Giáo án Lớp Chồi - Làm quen với toán: Phân biệt hình vuông, hình tam giác

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Củng cố biểu tượng các hình: trẻ biết và gọi đúng tên hình vuông, hình tam giác.

 + Trẻ nhận biết được các hình dựa vào đặc điểm đường bao, số cạnh, góc.

 + Phân biệt được hình vuông và hình tam giác.

2. Kỹ năng

- Trẻ có kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình tam giác.

 - Biết một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tam giác.

 - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ

 - Phát triển khả năng nhận biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua quan sát.

- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.

3. Thái độ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động

- Giáo dục trẻ yêu gia đình.

II. Chuẩn bị

1. Địa điểm tổ chức : Trong phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện diện tích cho trẻ ngồi.

2. Đội hình : Cho trẻ ngồi hình chữ U

3. Đồ dùng dạy học:

* Đồ dùng của cô:

- Hình vuông, hình tam giác to

- Hai hộp giấy to, rổ dựng đồ, các đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có dạng hình vuông, hình tam giác.

- Nhạc bài hát: Nhà mình rất vui, Cả nhà thương nhau, gia đình nhỏ hạnh phúc to.

- Bài giảng điện tử

* Đồ dùng của trẻ.

- Mỗi trẻ 1 rổ, trong rổ có: 1 hình vuông, 1 hình tam giác, và một số hình vuông, tam giác nhỏ hơn, màu sắc khác nhau.

- Que kem, que tính, dây chun, đất nặn, băng dính, hột hạt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Làm quen với toán: Phân biệt hình vuông, hình tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU
 
GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Làm quen với toán
Phân biệt hình vuông – hình tam giác
 Lứa Tuổi : MGN 4 - 5 tuổi.
 Thời gian : 20 - 25 phút.
 Số trẻ : 16 trẻ
Năm học: 2018 – 2019
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Củng cố biểu tượng các hình: trẻ biết và gọi đúng tên hình vuông, hình tam giác.
 + Trẻ nhận biết được các hình dựa vào đặc điểm đường bao, số cạnh, góc.
 + Phân biệt được hình vuông và hình tam giác.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình tam giác.
 - Biết một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tam giác.
 - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ
 - Phát triển khả năng nhận biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua quan sát.
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động 
- Giáo dục trẻ yêu gia đình.
II. Chuẩn bị
Địa điểm tổ chức : Trong phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện diện tích cho trẻ ngồi.
Đội hình : Cho trẻ ngồi hình chữ U
Đồ dùng dạy học:
* Đồ dùng của cô:
- Hình vuông, hình tam giác to
- Hai hộp giấy to, rổ dựng đồ, các đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có dạng hình vuông, hình tam giác.
- Nhạc bài hát: Nhà mình rất vui, Cả nhà thương nhau, gia đình nhỏ hạnh phúc to.
- Bài giảng điện tử
* Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 rổ, trong rổ có: 1 hình vuông, 1 hình tam giác, và một số hình vuông, tam giác nhỏ hơn, màu sắc khác nhau.
- Que kem, que tính, dây chun, đất nặn, băng dính, hột hạt..
III. CÁCH THỰC HIỆN
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi ‘hóa đá’( trên nền nhạc bài hát ‘Nhà mình rất vui’
 2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
* Hoạt động 1: Nhận biết hình vuông, hình tam giác
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Cách chơi: Cho mỗi trẻ cầm trên tay một hình vuông hoặc hình tam giác. Trẻ đi vòng tròn và hát bài “Cả nhà thương nhau”, khi có hiệu lệnh sắc xô, cô nói: “ tìm hình, tìm hình” trẻ sẽ nhanh chân chạy về hình vuông, hình tam giác mà cô đã dán dưới sàn tương ứng với hình mà trẻ cầm trên tay.
Chơi lần 2: Cô cho trẻ đổi hình.
-Luật chơi: Trẻ nào chưa tìm được đúng hình sẽ nhảy lò cò tìm về đúng hình của mình.
 * Hoạt động 2: Phân biệt hình vuông – tam giác 
Chúng mình vừa chơi trò chơi rất giỏi, bây giờ cô thưởng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi. Các con hãy lên lấy rổ và nhẹ nhàng về chỗ ngồi của mình nào.
*Đặc điểm cấu tạo hình vuông, hình tam giác
- Hình vuông
 Cô đọc câu đố : Hình gì 4 cạnh
 Dài dài bằng nhau
 Xinh xắn đáng yêu
 Đố bé hình gì?
- Cô cho trẻ nhận xét về hình vuông ( tên gọi, đặc điểm cấu tạo: góc, cạnh, đường bao..)
+ Tại sao gọi là hình vuông? 
+ Cô cho trẻ lấy hình để trải nghiệm sờ, đếm cạnh, góc, lăn hình.
. Vì sao hình vuông không lăn được?
- Cho trẻ nhặt hết hình vuông xếp ra.
-> Cô khái quát: hình vuông là hình học phẳng, có 4 cạnh dài bằng nhau, 4 góc, đường bao thẳng, không lăn được. 
+ Cô cho trẻ tái tạo lại hình vuông bằng xếp que kem tạo thành hình vuông.
. Cô cho trẻ đếm, đo, xếp que kem thành hình vuông.
-Hình tam giác : Tương tự cho trẻ nhận xét, trải nghiệm sờ đếm, lăn, xếp que tạo thành hình tam giác.
- Cô cho trẻ nhận xét về hình tam giác ( tên gọi, đặc điểm cấu tạo: góc, cạnh, đường bao..)
- Cô cho trẻ trải nghiệm.
-> Cô khái quát:Hình tam giác là hình học phẳng có 3 cạnh , 3 góc, đường bao thẳng, không lăn được .
- Cô cho trẻ tái tạo hình tam giác bằng: Xếp bằng que kem, (chun)
 * So sánh hình vuông – hình tam giác
Cả lớp hãy quan sát xem hình vuông – hình tam giác có đặc điểm gì giống và khác nhau
- Giống nhau: cả 2 hình là hình học phẳng, đường bao thẳng, không lăn được.
- Khác nhau:
+ Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau
+ Hình tam giác có 3 cạnh.
* Mở rộng.
- Ngoài tam giác có 3 cạnh dài bằng nhau còn có tam giác 3 cạnh có độ dài không dài bằng nhau. 
- Cô cho trẻ nhặt xếp 
- Từ những hình học phẳng có thể xếp thành những hình khác nhau -> cô cho trẻ xếp.
*Liên hệ thực tế: Cô cho trẻ tìm các đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có dạng hình vuông, hình tam giác.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố
*Trò chơi 1 :“ Đội nào nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội đứng đội hình hàng dọc. Ở phía trên cô chuẩn bị cho mỗi đội một chiếc bảng, chia thành 2 phần ( 1 phần gắn hình tam giác, 1 phần gắn hình vuông ) , nhiệm vụ của các con là phân loại hình theo yêu cầu của cô. Lưu ý mỗi lần lên chơi mỗi bạn chỉ được lấy 1 hình.
- Luật chơi: Thời gian trong một bản nhạc, đội nào tìm thấy nhiều hình đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
( Cô cho trẻ chơi 2 lần.Sau mỗi lần chơi cô cho đại diện bạn đội trưởng lên đếm kết quả)
* Trò chơi 2: “Bé trổ tài”
- Cách chơi: Cô cho trẻ về theo nhóm tự tạo hình tam giác, hình vuông bằng các nguyên liệu khác nhau.
- Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc, đội nào tạo được nhiều hình hơn, bức tranh đẹp hơn sẽ là đội thắng cuộc.
- Hết giờ cô nhận xét các nhóm . Khen động viên.
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ xúm xít quanh cô và chào các bác các cô
-Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ lấy rổ đồ chơi
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ tìm đồ dùng đồ chơi quanh lớp
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ đếm kết quả
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ chào các bác các cô.

File đính kèm:

  • docLQVT Phan biet hinh vuong HCN_12836342.doc