẹ hơn, hôm nay cô dạy các con vận động “BẬT TẠI CHỖ”
Cô thực hiện cho lớp xem 2 lần. Lần 2 kết hợp miêu tả: Đứng ngay vạch chuẩn chân rộng bằng vay, hai tay chống hông, Khi nghe hiệu lệnh thì nhún bật người lên khỏi mặt đất và rơi xuống đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân rồi từ từ hạ gót chân xuống chạm đất...
Cô gọi cháu lên thực hiện thử. Sau đó lần lượt cho mỗi cháu thực hiện cho đến hết lớp.
Cô quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
Cô hỏi: hôm nay cô dạy các con bài thể dục gì? Qua bài thể dục này sẽ giúp các cơ phát triển. Vì thế về nhà các con thường xuyên luyện tập để có cơ thể khỏe mạnh
Trò chơi: “Tung cao hơn nữa”
Các con tập thể dục rất đẹp. Để thưởng cho các con cô cho các con chơi trò chơi “Tung cao hơn nữa”
Hai tay cầm bóng sau đó tung mạnh lên cao, rồi đón chụp bóng bằng hai tay, cố gắng không làm rơi bóng hoặc ôm bóng vào người.
Cô mời cháu chơi thử. Cô nhận xét
Cô cho cháu chơi – Cô quan sát, nhắc nhở, động viên.
Cô củng cố - Giáo dục cháu siêng năng thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, mau lớn,
* Hồi tĩnh: Cô cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
Cháu thực hiện theo hiệu lệnh
Cháu tập cùng cô
Cháu lắng nghe và lập lại đề tài
Cháu quan sát, lắng nghe cô miêu tả
Cháu thực hiện
Nghe cô giải thích cách chơi
Cháu thực hiện trò chơi
Lắng nghe
Cháu đi nhẹ nhàng
 KQ đạt:
* Môn: Tạo hình
ÔN CÁC THAO TÁC VẼ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHÁU
Cho cháu chơi trò chơi “Trời mưa”.
Hôm nay chúng ta cùng “Ôn lại các thao tác vẽ”
Cô cho cháu xem mẫu vẽ trời mưa của cô.
Cô hỏi: Cô có hình gì? Cô vẽ mưa là những nét gì?...
Khi trời mưa (nhỏ) to có kèm theo gió ta thấy hạt mưa là những nét gì?
Vậy phía dưới tranh còn có gì?
Mặt đất cô vẽ nét gì? Trên mặt đất có những gì? Những cánh hoa cô vẽ nét gì?
Các con nhận biết được các nét vẽ rồi. Vậy các con hãy cho cô biết:
- Muốn vẽ được nét thẳng ta vẽ thế nào?
- Muốn vẽ các nét ngang ta vẽ từ đâu sang?
- Muốn vẽ nét xiên ta vẽ thế nào?
- Muốn vẽ được nét cong ta vẽ thế nào?
- Vậy các con hãy sử dụng nét vẽ này để tạo thành những bức tranh thật đẹp theo ý thích nhé
Cô cho cháu thực hiện.
Cô quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút,
Cô gợi ý khuyến khích trẻ hoàn thành bức tranh của mình.
Cô cho cháu trưng bày sản phẩm.
Cô nhận xét sản phẩm của cháu.
Cô hỏi: Con vừa làm gì?
Qua bài này giúp đôi tay các con thêm khéo léo. Về nhà hãy siêng năng tập vẽ để có nhiều sản phẩm đẹp...
Cô nhận xét, tuyên dương lớp.
Cháu chơi
Nhắc lại đề tài.
Cháu xem mẫu
Cháu trả lời các câu hỏi của cô.
Cháu nhắc lại cách vẽ các nét đã học
Cháu lắng nghe và cháu thực hiện vẽ tranh
Cháu trưng bày sản phẩm
Lắng nghe cô
Trả lời
Cháu lắng nghe
KQ đạt:
3. Hoạt động ngoài trời
- Dạy hát bài : Cả nhà thương nhau
- Trò chơi: Trốn tìm
Cô cho cháu chơi thử - chơi thật.
Cô nhận xét – nhắc nhở.
Cô quan sát cháu chơi tự do.	
	KQ đạt:
4. Hoạt động vui chơi:
	 Cô giới thiệu – giải thích các góc:
PV: Cửa hàng bán hoa
XD: Vườn hoa
TV: Xem sách
NT: Vẽ, tô, nặn...
Cô mời cháu chơi các góc, cô quan sát, nhận xét
	KQ đạt:
5. Vệ sinh
- Cô hướng dẫn cháu, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ
- Cô chải tóc gọn gàng cho các cháu.	KQ đạt:
6. Nêu gương – trả trẻ
Đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan
Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2010
1. Đón trẻ - Trò chuyện theo chủ điểm: Gia đình
2. Thể dục sáng: Đội hình hàng ngang
Động tác: Hô hấp 2, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.
3. Hoạt động học: 
TOÁN: ÔN CÁC HƯỚNG: 
TRƯỚC, SAU, PHẢI, TRÁI, TRÊN DƯỚI
ÂN: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU (T2)
4. Hoạt động ngoài trời:
Đọc thơ: Ông mặt trời
 Trò chơi : “trốn tìm”.
Cô quan sát cháu chơi tự do.
5. Hoạt động vui chơi: 
PV: Mẹ con XD: Xây nhà bé
TV: Xem tranh ảnh	NT: vẽ, tô, nặn...
 6. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
I. Yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ hiểu được gia đình lớn, gia đình nhỏ.
- Trẻ biết gọi tên quan sát, miêu tả những sự vật, sự việc trong lớp.
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát
* Kĩ năng:
- Trẻ xác định được các hướng trên – dưới, trước – sau, phải trái.
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng nhịp 
- Cháu tham gia các hoạt động tích cực, tự nhiên và vui chơi đúng luật,
*Giáo dục:
- Yêu thương cha mẹ, cảm nhận được hạnh phúc được sống chung cha mẹ.
- Cháu chú ý chăm phát biểu bài, chăm học, ...
II. Chuẩn bị
Một số đồ dùng trong lớp đặt gọn gàng.
Tranh ảnh về gia đình 
Đồ dùng dạy toán... cho cô và cháu.
Đồ dùng đồ chơi các góc.
III. Thực hiện
1. Trò chuyện: 
GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHÁU
- Hằng ngày, cô thấy các con được ba mẹ, anh chị đưa đến trường học rất là vui.
- Hôm nay, cô cháu ta cùng trò chuyện về gia đình nhe! 
- Cô hỏi: Sáng nay ai đưa con đến lớp? Trong gia đình con có những ai? Ông bà nội (ngoại) có sống chung với con không?
Tất cả mọi người trong gia đinh đều là những người thân yêu nhất của con. Các con phải biết yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà cha mẹ của mình, phải biết yêu thương nhường nhịn anh chị em với nhau
Cháu lắng nghe
Cháu trả lời
Cháu lắng nghe
KQ đạt:
2. Thể dục sáng:
Đội hình hàng ngang
Động tác: Hô hấp 1, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.	
KQ đạt:
3. Hoạt động học
* Môn LQVT: 
ÔN CÁC HƯỚNG:
TRƯỚC – SAU; PHẢI – TRÁI; TRÊN – DƯỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHÁU
Hôm nay cô cháu mình cùng “Ôn các hướng: trước – sau, phải – trái, trên – dưới”
* Ôn phần xác đinh: trước – sau, phải – trái, trên dưới của bản thân trẻ
- Cô cho lớp đọc bài thơ con voi. 
- Cô hỏi: cái vòi của con voi ở phía nào? Cái đuôi con voi ở phía nào?
- Cô cho cháu ngửa mặt lên rồi nhìn xuống để quan sát phía trên, phía dưới.
- Cô cho trẻ mô phỏng động tác ăn cơm, tay phải cầm muỗng, tay trái bưng bát cơm để cháu xác định phía phải, phía trái
* Phân biệt phía trước – phía sau, phải trái, trên dưới
- Cô cho 1 cháu lên ngồi ghế giữa lớp và chơi bắt bướm. Cô di chuyển con bướm theo các hướng phải – trái, trước – sau, trên – dưới cho cháu bắt. Cho cả lớp nói vị trí bay của bướm.
- Cô cho cả lớp chơi: Yêu cầu lớp nhắm mắt lại và di chuyển con bướm đậu vào một bạn, cả lớp mở mắt ra và nói xem bướm đậu vào phía nào của bạn đó.
- Sau đó cô yêu cầu vài cháu nhắc lại đủ câu vị trí của bướm
* Luyện tập
Cho trẻ quan sát kể tên đồ dùng đồ chơi đặt trong lớp ở phía nào so với bạn nào đó: Phía trên bạn An có gì? Bảng bé ngoan ở phía nào của bạn An? Tủ đựng đồ chơi ở phía nào của cô?
- Cô hỏi: các con vừa ôn và xác định được các hướng nào?
Cô củng cố giáo dục qua bài.
Cô nhận xét tuyên dương lớp.
Nhắc lại tên đề tài
Cháu minh hoại theo bài thơ, đàm thoại theo câu hỏi của cô
Cháu thực hiện
Cháu thực hiện theo yêu cầu của cô
Cháu làm theo yêu cầu của cô
Cả lớp cùng xác định các hướng theo yêu cầu của cô qua trò chơi
Cháu quan sát đò dùng đồ chơi quanh lớp
Cháu trả lời theo yêu cầu của cô
Cháu lắng nghe
KQ đạt:
* GDÂN: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU (T2)
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA CHÁU
- Cô cho lớp đọc bài thơ: Em yêu nhà em
- Cô hỏi: bài thơ nói về điều gì? Trong nhà có những ai?
- Cô nói bài thơ nói về ngôi nhà. Trong nhà thì có nhiều người sống chung với nhau chúng ta gọi là một gia đình.
- Cô cho cháu quan sát 2 bức tranh gia đình đông con (3 trở lên), gia đình ít con (1 – 2 con). Đàm thoại theo tranh.
- Cha mẹ là người sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn. Mẹ lo cho con từng miếng ăn giất ngủ. Đó là nội dung bài hát “Bàn tay mẹ”, nhạc và lời Bùi Đình Thảo, hôm nay cô hát cho con nghe
- Cô hát cho cháu nghe và tóm tắt nội dung
- Cô hát lần 2 cho cháu nghe, kết hợp múa minh họa.
Đàm thoại: Cô vừa hát các con nghe bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác? Bàn tay mẹ đã làm gì? Trời lạnh bàn tay mẹ làm gì?
Vậy các con phải thương yêu bố mẹ, hiếu thảo với bố mẹ, chăm ngoan, vâng lời bố mẹ
- Các con đã nghe cô hát rồi. Bây giờ cô và các con cùng hát lại bài hát “Cả nhà thương nhau”
Cô dạy lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát theo cô.
Cô dạy cả lớp hát lại cả bài một lần.
Cô củng cố, giáo dục qua bài: Qua bài hát các con biết được gia đình sống chung một nhà thì lúc nào cũng vui và yêu thương nhau. Đó là tình thương trong gia đình. 
Nhận xét tuyên dương lớp.
Cháu đọc thơ
Cháu trả lời câu hỏi của cô
Cháu xem tranh và đàm thoại theo cô 
Cháu lặp lại tên bài hát.
Cháu lắng nghe cô hát và tóm tắt bài hát.
Cháu trả lời
Nghe cô giáo dục
Cháu lặp lại bài hát
Cháu hát theo sự điều khiển của cô
KQ đạt:
4. Hoạt động ngoài trời
- Đọc thơ: Ông mặt trời
 	 - Cô giới thiệu, tổ chức trờ chơi “Trốn tìm”
Cô cho cháu chơi, cô quan sát nhắc nhở. Nhận xét
- Cô quan sát cháu chơi tự do.	KQ đạt: 
5. Hoạt động vui chơi
	Cô giới thiệu từng góc chơi.
	Cho cháu thực hiện
	Cô nhận xét cháu chơi	KQ đạt: 
6. Vệ sinh
- Cô hướng dẫn cháu, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ
- Cô chải tóc gọn gàng cho các cháu.	KQ đạt:
7. Nêu gương – trả trẻ
Đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan
Thực hiện giờ nêu gương	KQ đạt:
Thứ tư, ngày 01 tháng 9 năm 2010
1. Đón trẻ - Trò chuyện theo chủ điểm: Gia đình
2. Thể dục sáng: Đội hình hàng ngang
Động tác: Hô hấp 1, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.
3. Hoạt động học: 
MTXQ: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
Tạo hình: TÔ MÀU GIA ĐÌNH BÉ
4. Hoạt động ngoài trời:
Đọc thơ: Ông mặt trời
Trò chơi “Trốn tìm”.
Cô quan sát cháu chơi tự do.
5. Hoạt động vui chơi: 
PV: Mẹ con 
XD: Xây nhà bé
TV: Xem tranh ảnh
NT: vẽ, tô, nặn...
 6. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
I. Yêu cầu
* Kiến thức:
    	- Trẻ hiểu được gia đình lớn, gia đình nhỏ.
	- Cháu biết được gia đình là nơi tất cả người thân sống chung với nhau.
    	- Cháu biết chọn màu tô phù hợp.
* Kĩ năng:
- Cháu biết được các thành viên trong gia đình, quan hệ và cách xưng hô
- Cháu biết tô màu tranh, không lem ra ngoài 
- Cháu tham gia các hoạt động một cách tích cực, hứng thú, tự nhiên và vui chơi đúng luật...
* Giáo dục:
Giáo dục cháu yêu thương cha mẹ, cảm nhận được hạnh phúc sống chung cha mẹ.... Vâng lời cô giáo, chăm ngoan và biết quý trọng sản phẩm lao động,...
II. Chuẩn bị
	Tranh ảnh về gia đình.
	Mẫu vẽ gai đình của cô, giấy vẽ, bút màu, đủ cho cả lớp
	Đồ dùng đồ chơi các góc
III. Thực hiện
1. Thể dục sáng:
Đội hình hàng ngang
Động tác: Hô hấp 1, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.	
 KQ đạt:
2. Hoạt động học
* Môn MTXQ: 
GIA ĐÌNH CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA CHÁU
Cô cho cháu hát bài “CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU”
Đàm thoại sơ lược theo nội dung bài hát: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì?.
Cả nhà thương nhau gọi là gia đình.
Hôm nay cô muốn biết các thành viên trong gia đình con. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về gia đình nhé!
- Cô cho cháu xem tranh gia đình ít con. Đàm thoại theo nội dung tranh
- Cô hỏi: tranh vẽ cảnh gia đình lớn hay gia đình nhỏ? Gia đình như thế nào gọi là gia đình nhỏ? Gia đình như thế nào gọi là gia đình lớn?
- Trong gia đình, có bạn nào sống chung với ông bà không?
- Các con có biết vì sao gọi là ông bà nội (ngoại) không?
- Cô gọi một vài cháu kể về các thành viên trong gia đình của cháu.
- Cô cho cháu chơi trò chơi “Ai nói đúng”. Cô gọi bạn nào thì bạn đó kể về các thành viên trong gia đình mình, ai kể nhanh đúng được khen.
- Cô cho cháu quan sát, so sánh gia đình ít con và gia đình đông con
* Hoạt động nhóm: 
Nhóm 1: Ghép tranh gia đình
Nhóm 2: Tô màu gia đình.
Nhóm 3: Trang trí ngôi nhà.
Cô quan sát, nhận xét sản phẩm của cháu.
Cô củng cố giáo dục qua bài.
Cô nhận xét tuyên dương lớp.
Cháu hát
Nhắc lại tên đề tài
Cháu xem tranh và đàm thoại theo yêu cầu của cô
Cháu trả lời câu hỏi và lắng nghe cô
Cháu trả lời
Cháu trả lời
Cháu kể
Cháu so sánh
Cháu thực hiện
Cháu lắng nghe
KQ đạt:
* Tạo hình
TÔ MÀU GIA ĐÌNH BÉ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
- Cho cháu hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- Cô hỏi: Cháu vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?
Tất cả mọi người sống chung một ngôi nhà và yêu thương nhau thì ta gọi là một gia đình. Hôm nay, cô cho các con “Tô màu gia đình bé” nhé.
- Cô cho cháu quan sát tranh gia đình và đàm thoại theo nội dung tranh, màu sắc trong tranh
- Cô nhắc khi tô thì phải chọn màu phù hợp, chú ý không tô lem ra ngoài...
- Cô cho cháu thực hiện
- Cô quan sát gợi ý nhắc nhở cháu cách cầm bút, tư thế ngồi và cách tô... 
Mời cháu trưng bày sản phẩm.
Cô nhận xét sản phẩm của cháu
- Cô hỏi: Cô vừa cho con làm gì?
- Củng cố: Qua bài này giúp đôi tay các con khéo léo hơn
- Giáo dục cháu kính trọng, vâng lời ông bà cha mẹ, yêu thương nhường nhịn anh chị em,
- Cô nhận xét, tuyên dương lớp
Cháu đọc bài thơ
Cháu trả lời câu hỏi của cô
Nhắc lại đề tài
Cháu xem mẫu
Cháu đàm thoại theo cô
Cháu lắng nghe
Cháu thực hiện tô màu
Cháu trưng bày sản phẩm
Cháu lắng nghe
KQ đạt:
3. Hoạt động ngoài trời
- Dạy bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Cô giới thiệu và tổ chức trò chơi “Trốn tìm”.
Cô cho cháu chơi, cô quan sát nhắc nhở. Nhận xét
- Cô quan sát cháu chơi tự do	KQ đạt: 
4. Hoạt động vui chơi
	Cô giới thiệu từng góc chơi.
	Cho cháu thực hiện
	Cô nhận xét cháu chơi	KQ đạt: 
5. Vệ sinh
- Cô hướng dẫn cháu, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ
- Cô chải tóc gọn gàng cho các cháu.	KQ đạt:
6. Nêu gương – trả trẻ
Đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan
Thực hiện giờ nêu gương	KQ đạt:
Thứ năm, ngày 02 tháng 9 năm 2010
1. Đón trẻ - Trò chuyện theo chủ điểm: Gia đình
2. Thể dục sáng: Đội hình hàng ngang
Động tác: Hô hấp 1, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.
3. Hoạt động học: 
 TD: BẬT VỀ TRƯỚC
Văn học: ÔNG MẶT TRỜI
4. Hoạt động ngoài trời:
Dạy hát: Mẹ đi vắng
Trò chơi “Trốn tìm”.
Cô quan sát cháu chơi tự do.
5. Hoạt động vui chơi: 
PV: Mẹ con
XD: Xây nhà bé
TV: Xem tranh ảnh
NT: Vẽ, tô, nặn...
 6. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
I. Yêu cầu 
* Kiến thức: 
- Cháu biết lợi ích của việc luyện tập thể dục.
- Cháu biết gia đình là nơi tất cả mọi người thân sống chung với nhau
- Trẻ hiểu nội dung, trả lời được các câu hỏi qua nội dung bài thơ.
* Kỹ năng: 
- Cháu biết dùng sức chân để nhúng bật nhẹ nhàng về phía trước.
- Cháu đọc diễn cảm bài thơ.
- Cháu tham gia các hoạt động tự nhiên, hứng thú và chơi đúng luật.
* Giáo dục: Giáo dục cháu chăm thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, mau lớn; 
    - Giáo dục trẻ yêu biết thương vâng lời cha mẹ, chăm ngoan.
 II. Chuẩn bị: 
Tranh ảnh về gia đình.
Tranh minh họa bài thơ
Phòng lớp rộng thoáng, 
Đồ dùng đồ chơi các góc.
III. Thực hiện
Trò chuyện về GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHÁU
- Cô cho cháu hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Cô hỏi: Cháu vừa hát bài gì? Của tác giả nào? Bài hát nói về điều gì?
- Cô yêu cầu cháu kể về các thành viên trong gia đình cháu. Và cho cô biết gia đình cháu là gia đình lớn hay gia đình nhỏ; gia đình cháu là gia đình ít con hay gia đình đông con?
- Cô cho cháu quan sát, so sánh hai tranh gia đình ít con và gia đình đông con
- Giáo dục cháu yêu thương cha mẹ, vâng lời cô, chăm ngoan...
Cháu hát
Cháu trả lời câu hỏi
Cháu đàm thoại theo cô
Chau so sánh tranh
Cháu lắng nghe
KQ đạt:
2. Hoạt động học
* Môn TD: 	
BẬT VỀ TRƯỚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHÁU
* Khởi động:
Cô cho cháu xếp hàng, di chuyển thành vòng tròn, thực hiện các kiểu đi, chạy sau đó về hàng ngang
* Trọng động: 
Bài tập phát triển chung: 
Hô hấp 1, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1.
* Vận động cơ bản
Để các con tự tin khéo léo tự tin và nhanh nhẹ hơn, hôm nay cô dạy các con vận động “BẬT VỀ TRƯỚC”
Cô thực hiện cho lớp xem 2 lần. Lần 2 kết hợp miêu tả: Đi đến vạch chuẩn, đứng chân rộng bằng vai, hai tay chống hông, bật nhẹ nhàng về trước và chạm đất bằng mũi bàn chân. Cứ thế bật liên tục về trước...
Cô gọi cháu lên thực hiện thử. Sau đó lần lượt cho mỗi cháu thực hiện cho đến hết lớp.
Cô quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
Cô cho cháu thi đua bật theo tổ xem ai bật tiến về trước nhanh hơn
Trò chơi: Tung cao hơn nữa
Cách chơi: Hai tay cầm bóng sau đó tung mạnh lên cao rồi đón chụp bóng bằng hai tay cố gắng không làm rơi bóng.
Cô cho cháu chơi – Cô quan sát, nhắc nhở, động viên.
Cô củng cố - Giáo dục cháu siêng năng thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, mau lớn,
* Hồi tĩnh: Cô cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
Cháu thực hiện theo hiệu lệnh
Cháu tập cùng cô
Cháu lắng nghe và lập lại đề tài
Cháu quan sát, lắng nghe cô miêu tả
Cháu thực hiện
Nghe cô giải thích cách chơi
Cháu thực hiện trò chơi
Lắng nghe
Cháu đi nhẹ nhàng
 KQ đạt:
* Môn văn học 
ÔNG MẶT TRỜI
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
    - Cô cho cháu hát bài: Vui đến trường.
    - Cô nói: Vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, vệ sinh thân thể xong, các con được ba mẹ đưa đến trường. Trên đường đi các con có từng nhìn thấy bóng của mình trên đường đi không? Các con có biết vì sao nhìn thấy bóng của mình không? Nhờ ông mặt trời đấy! Ông mặt trời tỏa ánh nắng vàng, dưới ánh mặt trời ấy các con nhìn thấy bóng mình trãi dài trên đường
Có một bài thơ nói về quang cảnh buổi sáng, đó là bài thơ “Ông mặt trời”.
* Đọc lần 1 , tóm tắt nội dung:
 - Bài thơ nói về tình cảm yêu thương 

File đính kèm:

  • docChu diem gia dinh.doc
Giáo Án Liên Quan