Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Tôi là ai - Năm học 2018-2019

I. ĐÓN TRẺ

- Cô đến sớm vệ sinh, thông thoáng phòng nhóm, sân chơi.

- Đón trẻ ân cần niềm nở, nhắc trẻ biết chào hỏi lễ phép, tự cất đồ dùng cá nhân trước khi vào lớp.

- Trao đổi với phụ huynh những vấn đề chung của lớp và tình hình hoạt động của trẻ.

-Tổ chức cho trẻ chơi tự chọn đoàn kết, nề nếp, chơi xong biết cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định.

 * Trò chuyện sáng

Đề tài : Trò chuyện về chủ đề: Tôi là ai.

+ Mục tiêu: - Trẻ hiểu nội dung chủ đề của tuần, trò chuyện cùng cô và các bạn.

- Trẻ thích thú tìm hiểu về chủ đề.

+ Chuẩn bị : Mảng chủ đề trang trí phù hợp, tranh ảnh, lô tô về chủ đề .

+ Cách tiến hành : Trò chuyện giúp trẻ nhận biết về bản thân

 - Cô giới thiệu tên chủ đề mới : Tôi là ai .

 - Con tên là Bảo Quốc, Con 5 tuổi? Học lớp lớn A1

 - Nhà ở Đông ninh

 - Giới tính là gái

 - Sở thích là nghe kể chuyện .

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ.

* Thể dục sáng: ( Trẻ tập cùng cô)

Thứ 3. 5 : Tập kết hợp theo lời ca bài: Nào chúng ta cùng tập thể dục .

Thứ 2. 4. 6 tập với các động tác, hoặc tập theo băng đĩa eropic:

+ Mục đích:

 - Trẻ tập đúng các động tác nhịp nhàng theo lời ca, theo các động tác cùng cô.

 - Trẻ tham gia luyện tập nhiệt tình, hứng thú, có kỉ luật.

+ Chuẩn bị:

- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo.

- Trang phục Cô và Trẻ gọn gàng thuận tiện cho luyện tập.

 

doc104 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Tôi là ai - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN 
Thời gian thực hiện 4 tuần : Từ ngày 1/10/ 2018 đến ngày 26/10/ 2018
CHỦ ĐỀ NHÁNH : TÔI LÀ AI
Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 1/10/18 đến ngày 5/10/ 2018
I. ĐÓN TRẺ 
- Cô đến sớm vệ sinh, thông thoáng phòng nhóm, sân chơi.
- Đón trẻ ân cần niềm nở, nhắc trẻ biết chào hỏi lễ phép, tự cất đồ dùng cá nhân trước khi vào lớp.
- Trao đổi với phụ huynh những vấn đề chung của lớp và tình hình hoạt động của trẻ.
-Tổ chức cho trẻ chơi tự chọn đoàn kết, nề nếp, chơi xong biết cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định.
 * Trò chuyện sáng
Đề tài : Trò chuyện về chủ đề: Tôi là ai. 
+ Mục tiêu: - Trẻ hiểu nội dung chủ đề của tuần, trò chuyện cùng cô và các bạn.
- Trẻ thích thú tìm hiểu về chủ đề.
+ Chuẩn bị : Mảng chủ đề trang trí phù hợp, tranh ảnh, lô tô về chủ đề .
+ Cách tiến hành : Trò chuyện giúp trẻ nhận biết về bản thân
 - Cô giới thiệu tên chủ đề mới : Tôi là ai .
 - Con tên là Bảo Quốc, Con 5 tuổi? Học lớp lớn A1
 - Nhà ở Đông ninh 
 - Giới tính là gái 
 - Sở thích là nghe kể chuyện .
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
* Thể dục sáng: ( Trẻ tập cùng cô) 
Thứ 3. 5 : Tập kết hợp theo lời ca bài: Nào chúng ta cùng tập thể dục . 
Thứ 2. 4. 6 tập với các động tác, hoặc tập theo băng đĩa eropic: 
+ Mục đích:
 - Trẻ tập đúng các động tác nhịp nhàng theo lời ca, theo các động tác cùng cô. 
 - Trẻ tham gia luyện tập nhiệt tình, hứng thú, có kỉ luật.
+ Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo. 
- Trang phục Cô và Trẻ gọn gàng thuận tiện cho luyện tập.
+ Tổ chức hoạt động:
* Khởi động:
- Cho trẻ đi thành vòng tròn tập khởi động theo hiệu lệnh xắc xô
 - Trẻ chạy về hàng theo tổ, chỉnh đội hình theo hiệu lệnh.
*Trọng động: Thứ 2, 4, 6: - Tập các động tác thể dục theo lời ca bài: Nào chúng ta cùng tập thể dục cùng cô( 2- 3 lần)
Thứ 3, 5: - Tập các động tác BTPTC, hoặc tập theo băng đĩa eropic ( Tập mỗi động tác tập 2- 3 lần) 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt. 	
* Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân thư gĩan.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC.
 *Nội dung chơi: 
- Phân vai : Bé và gia đình nấu ăn, bác sỹ, bán hàng. 
- Xây dựng: Xây dựng nhà của bé - lắp ghép các đồ dùng đồ chơi mà trẻ yêu thích.
- Nghệ thuật: Tô màu bạn trai, bạn gái. Hát các bài hát mà trẻ thích .Cùng làm tranh chủ đề cùng cô giáo. Hát múa các bài hát về bé, tô màu khuôn mặt bé, làm trang phục cho bé
- Học tập: Lựa chọn lô tô đồ dùng bạn trai, bạn gái, những đồ dùng yêu thích. Làm tranh tranh ảnh cơ thể bé, xem tranh nhận biết các bộ phận cơ thể bé 
- Góc thiên nhiên: Quan sát góc thiên nhiên , tập gieo hạt.
1. Mục đích- yêu cầu:
* Kiến Thức: 
-Trẻ nhập vai chơi. Biết thể hiện ngôn ngữ của từng vai chơi khác nhau.Trẻ biết chế biến các món ăn từ các loại thực phẩm để nấu, biết sắp xếp quầy hàng thuận tiện, hợp lý, sạch sẽ. Biết thể hiện công việc người bán, người mua hàng. Biết giao lưu với nhau bằng các ngôn ngữ giữa người mua và người bán. 
- Trẻ biết sắp xếp bố cục các khu vực nhà của bé.
- Biết tô màu bạn trai bạn gái. 
- TrÎ hiÓu vÒ chñ ®Ò ®ang häc.biết lựa chọn lô tô bạn trai, bạn gái 
- Trẻ biết cách chăm sóc cây tưới nước, lau lá... cho cây.
* Kỹ Năng:
- Rèn kỹ năng thao tác với đồ vật, kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và gọn gàng. Kỹ năng phối kết hợp trong nhóm chơi.
* Thái Độ : 
- Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. Trẻ có ý thức chơi đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi, sắp xếp các đồ dùng sau khi chơi.
2.Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Đồ dùng nấu: Nồi, chảo, bếp gaĐồ dùng bán hàng: Cây xanh.
- Góc xây dựng: Nhiều cây xanh, Gạch, hàng rào, các khối gạch, gỗ, các đồ chơi....
- Góc nghệ thuật: Giấy, sáp màu, chì... 
- Góc học tập: Lô tô về các đồ dùng của bé, bảng cài, giấy bút màu, tranh ảnh về các bộ phận của bé.
- Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước, khăn,
3.Tổ chøc ho¹t ®éng: 
* Thoả thuận trước khi chơi:
- Cho trẻ chơi trò chơi: Lắc thì lắc ( Chơi lắc các bộ phận trên cơ thể theo nhịp bài
 hát : Ồ sao bé không lắc)
- Chơi trò chơi tôi là ai? ( Trẻ chơi ).
- Bản thân con có các bộ phận giống như trong trò chơi không? Ngoài ra con có biết mình là trai hay gái không nhỉ? ( Trẻ trả lời)
- Thế bé trai thích trang phục gì? ( Quần thô, áo phông, áo sơ mi...)
- Còn bé gái thích trang phục nào? ( Thích váy....)
- Hôm nay ai làm cô bán ở cửa hàng trang phục ( Trẻ nhận vai chơi). Khi bán hàng phải như thế nào với khách? Còn khách hàng phải như thế nào? ( Nói tên mặt hàng mình cần mua, hỏi giá tiền, nhận hàng, cảm ơn....)
- Các bạn trai thì thích làm gì ?xây nhà. Ai xây nhà của bé cô để cho các bạn đến tham quan nào? ( Trẻ nhận vai chơi). Nhà của bé cháu định xây gì ? ( Có cây xanh, bồn hoa, có ghế, ...)
- Ai kể cho cô và các bạn xem cháu là trai hay gái? Cháu có đặc điểm gì nổi bật? ( Trẻ kể). Vậy ai sẽ tô màu bạn trai bạn gái nào? ( Trẻ nhận vai chơi). Chơi ở góc nào? ( Góc nghệ thuật)
- Ai giỏi hơn lựa chọn lô tô bạn trai bạn gái. Chơi ở góc nào? ( góc học tập)
- Ngoài các trò chơi trên ở góc thiên nhiên, ai giúp cô chăm sóc cây?
- Cho trẻ hát bài ồ sao bé không lắc về các góc chơi
* Quá trình chơi: 
- Trong quá trình chơi cô đến từng góc gợi mở cho trẻ hình thành vai chơi, cách thể hiện vai.
- Cô đến góc phân vai: Bạn ơi cho mình mua một chiếc váy? ( Hiểu ý người mua, lấy hàng cho khách
 Bao nhiêu tiền vậy? ( Nói giá tiền)
 Sao đắt thế bạn bớt tiền đi được không? ( Nêu ý kiến)
- Góc xây dựng: Chào các kỹ sư, hôm nay chúng mình xây gì vậy? ( Xây nhà của bé). Nhà của bé cần xây như thế nào cho đẹp nhỉ? ( Trẻ trả lời cô gợi mở thêm nếu cần)
- Góc nghệ thuật: Trong nhóm chơi có những bạn nào là nam, bạn nào là nữ? ( Trẻ kể tên bạn). Các bạn có đặc điểm gì dễ phân biệt nhất? ( Mái tóc, quần áo..).Tô màu bạn trai bạn gái. 
- Góc học tập: Lựa chọn lô tô bạn trai, bạn gái).
( Lưu ý: Chỉ thoả thuận và gợi mở kỹ vào đầu chủ để, giữa và sau chủ đề cô chỉ quan sát cho trẻ chơi).
 * Nhận xét: Kết thúc hoat động: 
- Cô nhận xét từng góc chơi. Hôm nay nhóm chơi của mình chơi như thế nào? Bạn nào chơi tích cực nhất? Nếu lần sau chơi trò chơi này các cháu bổ sung thêm gì cho trò chơi. Sau đó cho trẻ tập chung vào góc chơi đạt hiệu quả nhất trong buổi chơi để cùng nhận xét, giáo dục trẻ, khen, động viên nhắc nhỡ trẻ về phương hướng buổi chơi sau, và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
_______________________________________________________________________________________________________________________ 
KẾ HOẠCH NGÀY – TUẦN I
Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2018
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : 
NDTT: Tạo hình: VẼ ÁO SƠ MI
NDKH: Âm nhạc, toán 
1.Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết kết hợp các nét vẽ như nét sổ thẳng, nét thẳng ngang, nét xiên nét cong để tạo thành chiếc áo sơ mi.
- Biết tô màu đẹp theo ý thích không chờm ra ngoài.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ, tô màu cho trẻ.
- Trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô đưa ra
- Rèn khả năng phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn .
II. Chuẩn bị: 
- Giáo án papoil , máy tính , nhạc không lời bài “ Năm ngón tay ngoan”
- Tranh vẽ mẫu của cô.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại 
- Vở tạo hình, bút chì , sáp màu đủ cho trẻ.
- Bàn ghế đầy đủ.Trẻ ngồi hình chữ u
III.Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: Cô và trẻ ngồi trò chuyện về chủ đề đang học
- Chúng ta đang học ở chủ đề gì?
- Đến lớp các con được gặp các bạn thấy như thế nào?
- Và hôm nay cô muốn lớp mình hãy thiết kế lên những chiếc áo sơ mi tặng bạn trai, bạn gái nhé.
- Để vẽ được áo bạn trai, bạn gái thì các con hãy quan sát cô có bức tranh gì nhé?
*Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm
a. Quan sát tranh mẫu.
+(Nhìn xem )2
- Cô đưa bức tranh ra và hỏi trẻ:
+ Cô có tranh gì đây?
- Đúng rồi đây là bức tranh cô vẽ về chiếc áo sơ mi đấy.
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Chiếc áo có những chi tiết gì? 
+ Cổ áo cô vẽ như thế nào?
+ Thân áo cô vẽ bằng hình gì?
+ Tay áo cô vẽ như thế nào
+ Cô đã dùng những nét gì để vẽ?
+ Đây là áo cộc tay hay áo dài tay
+ Cô tô chiếc áo màu gì?
- Chiếc áo này ntn?
+ Các con có muốn vẽ được chiếc áo giống của cô không ?
- Để vẽ được chiếc áo đẹp các con hãy quan sát cô vẽ trước nhé.
b. Cô làm mẫu:
- Cô vừa vẽ, vừa giải thích.
+ Bước 1: Cô vẽ hình chữ nhật bằng 2 nét sổ thẳng dài. Sau đó cô vẽ 2 nét thẳng ngang ngắn hơn nối vào 2 nét sổ thẳng. Cô đã vẽ được thân áo rồi.
+ Bước 2: Cô vẽ tay áo bằng 2 nét xiên trái , ở trên cô vẽ nét xiên dài hơn, phía dưới cô vẽ nét xiên ngắn hơn và nối với nhau bằng 1 nét xiên phải.
- Tương tự tay áo bên kia cô cũng vẽ hai nét xiên phải, ở trên cô vẽ nét xiên dài hơn, phía dưới cô vẽ nét xiên ngắn hơn và nối với nhau bằng 1 nét xiên trái.
+ Bước 3: Cô vẽ cổ áo bằng nửa hình tròn, phía dưới cô vẽ 2 nét xiên , một nét xiên trái và một nét xiên phải , tiếp theo cô vẽ hai nét cong một nét cong trái nối vào nét xiên trái ,một nét cong phải cô nối vào nét xiên phải tạo thành cổ áo.
+ Bước 4: Cô tô màu cho bức tranh.
- Cô đã thực hiện song rồi ,các con có muốn vẽ được giống cô không ?
c. Cho trẻ thực hiện :
- Giờ các con hãy thi đua xem ai vẽ được chiếc áo sơ mi cho mình thật đẹp nhé.
- Cô hỏi ý định vẽ của trẻ: 2-3 trẻ.
+ Con vẽ áo sơ mi như thế nào? Đầu tiên vẽ gì ? Tiếp theo ntn? 
- Cô gợi ý để trẻ nói được cách vẽ của mình 
- Cho trẻ vẽ: Cô quan sát động viên và gợi ý khi trẻ gặp khó khăn.
- Khuyến khích để trẻ vẽ sáng tạo.
* Khi trẻ thực hiện cô chú ý bao quát và động viên
khuyến khích trẻ, Chú ý tới những trẻ nổi bật để
 gợi ý cho trẻ hoàn thành tác phẩm của mình. Đồng thời bao quát cả những trẻ yếu kém để hướng dẫn trẻ thực hiện
d. Nhận xét:
- Cô chọn 1 số bài tốt để trẻ nhận xét
+ Con thích bài nào?
+Bài đó như thế nào?
+ Bài bạn đẹp ở điểm nào?
+Bạn đã vẽ được gì?
+ Cô nhận xét và giáo dục trẻ.
*Hoạt động 2: Kết thúc
+ Các con đã thật xuất sắc rồi cô sẽ thưởng cho các con trò chơi “Ghép tranh”
+Cách chơi như sau : Cô đã chuẩn bị một bức tranh vẽ chiếc áo sơ mi được cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ ,nhiệm vụ của các độị là trong thời gian một bản nhạc các đội sẽ phải nhanh tay ghép thành một chiêc áo hoàn chỉnh .
+Luật chơi : Đội nào ghép nhanh và đúng sẽ dành chiến thắng , đội nào ghép sai sẽ bị thua cuộc và phải nhảy lò cò .Các đội đã rõ luật chơi và cách chơi chưa ?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi , kết thúc bản nhạc kiểm tra kết quả ,động viên kk trẻ 
Kết thúc: -Trẻ hát bài hát: Cái mũi và đi ra ngoài 
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Bản thân
- Các con thấy rất vui
- Trẻ trả lời 
- Trẻ chú ý quan sát tranh
- (Xem gì )2
- Chiếc áo.
- Trẻ nhận xét.
- Cổ áo, thân áo, tay áo.
- Trẻ trả lời.
- Hình chữ nhật.
- Hai nét xiên sang trái ,hai nét xiên sang phải ạ .
- Nét sổ thẳng, nét xiên, nét ngang
- Áo cộc tay.
- Màu xanh ạ.
- Rất đẹp ạ
- Có ạ!
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát cô vẽ mẫu.
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ nêu ý định.
- 
- Trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét bài của bạn
- Bạn đã vẽ được chiếc áo sơ mi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Rồi ạ 
- Trẻ chơi 
- Trẻ nhận xét 
- Trẻ hát và đi ra ngoài 
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
*Nội dung chơi: 
- Phân vai :  Bé và gia đình nấu ăn. 
- Xây dựng : Xây dựng nhà của bé - lắp ghép các đồ dùng đồ chơi mà trẻ yêu thích.
- Nghệ thuật : Tô bạn trai, bạn gái
- Học tập : Lựa chọn lô tô đồ dùng bạn trai, bạn gái, những đồ dùng yêu thích. 
- Góc thiên nhiên : Quan sát góc thiên nhiên , tập tưới cây.
1. Mục đích- yêu cầu: 
* Kiến thức : Trẻ nhập vai chơi. Biết thể hiện ngôn ngữ của từng vai chơi khác nhau.
- Trẻ biết nhập vào vai chơi bé và gia đình nấu ăn.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu XD để XD trường MN, trẻ biết xếp hình các loại nhà để tạo phòng học cho trường MN
- Trẻ biết vẽ bố cục hợp lý, tô màu đẹp, mịn không loe ra ngoài.
- Trẻ biết cách mở vở theo trình tự từ trang đầu đến trang cuối và thực hiện theo yêu cầu trong vở.
- Trẻ biết tưới nước, nhặt cỏ cho cây. 
* Kỹ năng : - Rèn kỹ năng thao tác với đồ vật, kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp và gọn gàng. Kỹ năng phối kết hợp trong nhóm chơi.
*Thái độ : - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. Trẻ có ý thức chơi đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi, sắp xếp các đồ dùng sau khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng nấu : Nồi, chảo,bếp ga, 
- Nhiều cây xanh, Gạch, hàng rào, các khối gạch, gỗ, các đồ chơi.... Bổ sung thêm hoa cỏ vào góc xây dựng
- Giấy, sáp màu, chì 
- Lô tô về các đồ dùng của bé, bảng cài.
- Cây xanh, nước, khăn,
3.Tổ chức hoạt động 
* Thỏa thuận trước khi chơi : Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề : Tôi là ai. 
- Cô cho trẻ giới thiệu nội dung các góc chơi trong tuần.( Trẻ giới thiệu các góc chơi.)
- Cho trẻ quan sát hỏi trẻ: Các góc chơi ngày hôm nay có góc chơi nào mới? Góc phân vai.
- Cô giới thiệu nội dung góc chơi mới: Góc phân vai các con sẽ đóng vai bé và gia đình. ( Trẻ nhận vai theo ý thích) 
* Quá trình chơi 
- Cho trẻ về các góc chơi, cô đến từng góc ổn định các góc chơi, gợi ý lại nội dung chơi trong góc cho trẻ .
- Sau đó cô nhập vai góc phân vai hướng dẫn trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình 
- Còn các góc chơi khác cô bao quát chung. 
* Kết thúc chơi : cô đến từng góc nhận xét, tuyên dương, sau đó cô cho trẻ về góc phân vai cùng thảo luận. sau đó cô nhận xét chung. 
III. CHƠI NGOÀI TRỜI 
* NDTT: QUAN SÁT HÌNH ẢNH BÉ TRAI, BÉ GÁI .
* Nội dung kết hợp : TCVĐ : LỘN CẦU VỒNG 
 Chơi tự do
1. Mục đích- yêu cầu:
* Kiến thức : Trẻ nhận biết được bạn trai, bạn gái là người như thế nào? Có gì đặc biệt (giọng nói, Trang phục, tóc).
* Kỹ năng : Rèn phản xạ nhanh. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, hiểu chủ đề buổi chơi, cách chơi luật chơi các trò chơi.
* Thái độ : Gd trẻ hoạt động vui chơi kỉ luật, đoàn kết, nghe lời cô.
2.Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, góc quan sát, tranh bạn trai. 
-Trang phục phù hợp.
3.Tổ chức hoạt động 
*Hoạt động 1 : Ổn ®Þnh tổ chức : Cho trÎ Quan sát tranh về hình bé trai, bé gái .
+ Bøc tranh vÏ g×? ( bé trai và bé gái ) .
+ Ai có nhận xét gì về hình bé trai ?( trẻ kể ) .
+ Ai có nhận xét gì về hình bé gái nào? ( trẻ kể ) .
* Cô trò truyện với trẻ
- Con tên gì? ( Tôi tên Kinh Minh)
- Con có những người bạn nào? ( Trẻ kể tên)
- Các Bạn có biết bạn Công Minh là trai hay là gái không?
- Vì sao các bạn biết bạn là bạn trai?
- Bạn trai có gì đặc biệt?
- Giọng nói của bạn như thế nào?
- Quần áo bạn mặc thì sao?
- Tóc của bạn trai như thế nào?
Cho bạn trai hát 1 bài để cả lớp nghe
- Đây là bạn gì? ( Bạn Hà Anh)
- Kiều Anh có những người bạn nào? ( Trẻ kể tên)
- Các Bạn có biết bạn Kiều Anh là trai hay là gái không ? ( Là gái)
- Vì sao các bạn biết bạn là bạn gái? ( Tóc dài, bạn mặc váy)
- Bạn gái có đặc điểm gì? ( Trẻ kể)
- Giọng nói của bạn như thế nào?
- Quần áo bạn mặc thì sao? ( Đẹp)
- Tóc của bạn gái như thế nào? ( Dài)
Cho bạn gái đọc 1 thơ để cả lớp nghe
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn cơ thể luôn luôn sạch sẽ.
*Hoạt động 2 : Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi. 
*Hoạt động 2 : Chơi tự chọn:
+ Cô trò chuyện giới thiệu các đồ chơi ngoài trời, cách chơi.
+ Cho trẻ lựa chọn đồ chơi theo ý thích, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau, kỉ luật, an toàn.
+ Kết thúc: Cho trẻ ngừng chơi, tập trung nhận xét buổi chơi, điểm danh vào lớp.
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Nội Dung: Cho trẻ thực hiện VBLQVTQHV ( Trang 21) bài: 
 SẮP XẾP THEO QUY TẮC
1.Mục đích- yêu cầu:
* Kiến thức : - Trẻ biết tô màu tấm vải và các chuỗi hạt cho phù hợp .
- Biết trang trí chân váy phù hợp với cách sắp xếp của hoa lá .
* Kỹ năng : - Luyện kĩ năng vẽ, tô màu đều, không chờm ra ngoài. 
* Thái độ : - Trẻ hứng thú học bài 
2. Chuẩn bị 
- Bài mẫu của cô, bút 
- Của trẻ vở BLQVTQHV, bút màu.
3.Tổ chức hoạt động 
* Hoạt Động 1: Ổn định tổ chức - giới thiệu nội dung bài học 
- Cô làm mẫu cách tô màu : Cô sẽ tô màu tiếp cho tấm vải cô sẽ lấy màu vàng tô trước sau đó cô tô màu đỏ, cô sẽ tô xen kẻ màu vàng và màu đỏ lần lượt cho đến hết, tô màu đệp không chờm ra ngoài.
- Tương tự chuỗi hạt cũng như vậy
- Trang trí chân váy cô sẽ vẽ cứ 1 bông hoa xen kẽ 1 lá, bông hoa cô lấy bút màu đỏ cô vẽ và tô màu, lá hoa cô lấy bút màu xanh cô vẽ và tô màu làm sao đẹp mịn không loe ra ngoài. Trẻ quan sát lắng nghe 
* Hoạt Động 2: Cho trẻ thực hiện trong vở 
- Cô yêu cầu trẻ giở vở trang 21 và thực hiện giống cô 
- Cô chú ý quan sát động viên, khuyến khích trẻ thực hiện 
* Hoạt động 3: Chơi tự do + Nhận xét + Bình cờ cuối ngày + Vệ sinh + Trả trẻ. 
V. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY 
......................
......................
......................
......................
......................
_______________________________________________________________________________________________________________________ 
Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
NDTT: Toán: ÔN SỐ LƯỢNG 3. THỰC HÀNH SO SÁNH AI CAO HƠN, AI THẤP HƠN ( SO SÁNH CHIỀU CAO HAI ĐỐI TƯỢNG). 
NDKH: Đếm các giác quan, các bộ phận trên cơ thể. Rèn kỹ năng sống cho trẻ.
1. Mục đích- yêu cầu: 
*Kiến thức:
- TrÎ biÕt c¸c sè tõ 1 đến 3.
- TrÎ nãi ®óng c©u so s¸nh .
*Kĩ năng:
- Luyện kỹ năng đếm đúng.
- Trẻ biết so sánh ai cao hơn, ai thấp hơn .
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú hoạt động, có ý thức vệ sinh cơ thể
2. Chuẩn bị: 
- Bảng từ, có các ô có số, có ô có số lượng
- Phấn
- Cô và trẻ tâm sinh lí thoải mái
3. Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú hướng trẻ vào hoạt động.
- Cho trẻ hát bài: “ Cái mũi”
- Cô và các con vừa hát song bài hát gì?
- Trong bài hát nói về bộ phận gì trên cỏ thể?
*Hoạt động 1: Nội dung trọng tâm 
a, Ôn số lượng 3:
- Tìm giúp cô nhóm đồ dùng có số lượng 3?
- Đó là đồ dùng của ai?
- Mũ dùng để làm gì?
- Đầu đâu? lắc đầu 3 cái?
- Dép dùng để làm gì? 
+ Dép đi vào tay nhỉ? Vậy đi vào đâu?
+ Chân đâu? Dậm chân 3 cái
b, So sánh chiều cao của hai đối tượng : 
- Bạn Quang Huy và bạn Khánh Thương bạn nào cao hơn ?
- Vì sao con biết bạn Q Huy cao hơn .
- Bạn Minh cao hơn vì có phần thừa ra ,bạn Thương thấp hơn vì có phần thiếu .
(Tương tự cô hỏi trẻ về bạn khác )
* Mỗi một cơ thể có rất nhiều các bộ phận và các giác quan có ích cho cơ thể vì vậy muốn cơ thể khoẻ mạnh ta phải làm gì?
- Chăm sóc bằng cách nào? Tắm rửa bằng gì?
- Khi tắm bé làm cách nào để cơ thể vừa sạch vừa tiết kiệm được nước
=> Giáo dục trẻ sử dụng nước hiệu quả.
- Bảo vệ cơ thể như thế nào?
c, Luyện tập
* Trò chơi: tìm các nhóm đồ chơi đồ dùng có số lượng 3
- Chơi tìm bạn thân
- Quan sát các ô trên bảng. gắn số cho đủ với số tương ứng ở góc ( Chơi đại diện cho tổ, lớp kiểm tra)
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài hát: : “ Cái mũi” và đi ra ngoài 
- Trẻ hát
- Cái mũi
- Cái mũi
- Trẻ tìm
- Đồ dùng của bé
- Đội đầu
- Lắc đầu 3 cái
- Dùng để đi
+ Không, đi vào chân
+ Dậm chân 3 cái.
- Bạn Quang Huy cao hơn
- Ăn uống đầu đủ chất, tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho cơ thể sạch sẽ khoẻ mạnh
- Tắm rửa bằng nước sạch bằng xà phòng thơm
- Trẻ trả lời
- Vận động vừa sức không nghịch bẩn, không leo trèo.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi theo yêu cầu
- Trẻ hát và đi ra ngoài
II. CHƠI ,HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC 
*Nội dung chơi: 
- Phân vai : Bác sỹ. 
- Xây dựng: Xây dựng nhà của bé - lắp ghép các đồ dùng đồ chơi mà trẻ yêu thích.
- Nghệ thuật: Cùng làm tranh chủ đề cùng cô
- Học tập: Lựa chọn lô tô đồ dùng bạn trai, bạn gái, những đồ dùng yêu thích. 
- Góc thiên nhiên: Quan sát góc thiên nhiên tập tưới cây
1. Mụcđích- yêu cầu: 
- Trẻ hiểu nội dung các góc chơi, thể hiện tốt vai chơi của mình, biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng mục đích của góc chơi
2.Chuẩn bị.
- Đồ dùng bán hàng: Bộ đồ chơi bác sỹ..
- Nhiều cây xanh, Gạch, hàng rào, các khối gạch, gỗ, các đồ chơi....
- Bút màu, kéo , giấy, keo , các hình ảnh về chủ đề...
- Lô tô về các đồ dùng của bé, bảng cài.
- Cây xanh, nước, khăn,
3.Tổ chøc ho¹t ®éng: 
* Thỏa thuận trước khi chơi: Cô trò chuyện với

File đính kèm:

  • docbanthaan_12664316.doc
Giáo Án Liên Quan