Giáo án lớp chồi năm 2012 - Chủ điểm: Phương tiện giao thông

NHIỆM VỤ CỦA CÔ

1. Về nhóm lớp:

- Trang trí môi trường lớp học phù hợp với chủ đề “Phương tiện giao thông”, thiết kế các bài tập sáng tạp ở các góc học tập và nghệ thuật. Đồ dùng, đồ chơi ở các góc luôn để ở dạng mở cho trẻ hoạt động.

- Vệ sinh phòng lớp, đồ dùng (chăn gối) sạch sẽ, gọn gàng phù hợp vơi thời tiết sang hè.

2. Về trẻ:

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ 100%.

- 100% trẻ ăn ngon miệng, ăn hết khẩu phần, có thói quen tốt và vệ sinh trong ăn uống.

- Trẻ có ý thức tốt về giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.

- Trẻ ngủ đủ giấc, có thói quen tốt trong vui chơi học tập.

- Đến lớp biết giúp đỡ cô và bạn, kê dọc bàn ghế cùng cô và lau chùi giá đồ chơi.

3. Về cô:

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, các học liệu đầy đủ cho trẻ hoạt động. Luôn để dạng mở cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất.

- Tìm tòi và sáng tạo ra cách dạy hấp dẫn để thu hút sự chú ý và giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và bền vững.

 

doc100 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi năm 2012 - Chủ điểm: Phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm:
Phương tiện giao thông
(Thực hiện: 4 tuần, từ ngày 19/3/2012 đến ngày 13/4/2012)
Nhiệm vụ của cô
1. Về nhóm lớp:
Trang trí môi trường lớp học phù hợp với chủ đề “Phương tiện giao thông”, thiết kế các bài tập sáng tạp ở các góc học tập và nghệ thuật. Đồ dùng, đồ chơi ở các góc luôn để ở dạng mở cho trẻ hoạt động.
Vệ sinh phòng lớp, đồ dùng (chăn gối) sạch sẽ, gọn gàng phù hợp vơi thời tiết sang hè.
2. Về trẻ:
Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ 100%.
100% trẻ ăn ngon miệng, ăn hết khẩu phần, có thói quen tốt và vệ sinh trong ăn uống.
Trẻ có ý thức tốt về giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
Trẻ ngủ đủ giấc, có thói quen tốt trong vui chơi học tập.
Đến lớp biết giúp đỡ cô và bạn, kê dọc bàn ghế cùng cô và lau chùi giá đồ chơi.
3. Về cô:
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, các học liệu đầy đủ cho trẻ hoạt động. Luôn để dạng mở cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất.
Tìm tòi và sáng tạo ra cách dạy hấp dẫn để thu hút sự chú ý và giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và bền vững.
4. Phối kết hợp với phụ huynh:
Thông báo với phụ huynh về thực hiện chủ đề mới.
Phối kết hợp với phụ huynh: sưu tầm tranh ảnh, họa báo, nguyên vật liệu để làm thêm đồ dùng bổ sung cho góc xây dựng và phân vai.
Mục tiêu
Chủ đề: phương tiện giao thông
1. Phát triển thể chất:
a. Dinh dưỡng, sức khỏe:
Trẻ biết các món ăn giàu chất dinh dưỡng từ thịt, trứng, rau, quả
Biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi tham gia giao thông: ăn uống hợp lý, đeo khẩu trang, uống thuốc chống say tàu xe
Biết giữ vệ sinh, có nề nếp, hành vi văn minh khi ngồi trên tàu xe.
Biết nói với người lớn khi bị ốm, bị mệt và bị đau.
Biết mặc, cởi trang phục khi thời tiết thay đổi hoặc bị ướt, bị bẩn và biết để đúng nơi quy định.
Biết giữ vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường
Biết nhận đúng ký hiệu đồ dùng và sử dụng đúng đồ dùng cá nhân của mình
Thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh rửa tay, lau mặt, biết tiết kiệm điện, nước khi sử dụng.
b. Vận động:
Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng chạy, chuyền bắt bóng, bật, bò, chui
Phát triển các cơ tay thông qua các vận động cơ bản, các trò chơi vận động
Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể. Điều chỉnh các hoạt động theo tín hiệu.
Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong môi trường xã hội.
2. Phát triển nhận thức:
Trẻ gọi đúng tên một số phương tiện giao thông gần gũi, phân biệt được các loại hình giao thông, nơi hoạt động của từng loại giao thông.
Biết nhận biết các loại hình dạng phương tiện giao thông: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác
Biết đếm số lượng các phương tiện giao thông trong phạm vi 4, biết sử dụng đúng từ nhiều hon, ít hơn.
Biết vai trò của phương tiện giao thông đối với đời sống con người.
Biết một số luật lệ an toàn giao thông và biết chấp hành luật giao thông đường bộ.
3. Phát triển ngôn ngữ:
Trẻ biết sử dụng từ ngữ để trao đổi, thảo luận về phương tiện giao thông và luật an toàn giao thông.
Trẻ nhận biết đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông qua việc đọc thơ, kể chuyện.
Biết trả lời các câu hỏi về phương tiện giao thông
Phát triển vốn từ mới qua tên gọi, đặc điểm của phương tiện giao thông: màu sắc, hình dạng, tiếng còi
Biết dùng các từ ngữ để bày tỏ mong muốn: con thích chơi ô tô, thích đi xe đạp
4. Phát triển thẩm mỹ:
Biết thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các loại phương tiện giao thông.
Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, vẽ, xé dán về các loại phương tiện giao thông theo ý thích.
5. Phát triển tình cảm – xã hội:
Trẻ biết yêu quý các cô, các bác, các chú điều khiển và giữ trật tự an toàn giao thông, yêu quý những người phục vụ trên các phương tiện giao thông
Thích được làm các chú lái xe
Biết giữ gìn đồ chơi của lớp, biết cất đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, có ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường bộ.
Biết bảo quản các phương tiện giao thông
Hiểu biết một số luật lệ giao thông, biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy
Mạng nội dung
Chủ đề: phương tiện giao thông
Phương tiện giao thông đường bộ:
- Trẻ biết tên gọi một số loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Đặc điểm nổi bật (tiếng còi, nơi hoạt động, tiếng động cơ)
- Biết công dụng của một số loại phương tiện giao thông đường bộ đối với con người.
- Người điều khiển phương tiện giao thông
Phương tiện giao thông đường không:
- Biết tên gọi một số phương tiện giao thông đường không.
- Đặc điểm (cấu tạo, màu sắc, âm thanh, tốc độ, nơi hoạt động)
- Công dụng: chở người, chở hàng
- Các dịch vụ giao thông: bán vé, sân bay.
Phương tiện giao thông đường không
Phương tiện giao thông đường bộ
Phương tiện giao thông
Tìm hiểu về luật giao thông
Phương tiện giao thông đường thủy
Phương tiện giao thông đường thủy:
- Biết tên gọi một số phương tiện giao thông đường thủy.
- Đặc điểm nổi bật: tiếng còi, màu sắc, nơi hoạt động.
- Người điều khiển (người lái tàu thủy, lái đò)
Tìm hiểu về luật giao thông:
- Biết một số luật lệ giao thông đường bộ đơn giản.
- Biết các tín hiệu đèn giao thông
- Cần phải chấp hành luật lệ giao thông
Mạng hoạt động
Chủ đề: phương tiện giao thông
Toán:
- Nhận biết và tập đếm các phương tiện giao thông.
- Nhận biết các loại hình dạng phương tiện giao thông: hình tròn, chữ nhật, vuông, tam giác.
- Tạo nhóm đồ vật – so sánh nhiều hơn ít hơn.
- Đếm số lượng trong phạm vi 4.
KPKH:
- Phương tiện giao thông đường bộ.
- Phương tiện giao thông đường thủy.
- Phương tiện giao thông đường không.
- Tìm hiểu về luật giao thông
Tạo hình:
- Vẽ ô tô tải.
- Vẽ thuyền trên biển.
- Vẽ các loại phương tiện giao thông
- Xé dán theo ý thích
Âm nhạc:
- Hát múa vận động theo nhạc các bài hát: Em tập lái ô tô, đường em đi, đi đường em nhớ, em đi qua ngã tư đường phố.
- Nghe hát: Đi trên vỉa hè bên phải, đoàn tàu nhỏ xíu, nhớ lời cô dặn, anh phi công ơi, em đi chơi thuyền
Phát triển
thẩm mỹ
Phát triển 
nhận thức
Phương tiện giao thông
Phát triển
 thể chất
Phát triển
 tình cảm xã hội
Phát triển
 ngôn ngữ
Dinh dưỡng, sức khỏe:
- Ăn các món ăn giàu chất dinh dưỡng từ thịt, trứng, rau, quả
- Biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi tham gia giao thông: ăn uống hợp lý, đeo khẩu trang, uống thuốc chống say tàu xe
- Biết giữ vệ sinh, có nề nếp, hành vi văn minh khi ngồi trên tàu xe
Vận động, thể dục sáng:
- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, bước lên xuống bậc cao 30cm, chạy thay đổi theo đường dích dắc, chuyền bắt bóng theo hàng dọc
Chơi:
Lộn cầu vồng, mèo đuổi chuột, nu na nu nống
Văn học:
trò chuyện về chủ đề
Chuyện:
Xe lu và xa ca
Thơ:
- Không vứt rác ra đường, đèn giao thông, khuyên bạn.
- Đọc cá bài đồng dao, ca dao, hò vè, xem tranh ảnh về chủ đề.
- Chơi các trò chơi với phương tiện giao thông
Đóng vai: Gia đình chuẩn bị đi du lịch, những người phục vụ ở các dịch vụ giao thông (bán vé xe, tàu, bán xăng).
Xây dựng:
Xây ngã tư đường phố, xây dựng bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng
- Trẻ biết yêu quý các cô, các bác, các chú điều khiển và giữ trật tự an toàn giao thông, yêu quý những người phục vụ trên các phương tiện giao thông
- Hiểu biết một số luật lệ giao thông, biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- Đoàn kết hợp tác trong khi chơi.
- Thu dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
- Trò chuyện về các phương tiện giao thông, bày tỏ tình cảm.
Kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Biện pháp thực hiện
Kết quả
1. Đối với cô
- Trang trí lớp tạo môi trường trong hoạt động cho trẻ phù hợp với chủ đề phương tiện giao thông.
- Thực hiện tốt vệ sinh phòng học.
- Phối hợp phụ huynh đưa trẻ đến lớp đầy đủ, đúng giờ.
- Một số đồ dùng, tranh ảnh về chủ đề phương tiện giao thông.
- Nước, khăn đầy đủ cho trẻ.
- Cô sắp xếp trang trí lớp đúng chủ điểm phương tiện giao thông, gọn gàng, sạch sẽ phù hợp.
- Hàng ngày chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
- Thường xuyên tuyên truyền phụ huynh đưa trẻ đến lớp đầy đủ, đúng giờ.
2. Vệ sinh cá nhân
- Tiếp tục rèn vệ sinh cá nhân thao tác rửa tay, rửa mặt trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Dạy trẻ đi học đội mũ nón.
- Dạy trẻ đi vệ sinh xong biết xả nước sạch sẽ.
- Khăn lau tay, khăn lau mặt.
- Thực hiện nghiêm túc vệ sinh của trẻ, theo dõi kiểm tra khi trẻ rửa tay, lau mặt.
- Kết hợp với phụ huynh để rèn tốt cho trẻ, cô thường xuyên nhắc trẻ hướng dẫn dể rèn thói quen cho trẻ.
3. Vệ sinh khi ăn uống
- Tiếp tục dạy trẻ ăn uống sạch sẽ, phòng tránh ngộ độc (biết rửa tay trước khi ăn).
- Dạy trẻ không ăn thức ăn ôi thiu, các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Đĩa để thức ăn rơi vãi.
- Giáo viên kết hợp với phụ huynh mua thức ăn tươi, có nguồn gốc rõ ràng, không quá hạn, tuyệt đối không cho trẻ ăn những thức ăn ôi thiu.
4. Vệ sinh nhóm, lớp, môi trường
- Phòng lớp sắp xếp theo từng góc sạch sẽ, khoa học
- Tiếp tục dạy trẻ sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.
- Góc sắp xếp phù hợp.
- Giá để giày, dép đúng nơi quy định.
- Hàng ngày nhắc trẻ đến lớp biết để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, nhắc trẻ không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.
Kế hoạch hoạt động góc
1. Góc phân vai
Bế em
Nấu ăn
Bác sỹ
Cửa hàng
* Yêu cầu:
Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình thông qua việc chăm sóc, bế em, nấu bột cho em ăn.
Trẻ biết thể hiện vai bác sỹ luôn ân cần chăm sóc bệnh nhân, cô bán hàng luôn vui vẻ mời khách, người mua hàng biết hàng trả tiền.
* Chuẩn bị:
Các phương tiện giao thông
Quần áo, mũ bác sỹ, đồ dùng để khám bệnh
Bộ đồ nấu ăn, các loại thức ăn
* Tiến hành:
Góc phân vai các trẻ bán những thức ăn, nấu những món ăn ngon để phục vụ quý khách.
2. Góc xây dựng:
Xây ngã tư đường phố, xây dựng bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng
* Yêu cầu:
Trẻ biết lắp ghép một số đồ dùng, đồ chơi tạo thành ngã tư đường phố, biết sắp xếp mô hình bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng hợp lý.
Giữa và cuối chủ điểm trẻ biết giới thiệu về công trình của mình
* Chuẩn bị:
Bộ đồ lắp ghép, gạch, đèn giao thông, các biển báo, hàng rào, cây xanh
Các loại phương tiện giao thông.
* Tiến hành:
Các trẻ xây dựng thành ngã tư đường phố, bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng
3. Góc nghệ thuật:
Hát múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ điểm, tô màu, xé dán về các phương tiện giao thông
* Yêu cầu:
Trẻ thuộc một số bài thơ về chủ điểm để thể hiện
Trẻ biết vẽ, tô màu hợp lý các phương tiện giao thông
* Chuẩn bị:
Một số bài hát, bài thơ về chủ điểm
Tranh các phương tiện chưa tô màu, bút màu
* Tiến hành:
Vẽ tranh về các phương tiện giao thông
4. Góc học tập và sách:
Xem tranh về các phương tiện giao thông
* Yêu cầu:
Trẻ xem tranh và biết gọi tên về các phương tiện giao thông, nhận biết và phân biệt được một số đặc điểm cơ bản như màu sắc, hình dáng, nơi hoạt động của các phương tiện giao thông.
* Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các phương tiện giao thông
Tranh lô tô
5. Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây trong vườn trường
Chơi đong nước
* Yêu cầu:
Trẻ biết chăm sóc cây trong sân trường như cỏ, rau, lá, tưới nước cho cây
Trẻ biết đong nước vào trong chai
* Chuẩn bị:
Gáo, nước, chai để trẻ đong nước
Cây xung quanh trường
* Tiến hành:
Ai có bàn tay khéo, khỏe mạnh thì hãy gieo hạt, trồng cây và chăm sóc cây nhé
* Quá trình chơi: Cô bao quát động viên trẻ và đi đến từng góc để gợi ý cho trẻ chơi. Lúc đầu cô chơi cùng trẻ, dần gợi ý để trẻ biết cách chơi.
* Nhận xét: Cô đến từng góc để nhận xét, sau đó cho trẻ cùng đi tham quan công trình xây dựng để nghe giới thiệu về công trình
Kế hoạch chủ đề nhánh
Phương tiện giao thông đường bộ
I – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ biết một số phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy, xe đạp), phương tiện ở địa phương như xe bò, xe công nông; trẻ biết cấy tạo, cách di chuyển của một số phương tiện giao thông.
Trẻ biết công dụng của các loại phương tiện giao thông, nơi hoạt động của các phương tiện giao thông.
2. Kỹ năng:
Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động, các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo thông qua các trò chơi về phương tiện giao thông
Luyện kỹ năng tô màu, vẽ, nặm, hát và làm các phương tiện giao thông từ các nguyên liệu khác nhau.
Kỹ năng nhận biết, đếm, so sánh, phân loại các phương tiện giao thông
Kỹ năng thực hành luật lệ giao thông
3. Thái độ:
Trẻ biết giữ an toàn cho bản thân khi ngồi trên các phương tiện giao thông
Biết yêu quý người điều khiển các phương tiện giao thông
Kế hoạch hoạt động tuần 1
 ngày
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng:Tập với bài: Đu quay
Hoạt động chung
PTNT
KPKH:
-Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ
PTTC 
- Chuyền bóng 2 bên theo hàng ngang
PTTM:
- Vẽ ô tô tải
PTNN
Chuyện: Xe lu và xe ca
PTNT: 
- Nhận biết và tập đếm các phương tiện giao thông
PTTM:
- DH: em tập lái ô tô
- NH: Đi trên vỉa hè bên phải
- TC: Ai đoán giỏi
HĐNT
Quan sát xe đạp, quan sát xe máy, quan sát xích đu, quan sát cây xoài, quan sát ô tô
TC: qua đường, bánh xe quay, ô tô về bến, chim sẻ và ô tô, gieo hạt
Hoạt động
góc
Góc phân vai: bán hàng, bác tài xế chở hàng, chở khách, nấu ăn
Góc xây dựng: xây ngã tư đường phố
Góc nghệ thuật: vẽ ô tô tải
Góc học tập: xem tranh về các loại phương tiện giao thông
Góc thiên nhiên: Chơi với cát nước
Hoạt động chiều
Ôn bài buổi sáng xem tranh ảnh về các phương tiện giao thông, làm quen chuyện “xe lu và xe ca”,ôn bài buổi sáng chuyện “xe lu và xe ca”, làm quen bài hát “em tập lái ô tô”, cô tổ chức biểu diễn văn nghệ, nêu gương cuối tuần
Hoạt động vệ sinh
I- Yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết vệ sinh tay, đúng thao tác
* Kỹ năng: Luyện cho trẻ kỹ năng rửa tay lau mặt.
* Thái độ: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
II- Chuẩn bị: 
	- Thau - xô - nước - khăn
III- Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
 hoạt động của trẻ
- Cho cả lớp hát bài "chiếc khăn tay"
- Các con vừa hát bài nói về gì ?
- Khăn tay để làm gì ?
- Muốn lau mặt - rửa tay sạch ta phải làm như thế nào ? 
- Cô rửa mẫu 2 lần
- Rửa tay: Xăn ống áo lên cao + chà xà phòng đều tay + Cổ tay + mu tay + các ngón tay + kẽ tay sau đó chuyển sang tay kia.
- Rửa mặt: trải khăn + lau mắt trái + dịch khăn lau mắt phải + dịch khăn lau trán má trái + dịch khăn trán má phải + Lật khăn lau cằm + dịch khăn lau mũi + dịch khăn lau miệng + dặt khăn lau cổ gáy trái + dịch khăn lau cổ gáy phải + Lật khăn ngoáy lỗ tai lau vành tai trái + dịch khăn ngoáy lỗ tai lau vành tai phải + lấy 2 góc khăn ngoáy mũi + bỏ khăn vào chậu.
- Cho trẻ nhắc lại các thao tác rửa tay, mặt 
- Cho trẻ thực hiện
- Trẻ hát 
- Chiếc khăn tay
- Rửa tay
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe và quan sát.
- Trẻ nhắc lại
- thực hiện
Hoạt động nêu gương cắm cờ
I- Yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết nêu được các tiêu chuẩn bé ngoan "Bé sạch, bé chăm, bé ngoan"
* Kỹ năng: Cắm cờ đúng vào bình của mình
* Thái độ: Trẻ luôn chăm, sạch, ngoan để được cắm cờ.
II- Chuẩn bị:
	- Bảng bé ngoan - cờ
III- Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
- Cả lớp hát bài "Hoa bé ngoan”
- các con vừa hát về gì ?
- Hoa bé ngoan như thế nào? 
- Muốn được cắm hoa bé ngoan cần đạt được mấy tiêu chuẩn.
- Phân tích các tiêu chuẩn
- Nhận xét mỗi lần 1 tổ, ai đạt 3 tiêu chuẩn bé sạch, bé chăm, bé ngoan đứng dậy nhận, cả lớp nhận xét.
- Nhận xét xong lần 1 tổ lên cắm cờ ở dưới vỗ tay, tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ tổ đó được cắm cờ tổ.
- trẻ hát
- Hoa bé ngoan
- Ngoan ngoãn vâng lời người lớn
- 3 tiêu chuẩn
- cả lớp nhận xét
- Trẻ lên cắm cờ
Thứ 2 ngày 19 tháng 3 năm 2012
* Đón trẻ – thể dục sáng - điểm danh
* Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
KPKH: Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông đường bộ
I – mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
Trẻ nhận biết và gọi đúng tên, biết nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, xe đạp, xe ô tô)
Trẻ nhận biết một số đặc điểm nổi bật của xe đạp, xe máy, xe ô tô (tiếng còi, tiếng động cơ)
Trẻ biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 loại phương tiện giao thông
* Kỹ năng:
Kỹ năng quan sát, nhận biết nhanh các phương tiện giao thông
Kỹ năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi rõ ràng, mạch lạc
* Thái độ:
Biết giữ gìn và bảo vệ các phương tiện giao thông
Biết chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ
Ii – chuẩn bị
Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, xe đạp, ô tô) trên máy vi tính
Một đoạn phim ngắn về cảnh đường phố trên máy tính
Đàn organ có tiếng chuông, tiếng còi của một số phương tiện giao thông đường bộ
Mỗi trẻ mỗi rổ đựng các hình ảnh về một số phương tiện giao thông đường bộ
* NDTH: Âm nhạc
Iii – Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: ổn định, trò chuyện
- Cô cho trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”
- Cô hỏi trẻ: Bác đưa thư đi bằng phương tiện gì?
- Nhà con có xe đạp ko?
- Ngoài xe đạp còn có xe gì nữa?
- Hôm nay cô cùng các con trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ nhé.
* HĐ2: Quan sát đàm thoại:
- Cô mở cho trẻ xem một đoạn phim cảnh đường phố trên máy tính
- Cô bấm tiếng chuông xe đạp trên đàn organ và hỏi: Tiếng gì đó các con?
- Cho trẻ bắt chước tiếng chuông xe đạp (kính coong)
- Cho trẻ quan sát tranh chiếc xe đạp
- Chiếc xe đạp cho màu gì?
- Xe đạp đi ở đâu?
- Xe đạp gồm những bộ phận nào?
- Xe đạp có mấy bánh? Bánh xe đạp có hình gì?
- Xe đạp là phương tiện giao thông gì?
- Cô tóm tắt ý trẻ và bổ sung
- Tương tự cho trẻ quan sát tranh xe máy, xe ô tô và trò chuyện giống như xe đạp
=> Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các loại phương tiện giao thông đường bộ, khi ngồi trên xe không nghịch phá khiến dễ bị tai nạn, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, khi ngồi trên ô tô không được thò đầu ra ngoài cửa kính
* HĐ3: So sánh, nhận xét
- Cô hướng dẫn cho trẻ so sánh giữa xe đạp với xe máy:
+ Giống nhau: đều là phương tiện giao thông đường bộ, đều có 2 bánh, chỉ chở 2 người
+ Khác nhau:
Xe máy to hơn, được chạy bằng động cơ,
Xe đạp nhỏ hơn, đi được nhờ sức từ đôi bàn chân người
- Tương tự cô cho trẻ so sánh giữa xe máy và ô tô
* HĐ4: Trò chơi: Ai nhanh nhất (nhận biết phương tiện theo yêu cầu của cô)
- Cô yêu cầu trẻ lấy nhanh phương tiện giao thông nào ( hoặc cô bắt chước tiếng còi của phương tiện giao thông nào) thì trẻ lấy nhanh phương tiện đó ra, giơ lên và nói tên phương tiện đó
* Kết thúc: cho trẻ hát bài “bác đưa thư vui tính”
- Trẻ hát
- Xe đạp
- Trẻ trả lời
- Xe máy, xe ô tô
- Lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ bắt chước
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ so sánh
- Trẻ thực hiện
- Trẻ hát
Hoạt động ngoài trời
Quan sát xe đạp
Trò chơi: Qua đường
Chơi tự do
I – yêu cầu:
* Yêu cầu: Trẻ biết được một số đặc điểm cơ bản của xe đạp
* Kỹ năng: Luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ và quan sát cho trẻ
* Thái độ: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các phương tiện giao thông
Ii – Chuẩn bị
Địa điểm quan sát: ngoài sân trường (trời râm mát, không nắng)
Iii – cách tiến hành
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện về một số PTGT
- Cô đọc câu đố về xe đạp:
“Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ”
Đó là xe gì?
- Để biết được xe đạp như thế nào cô cháu mình cùng đi ra quan sát nhé
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
* HĐ2: Quan sát
- Cho trẻ hát bài “bác đưa thư vui tính” và đi ra
- Các con có nhận xét gì về chiếc xe đạp nào? (đặc điểm, hình dạng, màu sắc, tác dụng)
- Có mấy bánh xe?
- Bánh xe có hình gì?
- Xe máy là phương tiện giao thông đường nào?
- Cô tóm tắt ý trẻ và bổ sung
=> Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe đạp không được nghịch phá, khi đi trên đường luôn đi về phía bên phải, không chơi ở lòng lề đường
* HĐ3: TC: Qua đường
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ thực hiện
* HĐ4: Chơi tự do
- Cô gợi ý trò chơi cho trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Xe đạp
- Trẻ hát và đi ra
- Có khung, tay cầm, bánh xe, bàn đạp
- Có 2 bánh xe
- Hình tròn
- Đường bộ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
Hoạt động góc
Góc phân vai: bán hàng, bác tài xế chở hàng, chở khách, nấu ăn
Góc xây dựng: xây ngã tư đường phố
Góc ngh

File đính kèm:

  • docGiao_an_chue_de_Giao_Thong_2017.doc
Giáo Án Liên Quan