Giáo án lớp chồi - Đề tài: Ném trúng đích thẳng đứng

I/MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết được tên vận động cở bản “ Ném trúng đích thẳng đứng”

- Trẻ thực hiện được vận động “Ném trúng đích thẳng đứng” : TTCB đứng chân trước, chân sau, không chạm vạch kẻ tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh “Ném” thì tay cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt,nhắm đúng vào đích và ném. Sau đó về đứng phía cuối hàng.

- Trẻ biết tên trò chơi “Sốt bóng vào gol”

2.Kĩ năng:

- Biết phối hợp tay, mắt trong vận động “Ném trúng đích thẳng đứng”

- Rèn kĩ năng ném, phát triển cơ tay cho trẻ.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Sốt bóng vào gol”

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Đề tài: Ném trúng đích thẳng đứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 	:	GIA ĐÌNH.
LĨNH VỰC 	:	PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
MÔN 	:	THỂ DỤC.
ĐỀ TÀI	:	NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG.
ĐỘ TUỔI 	:	4-5 TUỔI.
THỜI GIAN 	:	20-25’
GIÁO VIÊN 	: 	PHẠM THỊ LỆ THỦY.
NGÀY THỰC HIỆN : 10/4/2017.
I/MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: 
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được tên vận động cở bản “ Ném trúng đích thẳng đứng”
- Trẻ thực hiện được vận động “Ném trúng đích thẳng đứng” : TTCB đứng chân trước, chân sau, không chạm vạch kẻ tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh “Ném” thì tay cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt,nhắm đúng vào đích và ném. Sau đó về đứng phía cuối hàng.
- Trẻ biết tên trò chơi “Sốt bóng vào gol”
2.Kĩ năng:
- Biết phối hợp tay, mắt trong vận động “Ném trúng đích thẳng đứng” 
- Rèn kĩ năng ném, phát triển cơ tay cho trẻ.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Sốt bóng vào gol”
3.Thái độ:
-Trẻ hào hứng tập luyện, trò chơi vận động.
- Biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với người lớn trong gia đình.
II/CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng cho cô
- Caset, đĩa nhạc bài hát: “Cây gia đình”, “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” 
- Hoa.
- Mũ thỏ.
2.Đồ dùng cho trẻ:
- Hoa, bóng.
- Mũ thỏ.
- Gol
III/TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Ổn định .
- Các chú Thỏ ơi! “Báo tin! Báo tin!”
- Cô mới nhận được một tin báo từ ban tổ chức hội thi đến với gia đình thỏ chúng ta báo rằng ngày mai sẽ tổ chức hội thi “Con đã lớn khôn”.
- Gia đình Thỏ nhà mình có muốn tham gia hội thi này không?
- Để chiến thắng trong hội thi này thì cả nhà chúng ta sẽ cùng nhau tập luyên chuẩn bị cho ba phần thi ngày mai : Đồng diễn, tranh tài và chung sức cho thật tốt nhé !
* Hoạt động 2: 
- Nào ! Chúng ta cùng bắt đầu. 
1/Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện động tác hô hấp theo nhạc kết hợp các kiểu đi thường- đi bằng mũi chân- đi thường- đi bằng gót chân- đi thường- đi khom người- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh-chạy chậm- đi thường về vị trí. (Đi theo bài hát “Cây gia đình”)
Sau đó trẻ đứng thành 3 hàng dọc theo tổ, giản cách đều.
2/Trọng động:
a/Bài tập phát triển chung: Tập theo bài hát “ Nhà mình rất vui” 
-Động tác tay: Đưa hai tay ra trước, lên cao
-Động tác bụng : Đứng cuối về trước
-Động tác chân : Kiễng mũi ch chân
-Động tác bật: Bật chụm chân, tách chân.
-Chuyển về đứng 2 hàng đối diện nhau.
b/Vận động cơ bản: “Ném trúng đích thẳng đứng”
Cô thấy những thành viên trong gia đình Thỏ của chúng ta ai tập bài đồng diễn cũng đều và đẹp cả. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau chuẩn bị cho phần thi “Tranh tài”.
- Cô đã chuẩn bị một số đồ dùng, các con hãy xem đây là cái gì ?
- Với những đồ dùng này các chú thỏ dự định sẽ làm gì ?
- Mời 2 chú thỏ lên thực hiện.
- Thực hiện như thế này gọi là “Ném trúng đích thẳng đứng”
- Cho thỏ con nhắc lại tên hoạt động. 
- Để các cháu ném chính xác hơn cô sẽ hướng dẫn các chú thỏ nhà mình xem nhé!
+ Lần 1 làm mẫu toàn phần.
+ Lần 2 làm mẫu kết hợp giải thích : TTCB đứng chân trước, chân sau, không chạm vạch kẻ tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh “Ném” thì tay cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt,nhắm đúng vào đích và ném. Sau đó về đứng phía cuối hàng.
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
	 1.5m
	 1,5m
- Cho thỏ con thực hiện.
+ Lần 1 : Mời lần lượt 2 chú thỏ lên thực hiện cho đến hết lớp.(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Lần 2 : Nãy giờ các chú thỏ đã ném được rất nhiều túi cát rồi đấy, nhưng lần này các con hãy tăng tốc độ và ném thật khéo hơn lần trước nữa nhé!
+ Lần 3 : Ngoài những đích ném các cháu đã dược ném lúc nãy thì cô đã chuẩn bị được nhiều đích ném khác rất đẹp với những khoảng cách xa hơn và xa hơn nữa để các chú thỏ sẽ được tha hồ thử sức xem mình tài như thế nào! Mời các con hãy chọn khoảng cách mà mình thích ! 
- Xem ra các chú thỏ trong gia đình chúng ta rất quyết tâm dành giải nhất trong cuộc thi sắp đến nên ai cũng cố gắn luyện tập hết mình. Nhưng vẫn còn một phần thi nữa đó là phần thi “Chung sức”.
c/Trò chơi: “Cáo và Thỏ”
- Để thực hiện tốt phần thi “Chung sức”, chúng ta phải trải qua trò chơi đó là “Cáo và Thỏ”. Nếu trong phần thi gia đình nào có chú Thỏ bị bắt thì gia đình đó sẽ bị trừ điểm trong phần thi đó, chính vì vậy các chú thỏ hãy cố gắn lên nhé!
- Cách chơi:
Chọn một cháu làm cáo ngồi ở một góc lớp, cách nhà thỏ 3-4m. Các trẻ khác làm thỏ. Các chú thỏ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa hát bài hát “Trời nắng trời mưa” . Khoảng 30 giây Cáo xuất hiện. Khi mèo kêu "gừ, gừ, gừ" thì các chú thỏ phải nhanh chóng chạy về nhà của mình. Chú thỏ nào chậm chạp sẽ bị cáo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, thỏ con đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì cáo lại xuất hiện.
Luật chơi:
Khi nghe tiếng cáo kêu, các chú thỏ con nhanh chân chạy về nhà. Cáo chỉ được bắt thỏ ở ngoài vòng tròn.
- Tiến hành cho thỏ con chơi 1-2 lần.
- Bác gấu nhận xét, tuyên dương thỏ con.
- Giáo dục trẻ: Phải biết yêu thương, kính trọng, vâng lời người lớn và phải biết đoàn kết, giúp đỡ anh em trong gia đình mình!
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Hôm nay cô rất vui ,Bác cảm ơn các cháu vì các chú thỏ đã tập luyện rất tốt để chuẩn bị cho cuộc thi ngày mai.
 Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi lại hít thở nhẹ nhàng để chiều nay chúng ta cùng luyện tập tiếp nhé !
- Mở nhạc bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to ” cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng. 
- Phần tập luyện của gia đình Thỏ của chúng ta đã kết thúc, chúc gia đình Thỏ của chúng ta ngày mai sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi “Con đã lớn khôn” nhé !

File đính kèm:

  • docGAN_THI_GVDG_NEM_DICH_DUNG.doc