Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Dạy hát bài "Đi đường em nhớ" - Chủ điểm: Phương tiện và những quy định giao thông

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát, hiểu nội dung, cảm nhận được giai điệu và hát thuộc bài bài hát “ Đi đường em nhớ” theo sự hướng dẫn của cô.

- Thuộc bài hát và vận động theo nhạc bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”

- Nhớ tên trò chơi và biết cách chơi trò chơi : Tai ai tinh

- Biết được một số phương tiện giao thông và quy định khi tham gia giao thông đường bộ .

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng hát rõ lời, hát thuộc và đúng gia điệu bài hát

- Có kỹ năng phối hợp giữa tai nghe và vận động để thể hiện cảm xúc, động tác của mình phù hợp giai điệu bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” một cách tự nhiên, hứng thú.

- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định, phát triển sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động âm nhạc.

- Có phản xạ nhanh, nghe tinh khi chơi trò chơi

 

docx5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 7140 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Dạy hát bài "Đi đường em nhớ" - Chủ điểm: Phương tiện và những quy định giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
	Đề tài: + Dạy hát bài: Đi đường em nhớ (NDTT)
 	 + VĐTN bài: Em đi qua ngã tư đường phố (NDKH)
 + TCAN: Tai ai tinh (NDKH)
Chủ điểm: Phương tiện và những quy định giao thông
Nhánh: Phương tiện và quy định giao thông đường bộ
Đối tượng: Lớp mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi)
Số trẻ: 25 – 30 trẻ
Thời gian: 25 – 30 phút
Ngày soạn: 17/03/2019
Ngày dạy: 20/03/2019 
NgưỜI dạy: 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát, hiểu nội dung, cảm nhận được giai điệu và hát thuộc bài bài hát “ Đi đường em nhớ” theo sự hướng dẫn của cô.
- Thuộc bài hát và vận động theo nhạc bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” 
- Nhớ tên trò chơi và biết cách chơi trò chơi : Tai ai tinh
- Biết được một số phương tiện giao thông và quy định khi tham gia giao thông đường bộ . 
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng hát rõ lời, hát thuộc và đúng gia điệu bài hát
- Có kỹ năng phối hợp giữa tai nghe và vận động để thể hiện cảm xúc, động tác của mình phù hợp giai điệu bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” một cách tự nhiên, hứng thú.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định, phát triển sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động âm nhạc.
- Có phản xạ nhanh, nghe tinh khi chơi trò chơi
3.Thái độ
- Trẻ có nền nếp trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động âm nhạc, phối hợp tích cực với bạn cùng thực hiện yêu cầu của cô giáo.
- Biết được ý nghĩa của việc chấp hành các quy định Giao thông và có ý thức chấp hành các quy định khi tham gia giao thông.
 85 - 90% trẻ đạt các yêu cầu trên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Bài giảng điện tử
- Nhạc BH: Đi đường em nhớ; Em đi qua ngã tư đường phố; Nhạc trò chơi
- Tạo sân khấu cho trẻ biểu diễn
2. Đồ dùng của trẻ:
- Dụng cụ âm nhạc: Phách gõ, sắc xô, mõ dừa, trống cơm..
- Mũ cho trẻ đội: Hoa cúc, hoa hồng, hoa sen
* Nội dung tích hợp: MTXQ, Toán, Giáo dục lễ giáo, văn học
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú, hướng trẻ vào bài
- Các con ơi, cô biết trường MN .......... chuẩn bị tổ chức chương trình Đồ rê mí để tìm ra những bạn có giọng hát hay nhất đấy. Các con có muốn tham gia không?
 Trước khi tham gia chương trình cô muốn thử tài xem lớp mình có giỏi không nào. Các bạn sẵn sàng chưa? 
Hãy lắng nghe nhé: “Xe gì 2 bánh, đạp chạy bon bon, chuông kêu kính koong, đứng yên thì đổ” đố bé xe gì?
+ Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? 
+ Ai giỏi kể thêm 3 loại PTGT đường bộ nữa nào.
Các bạn rất là giỏi đấy, các bé nhớ khi ngồi trên tàu xe phải ngồi như thế nào? ( Ngay ngắn và không vứt rác trên xe, như thế mới là người văn minh). Nhưng để đi đến dự hội thi được an toàn thì khi đi trên đường các con phải đi như thế nào? Đường không có vỉa hè các con đi ở đâu?
=> GD: Đúng rồi, khi đi bộ chúng mình nhớ đi trên vỉa hè phía bên phải đường, với những đường không có vỉa hè thì chúng mình phải đi sát vào lề đường bên phải. 
 Lớp chúng mình rất giỏi, còn chờ gì nữa chúng ta cùng lên đường thôi nào
( Mở nhạc Đồ rê mí, trẻ đi về ngồi theo hình chữ U)
 Hoạt động 2: Bài mới
 Xin chào mừng các bé đến với chương trình Đồ rê mí. Chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay chào đón 3 đội chơi: Đội “ Hoa cúc”, đội “Hoa hồng” và đội “Hoa sen”.
 Đến tham gia chương trình Đồ rê mí hôm các bé sẽ trải qua 3 phần thi:
+ Phần thi thứ nhất có tên gọi “Tài năng”
+ Phần thi thứ hai có tên gọi “Nghe nhạc hát hay” 
+ Phần thi thứ ba có tên gọi “Nghe thấu đoán tài” 
- Các bé đã sẵn sàng tham gia chương trình Đồ rê mí chưa?
 Phần 1:Tài năng (Ôn VĐTN:“Em đi qua ngã tư đường phố”)
- Chúng ta cùng bước vào phần thi thứ nhất có tên gọi “Tài năng”. Các bé hãy lắng nghe xem đây là đoạn nhạc trong bài hát nào nhé (Mở đoạn nhạc bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
+ Đây là đoạn nhạc trong bài hát gì? 
-> Xin chúc mừng các đội trả lời rất chính xác, nhiệm vụ các đội hãy đứng lên hát và vỗ đệm theo tiết tấu lời ca bài hát này nào.
+ Cả lớp: Lần 1: hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca, không sử dụng dụng cụ ÂN; lần 2 sử dụng dụng cụ ÂN)
 + Chúng mình vừa hát bài gì? và vỗ theo tiết tấu gì để đệm cho bài hát ? 
-> GD trẻ: Cô thấy các bạn không những hát hay và vận động cũng rất giỏi nữa. Qua bài hát nhắc nhở chúng mình khi tham gia giao thông trên đường hoặc đến các ngã tư cần phải quan sát đền tín hiệu giao thông (Đèn đỏ phải làm gì? Đèn xanh mới được đi) Thực hiện tốt các quy định GT là chúng mình đã góp phần đem niềm vui đến cho mọi người, mọi nhà đấy!
 + Vỗ tay theo tiết tấu lời ca là vỗ như thế nào?
=> Cô chốt lại: Đúng rồi, vỗ tay theo tiết tấu lời ca là, với mỗi một tiếng hát cất lên thì vỗ một tiếng vỗ tay: 
Cô minh họa: Trên sân trương, chúng em chơi giao thông
 vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ
 .
 cứ vỗ như vậy từ đầu đến khi bài hát kết thúc nhé.
Các độ đã sẵn sàng thể hiện tài năng của đội mình chưa?
 + Tiếp theo chương trình xin mời đội “Hoa hồng” hãy bước lên sân khấu và thể hiện tài năng của đội mình với nhạc cụ là phách tre. 2 đội còn lại hãy cổ vũ cho đội “Hoa hồng” bằng cách hát thật hay nhé.
->Sau mỗi lần tổ, nhóm vận động, cô khuyến khích trẻ hát và sửa sai cho trẻ
+ Tiếp theo xin mời đội “Hoa cúc” sẽ thể hiện tài năng với nhạc cụ là mõ dừa.
->Sau mỗi lần tổ, nhóm vận động, cô khuyến khích trẻ hát và sửa sai cho trẻ
+ Tiếp theo xin mời đội “Hoa sen” sẽ thể hiện tài năng với nhạc cụ là Xắc xô.
+ Có một ban nhạc, hôm nay cũng đến tham dự chương trình, bằng các dụng cụ khác nhau sẽ làm cho bài hát thật hay và chương trình càng thêm sôi động hơn.
Xin nổ một tràng pháo tay để cào đón ban nhạc Đồ rê mí
 Xin mời bạnsử dụng Trống; Bạn sử dụng đàn, bạnsử dụng.
- Để không khí chương trình thêm sôi động xin mời tất cả chúng ta cùng hòa mình vào bài hát với ban nhạc Đồ rê mi
(Ban nhạc biểu diễn trên sân khấu, cả lớp đứng dậy hát và VĐ kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca bằng dụng cụ mình có)
Các đội đã tham gia phần thi “Tài năng” rất xuất sắc, một tràng pháo tay dành cho 3 đội để bước vào phần thi thứ 2 có tên là: 
b) Phần 2: Nghe nhạc hát hay (Dạy hát: “Đi đường em nhớ” NDTT)
Trong phần thi này, nhiệm vụ của các đội sẽ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát thuộc bài hát “Đi đường em nhớ” cùng với ban tổ chức 
- Ai đã biết hát bài này rồi lên hát cho mọi người cùng nghe?
 ( Gọi 1 trẻ khá lên hát cả bài hoặc 1 đoạn)
- Cô Hát mẫu chuẩn xác lại bài hát
L1: Cô hát kết hợp với nhạc, thể hiện cử chỉ, điệu bộ
+ Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? 
+ Giới thiệu tên, tác giả :Bài hát “ Đi đường em nhớ” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến
+ Giới thiệu nội dung bài hát: Trong bài hát cô giáo dạy các bạn những bài học giao thông như: Không đi dưới lòng đường, đi bên phải, đi trên vỉa hè để đảm bảo ATGT nhé
 + Chúng minhg thấy giai điệu bài hát thế nào?( Có vui nhộn không?) 
L2: Cô hát 1 lần không có nhạc sau đó Cô nhắc lại lời bài hát theo tiết tấu: “ Cô giáo dạy em bài học gt- Không đi bên trái, em đi bên phải đường”
->Chúng mình đã rõ chưa? Nào, xin mời cả lớp đứng lên hát cùng cô bài hát này nhé! 
- Trẻ hát:
+ Cả lớp hát (2 lần) (Lần 1 không có nhạc, Sau đó sửa sai xong lần 2 có thể kết hợp nhạc)
+ Mời tổ Hoa Sen và Hoa Hồng hát, tổ còn lại lắc lư theo nhạc
+ Mời tổ Hoa Cúc hát, các tổ khác nghiêng đầu cảm nhận theo giai điệu.
+ Mời nhóm ( Nam/ nữ) lên hát.
+ Mời 1 trẻ khá lên hát
+ Cả lớp cùng đứng dậy hát theo nhạc
Các đội thể hiện rất hay phần thi này, cả 3 đội đều xứng đáng vào phần thi thứ 3 có tên là “Nghe thấu đoán tài” 
* Phần 3: “Nghe thấu đoán tài” (TC âm nhạc)
Đến với chương trình Đồ rê mí hôm nay các bạn được thể hiện tài năng, thưởng thức các tiết mục đặc sắc và khám phá bao điều thú vị, không những thế mà các bạn còn được tham gia rất nhiều trò chơi thú vị, các đội có muốn tham gia vào trò chơi của chương trình không nào?
Không để các bạn phải chờ đợi lâu, chúng ta cùng bước vào trò chơi “Tai ai tinh”
- Cô nói cách chơi, luật chơi: Ở trò chơi này lần lượt từng đội cử 1 bạn lên đội mũ chóp, 1 bạn ở dưới hát bài “ Đi đường em nhớ” bạn ở trên đội mũ chóp sẽ phải đoán tên bạn hát. Bạn nào đoán chưa chính xác sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp. chúng mình đã sẵn sàng để chơi chưa?
- Cô cho trẻ chơi 3-5 lần
- Trong quá trình chơi cô Quan sát giúp đỡ, khích lệ trẻ chơi vui, chơi đúng luật.
Hoạt động 3: Kết thúc
+ Cô và các bạn vừa tham gia chương trình gì?
+ Các con thấy thế nào?
 Cả ba đội đều rất xuất sắc trong chương trình Đồ rê mí hôm nay. BTC xin tuyên bố, cả 3 đội đều dành chiến thắng.
 Chương trình Đồ rê mí đến đây là kết thúc rồi, các bé hãy cùng về tập luyện thêm để chhuẩn bị tham gia chương trình Đồ rê mí năm sau nhé. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại! 
( Kết hợp lồng nhạc Đồ rể mí vào lời dẫn)
( Cho trẻ quay lại chào BGK )
- Có ạ
- Sẵn sàng ạ
- Xe đạp ạ
-PTGT đường bộ.
- Trẻ trả lời, trẻ khác đếm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi về vị trí
 (ngồi chữ U)
- Trẻ vỗ tay
- Sẵn sàng rồi ạ
- Trẻ lắng nghe.
- Bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cả lớp hát và vận động
- Bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”; Vỗ tay theo TTLC
- Trẻ lắng nghe
- Mỗi lời ca hát lên là vỗ một tiếng.
- Trẻ lắng nghe
- Sẵn sàng rồi ạ
- Trẻ thực hiện theo từng tổ
- Trẻ thể hiện nhóm
- Trẻ thể hiện cả lớp
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- 1 Trẻ thể hiện
-Trẻ lắng nghe,vỗ tay cổ vũ
- Bài hát “Đi đường em nhớ” 
- Trẻ lắng nghe
- Giai điệu bài hát vui nhộn
- Trẻ lắng nghe và nhẩm theo bài “Đi đường em nhớ”
- Trẻ hát cùng cô và thực hiện theo yêu cầu của cô 
- Trẻ từng tổ hát
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
_ Trẻ chơi theo sự điều khiển và hướng dẫn của cô
- Đồ rê mí
- Rất vui ạ
- Trẻ vỗ tay reo vui...

File đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_12814205.docx
Giáo Án Liên Quan