Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bé biết bao nhiêu nghề, ngày hội của cô giáo - Đề tài: Trò chuyện về một số nghề phổ biến - Hoàng Thị Hoa
I. Mục tiêu
- Trẻ biết nghề dạy học, bác sĩ, xây dựng là những nghề phổ biến quen thuộc trong xã hội.
- Trẻ biết được một số công việc của các nghề và ích lợi của một số nghề
- Trẻ nhớ tên trò chơi, cách chơi luật chơi.
- Trẻ phân biệt được một số nghề qua trang phục, tên gọi, công việc của người làm nghề đó.
- Luyện kỹ năng so sánh, ghi nhớ, tư suy, phân loại các đồ dùng thông qua trò chơi
- Luyện sử dẻo dai, nhanh nhẹn thông qua trò chơi
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề và giữ gìn đồ dùng đồ chơi
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Máy tính, máy chiếu, bút chỉ
- Đồ dùng của trẻ: tranh nghề y, nghề dạy học, nghề xây dựng, đồ dùng nghề y, đồ dùng nghề dạy học, đồ dùng nghề xây dựng
- Địa điểm: Trong lớp học
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng phù hợp với tiết dạy
- Tâm thế cô và trẻ thoải mái
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHỦ ĐỀ: BÉ BIẾT BAO NHIÊU NGHỀ - NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO ĐỀ TÀI: KPKH: Trò chuyện về một số nghề phổ biến (nghề y, nghề giáo viên, nghề nông) Lứa tuổi: MGL Thời gian: 30 – 35p Ngày soạn: Ngày dạy: Người thực hiện: Hoàng Thị Hoa I. Mục tiêu - Trẻ biết nghề dạy học, bác sĩ, xây dựng là những nghề phổ biến quen thuộc trong xã hội. - Trẻ biết được một số công việc của các nghề và ích lợi của một số nghề - Trẻ nhớ tên trò chơi, cách chơi luật chơi. - Trẻ phân biệt được một số nghề qua trang phục, tên gọi, công việc của người làm nghề đó. - Luyện kỹ năng so sánh, ghi nhớ, tư suy, phân loại các đồ dùng thông qua trò chơi - Luyện sử dẻo dai, nhanh nhẹn thông qua trò chơi - Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề và giữ gìn đồ dùng đồ chơi II. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Máy tính, máy chiếu, bút chỉ - Đồ dùng của trẻ: tranh nghề y, nghề dạy học, nghề xây dựng, đồ dùng nghề y, đồ dùng nghề dạy học, đồ dùng nghề xây dựng - Địa điểm: Trong lớp học - Trang phục cô và trẻ gọn gàng phù hợp với tiết dạy - Tâm thế cô và trẻ thoải mái III. Tổ chức các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Gợi mở: - Chúng mình có thấy hôm nay lớp mình có điều gì đặc biệt không? - Hôm nay có các cô giáo đến thăm lớp mình đấy chúng mình hãy chào đón các cô giáo bằng 1 chàng pháo tay nào. - Để cho giờ học thêm sôi nổi và hứng thú hơn cô quyết định thưởng cho các con 1 trò chơi đó là trò chơi “Đoán nghề” - Để chơi được trò chơi này các con hãy hướng lên màn hình để đoán xem đó là dụng cụ và dụng cụ đó là đồ dùng của nghề gì nhé (hình ảnh ống nghe, cái bay, viên phấn) - Và đây sẽ là hình ảnh đầu tiên (1,2,3 mở) - Cô đố các bạn đó hình ảnh gì? - Ống nghe là đồ dùng của nghề gì? Cô mời 3 đội nào (ba đội lắc sắc xô đội nào lắc sắc xô nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời) - Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? => Vừa rồi chúng mình vừa được chơi trò đoán nghề và trong trò chơi có nhắc đến nghề y, nghề dạy học, nghề xây dựng và để biết nhiều hơn về các nghề đó hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về các nghề đó nhé 2. Trò chuyện về một số nghề phổ biến (nghề dạy học, nghề y, nghề xây dựng) - Cô đến từng tổ thảo luận cùng trẻ (1 phút) - Trẻ thảo luận xong cô mời đại diện 1 tổ lên trình bày về món quà của tổ mình. - Cho thành viên trong tổ bổ sung - Cho cá nhân tổ khác bổ sung - Nếu trẻ không tự trình bày được món quà của tổ mình, cô sẽ gợi ý bằng hệ thống câu hỏi: Nghề dạy học + Đây là hình ảnh nghề gì ? Nghề dạy học còn gọi là nghề giáo viên. + Nghề giáo viên làm những công việc gì? + Nghề giáo viên có ích lợi gì đối với cộng đồng? + Đối vơi cô giáo các con phải như thế nào? *Cô nhấn mạnh: Giáo viên là nghề giúp ích cho cộng đồng và mọi người trong xã hội. công việc chính là chăm sóc, dạy dỗ các cháu và các anh chị học sinh Nghề y - Ngoài cái đĩa ra cô còn 1 món quà nữa đấy để biết đó là món quà gì thì chúng mình hãy lắng nghe cô đọc câu đố này nhé - Cô đọc câu đố “Miệng tròn lòng trắng phau phau, Đựng cơm cho bé hàng ngày bé ăn?” - Cô đố chúng mình biết đó là cái gì? - À đúng rồi đấy đó chính là cái bát đấy các con ạ và để rõ hơn về đặc điểm của cái bát thì cô mời đại diện 3 tổ lên nhận món quà về để cùng nhau khám phá nào. - Cô đến từng tổ thảo luận cùng trẻ (1 phút) - Trẻ thảo luận xong cô mời đại diện 1 tổ lên trình bày về món quà của tổ mình. - Cho thành viên trong tổ bổ sung - Cho cá nhân tổ khác bổ sung - Nếu trẻ không tự trình bày được món quà của tổ mình, cô sẽ gợi ý bằng hệ thống câu hỏi: + Đây là cái gì? + Cái bát được làm bằng gì? + Miệng bát có dạng gì? + Cái bát dùng để làm gì? + Ngoài cái bát làm bằng inox ra chúng mình còn biết có chiếc bát làm bằng gì nữa? => Khi sử dụng chúng mình phải giữ gìn cẩn thận không làm vỡ bát, dùng xong rửa sạch, để nơi khô ráo. Nghề xây dựng - Ngoài cái bát, cái đĩa là đồ dùng để ăn ra thì cô còn biết 1 đồ dùng rất là quan trọng không thể thiếu lúc chúng mình ăn cơm đấy để biết đó là đồ dùng gì các con hãy trốn cô nào - Cái gì đây cả lớp - À đúng rồi đấy đó chính là cái thìa đấy các con ạ và để rõ hơn về đặc điểm của cái thìa thì cô mời đại diện 3 tổ lên nhận món quà về để cùng nhau khám phá nào. - Cô đến từng tổ thảo luận cùng trẻ (1 phút) - Trẻ thảo luận xong cô mời đại diện 1 tổ lên trình bày về món quà của tổ mình. - Cho thành viên trong tổ bổ sung - Cho cá nhân tổ khác bổ sung - Nếu trẻ không tự trình bày được món quà của tổ mình, cô sẽ gợi ý bằng hệ thống câu hỏi: + Đây là cái gì? + cái thìa được làm bằng chất liệu gì? + Cái thìa dùng để làm gì? + Vậy khi xúc cơm thì thì c/m cầm thìa bằng tay nào. + Ngoài cái thìa làm inox ra chúng mình còn biết có cái thìa làm bằng gì nữa? => Khi sử dụng chúng mình phải giữ gìn cẩn thận dùng xong rửa sạch, để nơi khô ráo - Cô con mình vừa được khám phá về đồ dùng để ăn đó là cái bát, cái đĩa, cái thìa. Bây giờ các con hãy so sánh xem chúng có gì giống và khác nhau nhé. * So sánh: Cái bát và cái đĩa - Giống nhau: Đều có dạng tròn - Khác nhau: Cái bát được làm bằng inox, cái đĩa được làm bằng sứ. * So sánh: Cái bát và cái thìa - Giống nhau: Đều được làm bằng inox - Khác nhau: Cái bát to hơn có dạng tròn, cái thìa nhỏ, dài và hơi con. - Hôm nay cô con mình vừa vừa được khám phá về đồ dùng gì nhỉ? - À đúng rồi đấy cô con mình vừa đc khám phá về đồ dùng để ăn và ngoài những đồ dùng này ra thì trong gia đình chúng ta còn có đồ để uống, đồ dùng vệ sinh và mỗi đồ dùng đều có chất liệu và cộng dụng khác nhau nên khi sử dụng các con chú ý là phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong thì cất gọn vào nơi quy định 3. Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi cho trẻ nghe + Cách chơi: Cô chia trẻ thành ba đội lần lượt mỗi bạn ở ba đội sẽ lên lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô: một đội lên lấy cái bát ( đĩa, thìa) cho vào rổ của đội mình. Sau một bản nhạc đội nào lấy được nhiều hơn là đội chiến thắng + Luật chơi: Bạn nào lấy sau khi bản nhạc kết thúc sẽ không được tính, mỗi bạn chỉ được lấy 1 đồ dùng. Đội thắng được thưởng hộp quà to hơn, đội thua được hộp quà bé hơn - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô chú ý trẻ chơi, cô giúp đỡ trẻ nào chơi. - Cô nhận xét trẻ sau khi chơi - Các con vừa được chơi trò chơi gì . * KT: Cô cho trẻ ra ngoài sân chơi Có các cô giáo Trẻ lắng nghe Trẻ lên chơi Trẻ trả lời Đoán nghề Trẻ lắng nghe Nghề dạy học Thi xem đội nào nhanh KPXH: Tìm hiểu về một số nghề phổ biến quen thuộc trong xã hội 1.1. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết nghề dạy học, công an, bộ đội, bác sĩ, là những nghề phổ biến quen thuộc trong xã hội. - Biết được ích lợi của một số nghề . * Kĩ năng: - Trẻ phân biệt được một số nghề qua trang phục, tên gọi, công việc và sản phẩm của người làm nghề. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh ,khả năng ghi nhớ có chủ định . - Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo trong khi hoạt động . * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. - Biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của các nghề, kính trọng các nghề 1.2.Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: + Hình ảnh về một số nghề. + 4 bức tranh Nghề dạy học, nghề y tế, nghề Bộ đội, nghề công an + Nhạc bài hát “ Bác đưa thư vui tính” * Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô các nghề * Địa điểm: - Trong lớp 1.3. Các hoạt động : Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cô mở nhạc cho trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”. - Trò chuyện về nội dung bài hát: + Các con vừa hát bài gì ? + Trong bài hát có nhắc đến nghề gì ? + Ngoài nghề đưa thư, trong xã hội còn có những nghề gì ? Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng các nghề. - Cho trẻ đọc bài thơ “ Chiếc cầu mới” về ngồi 3 tổ. Hoạt động 2 : cung cấp kiến thức 1. Cho trẻ làm quen đối tượng : * Nghề dạy học : - Cô đố trẻ :+ Đây là hình ảnh nghề gì ? Nghề dạy học còn gọi là nghề giáo viên. + Nghề giáo viên làm những công việc gì? + Nghề giáo viên có ích lợi gì đối với cộng đồng? + Đối vơi cô giáo các con phải như thế nào? *Cô nhấn mạnh: Giáo viên là nghề giúp ích cho cộng đồng và mọi người trong xã hội. công việc chính là chăm sóc, dạy dỗ các cháu và các anh chị học sinh. * Nghề bác sĩ : - Cô đọc câu đố : “Ai mặc áo trắng Có chữ thập xinh Tim thuốc chúng mình Sẽ mau hết bệnh” ( bác sĩ) - Cho trẻ quan sát tranh bác sĩ, sau đó cho trẻ nhận xét + Bác sĩ đang làm gì ? + Để khám bệnh cho mọi người , Bác sĩ cần đến dụng cụ nào ? + Nghề bác sĩ giúp ích gì cho cộng đồng? + Trang phục của nghề bác sĩ có màu gì ? *Cô nhấn mạnh: Bác sĩ làm nhiệm vụ khám và chữ bệnh cho mọi người. + Nếu không muốn bị bệnh thì các con phải làm gì ? * Nghề Bộ đội : - Cô đố trẻ : “ Ai nơi hải đảo biên cương Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn” + Câu đố nói về ai các con nhỉ ? - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh nghề Bộ đội và hỏi trẻ : + Chú bộ đội đang làm gì ? ở đâu ? + Cháu nào có bố hoặc chú ( bác ) là Bộ đội ? + Chú Bộ đội làm nhiệm vụ gì ? + Chú Bộ đội đóng quân ở những nơi nào trên đất nước ? *Cô nhấn mạnh: Chú bộ đội có mặt khắp mọi nơi trên đất nước ( ngoài hải đảo, biên giới). Dù ở đâu hay bất cứ lúc nào, các chú cũng luôn sẵn sang chiến đấu để bảo vệ tổ quốc cho các con vui chơi, học hành. + Các con muốn lớn lên sẽ trở thành chú bộ đội không ? + Muốn trở thành chú bộ đội, các con phải làm gì ? * Nghề công an : - Cho trẻ xem tranh ảnh chú công an - Hỏi trẻ: + Chú công an đang làm gì? + Trang phục của chú công an có màu gì? + Nhiệm vụ của chú công an là gì? * Cô nhấn mạnh: chú công an có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự * So sánh: - cho trẻ so sánh nghề giáo viên – bộ đội, công an- bác sĩ * Cô mở rộng thêm : Cho trẻ xem hình ảnh về một số nghề khác trong xã hội. *Giáo dục: Trong xã hội có rất nhiều nghề. Mỗi nghề có một ý nghĩa, một công việc khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là phục vụ đời sống con người và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp văn minh. Vì vậy, các con phải yêu quý, kính trọng người lao động và trân trọng, nâng niu sản phẩm của các ngành nghề. 2.Trò chơi: * Trò chơi 1: “Đoán nghề” - Cách chơi : cô nói nghề nào hoặc dồ dùng, dụng cụ của nghề đó, thì trẻ chọn tranh lô tô của nghề hoặc dụng cụ của nghề đó giơ lên. Vd: Cô nói nghề bộ đội – trẻ chú bội đội giơ lên. Cô nói dụng ống tiêm – trẻ chọn nghề bác sĩ giơ lên. * Trò chơi 2: Về đúng nghề - Cô giải thích luật chơi và cách chơi. + Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ lô tô các nghề. Cô yêu cầu trẻ nhìn xem mình cầm tranh lô tô nghề gì. Cô giới thiệu cho trẻ 4 bức tranh về các nghề cô đã dán ở 4 góc chơi. Cô yêu cầu trẻ vừa đi vừa hát, khi có tín hiệu : “ Trời mưa”, trẻ phải chạy nhanh về đúng nghề của mình. + Luật chơi : Ai chạy về không đúng nghề thì nhảy lò cò. Trẻ chơi 2 lần. * Củng cố: Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động - Nhận xét - tuyên dương : - Cho trẻ hát bài “ chú thương chú bộ đội” và nghỉ.
File đính kèm:
- Tro chuyen ve 1 so nghe pho bien_12684023.docx