Giáo án lớp chồi năm học 2016 - Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên

* Dinh duỡng - sức khoẻ :

15. Trẻ biết một số hành động, tình huống nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở * Dinh duỡng - sức khoẻ

- Hành động nguy hiểm:

+ Cười đùa trong khi ăn, uống, hoặc ăn các loại quả có hạt; ăn các loại quả ôi thiu, .

+ Tự lấy thuốc uống;

+ Leo trèo lan can, bàn ghế.

+ Nghịch vật sắc nhọn.

+ Theo người lạ

+ Xô đẩy, cắn, véo bạn,.

+ Không thay quần áo trước người khác giới

- Giờ ăn trua

- Hoạt động chiều

 

docx45 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi năm học 2016 - Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
( Thực hiện trong 4 tuần: từ ngày 10/ 4/ 2017 đến ngày 30/ 4/ 2017)
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển thể chất
* Dinh duỡng - sức khoẻ :
15. Trẻ biết một số hành động, tình huống nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở
* Dinh duỡng - sức khoẻ
- Hành động nguy hiểm:
+ Cười đùa trong khi ăn, uống, hoặc ăn các loại quả có hạt; ăn các loại quả ôi thiu, ...
+ Tự lấy thuốc uống;
+ Leo trèo lan can, bàn ghế.
+ Nghịch vật sắc nhọn.
+ Theo người lạ
+ Xô đẩy, cắn, véo bạn,...
+ Không thay quần áo trước người khác giới
- Giờ ăn trua
- Hoạt động chiều
* Phát triển vận động:
16- Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
16. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
-Tay: 
 + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp vẫy tay, nắm, mở bàn tay).
 + Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau. 
+ Quay sang trái, sang phải. 
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
 - Chân: 
+ Nhún chân.    
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ. 
+ Đứng, lần lượt chân co cao đầu gối.
Kết hợp tập các độngj tác theo hiệu lệnh hoặc phối hợp theo nhạc bài hát:
Trường chúng cháu là trường mầm non,
Ồ sao bé không lắc
 Nắng sớm, 
Thật đáng yêu
Chú bộ đội, 
Tiếng chú gà trống gọi,
Em yêu cây xanh,
Em đi qua ngã tư đường phố
20. Trẻ biết phối hợp tay mắt khi thực hiện vận động ném.
- Ném trúng đích đứng bằng 1 tay
21. Trẻ kiểm soát được vận động khi thực hiện các bài tập bật - nhảy
Nhảy lò cò 3 m
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
TUẦN 1: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC- KHÔNG KHÍ
Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/ 4 đến ngày 16/ 4/ 2017
Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Huyền
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
10/04/2017
Thứ 3
11/04/2017
Thứ 4
12/04/2017
Thứ 5
13/04/2017
Thứ 6
14/04/2017
ĐT- TDS
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ đi học đầy đủ đúng giờ.
- Cho trẻ xem ảnh các hiện tượng tự nhiên
Trò chuyện về sự lỳ diệu của nước
- Thực hiện các động tác kết hợp bài hát “Mùa hè đến”
HĐ CHUNG
PTNT- KPKH:
Sự kỳ diệu của nước
 PTTC- Thể dục:
Bật nhảy từ trên cao xuống 30- 35 cm( Bật sâu 35cm)
PTTM- Tạo hình:
Vẽ tô màu chiếc ô
PTNT- Toán :
Đo dung tích một vật bằng một đơn vị đo
PTTM- ÂN:
- DH: Cho tôi đi làm mưa với
- NH: Hạt nắng, hạt mưa
- TC: Tai ai tinh
HĐ NGOÀI TRỜI
- Nước đá biến đi đâu
- TC: Trời nắng trời mưa
- Chơi tự do
- Quan sát nước sạch, nước bẩn
- TC: “ Nhảy qua suối” 
- Chơi tự do
- Quan sát bể cá
- TC: “ thổi bong bóng xà phòng” 
- Chơi tự do
- Quan sát thời tiết
- TC: “ Lộn cầu vồng”
- Chơi tự do
- Dạo quanh sân trường hít thở 
- TC: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do
HĐ GÓC
- Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ ăn uống, gia dình đi tắm biển, bác sỹ.
- Góc xây dựng: Khu du lịch bãi biển cửa hội, của lò
- Góc nghệ thuật:+ Hát múa, đọc thơ, đóng kịch theo chủ đề
 + Pha màu nước, tô, vẽ, nặn xé dán mưa
- Góc học tập:+ Nối các số lượng
 +Xem sách, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên
 + Chơi xếp hình
 + Kể chuyện theo tranh
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, pha màu nước, đong nước vào chai..
- Góc vận động: Các trò chơi dân gian
HĐ CHIỀU
Làm quen truyện: Hồ nước và mây
PTNN-Truyện:
Hồ nước và mây
Hoàn thành bài buổi sáng
Làm quen bài hát: Cho tôi đi làm mưa với
-Vui văn nghệ
- Phát phiếu bé ngoan.
TUẦN 1: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC- KHÔNG KHÍ
( Thực hiện từ ngày 10/ 4/ 2017 đến ngày 16/ 4/ 2017)
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết một số luật lễ giao thông phổ biến trên đường bộ: Người đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải hoặc đi sát lề đường phía tay phải (Ở những nơi không có vỉa hè)
+ Khi đi qua ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu đèn hoặc sự điều khiển của cảnh sát giao thông và theo vạch chỉ đường dành cho người đi bộ.
- Trước khi qua đường phải dừng lại quan sát, khi có xe cộ đến gần thì không được đi qua.
- Không được chơi đùa ở vỉa hè, lòng đường.
- Khi đi qua đường phải có người lớn dắt
- Khi ngồi trên tàu xe không được thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ, không chen lấn xô đẩy đùa nhau trên xe ,ở đường tàu
- Biết đọc bài diễn cảm bài thơ Đèn giao thông
- Trẻ biết làm các biển báo về ptgt
- Trẻ biết đế đến 9, nhận biết các nhóm có số lượng là 9.
- Trẻ biết biểu diễn các bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết bật qua vật cản 10- 15cm đúng kỹ thuật
2. Kỹ năng:
- Thực hành một số luật lễ và an toàn giao thông đường bộ.
- Luyện kỹ năng vẽ, nặn, xé dán, xếp hình về các loại ptgt, đèn tín hiệu giao thông.
- Kỹ năng đọc thơ diễn cảm về giao thông.
- Trẻ hát vận động các bài hát về phương tiện giao thông.
- Luyện kỹ năng nhún lấy đà bật qua vật cản có độ cao từ 10- 15cm.
3.Thái độ:
- Trẻ biết chấp hành luật lệ và an toàn giao thông.
- Có thái độ phê phán không đồng tình với những hành vi không chấp hành luật lệ và an toàn giao thông.
- Biết quý trọng người điều khiển giao thông.
- Có ý thức ban đầu về luật lệ giao thông.
trong gia đình.
- Giữ an toàn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
TUẦN 1: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC- KHÔNG KHÍ
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
	GỢI Ý THỰC HIỆN
1.GÓC PHÂN VAI
Cửa hàng bán đồ ăn uống, gia dình đi tắm biển, bác sỹ
- Trẻ biết cách chơi và chơi liên kết các nhóm chơi với nhau như: gia đình đi tắm biển và mua các loại nước giải khat, hoa qủa
- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình công việc của bố mẹ và con cái, công việc của người bán hàng, lời nói trong khi giao tiếp.
- Cốc, chai nước, lon bia, bánh kẹo, quả...
- Búp bê, quần áo của búp bê, giường, gối cho búp bê....
1.Thỏa thuận chơi(3- 5p).
- Cho trẻ hát bài" Cho tôi đi làm mưa với" 
- Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì?
- Trò chuyện cùng trẻ về các nguồn nước
- Cô giới thiệu tên các góc chơi và nội dung trò chơi mới ở các góc
- Mưa còn giúp cho con người ta có nguồn nước để uống nữa đấy
 - Cô dưới thiệu với trẻ các góc chơi và cho trẻ nhận vai chơi. 
- Trẻ về góc chơi và lấy đồ chơi ra cho nhóm chơi của mình, trẻ tự phân vai chơi trong nhóm
2.Hoạt động(23- 25P).
* Góc phân vai:
- Trẻ về góc tự phân vai chơi cho nhau, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ trong quá trình trẻ chơi.
- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình bố, mẹ, bố mẹ ân cần chăm sóc con cái đưa gia đình đi tắm biển. Bác sĩ khám niềm nở, ân cần với bệnh nhân, cô bán hàng thì niềm nở mời khách mua hàng,...
Cô bán hàng với thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng, bác sỹ...
 - Bác ơi tôi muốn mua chai nước khoáng
- Chai nước này bao nhiêu tiền ạ?
 - Cái này giá bao nhiêu tiền vậy?
- Bác ơi, bác mua gì thế?...
* Góc xây dựng:
- Trẻ về góc chơi và phân vai chơi với nhau:
- Trẻ xây và bố cục công trình theo ý thích của trẻ. Cô theo dõi và hướng dẫn gợi ý trẻ xây hoàn thành tốt công trình của mình.
Các bác đang làm gì thế?
Cô theo dõi quá trình chơi của trẻ và tuỳ vào buổi chơi để cô có thể hướng dẫn trẻ chơi tốt hơn và có trách nhiệm với vai chơi của mình.
* Góc học tập:
Trẻ về góc lấy đồ dùng về cho góc chơi của mình.
- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ cách thực hiện các bài tập ở góc.
+ Nhóm 1: Nối số các lượng
+Nhóm 2: Xem sách, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên
+ Nhóm 3: Chơi xếp hình
- Nhóm 4: Kể chuyện theo tranh
- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ cách thực hiện các bài tập ở góc.
* Góc nghệ thuật:
- Trẻ về nhóm chơi
 - Hát múa, đọc thơ, đóng kịch theo chủ đề
- Pha màu nước, tô, vẽ, nặn xé dán mưa Cô bao quát trẻ chơi hướng dẫn trẻ thể hiện đúng nội dung bài tập ở góc chơi, gợi ý trẻ nhập vai chơi. Động viên khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm sáng tạo và hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
* Góc thiên nhiên:
- Cô hướng dẫn trẻ biết cách tỉa lá sâu , lá vàng cho cây.Biết cách pha màu nước, biết cách đong nước vài chai không để nước tràn ra ngoài..
* Góc vận động:
- Trẻ chơi các trò chơi dân gian
3.Kết thúc( 3- 5p).
- Cô đến nhóm gợi ý cho trẻ nhận xét từng cá nhân trong nhóm : về hành vi thái độ và hành động trong quá trình chơi . Sau đó cho trẻ tập trung về góc chơi nào đó mà hôm đó tạo được nhiều sản phẩm đẹp . Cô nhận xét chung góp ý để lần Sau trẻ chơi hay hơn , cho trẻ đến tham quan công trình xây dựng và nghe các bạn ở góc xây dựng giới thiệu sản phẩm của mình.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi 
2.GÓC XÂY DỰNG
- Khu du lịch bãi biển cửa hội, của lò
- Trẻ biết xâycông viên nước, cây, nhà
- Trẻ biết cách xây từng khu vực hợp lí sáng tạo, biết phân công công việc cho nhau, thể hiện vai chơi sôi nổi
gạch nhựa, sỏi, cây hoa các loại
3.GÓC NGHỆ THUẬT
- Hát múa, đọc thơ, đóng kịch theo chủ đề
- Pha màu nước, tô, vẽ, nặn xé dán mưa
- Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để tạo ra sản phẩm,
- Trẻ thể hiện một số bài hát bài thơ, kể chuyện các bài về nước và hiện tượng tự nhiên
- Rèn luyện sự mạnh dạn , tự tin tham gia hát vận động bài, khéo léo của đôi bàn tay khi xé dán, tô màu.
- Giấy, bút màu, màu nước, giấy màu, keo, kéo
- Phách, xắc xô..
4.GÓC HỌC TẬP
- Nối các số lượng
- Xem sách, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên - Chơi xếp hình
- Kể chuyện theo tranh
- Trẻ biết nối đúng các số lượng
- Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo tranh
- Biết xem sách, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên
- Trẻ biết cách chơi xếp hình
- Tranh ảnh, sách về các hiện tượng tự nhiên
- Mô hình lắp ghép
- Tranh số lượng để trẻ nối
5.GÓC THIÊN NHIÊN
- Chăm sóc cây, pha màu nước, đong nước vào chai..
- Trẻ biết cách chăm sóc cây, tưới nước, cắt là sâu cho cây
- Biết cách pha màu nước
- Biết cách đong nước vào chai không bị tràn ra ngoài
- Dụng cụ chăm sóc cây
- Màu, nước, bể nước, chai, phễu..
6.GÓC VẬN ĐỘNG
- Các trò chơi dân gian
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi dân gian
( Lộn cầu vồng, nhảy lò cò, kèo co, rồng rắn lên mây)
TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH
( Thời gian từ ngày 10/ 4 đến ngày 16/ 4/ 2017)
I. Đón trẻ, trò chuyện:
- Đón trẻ: Đón trẻ với thái độ vui vẻ từ tay phụ huynh.
- Trò chuyện: 
- Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Trong bài hát nói lên điều gì?
- Mưa xuống giúp cho con người điều gì?
- Mưa giúp gì cho cây cối?
- Mưa là nguồn nước vô tận của thiên nhiên và còn có rât nhiều loại nước nữa đó là nước giếng, ao 
II. Thể dục sáng:
1. Yêu cầu: 
 - Trẻ tập được các động tác: Tay, chân, lườn và bật nhảy kết hợp với bài hát “Mùa hè đến”.
- Trẻ tập kết hợp nhịp nhàng, đều và đúng với động tác và lời của bài hát.
- GD trẻ tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Nhạc bài “Mùa hè đến”.
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Khởi động.
Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân và chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dàn cách đều theo tổ.
2.Hoạt động 2: Trọng động.
- Bài tập phát triểnchung.
- Trẻ tập theo cô trên nền nhạc bài hát “ Mùa hè đến”.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh sân tập.
- Trẻ thực hiện kết hợp với các kiểu đi.
- ĐT 1: Tay.
- ĐT 2: Chân
- ĐT 3: Lườn.
- ĐT 4: Bật
III.Điểm danh.
1.Mục đích yêu cầu:
- Giúp cô kiểm tra và nắm sỹ số trẻ hàng ngày
- Tạo cho trẻ thói quen đi học đầy đủ, rèn cho trẻ thói quen biết quan tâm đến 
bạn bè
- Giáo dục trẻ có thái độ lễ phép văn minh
2.Chuẩn bị::sổ theo dõi trẻ đến lớp, bút, ghế ngồi đủ cho cô và trẻ
3.Tiến hành: 
- Cô cho trẻ cất vang 1 bài hát thật vui nhộn để tạo không khí vui tươi cho trẻ
- Sau đó cô điểm danh gọi tên lần lượt trẻ từ đầu sổ đến cuối sổ trẻ đứng dậy dạ cô khi cô gọi đến tên mình
- Cô có thể điểm danh theo tổ: 1 bạn trong tổ đứng dậy nói hôm nay tổ mình vắng ai hay đầy đủ (tổ trưởng hoặc tổ phó)
- Đánh dấu (p) trẻ vắng cả ngày và dấu (s) trẻ vắng 1 buổi
	Thứ 2 ngày 10 tháng 4 năm 2017
*ĐÓN TRẺ: Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ và niềm nở , tạo sự thoải mái cho trẻ , nói chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Nhắc trẻ chào cô , chào bố mẹ, chào bạn.
* THỂ DỤC SÁNG : Tập cho trẻ các động tác thể dục kết hợp với lời bài hát “ Mùa hè đến”.
* ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ theo danh sách và yêu cầu trẻ dạ cô khi gọi đến tên của mình . 
HOẠT ĐỘNG HỌC
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	
1.Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết dược một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.
- Biết được một số lợi ích, tác dụng của nước đối với đời sống của con người.
2.Kĩ năng: 
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Kĩ năng chơi chọn các họat động cần nước.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch.
- Biết dùng nước tiết kiệm, không lãng phí nước.
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Nhạc
- Các cốc nước
- Tâm thế trẻ thoải mái
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động cuả trẻ
1.Ổn định(1- 2p).
- Cô cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
2.Nội dung(20- 22p).
2.1.Hoạt động 1: Trò chuyện giới thiệu(1- 2p).
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Mưa mang đến cho chúng ta cái gì ?
- Con nhìn thấy nước có ở những đâu ?
- Nước rất cần thiết cho con người, cây cối và loài vật. nước có nhiều điều thú vị, chúng ta cùng khám phá nhé!
2.2.Hoạt đông 2: Quan sát, trải nghiệm(14- 15p).
- Cô cho trẻ quan sát nước ở các cốc có chất liệu, màu sắc khác nhau.
- Trên bàn của cô có rất nhiều cốc đựng nước, ai có nhận xét gì về nước trong các cốc?
- Nước có mùi gì không?
- Hằng ngày con uống nước, con thấy có vị gì?
- Dù chúng ta đựng nước vào các cốc có màu sắc, hình dáng khác nhau thì nước vẫn trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Cô lắc cốc nước đá và hỏi trẻ:
- Các con đoán xem trong cốc có gì?
Cô cho trẻ sờ tay vào thành cốc nước đá.
- con cảm thấy như thế nào?
- Tại sao nó lại lạnh nhỉ?
- Cho nước vào ngăn làm đá tủ lạnh, nó sẽ đông thành đá như thế này đấy!
- Nước đá dùng để làm gì?
- Nước đá để mọi người uống cho mát vào mùa hè hoặc khi trời nóng bức, nhưng các con còn nhỏ không nên dùng nhiều, nếu uống nhiều sẽ bị viêm họng đấy!
Cô cho sờ vào cốc nước nóng và hỏi:
- Con thấy như thế nào?
- Tại sao nước lại nóng?
- các con đoán xem điều gì xảy ra khi mở nắp cốc này?
- Tại sao lại có những hạt nước nhỏ li ti như vậy?
- Khi nào chúng ta dùng nước nóng?
- Nước nóng còn dùng để làm gì nữa?
- Khi dùng nước nóng các con không được tự ý lấy mà phải nhờ người lớn giúp và phải cẩn thận kẻo rất dễ bị bỏng. hơi nước còn có tác dụng chữa bệnh, nếu cho lá cây hương nhu , bưởi, lá xả vào nồi nước nấu lên những người ốm được xông hơi nước sẽ rất nhanh khỏi bệnh đấy.
Cô khái quát: nước có ở ba thể loại là rắn – nước đá, thể lỏng ( nước uống, tắm gội hằng ngày) và thể hơi( khi nước được đun nóng lên)
dù nước ở thể nào cũng đều rất cần thiết đối với mọi người.
- con người rất cần nước, mưa là một nguồn nước tự nhiên rất quý.Các con cùng hát bài hát “sau mưa” nhé!
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Trò chuyện về các hoạt động trải nghiệm của trẻ ở góc thiên nhiên ( trồng cây, tưới nước, chăm sóc) để trẻ thấy rõ cây cần nước như thế nào?
- Cây được tưới nước thì xanh tươi, phát triển bình thường (nảy mầm,chồi lớn lên thành cây, ra lá và lớn dần).
- Cây thiếu nước không được tưới nước thì khô héo và chết dần.
- Nước có vai trò rất lớn đối với đời sống con người, chúng ta hãy cùng cô đi đeén một nơi nhé!
Đây là bức tranh vẽ cái gì?
- Bạn đang làm gì?
- nếu không tắm thì sẽ như thế nào?
vào mùa hè, trời nóng bức, cơ thể ra rất nhiều mô hôi, nếu chúng ta không tắm thì sẽ rất bẩn và ngứa ngáy khó chịu, có thể còn sunh bệnh nữa đấy, vì thế các con thường tắm rửa thường xuyên mỗi ngày.
Còn đây là bức tranh gì?
- Cô đang làm gì?
- Tại sao phải rửa rau?
Cô khái quát: Nước rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người: tắm, giặt, ăn uống; trong lao đọng sản xuất, trong công tác phòng cháy chữa cháy
ngoài ra nó còn rất cần thiết cho cây cối và cả những con vật nữa.
2.3.Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố(5- 6p).
* TC : Thi nói nhanh
- Cách chơi: kể nước dùng để làm gì. bạn nói sau không được nói giống bạn trước.
* Giáo dục trẻ: nươc rất cần thiết đối với đời sống con người và các loài vật, cây cối. vì thế chúng ta phải biết bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch không để bị ô nhiễm. đặc biệt chúng ta phải tiết kiệm, không xả nước lẵng phí để mọi người đều có nước sạch dùng.
* TC : Thi lấy nước
cách chơi: chia trẻ làm 2 đội. nhiệm vụ của mỗi đội là phải di theo đường hẹp lên lấy nước đổ ra cốc của mình sau đó quay về đổ nước và bình của tổ mình, sau khi bạn đã đổ nước vào bình đưa cốc cho bạn tiếp theo để bạn đi lấy nước và tiếp tục như vậy cho đến khi kết thúc thơi gian chơi, đội nào có được nhiều nước ở trong bình hơn thì đội đó là đội chiến thắng.
Cô nhận xét giờ chơi.
3.Kết thúc(1-2 p).
- Cô nhận xét giờ học.
- chuyển sang hoạt động tiếp.
- Trẻ hát cùng cô
- Cho tôi đi làm mưa với
- Nước
- Sông, hồ,ao, suối, biển..
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhận xét
- Nước không màu, không mùi
- Trẻ trả lời
- Không vị 
- Trẻ lắng nghe
- Đá
- Trẻ sờ
- Lạnh
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe
- Để uống
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Tại vì nước được đun sôi
- Trẻ đoán
- Trẻ trả lời
- khi pha sữa, mùa lạnh
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Đang tắm
- Bẩn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Rửa rau
- Vì rau trồng ở đất rất bẩn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Nước đá biến đi đâu ?
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa
- Cơi tự do
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Nước đá biến đi đâu?
 Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Mưa ’’đi ra ngoài sân làm thí nghiệm cho trẻ quan sát và ĐT.
- 2 cốc nước ấm cô đổ vơi khoảng nửa cốc, sau đó bỏ cục đá vào 1 trong 2 cốc nước. Cho trẻ quan sát hiện tượng : cục đá nhỏ dần rồi biến mất. Sau đó cho trẻ sờ tay vào 2 thành cốc và hỏi trẻ:
- Nước đá đó biến đi đâu?
- Tại sao có một cốc đầy hơn và một cốc vơi hơn? Vì sao ?
- Tại sao sờ tay vào 2 cốc thì có một cốc lạnh hơn? cốc ấm hơn ?
Hoạt động 2: TCVĐ: Trời nắng trời mưa
- Cụ phổ biến cách chơi- luật chơi.
- Cụ tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cụ nhận xét - tuyên dương.
Hoạt động 3: Chơi tự do
- Trẻ chơi theo ý thích.
- Cụ bao quỏt và nhắc nhở trẻ trong khi chơi không xô đẩy chen lấn nhau.
- Trẻ quan sát
- Nước đá đó tan thành nước
- Cốc đầy là do nước đá tan ra
- Cốc lạnh hơn là do nước đá tan ra làm giảm nhiệt độ nước trong cốc.
- Trẻ hào hứng tham gia trò chơi.
- Trẻ chơi theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ ăn uống, gia dình đi tắm biển
- Góc xây dựng: Khu du lịch bãi biển cửa hội
- Góc nghệ thuật:Pha màu nước
- Góc học tập: Nối các số lượng
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
- Góc vận động: Các trò chơi dân gian( Lộn cầu vồng).
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen truyện: Hồ nước và mây
- Cô giới thiệu tên chuyện, tên tác giả.
- Cô kể cho trẻ nghe 2 lần.
- Hỏi tên chuyện, tác giả và các nhân vật trong chuyện.
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung chuyện.
- GD trẻ.
- Kể lại cho lớp nghe 1 lần nữa.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Những kết quả đạt được trong ngày của trẻ 
1.Ưu điểm: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2.Nhược điểm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 11 tháng 4 năm 2017
*ĐÓN TRẺ: Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ và niềm nở , tạo sự thoải mái cho trẻ , nói chuyện với trẻ sự kỳ diệu của nước
* THỂ DỤC SÁNG : Tập cho trẻ các động tác thể dục kết hợp với lời bài hát “ Mùa hè đến”.
* ĐIỂM DANH: Cô g

File đính kèm:

  • docxnuoc.docx
Giáo Án Liên Quan