Giáo án lớp ghép lớp chồi + lớp lá - Phát triển nhận thức

A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:

1. Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.

 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.

 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

2. Trò chuyện sáng.

a, Yêu cầu:

- Trẻ biết ngày nghỉ đ¬uợc bố mẹ đ¬a đi chơi, đi thăm ông bà .

b, Chuẩn bị:

- Nội dung trò chuyện về ngày đầu tuần.

c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ

- Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời: các con đ¬ợc bố mẹ đ¬ưa đi đâu chơi, thăm ai, mẹ

thư¬ờng nấu món gì cho con ăn

 

doc21 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp ghép lớp chồi + lớp lá - Phát triển nhận thức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 14 tháng 03 năm 2016
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện sáng.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết ngày nghỉ đuợc bố mẹ đa đi chơi, đi thăm ông bà ...
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện về ngày đầu tuần.
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời: các con đợc bố mẹ đưa đi đâu chơi, thăm ai, mẹ 
thường nấu món gì cho con ăn 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Tiết 1: Lĩnh vực phát triển thể chất
Thể dục: Đi theo đường hẹp.
 Trò chơi: Làm theo tín hiệu.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trẻ 4-5 tuổi: biết thực hiện theo hiệu lệnh của cô, bước đi tự nhiên trong đường hẹp, mắt nhìn thẳng, chân không dẫm vào vạch. Biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật trò chơi vận động.- Trẻ 2-3 tuổi: biết đi trong đường hẹp không dẫm vào vạch, hứng thú tham gia vào trò chơi.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ 4-5 tuổi: Rèn kỹ năng khéo léo và sự định hướng khi đi trong đường hẹp.
- Trẻ 2-3 tuổi: Rèn kỹ năng khéo léo của đôi chân.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹ, khéo léo khi tham gia bài tập.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô: Vẽ đường rộng khoảng 30cm. Tín hiệu đèn: xanh, đỏ, vàng. Xắc sô.
2. Trẻ: Sức khoẻ đảm bảo, quần áo gọn gang. 
III. Nội dung tích hợp. 
- PTTM: Âm nhạc.
IV. Cách tiến hành. 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ?
Hoạt động 2: Em làm đoàn tàu.
1: Khởi động
- Cho trẻ làm những người lái tàu đi theo đội hình vòng tròn và kết hợp đi theo các kiểu đi khác nhau, vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
2: Trọng động
a, Bài tập phát triển chung
- ĐT tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao.
- ĐT chân: Đưa chân ra trước, lên cao.
- ĐT bụng: Quay người sang hai bên.
- ĐT Bật: Bật chân trước, chân sau.
b, Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu bài tập “Đi theo đường hẹp”
* Cô tập mẫu:
- Lần 1: không phân tích động tác.
- Lần 2: phân tích đông tác. 
+ TTCB: Đứng 2 chân rộng bằng vai trước vạch xuất phát, mắt nhìn thẳng chân đi giữa hai vạch, khi bước chân đi chú ý không để chân chạm vạch, đi hết đường về cuối hàng đứng. (Cho trẻ thực hiện lăn bóng bóng 2 lượt, cho 2 đội thi đua nhau)
* Trẻ thực hiện:
- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn của cô.
- Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời. 
- Củng cô bài: cho 2 trẻ tập tốt lên tập lại.
c, Trò chơi vận động: “Làm theo tín hiệu”
- Cách chơi: Trẻ mô phỏng động tác phương tiện giao thông, đi và dừng lại theo tín hiệu đèn xanh, vàng, đỏ.
- Luật chơi: Khi có tín hiệu bạn nào sai sẽ bị phạt nhảy lò cò một vòng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, động viên trẻ kịp thời. 
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ hát bài “Em qua ngã tư đường phố” đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Hoạt động 4: Kết thúc 
 - Cô nhận xét, cho trẻ đi nhẹ nhàng về lớp. 
- Trẻ hứng thú hát cùng cô.
- Trẻ trò chuyện cùng cô về một số ptgt đường bộ.
- Trẻ vừa đi vừa hát.
- Trẻ biết đi theo yêu cầu của cô
- Trẻ tâp nhịp nhàng cùng cô
- Tập 4 lần x 4 nhịp
- Tập 4 lần x 4 nhịp
- Tập 4 lần x 6 nhịp
- Tập 4 lần x 8 nhịp
- Trẻ chú ý nghe và nhớ tên bài
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu lắng nghe cô phân tích động tác ghi nhớ cách tập.
- Trẻ đi phối hợp chân tay nhẹ nhàng, thẳng hướng.
- Trẻ chú ý sửa sai theo hướng dẫn của cô. 
- Lớp chú ý xem bạn tập.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi 
- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
- Trẻ hứng thú biết đi theo vòng tròn.
- Trẻ nhẹ nhàng đi về lớp.
Nhận xét: .
..
* Trò chơi chuyển tiết: Nu na nu nống.
Tiết 2: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tạo hình: Dán đèn giao thông (mẫu).
I. Môc tiêu:
1. KiÕn thøc: 
- Trẻ 4-5 tuổi: biết đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông trên đường. Biết: đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới đi được. Trẻ biết chấm hồ dán theo đúng mẫu của cô.
- Trẻ 2-3 tuổi: biết được lợi ích của đèn giao thông. Biết ngồi học đúng tư thế, biết dán theo vệt chấm hồ.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ biết dán đúng thứ tự các đốm màu, biết làm theo mẫu của cô. 
- Trẻ 2-3 tuổi: Rèn kỹ năng phết hồ và dán giấy, ngồi học đúng tư thế.
3. Thái độ:	
- Cháu biết chấp hành tốt luật giao thông, đi đúng theo đèn tín hiệu giao thông.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu. 	
II Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: - Tranh mẫu, máy tính, loa, giấy A3, các hình tròn (xanh, đỏ, vàng), hồ dán, bảng, que chỉ, giá treo tranh.
2. Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, giấy màu (hình tròn: Đỏ, vàng, xanh), hồ dán, khăn lau ta.
III. Nội dung tích hợp:
- PTM: Âm nhạc (bài hát Đèn giao thông).
- PTNT: MTXQ
- Giáo dục ATGT.
IV. Cách tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
¯ Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú.
Cô và trẻ đọc bài thơ “Đèn giao thông”.
- Trò chuyện về nội dung bài thơi:
+ Cô và các con vừa đọc bài thơ gì? 
+ Trong bài thơ nói về gì?
+ Đèn giao thông có ở đâu?
+ Đèn giao thông có những tín hiệu đèn màu nào? 
+ Vậy đèn đã bật lên thỉ mọi người đi đường phải như thế nào? Còn đèn xanh ? đèn vàng thì sao? 
Ä Đưa ra bài học giáo dục cho trẻ phải tuân thủ luật giao thông.
¯ Hoạt động 2: Dạy trẻ dán đèn giao thông.
- Cho trẻ xem tranh mẫu.
+ Cô có bức tranh gì?
 + Đèn giao thông có những màu gì? Đèn giao thông giống hình gì?
+ Màu gì ở trên? Tiếp theo là những màu gì? 
 Vậy các con thích tự tay mình dán những đèn giao thông này không? Nếu vậy thì chúng ta cùng nhau thực hiện nha !
- Cô làm mẫu:
 Để dán đèn giao thông, trước tiên cô sẽ xếp 3 hình tròn đỏ, vàng và xanh. Hình nào xếp đầu tiên? Tiếp theo là hình gì? Cuối cùng là hình gì?
Sau khi xếp các hình xong, cô sẽ dán, cô lật hình lên, chấm hồ vào phía dưới. Cô dán lần lượt từng hình theo thứ tự đã xếp.
- Trẻ thực hiện cùng cô:
+ Để dán đèn giao thông, trước tiên chúng ta sẻ xếp 3 hình tròn: Đỏ, vàng, xanh theo thứ tự từ trên xuống. Hình nào xếp đều tiên? Tiếp theo là hình gì? Cuối cùng là màu gì?.
+ Sau khi xếp các hình song, cô sẻ dán lại, cọ lật hình lên và chấm hồ vào phía dưới. Cô sẻ dán lại lần lượt từng hình theo thứ tự đã xếp.
+ Vậy là chúng ta đã có hình gì vậy con?
¯ Hoạt động 3: Trưng bài sản phẩm.
- Cho tất cả trẻ treo sản phẩm của mình lên trẻ nhận biết sản phẩm của bạn. Chọn sản phẩm mà trẻ thích.
- Cô nhận xét và khen ngợi, động viên trẻ.
¯ Hoạt động 4: Chạy xe theo tín hiệu đèn đỏ.
- Cô lái xe chở trẻ đi chơi. Co cầm vòng tròn, trẻ nối đuôi nhau vừa đi vùa hát bài: “Em đi qua ngả tư đường phố” và minh họa cho bài hát ở đèn xanh, đèn đỏ.
ð Kết thúc và nhắc trẻ đi đúng luật giao thông.
- Trẻ hứng thú đọc thơ.
- Đèn giao thông.
- Nói về đèn giao thông
- Ở các ngã tư đường phố
- Đỏ, vàng, xanh.
- Trẻ trả lời
- Tranh đèn giao thông
- Màu xanh, đỏ, vàng, hình tròn
- Đèn màu đỏ, đến màu vàng, xanh.
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện từng bước theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lên nhận xét bài của bạn.
- Trẻ giới thiệu về bài của mình
- Trẻ hứng thú hát và đi vòng tròn cùng cô.
Nhận xét: .....
.....
.....
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: - HĐCCĐ: Một số biển báo giao thông.
 - TCVĐ: Bánh xe quay.
 - CTD: Chơi theo ý thích.
1. Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên gọi và ý nghĩa của 1 số loại biển báo giao thông quen thuộc, biết cách chấp hành các loại biển báo đó khi đi trên đường.	
- Biết chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi, 
- Hoạt động có nề nếp.
2. Chuẩn bị: 
- Địa điểm sân sạch sẽ, bằng phẳng.
- Cây cảnh, que chỉ.
- Trang phục trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
3. Tiến hành:
- Nhắc nhở nề nếp, giao nhiệm vụ cho trẻ trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp hàng ra sân đến địa điểm đó chuẩn bị.
a. Giới thiệu nội dung có mục đích: “Quan sát một số biển báo giao thông”
- Cô gợi hỏi trẻ sau đó chốt lại đặc điểm, tên gọi và ý nghĩa của 1 số loại biển báo, cách chấp hành các loại biển báo đó, 
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật lệ giao thông.
b. TCVĐ: “Bánh xe quay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 3-> 4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.	
c. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: Kéo, Gùi, Đeo
1. Yêu cầu: 	
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Kéo, Gùi, Đeo.
2. Chuẩn bị:	
- Tranh, ảnh liên quan để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:
- Cô sử dụng tranh, ảnh một số phương tiện giao thông để cung cấp các từ “Kéo, Gùi, Đeo” cho trẻ, khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần.
E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Nắng sớm”
2. Làm quen kiến thức: Một số biển báo giao thông.
a. Yêu cầu: 
- Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của bốn nhóm biển báo giao thông.
b. Chuẩn bị:
- Hình ảnh một số biển báo giao thông.
c. Phương pháp:
- Cô trò chuyện với trẻ về một số biển báo giao thông.
3. Vệ sinh ăn chiều.
4. Nêu gương – trả trẻ.
************************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ba, ngày 15 tháng 03 năm 2016
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện sáng.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết thời tiết buổi sáng lạnh phải mặc áo ấm, buổi trưa trời nắng nóng.
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện.
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô gợi hỏi cho trẻ trả lời. Thời tiết buổi sáng các con thấy như thế nào? để cho cơ thể khỏi lạnh phải mặc quần áo như thế nào? 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MTXQ: Một số biển báo giao thông.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ 4-5 tuổi: Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của bốn nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn.
- Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết được một số luật lệ GT đường bộ, biết được hình dáng màu sắc, công dụng của 1 số biển báo, biết được tham gia chấp hành GT có lợi gì cho mọi người.
2. Kỹ năng:	
- Trẻ 4-5 tuổi: Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng:
- Quan sát, nhận dạng và vận dụng hiểu biết của mình để thực hành tô màu biển báo giao thông.
- Nêu được đặc điểm của từng biển báo (màu sắc, hình dáng, nội dung).
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động. 
- Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý có chủ định. 
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt được mục tiêu của bài.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng của cô: - Máy tính, Slide về một số hình ảnh biển báo giao thông. Trống lắc.
2. Đồ dung của trẻ: - Lô tô về một số biển báo giao thông.
III. Nội dung tích hợp: 	
- PTTM: Âm nhạc (bài hát Em đi qua ngã tư đường phố) 
- PTNN: Văn học.
IV. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”
Chúng mình vừa hát bài gì ? (Trẻ 5t ) 
- Các bạn nhỏ chơi tham gia giao thông ở đâu? (trẻ 3-4t)
=> Cô giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành luật lệ giao thông không chơi nhảy dây, đá bóng .....trên lòng đường các con nhớ chưa? Hoạt động 2: Nội dung bài dạy
* Quan sát đàm thoại qua tranh:
* Cho trẻ quan sát bức tranh 1: Ngã tư đường phố
- Bức tranh vẽ gì? (trẻ 5t)
- Các con có biết nơi đường có 4 lối rẽ gọi là đường gì không? (trẻ 4- 5t)
- Đoàn xe ở làn đường này vì sao lại dừng lại ?
(trẻ 3t)
- Đoàn xe ở làn đường này vì sao lại đang đi? (trẻ 4t)
- Người đi bộ đi ở đâu? (trẻ 5t)
- Ở ngã tư có gì? biển báo có màu gì? dùng để làm gì?
- Đèn giao thông được để ở đâu? (trẻ 5t) sau đó cho trẻ 3- 4t nhắc lại 
- Khi đi đường chúng ta phải đi đường bên nào? (trẻ 4t) trẻ 3t nhắc lại 
- Hàng ngày khi bố mẹ các con đi bằng xe máy trên đường chúng ta phải ngồi như thế nào? và phải đội gì trên đầu?
- Ngồi trên xe máy ngồi có thể ngồi được bao nhiêu người?
=> Cô chốt: Khi tham gia giao thông ngồi trên xe máy các con phải ngồi yên có ngời lớn và phải ngồi sát ôm vào người điều khiển xe và xe máy chở tối đa 3 người trong đó có 2 người lớn và một trẻ con.
- Khi đi có được phóng nhanh vượt ẩu không? khi tham gia giao thông có được uống bia rượu không? vì sao? 
-> Khi đi qua lòng đường thì phải có ai dẫn qua nếu qua nơi có đèn xanh đèn đỏ thì phải chờ đèn gì mới được qua.
 * Cho trẻ quan sát tranh 2: Đường thành phố
- Bức tranh vẽ gì? (trẻ 5t)
- Đây là con đường nông thôn hay thành phố (trẻ 4t)
=> Cô chốt: Đây là đường thành phố rất nhiều xe cộ đi lại muốn sang đường phải có người lớn dắt sang đường...
* Quan sát tranh 3: Vẽ đường nông thôn
- Bức tranh vẽ gì? (trẻ 3t)
- Mọi người đang đi như thế nào? (trẻ 5t)
=> Cô chốt : Đường nông thôn không có làn đường vì vậy khi đi trên đường chúng mình phải đi bên tay phải ...
* Quan sát tranh 4: một số biển báo giao thông đường bộ
- Trò chuyện với trẻ về tác dung biển báo
- Các con có muốn cùng cô chơi tham gia giao thông
- Trò chơi: Ngã tư đường phố
- Cô chia trẻ làm 2 đội chơi
- Cho trẻ xếp hàng đi qua ngã tư khi thấy đèn xanh trẻ đi thấy đèn đỏ trẻ dừng lại thấy đèn vàng trẻ đi chậm lại (Cô mở nhạc bài: Em đi qua ngã tư đường phố)
- Cô giáo dục trẻ về luật lệ giao thông 
 Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô đọc bài thơ: “Cô dạy con” 
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Đường phố 
- Lắng nghe. 
- Ngã tư 
- Vì có đèn đỏ 
- Đèn xanh
- Vỉa hè 
- Đèn giao thông 
- Trẻ trả lời
- Đường bên phải.
- Mũ bảo hiểm
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe .
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của bản thân
- Lắng nghe
- Quan sát
- Đường thành phố
- Lắng nghe 
- Vẽ đường nông thôn
- Đi bên tay phải ...
- Lắng nghe
- Trò chuyện cùng cô
- Quan sát biển báo giao thông 
- Trẻ chơi 
- Lắng nghe
- Trẻ đọc
Nhận xét: ...
...
...
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: - HĐCCĐ: Một số biển báo giao thông.
 - TCVĐ: Bánh xe quay.
 - CTD: Chơi theo ý thích.
1. Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên gọi và ý nghĩa của 1 số loại biển báo giao thông quen thuộc, biết cách chấp hành các loại biển báo đó khi đi trên đường.	
- Biết chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi, 
- Hoạt động có nề nếp.
2. Chuẩn bị: 
- Địa điểm sân sạch sẽ, bằng phẳng.
- Cây cảnh, que chỉ.
- Trang phục trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
3. Tiến hành:
- Nhắc nhở nề nếp, giao nhiệm vụ cho trẻ trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp hàng ra sân đến địa điểm đó chuẩn bị.
a. Giới thiệu nội dung có mục đích: “Quan sát một số biển báo giao thông”
- Cô gợi hỏi trẻ sau đó chốt lại đặc điểm, tên gọi và ý nghĩa của 1 số loại biển báo, cách chấp hành các loại biển báo đó, 
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật lệ giao thông.
b. TCVĐ: “Bánh xe quay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 3-> 4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.	
c. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: Bờ biển, Cầu phao, Hải đăng.
1. Yêu cầu: 	
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Bờ biển, Cầu phao, Hải đăng.
2. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh về con vật để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:	
- Cô trò chuyện với trẻ về các hình ảnh trên, đồng thời cung cấp cho trẻ các từ: Bờ biển, Cầu phao, Hải đăng. Khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần.
E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Nắng sớm”
2. Làm quen kiến thức: Ôn nhận biết độ lớn của hai đối tượng.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ nhận biết độ lớn của hai đối tượng.
b. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi có độ lớn khác nhau cho trẻ so sánh.
c. Phương pháp:
- Dạy trẻ so sánh nhận biết về độ lớn của hai đối tượng.
3. Vệ sinh, ăn chiều.
4. Nêu gương - trả trẻ.
********************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ tư, ngày 16 tháng 03 năm 2016
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện sáng.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết tên chủ đề đang học trong tuần.
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện.	
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện: chúng mình có biết tuần này chúng mình đang học chủ đề gì ? Khi đi qua ngã tư đường phố có đèn tín hiệu giao thông chúng ta phải làm gì? Khi ngồ trên xe ô tô phải như thế nào? Khi đi xe máy phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
	Lĩnh vực phát triển nhận thức	
Toán: Ôn nhận biết độ lớn của 3 đối tượng.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ 4-5 tuổi: Biết so sánh, sắp thứ tự và diễn đạt được mối quan hệ về chiều cao giữa 3 đối tượng : cao thấp, thấp hơn, thấp nhất.
- Trẻ 2-3 tuổi: nhận biết sự khác nhau về độ lớn của 3 đối tượng.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi và chơi đúng. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ 4-5 tuổi: Rèn luyện kỹ năng so sánh, thực hiện động tác đo đúng, biết diễn đạt đúng ý đủ câu.
- Trẻ 2-3 tuổi: Rèn sự chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ học tập có nề nếp, thích khám phá tìm tòi xung quanh. Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt được mục tiêu của bài.
II. Chuẩn bị:
  - Đồ dùng của cô:   - 3 ngôi nhà màu đỏ, xanh, vàng. (Ngôi nhà màu đỏ  
                                    Cao nhất, ngôi nhà màu vàng thấp nhất).
                                 - 3 cái phích cao thấp khác nhau (Xanh , đỏ ,hồng).
  - Đồ dùng của trẻ:  - Mỗi cháu 3 ngôi nhà giống cô có kích cỡ nhỏ hơn.
                                - 3 cây hoa màu hồng , cam, trắng. (Cây hoa màu hồng cao nhất, cây hoa màu trắng thấp nhất) 
  - Địa điểm :            - Trong lớp   	
III. Nội dung lồng ghép tích hợp:
- PTTM: Âm nhạc.
- PTNT: MTXQ.
- Giáo dục BVMT
IV. Cách tiến hành:	
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú: 
- Cho trẻ hát bài “Em qua ngã tư đường phố”
+ Khi qua ngã tư đường phố các con thấy gì ?
- Các loại quả cung cấp chất gì cho cơ thể ?
- Các con có muốn ăn các loại quả này không ?
- Hôm nay các bác nông dân đã đem rất nhiều các loại quả đến đây để thưởng cho các tổ học giỏi đấy chúng mình hãy thi đua xem tổ nào được các bác tặng nhiều quả nhất nhé.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động
1. Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng:
- Cô mời bạn A và bạn B, 2 bạn đứng cạnh nhau Cho trẻ quan sát: 
+ 2 bạn có cao bằng nhau không ?
- Cô mời bạn C lên đứng cạch bạn B.
+ Ai cao hơn?
- Như vậy, so với bạn B và bạn C thì chiều cao bạn A như thế nào ?
- Cô cho 3 bạn : A, B, C đứng cạnh nhau để kiểm tra xem ai cao nhất, ai thấp nhất. 
2. Dạy trẻ so sánh chiều cao để sắp xếp thứ tự 3 đối tượng về chiều cao:
- Cô cho trẻ so sánh cao thấp lần lượt từng ngôi nhà với các ngôi nhà còn lại :
*Ngôi nhà màu đỏ:
- Mời trẻ lấy rổ đồ dùng có 3 ngôi nhà xếp ra ngoài.
+ Các con có những ngôi nhà màu gì?
+ Ngôi nhà màu đỏ và ngôi nhà màu vàng, ngôi nhà nào cao hơn?
+ Ngôi nhà màu đỏ so với ngôi nhà màu xanh, ngôi nhà nào cao hơn?

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_ghep_34_do_tuoi_PTGT.doc
Giáo Án Liên Quan