Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá đôi bàn tay - Nguyễn Thị Thanh Thùy

I. Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi,đặc điểm cấu tạo của đôi bàn tay: Lòng bàn tay, móng tay, ngón tay.

-Trẻ biết tác dụngcủa đôi bàn tay: Bê bát, cầm đũa, cảm nhận ấm lạnh và nhận ra đồ vật bằng xúc giác.

2. Kĩ năng

- Trẻ suy nghĩ, phán đoán và trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc dựa trên vốn kinh nghiệm của bản thân và sự gợi ý của cô.

- Trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ có kỹ năng bưng bê, in, đồ hình bàn tay, ngón tay để tạo thành sản phẩm bé thích.

3. Thái độ

- Chú ý lắng nghe cô và bạn nói.

- Mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động, biết chờ đợi đến lượt, hợp tác với bạn khi làm việc theo nhóm.

- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn tay (giữ gìn tay sạch, khô, cắt móng tay, đeo găng tay khi thời tiết lạnh )

 II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Giáo án điện tử

- Nhạc:dân vũ rửa tay

- Video: Nhảy nghệ thuật ngón tay, tạo hình ngón tay.

- Khay

2. Đồ dùngcủa trẻ

- Trang phục gọn gàng

- 2 bình thủy tinh, 18 cốc thủy tinh

- Giấy A4, bút chì

- Đũa, bát, đĩa, áo

- Màu nước

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá đôi bàn tay - Nguyễn Thị Thanh Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON MINH KHAI
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ ĐÔI BÀN TAY
 Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
 Số lượng: 18-21 trẻ.
 Thời gian: 20 - 25 phút
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thùy
 Đỗ Thị Thanh Dung
NĂM HỌC 2018 – 2019
I. Mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi,đặc điểm cấu tạo của đôi bàn tay: Lòng bàn tay, móng tay, ngón tay...
-Trẻ biết tác dụngcủa đôi bàn tay: Bê bát, cầm đũa, cảm nhận ấm lạnh và nhận ra đồ vật bằng xúc giác.....
2. Kĩ năng 
- Trẻ suy nghĩ, phán đoán và trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc dựa trên vốn kinh nghiệm của bản thân và sự gợi ý của cô.
- Trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ có kỹ năng bưng bê, in, đồ hình bàn tay, ngón tay để tạo thành sản phẩm bé thích.
3. Thái độ 
- Chú ý lắng nghe cô và bạn nói. 
- Mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động, biết chờ đợi đến lượt, hợp tác với bạn khi làm việc theo nhóm.
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi bàn tay (giữ gìn tay sạch, khô, cắt móng tay, đeo găng tay khi thời tiết lạnh )
	II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án điện tử
- Nhạc:dân vũ rửa tay
- Video: Nhảy nghệ thuật ngón tay, tạo hình ngón tay.
- Khay
2. Đồ dùngcủa trẻ
- Trang phục gọn gàng
- 2 bình thủy tinh, 18 cốc thủy tinh
- Giấy A4, bút chì
- Đũa, bát, đĩa, áo
- Màu nước
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ xem video “nhảy nghệ thuật bằng ngón tay” 
- Các con vừa xem trên video dùng bộ phận nào của cơ thể để nhảy những điệu nhảy hay như vậy?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức 
2.1. Hoạt động 1: Khám phá cấu tạo của đôi bàn tay
- Mỗi chúng ta có mấy bàn tay?
+ Bàn tay trái và bàn tay phải (Cho trẻ giơ tay trái tay phải)
- Con hãy quan sát bàn tay của con như thế nào?
( Có mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay....)
- Nhìn trong lòng bàn tay có gì?
+ Trong lòng bàn tay có các đường chỉ tay.
- Một bàn tay có mấy ngón tay?
+ Cho trẻ đếm số ngón tay
- Hai bàn tay có bao nhiêu ngón tay?
 + Cho trẻ đếm số ngón tay?
- Các ngón tay có tên như thế nào?
+ Cho trẻ gọi tên các ngón tay?
+ Cho trẻ chơi trò chơi: “Năm ngón tay ngoan”
- Quan sát ngón tay có những gì?
+ Có đốt ngón tay, móng tay
- Đầu ngón tay còn vân tay nữa
- Các ngón tay có vân tay như thế nào?
+ Cho trẻ in vân tay của 10 đầu ngón tay trên giấy
- Chúng ta nhìn thấy gì khi in các đầu ngón tay trên giấy?
Kết luận: Bàn tay là một bộ phận của cơ thể con người, Mỗi chúng ta đều có hai bàn tay,1 bàn tay trái và 1 bàn tay phải, ở mỗi bàn tay chúng ta đều có mu bàn tay và có lòng bàn tay, trong lòng bàn tay có các đường chỉ tay. Một bàn tay có 5 ngón tay, trên đầu các ngón tay có móng tay và vân tay.
2.2. Khám phá tác dụng của đôi bàn tay
- Đôi bàn tay của các conlàm được những công việc gì?
+ Cho trẻ kể theo hiểu biết của trẻ.
- Đôi bàn tay đã giúp chúng ta rất nhiều công việc hàng ngày. Hôm nay cô muốn các con sử dụng đôi bàn tay để cùng cô trải qua các trải nghiệm.
* Kiểm tra ấm - lạnh của bình nước
- Cô cho trẻ đi theo vòng tròn và kiểm tra bình nước ấm và bình nước lạnh, trẻ nêu kết quả sau khi kiểm tra.
* Thử nghiệm uống nước
- Không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có đôi bàn tay?
- Cô rót cho mỗi trẻ một cốc nước (rót 1/4 cốc nước) để trên bàn.
- Cho trẻ chơi trò chơi “dấu tay”
+ Cho trẻ để tay ra sau lưng và cúi xuống uống nước
+ Hỏi trẻ: Con uống được nước không? Vì sao?
- Cô yêu cầu trẻ dùng hai tay cầm cốc nước lên để uống 
+ Hỏi trẻ: Dùng hai tay cầm cốc để uống nước, con có cảm nhận như thế nào? 
* Cô cho trẻ về 3 nhóm, trẻ thực hiện kỹ năng: dùng đũa gắp, cầm bút, gấp quần áo.
- Các con dùng gì để thực hiện các yêu cầu của cô: Bê khay? lấy đồ dùng....?
+ Nhóm 1: Cho trẻ tự bê bát về bàn và cầm đũa để gắp quả bông vào bát.
+ Nhóm 2: Cho trẻ tự lấy đồ dùng về đồ, in, tô màu bàn tay.
+ Nhóm 3: Trẻ tự lấy đồ dùng về nhóm gấp quần áo.
- Kết luận: Bàn tay có tác dụng để cầm, nắm, bưng bê. Để bàn tay cử động được và để bưng bê, cầm nắm được đồ vật dễ dàng là nhờ có xương và các khớp ở ngón tay. Da giúp chúng ta cảm giác và nhận ra các đồ vật bằng xúc giác.
* Giáo dục: Đôi bàn tay của chúng ta rất tuyệt vời. Nó giúp chúng ta làm được rất nhiều việc trong cuộc sống. Vậy chúng mình phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ đôi bàn tay?
+ Rửa tay sạch.
+ Cắt móng tay thường xuyên
+ Đeo găng tay vào những ngày trời lạnh giá để giữ ấm
+ Đeo găng tay khi làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương cho tay của mình như: Làm vườn, sửa chữa đồ, rửa bát...
2.3. Hoạt động 3: Trải nghiệm làm rối bóng
- Cho trẻ xem video làm rối bóng
- Cho trẻ tự làm rối bóng chiếu lên tường
- Hỏi trẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm làm rối bóng bằng đôi bàn tay.
3. Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương trẻ. Chuyển hoạt động.
- Biểu diễn dân vũ “Rửa tay”
- Trẻ xem video
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm theo yêu cầu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cho trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ in
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm theo yêu cầu
- Trẻ trả lời
- Trẻ về nhóm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ xem video
- Trẻ làm rối
- Trẻ trả lời
Trẻ biểu diễn

File đính kèm:

  • docKp doi ban tay_12836319.doc
Giáo Án Liên Quan