Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu, khám phá về con cá và con cua - Phạm Thị Hồng Lựu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, cấu tạo và vận động của một số loài động vật sống dưới nước, cụ thể là con cá chép và con cua.

- Trẻ biết con cá chép, con cua đều là động vật sống trong môi trường nước.

- Trẻ biết cá và cua là loài động vật có ích, được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao (đạm, can xi).

2. Kỹ năng:

- Trẻ nói được tên, một số đặc điểm của cá chép (như: có vẩy, có vây, có mang, có đuôi, biết bơi) và của con cua (có tám cẳng, hai càng, có mai, biết bò).

- Trẻ biết so sánh và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét của hai con vật: cá chép - con cua.

- Trẻ biết chơi trò chơi.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu, khám phá về con cá và con cua - Phạm Thị Hồng Lựu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Lĩnh vực	: PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NHẬN THỨC
Hoạt động	: KHÁM PHÁ 
Đề tài	: Tìm hiểu, khám phá về con cá và con cua.
Độ tuổi	: 4-5 tuổi
Số trẻ	: 25 - 28 trẻ
Thời gian	: 25-30 phút
Ngày soạn	: 04/01/2019
Ngày dạy	: 07/01/2019
Người dạy	: Phạm Thị Hồng Lựu
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tế Tiêu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, cấu tạo và vận động của một số loài động vật sống dưới nước, cụ thể là con cá chép và con cua.
- Trẻ biết con cá chép, con cua đều là động vật sống trong môi trường nước.
- Trẻ biết cá và cua là loài động vật có ích, được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao (đạm, can xi).
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói được tên, một số đặc điểm của cá chép (như: có vẩy, có vây, có mang, có đuôi, biết bơi) và của con cua (có tám cẳng, hai càng, có mai, biết bò).
- Trẻ biết so sánh và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét của hai con vật: cá chép - con cua.
- Trẻ biết chơi trò chơi.
3. Thái độ: 
- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Vật thật: con cá chép, con cua.
- Bài hát “Cá vàng bơi”, “Tôm cá cua thi tài”; bài “Thơ vè loài vật”
- 3 mô hình ao cua, cá
* Đồ dùng của trẻ:
- Các con vật (cua, cá các loại) để chơi trò chơi.
- Cần câu.
- Mũ đội đầu.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Xin chào mừng các con đến với chương trình “Những con vật ngộ nghĩnh” ngày hôm nay. 
- Đến với chương trình “Những con vật ngộ nghĩnh” hôm nay có các bạn lớp B1 của trường Mầm non Tế Tiêu.
- Ngoài các bạn lớp B1 ra, còn có cả các bác cô lãnh đạo về dự. Chúng mình cùng khoanh tay đẹp chào các cô nào!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
a. Hoạt động 1: Khám phá về con cá, con cua
- Để mở đầu cho chương trình “Những con vật ngộ nghĩnh” ngày hôm nay, cô xin mời các con cùng đọc với cô bài “Thơ vè loài vật”.
- Các con ơi! Trong bài vè vừa rồi chúng mình đọc, các con thấy có những con vật nào nhỉ? Và trong những con vật đó thì có những con vật nào sống dưới nước?
- Bạn nào giỏi có thể đọc được câu đố về 2 con vật này nào?
“Con gì có vẩy có vây
Không ở trên cạn mà bơi dưới hồ”
- Đó là con gì nhỉ?
- Câu đố tiếp theo, bạn nào có thể đọc câu đố nào?
“Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời”
- Chúng mình trả lời đúng rồi đấy. Đó chính là con cua.
- Cô giáo đã chuẩn bị rất nhiều cá và cua để cho chúng mình cùng khám phá đấy. Bây giờ, chúng mình cùng chia về nhóm để quan sát, thảo luận và đưa ra đặc điểm của con cua, con cá nhé. Nào, xin mời các con cùng về nhóm của mình nào.
- Các con ơi! Vừa rồi các con đã được quan sát, thảo luận về con vật gì nhỉ? 
- Cô mời các con về vị trí của mình và trình bày cho cô biết những gì nhóm các con đã quan sát được nhé.
* Khám phá về con cá chép:
- Trước tiên chúng mình hãy nói về con cá chép trước. Bạn nào có nhận xét gì về con cá chép?
- Con cá có mấy phần hả các con?
- Phần đầu cá có những bộ phận nào?
- Đúng rồi! Phần đầu cá có mắt, có mồm để đớp mồi, có mang để thở đấy. Vậy khi thở, mang của con cá như thế nào? 
- Sau phần đầu là đến phần nào của cá nhỉ?
- Phần thân cá chúng mình thấy có gì?
- Đúng rồi. Phần thân cá gồm có nhiều vẩy cá xếp lại với nhau, rồi còn có vây bụng và vây lưng giúp cá bơi được đấy.
- Thế còn phần đuôi cá thì sao nhỉ, các con?
- À, phần đuôi cá thì có vây đuôi. 
- Bạn nào có thể cho cô biết, cá di chuyển được bằng cách nào? 
- Đúng vậy. Nhờ có vây đuôi, vây lưng và vây bụng nên cá có thể bơi một cách dễ dàng.
- Các con có biết cá sống ở môi trường nào không? 
- Thế còn thức ăn của cá thì sao? Bạn nào giỏi cho cô biết cá thường ăn gì?
- Ngoài cá chép có vây, có vẩy, có mang ra bạn nào biết loại cá nào giống cá chép nữa? 
- Các con hãy hướng mắt lên màn hình xem cô có những loại cá nào khác nhé.
* Khám phá về con cua:
- Vừa rồi chúng mình đã được tìm hiểu, khám phá về con cá rồi. Bây giờ chúng mình cùng khám phá tìm hiểu về con cua nhé. 
- Bạn nào có nhận xét gì về con cua? 
- Ai có thể cho cô và các bạn biết con cua gồm có mấy phần?
- Các con ạ! Con cua gồm có 2 phần: phần mình và phần chân đấy. Theo các con, phần nào mà giúp con cua di chuyển được nhỉ?
- Chân của con cua có đặc điểm gì? 
- À, nó có nhiều đốt nhỏ để giúp cua đi lại dễ dàng.
- Cua di chuyển bằng tám cái chân, thế còn hai càng to của nó thì để làm gì?
- Càng cua, ngoài việc dùng để gắp thức ăn nó còn dùng để tự vệ nữa đấy. Vì thế, mỗi khi có vật gì đó tác động vào nó, nó sẽ theo bản năng giơ 2 cái càng lên để tự vệ. Thế có bạn nào bị cua cắp chưa?
- Con cua nó ăn gì, bạn nào biết giơ tay?
 - Các con ạ! Con cua gồm có 2 phần: phần mình của nó có mai, có mắt; phần chân gồm có 8 chân và 2 càng; cua ăn rong rêu và tạp chất. Ngoài con cua có thân cứng ra, bạn nào biết những con vật thân cứng khác mà cũng sống trong nước?
* Hoạt động 2: So sánh điểm giống và khác nhau của con cua và con cá
- Vừa rồi các con đã được khám phá về con cá và con cua rồi. Bây giờ bạn nào cho cô biết, con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau?
+ Chúng cùng sống ở môi trường nước.
+ Chúng ăn rong rêu và tạp chất.
- Thế còn điểm khác nhau là gì nhỉ?
+ Con cua có càng, có chân, có mai cứng, di chuyển bằng cách bò.
+ Con cá có vẩy, có các vây và di chuyển bằng cách bơi.
-> Giáo dục: Trong cá và cua có rất nhiều chất đạm và can xi cho nên chúng được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng. Các con phải cố gắng ăn nhiều để chúng mình mau lớn và khỏe mạnh nhé.
- Cua và cá cùng sống trong môi trường nước, vậy khi nguồn nước bị ô nhiễm thì chúng sẽ ra sao hả các con? 
- Để xem có phải chúng bị chết hay không, chúng mình cùng xem nhé.
- Muốn cho các con vật khỏe mạnh thì nguồn nước phải đảm bảo sạch. Vậy muốn cho nguồn nước sạch thì chúng mình cần phải làm gì nhỉ?
- Khi nguồn nước sạch, cua - cá khỏe mạnh và bơi lội tung tăng. Cua – cá vui và chúng mình cũng vui phải không? Bây giờ chúng mình cùng hát bài “Cá vàng bơi” nhé.
* Hoạt động 3: Củng cố, ôn luyên:
+ Trò chơi 1: Thử trí thông minh
- Tiếp theo chương trình “Những con vật ngộ nghĩnh” hôm nay sẽ là cuộc thi tài của các bạn lớp B1. Đầu tiên sẽ là trò chơi “Thử trí thông minh”.
- Cách chơi như sau: 3 tổ của lớp mình sẽ thành 3 đội chơi ở trong phần thi này. Cô đã chuẩn bị cho 3 đội mỗi đội 1 bức tranh có hình ảnh 2 cái ao: 1 ao có ký hiệu con cua, 1 ao có ký hiệu con cá. Nhiệm vụ của các con là từng bạn một sẽ bật qua chướng ngại vật lên lấy 1 con vật có thân cứng, di chuyển bằng cách bò đưa về ao có ký hiệu con cua; hoặc 1 con vật có vẩy có vây, di chuyển bằng cách bơi đưa về ao có ký hiệu con cá. Các con rõ chưa nhỉ?
- Luật chơi: Mỗi bạn mỗi lần chơi chỉ được đưa 1 con vật về ao của chúng mà thôi. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, hết thời gian đó đội nào đưa được nhiều con vật về đúng ao của chúng nhất thì đội đó sẽ chiến thắng. Các con đã sẵn sàng chơi chưa?
- Sau khi trẻ chơi, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả.
+ Trò chơi 2: Câu cá
- Cách chơi: 3 đội có 3 chiếc ao, bên trong thả rất nhiều cá và cua cùng với rất nhiều chiếc cần câu xinh xắn. Nhiệm vụ của các con như sau: Đội số 1 và đội số 2 sẽ câu cho cô những con cá, còn đội số 3 sẽ câu những con cua. 
Khi đi câu, các con nhớ phải có người lớn đi cùng. Ngoài ra chúng mình không nên chơi gần ao, hồ, sông suối vì nếu không may bị trượt chân, chúng mình sẽ bị chết đuối đấy.
- Luật chơi: Thời gian chơi được tính trong 1 bản nhạc. Đội nào câu được nhiều, đội đó giành chiến thắng. 
- Sau khi trẻ chơi, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, củng cố và tuyên dương trẻ.
- Chương trình “Những con vật ngộ nghĩnh” hôm nay đến đây là hết rồi. Xin chào và hẹn găp lại lần sau.
- Cho trẻ hát và làm “Cá vàng bơi” và chuyểnn hoạt động.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ chào khách.
- Trẻ đọc.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc câu đố
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc câu đố
- Trẻ về nhóm quan sát, thảo luận.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Mời trẻ trả lời
- Trẻ theo dõi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô khái quát lại.
- Trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ theo dõi trên màn hình.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát và vận động.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn chơi.
- Trẻ chơi và kiểm tra kết quả.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn chơi.
- Trẻ chơi và kiểm tra kết quả.
- 1 trẻ nhắc lại bài học.
- Trẻ chào khách.
- Trẻ vừa hát vừa vận động.

File đính kèm:

  • docxLop 45 tuoi_12677989.docx
Giáo Án Liên Quan