Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Củ cà rốt

I. Mục đích:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm và lợi ích của củ cà rốt

- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng

- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người nông dân đã làm ra củ cải

II. Chuẩn bị:

Củ cải

III. Tổ chức hoạt động:

* Trò chuyện

 - Cho trẻ hát bài “ mời bạn ăn”

 - Để cho cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể cần có nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy các con phải ăn uống đủ chất và ăn nhiều loại rau, củ quả.

- Hôm nay lớp mình làm quen với củ cà rốt nhé.

- Bạn nào giỏi cho cô biết củ cà rốt có màu gì?

(thưa cô màu trắng.)

 

docx28 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 6932 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Củ cà rốt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG NỘI DUNG
Chủ đề: CỦ CÀ RỐT
Đặc điểm, mầu sắc, mùi vị, hình dạng
Cách chăm sóc
CỦ CÀ RỐT
Ai làm ra củ cà rốt
Lợi ích của củ cà rốt
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: CỦ CÀ RỐT
MẠNG NỘI DUNG
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Đặc điểm, mầu sắc, mùi vị, hình dạng
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Vẽ Theo hình vẽ
Ai làm ra củ cà rốt
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
Lợi ích của củ cà rốt
- Trò chuyện 
- Xem tranh ảnh
- Thực hành
Cách chăm sóc
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
MỞ CHỦ ĐỀ : CỦ CÀ RỐT
I. Mục đích:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm và lợi ích của củ cà rốt
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người nông dân đã làm ra củ cải
II. Chuẩn bị: 
Củ cải
III. Tổ chức hoạt động: 
* Trò chuyện
 - Cho trẻ hát bài “ mời bạn ăn”
 - Để cho cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể cần có nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy các con phải ăn uống đủ chất và ăn nhiều loại rau, củ quả.
- Hôm nay lớp mình làm quen với củ cà rốt nhé.
- Bạn nào giỏi cho cô biết củ cà rốt có màu gì?
(thưa cô màu trắng...)
Vậy củ cà rốt có đặc điểm gì?
(hình thuôn dài, đặc ruột, vỏ mỏng, phải nấu chín mới ăn được....)
Lớp mình có biết ai là người làm ra củ cà rốt không?
(thưa cô bác nông dân ạ)
Củ cà rốt có công dụng gì?
(nấu canh, làm mứt, muối dưa, xay sinh tố....)
Để giải đáp những câu hỏi này ngày mai cô và các con cùng tìm hiểu về củ cà rốt nhé.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẤN 26
Hoạt động
Thứ 2
11/ 03/2019
Thứ 3
12/ 03/2019
Thứ 4
13/ 03/2019
Thứ 5
14/ 3/2019
Thứ 6
15/ 03/2019
Chủ đề
Củ cà rốt
Đón trẻ
Biết chào hỏi lễ phép
Biết tự cởi gấp quần áo Biết mặc quần áo phù hợp vớí thời tiết Để mũ, dép, áo đúng nơi quy định
Bỏ rác vào đúng nơi quy định
TDBS
Động tác HH2: tay 2, chân 3, bụng 3, bật 4
Trò chuyện sáng
Trò chuyện về chủ đê , mở chủ đề
Mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến của bản thân
Hiểu khái niệm hôm qua, hôm nay Nói trọn vẹn đủ câu, 
Giờ học
Thể dục
Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
KPKH
Tìm hiểu củ cà rốt
Toán
Ôn khối vuông khôi chữ nhật, khối trụ
Văn học
Thơ
Bé đi chợ
Tạo hình
Xé dán cây ăn quả
Ngoài trời
- Quan sát một số tranh về củ cải
- TCHT: Gia đình mua sắm gì, TCDG: Chơi : “Ô ăn quan”.
- Cho trẻ chơi vẽ người thân trong gia đình trên sân trường vẽ đồ dùng mà trẻ yêu thích
Chơi góc
- Góc Phân vai: Bán hàng cá
- Góc xây dựng: Xây dựng con đường
- Góc tạo hình: Cắt: giấy, lá, dây bìa. Biết cách sử dụng kéo
- Góc cát nước:Pha màu nước, làm máng hứng nước
- Góc học tập:Góc chữ cái: Làm quen các chữ cái đã học
- Góc sách: Kể về đồ chơi trẻ thích
Vệ sinh
- Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Tiết kiệm nước.
- Biết ứng xử phù hợp với giới tính.
Sinh hoạt chiều
* TDCMM
HĐP THTVBLQ V toán
Tách gộp trong phạm vi 8
* TDCMM
HĐP Kistmast: Lớp Lá 2
Hoạt động góc
* TDCMM
HĐP THTVBLQCC
Cho trẻ tìm gạch chân chữ d tô màu chữ d in rổng, tô chữ d
* TDCMM
HĐP 
Hoạt động góc
Biểu diễn văn nghệ Đóng chủ đề
Trả trẻ
Nhắc nhở trẻ không ăn quà ngoài đường khi người lớn không cho phép
Biết chào cô và các bạn, xin phép ra về
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Thứ 2 ngày 11 tháng 3 năm 2019
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
TRÒ CHUYỆN VỀ CỦ CÀ RỐT
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết một số kiến thức về củ cà rốt
- Rèn cho trẻ cách trả lời tự tin, nói rõ ràng, mạch lạc
- Qua bài học giáo dục trẻ trân trọng, yêu quý  những người làm ra sản phẩm.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, loa, 1 số tranh ảnh về củ, cây củ cà rốt
III.Tổ chức hoạt động
*Ổn định: Gây hứng thú: 
- Cô cùng trẻ vận động theo giai điệu bài hát “quả”
- Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn các loại rau củ quả mà các con biết nào?
- Trong các loại rau củ quả có một loại rất tốt cho sức khỏe và ăn rất là ngon, đó chính là củ cà rốt đấy.
- Ở nhà các con bố mẹ có hay cho củ cải không? Bố mẹ thường làm những món ăn gì nào?
(bò kho, canh củ, dưa muối, nước ép, trộn gỏi.)
Vậy các con thấy củ cà rốt ăn có ngon không?
Củ cà rốt là một loại củ nhiều vitamin, có nhiều chất dinh dưỡng và ăn rất ngon miệng.
Vậy các con về nhà nhớ ăn nhiều rau của quả nhé.
Tiêu chuẩn bé ngoan:
Bé chăm: đi học đều đúng giờ, nghỉ học phải xin phép
Bé sạch: quần áo chân tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, vệ sinh cá nhân trước khi đến lớp.
Bé ngoan: lễ phép với người lớn, đoàn kết với bạn bè.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 2 – TAY 2 – CHÂN 3– BỤNG 3 - BẬT 4
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “đồng hồ báo thức”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
*Động tác hô hấp 2: “Thổi bóng bay”
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
Thực hiện: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần). Cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh) to.
*Động tác tay – vai 2: Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
Nếu tập với cờ (nơ) thì mỗi tay cầm 1 cờ (nơ).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía trước (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
*Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ngang, lên cao).
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ra ngang, lên cao). Trọng tâm dồn vào chân phải.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 3: Đổi chân phải (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục thực hiện như trên.
*Động tác bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ, gậy, vòng).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao).
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi chân, nghiêng người sang phải.
*Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau.
Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước. Bật theo nhịp 1 – 2 hoặc vỗ tay.
- Trò chơi : Uống nước chanh.
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
GIỜ HỌC THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: ĐI TRÊN GHẾ BĂNG ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết cách đi trên ghế băng đầu đội túi cát
 - Dạy trẻ phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
 - Chú ý trong tiết học
II. Chuẩn bị:
 - Sân tập
- ghế thể dục
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
 Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khom khoảng 2 phút. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
2. Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ tập cô theo nhạc “Cả nhà thương nhau”
*Động tác hô hấp 2: “Thổi bóng bay”
*Động tác tay – vai 2: Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).
*Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ngang, lên cao).
*Động tác bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
*Động tác bật 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
Cho trẻ tập như thể dục buổi sáng
* Vận động cơ bản:
 - Cho trẻ đứng thành hai hang ngang quay mặt vào nhau
€ € € € € € € € € € € € € €
€ € € € € € € € € € € € € € €
- Cô làm mẫu: 
 + Lần 1
 + Lần 2: Khi nghe hiệu lệnh bước lên đứng trước vạch chuẩn.
 - TTCB: Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị cô đứng lên ghế, đứng chụm chân, túi cát đặt trên đầu, hai tay chống hông giữ thăng bằng. Có hiệu lệnh bắt đầu bước từng bước về phiá trước cho đến hết ghế. Sau đó về cuối hàng đứng.
- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện
* Trẻ thực hiện:
 - Cho lần lượt trẻ lên thực hiện
 - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ
 *Trò chơi: “Chim bay cò bay”
3. Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
- Quan sát một số tranh về củ cà rốt
- TCHT: Gia đình mua sắm gì, TCDG: Chơi : “Ô ăn quan”.
- Cho trẻ chơi vẽ người thân trong gia đình trên sân trường vẽ đồ dùng mà trẻ yêu thích
	HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Mục đích yêu cầu:
- Phát triển ngôn ngữ và phản xạ nhanh nhẹn. 
- Cháu vui vẻ trò chuyện, biết cách tham gia vào các hoạt động vui chơi, hiểu luật chơi và chơi đúng luật.
- Rèn luyện thính giác và khả năng định hướng âm thanh cho trẻ. 
- Giáo dục cháu đoàn kết hứng thú khi tham gia các hoạt động vui chơi.
II.Chuẩn bị: 
- Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ 
- Tranh ảnh củ cà rốt, đồ dùng cho các trò chơi.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định trò chuyện:
- Cháu hát bài “ quả” 
- Cho cháu vừa đi vừa hát thành vòng tròn
 2.Nội dung: 
* Quan sát đàm thoại về tranh quả củ cà rốt
- Các con cho cô biết tranh của cô có gì? (củ cà rốt)
- Củ cà rốt có màu gì? (màu da cam)
- Củ cà rốt là một loại thực phẩm thường được dùng trong bữa ăn hằng ngày, có vỏ mỏng, đặc ruột, có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
* Trò chơi học tập: gia đình mua sắm gì.
- Luật chơi: gia đình nào mua đúng nhiều đồ dùng nhất là gia đình chiến thắng.
- Cách chơi: + Cô để đồ dùng ở nhiều kệ trong lớp, yêu cầu trẻ chọn đồ dùng có cùng một loại chất liệu cho gia đình.
 + Cô quy định 4 nhóm trẻ là 4 gia đình với 4 góc chơi. Gia đình số 1 có nhiệm vụ chọn mua các đồ dùng bằng gỗ. Gia đình số 2 chọn mua các đồ dùng bằng nhựa ... Sau khi chọn, các nhóm phải trả lời đồ vật ấy tên gọi là gì, làm bằng gì, dùng để làm gì và sắp xếp hợp lí trong các góc chơi của mình.
 + Sau mỗi lần trẻ chọn, cô đến thăm từng gia đình và đặt câu hỏi để trẻ trả lời. Trò chơi đựoc tiến hành nhiều lần, thay đổi trong các gia đình. Trẻ đựoc luyện tập với các đồ vật có chất liệu khác nhau.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Vẽ người thân trên sân trường:
 Nào các con hãy dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, vẽ người thân trên sân trường nhé.
- Cháu vẽ cô có thể gợi hỏi cháu vẽ gì? có những bộ phận nào? Cô gợi ý để cháu vẽ đẹp.
3.Kết thúc:
- Cháu đọc bài thơ " hoa cúc vàng " .
- Cô nhận xét giờ chơi, tuyên dương trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: CỦ CÀ RỐT
- Góc Phân vai: Bán hàng cá
- Góc xây dựng: Xây dựng con đường
- Góc tạo hình: Cắt: giấy, lá, dây bìa. Biết cách sử dụng kéo
- Góc cát nước: Pha màu nước, làm máng hứng nước
- Góc học tập: Góc chữ cái: Làm quen các chữ cái đã học
- Góc sách: Kể về đồ chơi trẻ thích
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi “ cửa hàng bán cá”
- Biết cách xây dựng con đường
- Biết Cắt: giấy, lá, dây bìa. Biết cách sử dụng kéo
- Góc chữ cái: Làm quen các chữ cái đã học
- Kể về đồ chơi trẻ thích
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Một số đồ chơi, đồ dùng, để dùng cho cửa hàng bán kính mắt
- giấy, lá, dây bìa
- Sách, báo, truyện
- Đồ chơi để đong cát.
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định tổ chức: 
Cho trẻ hát bài “quả”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuẩn bị như tranh ảnh, đồ chơi, cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “củ cà rốt”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình.
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẫn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gợi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi cửa hàng bán cá
- Biết phân công công việc để xây nhà văn hóa thôn
- Biết cách giấy, lá, bìa.
- biết các đong đo cát
 Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ.
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài đồng dao “đi cầu đi quán”
CHUẨN BỊ KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
- Con hãy kể tên một số loại rau củ mà con biết ?
- Vậy các con có biết củ cà rốt không?
- Củ cà rốt có hình dáng thế nào?
- Củ cà rốt có màu gì?
Để hiểu thêm về củ cà rốt, chúng ta sẽ cùng chuẩn bị và khám phá vào ngày mai nhé.
Thứ 3 ngày 12 tháng 3 năm 2019
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát, trò chuyện
GIỜ HỌC MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH: KHÁM PHÁ CỦ CÀ RỐT
I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi của một số loại rau, củ, quả.
Trẻ nhận biết được hình dạng, mùi vị, màu sắc, của củ cà rốt, trẻ được trải nghiệm như: cầm, sờ, nếm củ cà rốt.
Biết được cà rốt là một loại rau ăn củ dùng để nấu canh, xào, và dùng làm thức uống bổ dưỡng.
Rèn kỹ năng quan sát, đàm thoại, diễn đạt bằng lời của trẻ.
Phát triển vốn từ cho trẻ : củ cà rốt, cái cuống, lõi tròn, 
Rèn thao tác vui chơi nhanh nhẹn, khéo léo.
Giáo dục trẻ biết ăn nhiều các loại rau, củ, quả để cơ thể phát triển tốt.
 II/ Chuẩn bị:
- Củ cà rốt cho cô và trẻ.
- Một số củ, quả nhựa.
- Câu đố, trò chơi về một số loại củ, quả.
- Giáo án, máy vi tính.
- Rổ đựng, dao thớt, ly đựng nước ép cà rốt
 III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định:
Trẻ chơi trò chơi dân gian: Đúc cây dừa.
Cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về một số loại rau, củ, quả cần thiết cho cơ thể.
Giáo dục trẻ nên ăn nhiều loại rau, củ, quả cho da dẻ hồng hào, trắng, mịn, trước khi ăn phải gọt vỏ, rửa sạch, 
2/ Nội dung
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Con thỏ.
Cô kể cho trẻ nghe chuyện về 2 chú thỏ: Trong một ngôi nhà nhỏ ở cạnh bìa rừng có 2 anh em thỏ con rất hiền lành và chăm chỉ. Ngày nào 2 anh em thỏ cũng ra vườn gốc đất trồng rau, bắt sâu, nhổ cỏ cho rau. Vườn của nhà thỏ ngoài những bông hoa tươi đẹp, anh em thỏ còn trồng rất nhiều loại rau đấy c/c như rau xà lách, rau lang, củ cà rốt, .
 + Thế c/c biết thỏ trồng rau để làm gì không? 
+ Đúng rồi đấy c/c, thỏ rất thích ăn các loại rau củ, nhưng đặc biệt thỏ thích ăn nhất là củ gì? ( Củ cà rốt ). Và 2 anh em thỏ đã trồng một vườn cà rốt thật ngon đấy c/c.
- C/c ơi không những thỏ thích ăn cà rốt mà con người chúng ta cũng thích ăn nữa đấy. Để biết được hình dạng và mùi vị củ cà rốt như thế nào, bây giờ cô cháu ta cùng khám khá về củ cà rốt nhé!
Trẻ cùng cô hát và vận động bài hát “ Em yêu cây xanh”
- C/C nhìn xem trên tay cô cầm củ gì nào? ( Củ cà rốt )
- Củ cà rốt có màu gì?, C/c hãy quan sát và cho biết hình dạng củ cà rốt như thế nào?
- Đúng rồi đấy c/c, củ cà rốt có màu cam, hình dạng nó dài, có 1 đầu nhọn và nhỏ, một đầu to tròn, có cuống. Vậy c/c cầm củ cà rốt và chỉ ra phần cuống cho cô xem nào?
- C/c hãy sờ vào củ cà rốt và cho biết vỏ củ cà rốt như thế nào? ( Vỏ lán, mịn, )
- Cô cắt củ cà rốt cho trẻ quan sát phần bên trong, trẻ nêu nhận xét.
- Cô nói: Bên trong củ cà rốt cũng có màu cam, phần giữa củ có một lõi tròn..
- Ở nhà các con có thường ăn cà rốt không? Cô có một đĩa cà rốt đã cắt sẵn, bây giờ cô mời vài bạn lên ăn thử và cho cô biết khi ăn cà rốt sống các con thấy thế nào? ( Giòn và ngọt)
- Đúng rồi đấy c/c cà rốt có thể ăn sống hoặc ăn chín, khi ăn sống thì cảm thấy giòn và ngọt.
Cô cho một và trẻ ném thử nước ép cà rốt, Khi ném thử nước cà rốt c/c thấy có mùi vị gì? ( có mùi thơm, vị ngọt) 
Thế hàng ngày mẹ dùng củ cà rốt để chế biến những món ăn gì ? ( trẻ trả lời..)
Cô cho trẻ quan sát một số món ăn được chế biến từ củ cà rốt ( Món ca ri, xào, trộn, )
C/c biết không, củ cà rốt được dùng để chế biến nhiều món ăn rất ngon như ca ri, xào, trộn, .. và làm thức uống rất bổ dưỡng nữa đấy. Củ cà rốt chứa rất nhiều vitamin rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt giúp cho da dẻ hồng hào, trắng mịn. Vì vậy c/c nên thường xuyên ăn cà rốt nhé.
Trẻ đọc bài: Vè trái cây.
 * Trò chơi 1: Ai đoán giỏi
 Cách chơi: 
Chia trẻ thành 3 đội, các đội lần lượt lên chọn ô số, dưới mỗi ô số là câu đố về các loại củ, quả.. 3 đội sẽ nghe cô đố và dành quyền trả lời bằng cách rung xắc xô, đội nào có câu trả lời nhanh và đúng sẽ được tặng 1 củ cà rốt, kết thúc trò chơi đội nào có số lượng củ cà rốt nhiều hơn là thắng.
3/ Kết thúc:
Thứ 4 ngày 13 tháng 3 năm 2019
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TOÁN: ÔN KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT, KHỐI TRỤ
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết, phân biệt được khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, nhận ra các đồ vật có dạng khối trong thực tế. 
 - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân tích; Khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý các chú thợ xây.
II. Chuẩn bị:
- Khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật (mỗi loại 1 khối), 1 khối chữ nhật có 2 mặt là hình vuông (mở rộng).
- Bàn, que chỉ, rổ đựng khối.
- Tranh các kiểu nhà.
- Một số đồ dùng đặt xung quanh lớp có dạng, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- 4 thùng quà có chứa các khối gỗ; Các khối gỗ lớn đủ cho trẻ chơi xây nhà.
 - Mỗi trẻ 1 rổ chữ nhật, 1 khối vuông, 1 khối chữ nhật, 1 khối trụ (kích thước nhỏ hơn của cô).
III. Tổ chức hoạt động:
Ổn định:
- Cho trẻ hát bài “nhà của tôi”
2.Nội dung:
Ôn nhận biết, phân biệt, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
 - Cho cháu chơi xây nhà 
 - Cho mỗi trẻ lấy rổ và chọn 3 loại khối khác nhau về nhóm chơi tự do với khối và tìm ra đặc điểm của các khối.
 + Cô theo dõi quan sát gợi ý trẻ chơi.
 - Cho trẻ mang rổ khối về ngồi hình chữ u theo tổ.
* Nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
 - Cho trẻ quan sát khối vuông, yêu cầu trẻ chọn khối giống cô, hỏi trẻ:
 + Đây là khối gì?
 - Mời cả lớp, cá nhân nhắc lại.
 - Cho trẻ sờ vào khối
 + Khối vuông có đặc điểm gì ?
 + Cho trẻ đếm các mặt của khối vuông.
 + Cô cho trẻ lăn khối vuông và hỏi khối vuông có lăn được không? ( Vì sao)
 + Cô mời 2 bạn ngồi cạnh nhau cùng xếp chồng khối vuông lên nhau.
 + Khối vuông có xếp chồng lên nhau được không? Vì sao?
 + Cô khái quát: Khối vuông có các góc và các cạnh bằng nhau, có 6 mặt đều là hình vuông. Khối vuông xếp chồng được lên nhau nhưng không lăn được.
 - Cho trẻ chọn khối gần giống khối vuông và hỏi trẻ tên khối.
 - Cho trẻ quan sát khối chữ nhật
 + Đây là khối gì?
 - Mời cả lớp, cá nhân nhắc lại.
 + Cho trẻ sờ vào khối và hỏi con có nhận xét gì về khối chữ nhật ? 
 + Trẻ đếm cùng cô các mặt của khối chữ nhật.
 + Cô mời 2 bạn ngồi cạnh nhau cùng xếp chồng khối chữ nhật lên nhau và nhận xét.
 + Cô khái quát: khối chữ nhật có các góc và các cạnh, có 6 mặt đều là hình chữ nhật, khối chữ nhật xếp chồng được lên nhau và không lăn được.
- Mở rộng: Cho trẻ quan sát khối chữ nhật có 2 mặt là hình vuông, 4 mặt là hình chữ nhật hỏi trẻ:
 + Đây là khối gì? Khối chữ nhật này có gì đặc biệt?
- Cho trẻ so sánh khối vuông và khối chữ nhật. 
 - Cô khái quát lại: 
 + Khác nhau: Khối vuông có các mặt là hình vuông; Khối chữ nhật có các mặt là hình chữ nhật.
 + Giống nhau: Khối vuông và khối chữ nhật đều có 6 mặt, không lăn được, xếp chồng được lên nhau.
 * Nhận biết khối trụ
 - Cho trẻ quan sát khối trụ:
 + Đây là khối gì?
 + Cho lớp, cá nhân nhắc lại.
 + Cho trẻ lăn khối trụ và nhận xét
 + Cho trẻ chồng khối trụ lên nhau.
 + Khối trụ có đặt chồng lên nhau được không? Vì sao?
 + Khái quát: Khối trụ có hai đầu là hai mặt hình tròn, đặt chồng lên nhau được, khối trụ lăn được về hai phía.
 - Cho trẻ kể các khối đã học
 - Cô nói khối gì trẻ đ

File đính kèm:

  • docxTUAN 26 CU CA ROT.docx
Giáo Án Liên Quan