Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn - Nguyễn Thị Hạnh

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên, khu vực của các góc chơi; biết tự thỏa thuận với nhau trước, trong khi chơi; biết thể hiện vai chơi và các mối quan hệ trong nhóm chơi qua việc mô phỏng và phản ánh các mối quan hệ xã hội mà trẻ nhận biết trong cuộc sống xung quanh trẻ.

- Củng cố một số kiến thức về các lĩnh vực cho trẻ trong quá trình chơi.

2. Kĩ năng:

- Trẻ thể hiện được các kỹ năng, thao tác ở các trò chơi, vai chơi. Thể hiện được kỹ năng hoạt động theo nhóm và cá nhân trong khi chơi.

- Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp của trẻ.

- Trẻ có các kỹ năng thao tác sử dụng, sắp xếp đồ dùng đồ chơi.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
 SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: Bản thân
Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi 
Thời gian: 35-40 Phút.
 Người soạn : 10/10/2018
	 Ngày dạy : 18/10/2018
 Người dạy : Nguyễn Thị Hạnh
Đơn vị: Trường mầm non Hoạ My Bích Động
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên, khu vực của các góc chơi; biết tự thỏa thuận với nhau trước, trong khi chơi; biết thể hiện vai chơi và các mối quan hệ trong nhóm chơi qua việc mô phỏng và phản ánh các mối quan hệ xã hội mà trẻ nhận biết trong cuộc sống xung quanh trẻ.
- Củng cố một số kiến thức về các lĩnh vực cho trẻ trong quá trình chơi.
2. Kĩ năng:
- Trẻ thể hiện được các kỹ năng, thao tác ở các trò chơi, vai chơi. Thể hiện được kỹ năng hoạt động theo nhóm và cá nhân trong khi chơi.
- Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp của trẻ.
- Trẻ có các kỹ năng thao tác sử dụng, sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
3. Thái độ
- Trẻ tự nguyện hứng thú tham gia vào buổi chơi.
- Biết chia sẻ giúp đỡ đoàn kết với bạn bè trong khi chơi.
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi, giúp đỡ bạn bè, có nề nếp trong khi chơi.
II.CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Địa điểm: Lớp 5-6 tuổi....
2. Đối với cô:
- Giáo án đầy đủ, chi tiết.
- 5 góc chơi được bố trí phù hợp chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phong phú đa dạng theo yêu cầu của trò chơi.
- Bàn, ghế đủ cho trẻ, nhạc bài hát : “Khuôn mặt cười”, “Tay thơm, tay ngoan”, ..
- Ti vi, máy tính
3. Đối với trẻ:
- 5 góc chơi được bố trí phù hợp với không gian của lớp 
- Trẻ thuộc một số bài hát: “Khuôn mặt cười”, “Tay thơm, tay ngoan”, .
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Góc phân vai
+ Nấu ăn
+ Bán hàng
2. Góc thư viện sách : 
+ Xem sách tranh về bản thân
+ Làm sách tranh về chủ đề bản thân
+ Trò chơi học tập: Chiếc túi kỳ diệu 
4.Góc khám phá trải nghiệm: 
+ Khám phá hoạt động trong ngày của bản thân; Chọn đúng lô tô theo chủ đề; 
3. Góc xây dựng :
+ Xây dựng ngôi nhà của bé
5. Góc nghệ thuật
+ Làm đồ chơi bằng giấy và lá (đèn lồng, chong chóng)
+ Tô màu tranh về đồ dùng cá nhân trẻ
- Trẻ thể hiện vai bố mẹ và các con, xưng hô theo vai, mô phỏng lại hoạt động của gia đình.
- Trẻ xưng hô theo vai, mô phỏng được hoạt động đi chợ, nấu ăn, chuẩn bị bàn ăn, cho các thành viên trong gia đình.
- Trẻ xưng hô theo vai chơi, biết chào hỏi khách hàng, mô phỏng được hoạt động của bác bán hàng: bày thực phẩm, giới thiệu hàng, bán hàng...
- Trẻ có kỹ năng giở sách, xem và hiểu nội dung của sách tranh, kể được về những điều đã “đọc” trong sách.
- Trẻ có kỹ năng lựa chọn và dán các hình ảnh phù hợp để tạo thành quyển sách tranh về; nói được ý tưởng về quyển sách của mình 
- Trẻ nhận ra và nói lên được tên của một số đồ dùng gia đình 
- Trẻ nói được tên các công việc của bố, mẹ và các con trong 1 ngày, sắp xếp đúng thứ tự các hoạt động; chọn được lô tô về người, đồ dùng, của trẻ hàng ngày
- Trẻ xây dựng được mô hình ngôi nhà của bé, đặt tên và giới thiệu được về công trình đã xây dựng được với sự gợi ý của cô giáo. 
- Trẻ có kỹ năng làm đồ chơi đơn giản bằng lá và giấy; hoàn thành và đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Bàn ghế, bảng, que chỉ, lô tô toán, tranh thơ, tranh truyện.
-Bàn ghế, các đồ dùng nhà bếp, đồ dùng ăn uống, tạp dề, mũ nấu ăn.
- Đồ chơi rau, củ, quả, sữa, nước uống, các món ăn
- Sách tranh, họa báo về chủ đề bản thân
- Sách đã đóng quyển, hình ảnh về lớp học, các hoạt động, đồ dùng đồ chơi, cô và các bạn, keo dán, khăn lau...
- Khăn bịt mắt (mũ chóp); Túi đựng một số đồ chơi là đồ dùng cá nhân; khăn mặt; bàn chải; lược; cặp tóc ...)
- Bộ tranh về một số hoạt động của bén thể hiện các công việc trong một ngày như đánh răng; rửa mặt, chải đầu, bảng cài; lô tô về những đồ dùng của bé (và một số lô tô khác không cùng chủ đề)
- Các loại lá cây, đồ dùng dụng cụ chăm sóc cây, nước, sỏi, đồ chơi với nước, sỏi.
- Gạch; mô hình nhà ở, nhà bếp, hàng rào, vườn cây, vườn rau, ao cá..., cổng ; đồ chơi cây xanh, hoa,...
- Giấy màu, kéo, keo dán, ống giấy, lá cây, que nhỏ, ..
- Tranh tô màu về gia đình, bút màu sáp, bảng trưng bày tranh.
1. Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu các cô giáo tới dự.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ đoám các bộ phận tren cơ thể” 
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.....
(Trò chuyện ngắn gọn về nội dung: các bộ phận trên cơ thể bé)
2. Bài mới: 
* Thỏa thuận chơi:
Cô gợi ý hỏi trẻ về các góc chơi - nội dung chơi ở từng góc.
+ Cho trẻ đứng thành nhóm và tự thoả thuận chơi ? Với những đồ chơi đó các con có thể chơi những trò chơi gì? 
 -> Mời trẻ nêu ý tưởng chơi cho góc chơi.
+ Góc thư viện, sách có những đồ dùng đồ chơi gì?
-> Mời trẻ nêu ý tưởng chơi cho góc chơi.
+ Góc khám phá khoa học- trải nghiệm có những đồ dùng gì đây? 
-> Mời trẻ nêu ý tưởng chơi cho góc chơi.
+ Cô giới thiệu góc xây dựng với các đồ chơi: ngôi nhà, cây xanh và hàng rào, hoa, mô hình đồ chơi....
+ Giới thiệu góc nghệ thuật với những chiếc lá cây, giấy màu, kéo, keo dán, tranh vẽ, bút sáp màu....
 - Cô định hướng nội dung buổi chơi (5 góc chơi).
- Mời trẻ chọn góc chơi.
*.Quá trình chơi
- Cô mời trẻ về góc chơi; bao quát các góc chơi, đến từng góc gợi mở, giúp trẻ thỏa thuận nhận vai chơi, gợi ý trẻ cách chơi các trò chơi trong góc chơi của mình.
(*) Góc phân vai:
+ Nhóm chơi nấu ăn: gợi ý trẻ cần đến cửa hàng mua thực phẩm để nấu ăn cho gia đình. Cô hỏi trẻ : Các bác định nấu những món gì ? Nấu như thế nào? ...
+ Nhóm chơi bán hàng: Cô gợi mở để trẻ bày ra các sản phẩm gọn gàng, cô gợi hỏi giúp trẻ biết và mô phỏng được công việc của người bán hàng: Chào cô chào bác, bác cần mua gì ạ? Muốn bán đươc nhiều hàng bác phải niềm nở mời chào khách hàng. Bao nhiêu tiền một cái?.. 
(*) Góc thư viện sách:
- Cô gợi ý trẻ lựa chọn quyển sách mà trẻ thích, xem và trò chuyện về nội dung sách: Con xem sách gì? Có những hình ảnh gì? Con thích xem sách nào nhất?....
- Cô gợi ý chọn ý tưởng cho quyển sách của mình, chọn hình ảnh phù hợp để dán thành quyển sách tranh. Hướng dẫn, gợi ý trẻ kỹ năng chấm phết hồ, dán tranh.
- Cô giới thiệu trò chơi, hướng dẫn trẻ luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi: 1 trẻ bịt mắt, cô cho một số đồ dùng gia đình vào túi cho trẻ thò tay vào sờ, cảm nhận và gọi tên đồ dùng, (Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần, sau đó để trẻ tự chơi)
- Cô gợi ý trẻ xem tranh, gọi tên hoạt động sau đó sắp xếp các hoạt động theo trình tự.
- Gợi ý trẻ chơi trò chơi chọn đúng lô tô theo chủ đề trường mầm non.
- Gợi ý trẻ lựa chọn nội dung chơi mà trẻ thích và triển khai chơi, cô nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khu vực chơi; hướng dẫn và chơi cùng trẻ.
(*) Góc xây dựng:
- Cô gợi ý trẻ chơi ở góc xây dựng bầu ra 1 bạn nhóm trưởng phân công công việc cho các bạn trong nhóm.
- Cô đến gợi hỏi trẻ : Các bác định xây mô hình ngôi nhà của bé như thế nào? Xây gì trước, xây gì sau? Xây nhà ở/ vườn cây/ vườn rau/ ... ở đâu? Nhiệm vụ của từng bác là gì?...
- Cô gợi mở để trẻ xây dựng thành mô hình ngôi nhà của bé có bố cục hợp lý.
- Cô gợi ý trẻ chọn ý tưởng làm đồ chơi, nhớ lại cách làm đồ chơi và triển khai trò chơi; trang trí hoàn thành sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Gợi ý trẻ để trẻ tô được bức tranh có màu sắc hài hòa, tô khéo léo; tô màu hoàn thiện bức tranh; đặt tên cho bức tranh và trưng bày.
*. Sau khi chơi 
- Trước khi hết giờ 5-7 phút cô đến các góc chơi hỏi trẻ: Nhóm các con vừa chơi trò chơi gì? Tạo được sản phẩm gì? Các bạn trong nhóm chơi chơi như thế nào? 
 -> Cô nhận xét ngắn gọn về kết quả chơi của nhóm.
- Mời trẻ tập trung về góc khám phá. Cô gợi ý để trẻ ở góc khám phá giới thiệu về những gì nhóm của mình đã làm được; cô gợi ý cho các bạn trong nhóm nhận xét lẫn nhau. 
Cô nhận xét góc khám phá khen ngợi động viên trẻ.
- Cô nhận xét chung về buổi chơi, khen ngợi động viên các góc chơi. Cô giáo dục, gợi cho trẻ tình cảm yêu quý, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Tổ chức sinh nhật cho trẻ 
- Kết thúc cô cho trẻ hát bài: “Hết giờ rồi” và cất đồ chơi.
- Trẻ vỗ tay chào mừng các cô.
- Trẻ hào hứng hát, nhún nhảy tự nhiên theo nhạc. Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô về chủ đề...
VD: trẻ chọn góc phân vai: Trẻ tự chọn vai chơi, gọi tên các đồ dùng đồ chơi: xoong, nồi, bát, bàn ghế, sách vở, bảng, các món ăn, rau hoa quả...
+ Chơi cô giáo, nấu ăn, bán hàng...
- Trẻ quan sát góc thư viên sách, gọi tên các đồ dùng đồ chơi: Sách về trường mầm non, tranh ảnh về trường mầm non, kéo, keo dán...
+ Xem sách, làm tranh....
- Trẻ quan sát góc khám phá trải nghiệm, gọi tên các đồ dùng đồ chơi: (Bảng cài tranh, tranh về gia đình..).
- Chơi lô tô, chăm sóc cây, chơi với sỏi, nước...
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô giới thiệu góc chơi xây dựng và góc chơi nghệ thuật.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu các các góc chơi.
- Trẻ nói góc chơi mình muốn tham gia.
- Trẻ về góc chơi đã chọn, tập trung thành nhóm, thỏa thuận chơi cùng nhau
- Trẻ chọn vai chơi, thống nhất ý tưởng chơi cùng nhau với sự gợi ý của cô giáo; triển khai các nội dung chơi.
- Trẻ thống nhất ý tưởng chơi trong nhóm; lấy đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng, bàn ăn, bàn nấu; đi chợ mua hàng, nấu ăn; 
- Trẻ bày các loại thực phẩm, đón khách, chào hỏi khách hàng, giới thiệu các loại thực phẩm và bán hàng cho các bác nấu ăn.
- Trẻ lựa chọn sách để xem, kể về những điều xem được trong sách với cô, với bạn; nói được nhận xét của mình về quyển sách với sự gợi ý của cô.
- Trẻ chọn ý tưởng cho quyển sách mình định làm, lựa chọn các hình phù hợp, dán vào sách để tạo thành sách tranh; đặt tên cho cuốn sách của mình.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi; chơi cùng cô và các bạn (5-6 lượt)
- Trẻ về góc, lựa chọn trò chơi trong nhóm góc của mình, triển khai các nội dung chơi: chọn tranh, gọi tên, kể về nội dung tranh; sắp xếp tranh vào bảng cài theo thứ tự...
- Trẻ chọn trò chơi mình thích trong góc, chơi cùng nhau.
- Trẻ phân vai chơi, phân công nhau hoặc tự nhận công việc mình muốn phụ trách;cùng nhau thống nhất ý tưởng dưới sự gợi ý của cô; xây dựng mô hình ngôi nhà của bé.
- Trẻ về góc, chọn vật liệu mình thích và làm đồ chơi với sự gợi ý, hướng dẫn của cô. Đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Trẻ lấy tranh, lựa chọn màu và tô màu cho bức tranh. 
- Khi đã hoàn thiện sản phẩm, trẻ cùng nhau mang đi trưng bày.
- Trẻ chủ động, tích cực tham gia trò chơi; mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình khi chơi; chủ động nhờ cô và bạn giúp đỡ khi cần thiết.
- Trẻ chủ động, mạnh dạn nói lên suy nghĩ, nhận xét của bản thân khi được cô hỏi; kể về trò chơi và sản phẩm của mình; nhận xét được bạn chơi trong nhóm.
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ ở tất cả các nhóm chơi tập trung về góc khám phá, lắng nghe các bạn ở góc khám phá giới thiệu về những gì họ đã làm được; 
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ mang sản phẩm mà mình vừa làm đến tặng bạn
- Trẻ quay trở lại các góc thu dọn đồ dùng đồ chơi của nhóm mình

File đính kèm:

  • doclam quen voi toan 5 tuoi_12660406.doc