Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông (2 tuần) - Năm học 2019-2020

+ Thực hiện bài tập phát triển chung.

+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.

+ Bật chụm chân qua 7 vòng

+ Bật tách khép chân

+ Bật xa tối thiểu 50cm

+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay

+ Ném đúng thẳng hướng

+ Trẻ ném bằng 1 tay trúng đích không bị lệch ra ngoài

+ Trẻ lấy đà để chạy theo hướng thẳng.

+ Chạy 15- 18m trong khoảng 5- 7 giây

+ Chạy chậm khoảng 100 - 120m

 

doc25 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông (2 tuần) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : GIAO THÔNG
( 2 TUẦN )
Thực hiện từ ngày 01/06/2020 đến ngày 12/06/2020
TT
MT
MỤC TIÊU 
GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT1
- Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
+ Thực hiện bài tập phát triển chung.
+ Bật nhảy cả 2 chân, chạm đất nhẹ bằng 2 chân và giữ được thăng bằng.
+ Bật chụm chân qua 7 vòng
+ Bật tách khép chân
+ Bật xa tối thiểu 50cm
- Thể dục buổi sáng 
- Bài tập phát triển chung
MT2
- Ném và bắt bóng 2 tay từ khoảng cách 4m (CS3)
+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
+ Ném đúng thẳng hướng
+ Trẻ ném bằng 1 tay trúng đích không bị lệch ra ngoài
- Học
MT3
Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong khoảng 5-7 giây (CS 12)
+ Trẻ lấy đà để chạy theo hướng thẳng.
+ Chạy 15- 18m trong khoảng 5- 7 giây
+ Chạy chậm khoảng 100 - 120m
- Học 
MT4
Chạy liên tục 150 m không hạn chế thời gian (CS13)
+ Chạy chậm 60-80m.
+ Chạy với tốc độ chậm, đều, phối hợp tay chân nhịp nhàng, chạy được từ 120m- 150 mét liên tục.
- Học
MT5
Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. 
(CS 18)
+ Chải tóc, vuốt tóc  khi bù rối, trước khi ra về.
- Giờ ăn
- Mọi lúc mọi nơi
MT6
Kể được tên của 1 số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày 
(CS 19)
- Nhận biết  một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.
+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
+ Kể được tên, lợi ích của một số thức ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở nhà
- Giờ ăn
- Mọi lúc mọi nơi nơi
MT7
Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm (CS23)
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
+ Không chơi ở những nơi mất vệ sinh
- Chơi ngoài trời
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT8
Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng (CS96)
+ Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
+ Mối liên hệ đơn giản giữa các đặc điểm cấu tạo và cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
- Học
- Chơi, hoạt động ở các góc
- Chơi ngoài trời
MT9
- Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.
(CTGDMN)
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Học
- Mọi lúc mọi nơi
MT10
Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. (CS113)
- Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) VD: ngắm nghía trước sau của một cái đồng hồ mới, quan sát kỹ lưỡng để tìm ra những bộ phận khác lạ hơn so với cái đã biết; chăm chú quan sát bác bảo vệ trồng một cây mới và đặt ra những câunhỏi để biết đó là cây gì, hoa sẽ có màu gì, có quả không và quả có ăn được không?
- Hay đặt câu hỏi: “tại sao?”
- Chơi ngoài trời
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT11
 Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao (CS64)
+ Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của truyện, tính cách nhân vật trong truyện sau khi được nghe kể chuyện.
+ Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên.
- Mọi lúc mọi nơi
- Học
- Chơi hoạt động theo ý thích
MT12
Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được( CS70)
 Miêu tả hay kể rõ ràng, mạch lạc về câu chuyện, một sự việc, sự vật, con người mà trẻ biết hoặc nhìn thấy theo trình tự
- Học
MT13
Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống. (CS: 82)
- Hiểu được một số ký hiệu, biểu tượng ký hiệu xung quanh: kí hiệu một số biển báo giao thông đã được học, cấm hút thuốc, cột xăng, biển báo nguy hiểm ớ các trạm điện, kí hiệu nhà vệ sinh, nơi bỏ rác, bến đỗ ô tô bus, không dẫm lên cỏ, ký hiệu đồ dùng cá nhân của mình và của bạn, nhãn hàng
- Học
- Mọi lúc mọi nơi
MT14
Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91)
+ Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số.
- Học
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT15
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
+ Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. 
+ Hát thuộc bài hát trẻ em.
+ Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.
- Học
- Chơi hoạt động theo ý thích
- Chơi hoạt động ở các góc
MT16
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)
+ Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
+ Thể hiện nét mặt, vận động: vỗ tay, lắc lư... phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Học
- Chơi hoạt động theo ý thích
- Chơi hoạt động ở các góc 
MT17
Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn (CTGDMN)
+ Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
- Học
- Chơi hoạt động theo ý thích
- Chơi hoạt động ở các góc 
MT18
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)
Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ
- Học
- Chơi, hoạt động ở các góc.
MT19
Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (CS103)
+ Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét.
+ Đặt tên cho sản phẩm
+ Nói được ý tưởng đã vẽ, nặn, xé, dán cái gì? Tại sao làm như thế?
- Chơi, hoạt động ở các góc.
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI
MT20
Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (CS32)
+ Hài lòng khi làm xong sản phẩm, giữ gìn sản phẩm.
+ Khi làm xong một sản phẩm, trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía, nâng niu, giữ gìn sản phẩm cẩn thận.
+ Khoe sản phẩm của mình với người khác.
- Chơi ngoài trời
MT21
Thích chăm sóc cây cối.(CS39)
+ Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc một cách vui vẻ.
+ Tỏ thái độ buồn, tiếc nuối khi thấy cây, con vật bị héo, chết.
- Chơi ngoài trời
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT22
Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn (CS45)
+ Biết giúp cô, giúp bạn.
+ Chủ động giúp bạn khi nhìn thấy bạn bị ngã, xách cặp nặng...
+ Giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu.
- Mọi lúc mọi nơi
- Học
MT23
Có nhóm bạn chơi thường xuyên (CS46)
Thích và hay chơi theo nhóm bạn, có ít nhất hai bạn thân hay cùng chơi với nhau.
- Chơi hoạt động ở các góc
MT24
Trao đổi ý kiến của mình với các bạn (CS49)
+Nói cho bạn biết ý kiến của mình, nhờ bạn giúp khi cần thiết.
+ Biết trình bày ý kiến của  mình với các bạn hoặc biết  nhờ đến sự giúp đỡ.
+ Biết thoả thuận dựa trên sự hiểu biết về quyền của mình và nhu cầu của bạn
- Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT25
Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. (CS52)
+ Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
+ Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
+ Cùng với bạn thực hiện công việc nào đó với rất ít xung đột hoặc không có xung đột.
- Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
- Chơi ngoài trời
- Chơi, hoạt động ở các góc
MT26
Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối  với môi trường. (CS56)
+ Không xả rác bừa bãi, nhắc bạn bỏ rác vào thùng, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Mô tả được các hành vi đúng, sai trong ứng xử với môi trường xung quanh
- Chơi ngoài trời
MT27
Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (CS57)
+ Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hằng ngày như: 
- Tiết kiệm điện nước, không để nước tràn khi rửa tay, tắt nước khi rửa xong.
- Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối
- Giữ gìn vệ sinh trong lớp, ngoài đường.
- Chơi ngoài trời
* Tổ chức môi trường giáo dục:
a) Môi trường lớp học:
- Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp nội dung, với chủ đề giao thông.
- Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch, cổng chào.cho trẻ chơi.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn cho trẻ.
b) Môi trường chơi ngoài trời:
- Chuẩn bị sân sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động.
- Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan.
c) Môi trường xã hội:
- Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học.
- Tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các thành viên trong trường mầm non như các cô cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo khác.
- Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo.
-------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Chủ đề nhánh: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thực hiện từ ngày 01/06/2020 đến ngày 05/06/2020
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thời điểm
01/06
02/06
03/06
04/06
 07/06
Đón trẻ, chơi, 
Thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Hướng trẻ quan sát một số tranh chủ điểm trên tường.
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ
Cho trẻ kể những điều trẻ biết về một số phương tiện giao thông đường bộ.
- Thể dục sáng.
- Điểm danh
Chơi,
ngoài trời 
- Chơi một số trò chơi: ô tô về bến, chim sẻ và ô tô
- Chơi tự do: chơi đồ chơi ngoài trời
+Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...) 
- Thứ 6 tăng cường phát triển vận động cho trẻ một tuần một lần, tùy vào tình hình. Địa điểm; sân trường lớp Quảng Bình
Học
LV PTTC
LVPTNN
LV PTTCXH
LVPTNT
LVPTTM
VĐCB “chạy 150m không hạn chế thời gian”
LQCC: P,Q
Thơ “Giúp bà”
Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ
Vẽ ô tô tải
Chơi, hoạt động ở các góc
* Đóng vai: “ Gia đình” “ Phòng khám bệnh” “ Cửa hàng”. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn
* Xây dựng: Xây ngã tư đường phố. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
* Góc học tập: Xem tranh truyện về chủ điểm giao thông. Phân loại loto, đếm và gắn số về phương tiện giao thông đường bộ - đường sắt . Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
* Nghệ thuật: Vẽ, nặn, tô màu phương tiện giao thông đường bộ. Hát \múa những bài hát về chủ đề giao thông. Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
* Thiên nhiên: Chăm sóc cây: tưới nước, bón phân, nhặt láThích chăm sóc cây cối
Ăn - ngủ 
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
- Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết khẩu phần, không để rơi cơm xuống đất
- Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ
Chơi, hoạt động theo ý thích 
- Chơi theo ý thích của trẻ.
- Tô màu theo chủ đề.
- Hát ,vận động các bài hát theo chủ đề.
- Đọc thơ kể chuyện theo chủ đề.
- Chơi trò chơi với đồ vật.
- Chơi với khu phát triển vận động. 
- Liên hoan văn nghệ - bình xét bé ngoan - cắm cờ - phát bé ngoan (chiều thứ 6)
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi, nhận xét cuối ngày
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, Chào cô và bố mẹ, ra về.
..
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 01 tháng 06 năm 2020
ĐỀ TÀI: CHẠY 150M KHÔNG HẠN CHẾ THỜI GIAN 
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết phối hợp chân tay để chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
- Rèn sức bền trong khi chạy .
- Rèn tính tổ chức, phối hợp tập thể trong quá trình tập luyện.
II. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ đi  vòng tròn theo nhạc, kết hợp các kiểng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh về đứng thành 2 hàng ngang
Hoạt động 2: Trọng động:
a.  Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập theo nền nhạc bài hát : “ lái ô tô”
- Hô hấp: Thổi bóng bay
- Tay-vai : hai tay đưa ra trước, gập khuỷu tay.  ( 2 x 8 nhịp)
- Chân: đứng đưa chân ra phía trước, khuỵu gối. ( 3 x 8 nhịp)
- Lưng - bụng : Hai tay chống hông, quay người sang hai bên. ( 2lần x 8 nhịp)
- Bật: Bật chân sáo.  ( 2 x 8 nhịp)
- Cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy con” tách thành 2 hàng đối diện nhau để tập.
b. Vận động cơ bản: “ Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian”
- Cô giới thiệu tên bài vận động, và hướng dẫn trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ chạy theo yêu cầu của cô, chạy thẳng hướng, khi chạy đầu không cúi. Sau khi chạy đến đích xong , cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về đứng cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện
- Sau đó lần lượt cho trẻ lên thực hiện. (Mỗi trẻ chạy 2 lần)
- Cho trẻ thi đua giữa các nhóm, tổ.
c. Trò chơi vận động: “ Ném bóng ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
2. Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng quanh sân 1 – 2 vòng.
* Củng cố: Kết thúc hoạt động - Nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.........................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: ................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................
*************************************
Thứ 3, ngày 02 tháng 06 năm 2020
Đề tài: LQCC: P, Q
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p,q. Nhận ra chữ p,q trong tiếng và từ trọn vẹn.
- Biết phân biệt sự giống nhau và khác nhau của 2 chữ p,q qua đặc điểm cấu tạo của các nét chữ.
II. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Làm quen chữ p,q
- Cô giới thiệu từ “ Xe đạp”
* Cho trẻ làm quen p
- Cô đố chúng mình biết cô có chữ cái gì đây?
- Bạn nào đã biết chữ p?
- Cô giơ thẻ chữ g và phát âm 3 lần “p”
- Cô cho trẻ phát âm p
- Cô giới thiệu cách phát âm chữ p (Khi phát âm chữ p miệng bậm môi và đẩy nhẹ hơi ra ngoài)
- Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức
- Cho trẻ tìm chữ p trong rổ.
- Cho trẻ phát âm. Từng tổ, cá nhân trẻ phát âm
- 2 trẻ quay vào nhau phát âm
- Ai có nhận xét gì về chữ p? Chữ p có mấy nét? Là những nét nào?
- Cô giới thiệu cấu tạo của chữ p.
- Cho trẻ phát âm chữ p
- Cho trẻ viết chữ p trên không
- Hỏi trẻ: Chữ l cô vừa cho chúng mình làm quen là chữ l được viết bằng kiểu chữ gì?
* Làm quen chữ cái q
- Tiến hành tương tự chữ q với cụm từ: “Bé qua đường”
* Hoạt động 2: Cho trẻ so sánh chữ p,q
- Cô gọi trẻ lên so sánh sự khác và giống nhau của chữ cái p,q
* Hoạt động 3: Trò chơi chữ cái
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Khi cô phát âm chữ cái nào thì con phải nhanh tay tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm chữ cái đó, và khi cô mô tả đặc điểm của chữ chúng mình tìm.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
*Trò chơi: “khoanh tròn chứ p,q” có trong bài thơ
* Kết thúc: đọc thơ
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.........................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: ................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................
*************************************
Thứ 4, ngày 03 tháng 06 năm 2020
ĐỀ TÀI: THƠ “GIÚP BÀ” 
I. Mục đích yêu cầu:
-  Dạy trẻ biết tên và đọc thuộc bài thơ
- Trẻ đọc diễn cảm và diễn thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ.
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
II. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1
 Đọc thơ cho trẻ nghe
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp xem tranh
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp diễn rối
*Hoạt động 2. Đọc trích dẫn làm rõ nội dung bài thơ:Cô đọc từng đoạn thơ kết hợp trích dẫn từng đoạn và làm rõ ý
Cô giáo dục trẻ
Dạy trẻ đọc thuộc thơ.
- Cô và trẻ trao đổi cách đọc diễn cảm trước khi cho trẻ đọc bài thơ: giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, tình cảm, vui tươi.
- Cho cả lớp đọc 1-2 lần. ( động viên, sửa sai cho trẻ)
- Cô tổ chức cho trẻ được luyện thơ với nhiều hình thức khác nhau: Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân, đọc thơ nối tiếp, đọc theo giọng đọc to- giọng đọc nhỏ.- Cả lớp đọc lại lần nữa
 Trò chơi: Đóng kịch theo nội dung bài thơ
*Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
- Trẻ hát: “ Em tập lái ô tô” .
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.........................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: ................................................................................................................................. .........................
.................................................................................................................................
*************************************
Thứ 5, ngày 04 tháng 06 năm 2020
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết đặc điểm, phân loại 1 số phương tiện giao thông đường bộ.
- So sánh được sự giống và khác nhau về đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông.
II. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động1: Bé tìm hiểu phương tiện giao thông đường bộ 
+ Cô đưa bức tranh ô tô cho trẻ quan sát và đàm thoại.
- Xe ô tô là phương tiện giao thông đường gì ? 
* Ngoài ô tô cô còn có một bức tranh vẽ về xe gì đây ? 
- Cô đưa bức tranh xe đạp cho trẻ quan sát và đàm thoại.
 Xe đạp phải có người đạp thì mới đi được các con ạ.
 * Cô còn có một bức tranh vẽ về một phương tiện khác nữa đấy các con có muốn xem không ?
 + Cô đưa bức tranh xe máy cho trẻ quan sát và đàm thoại. 
! Xe ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô đều là những phương tiện giao thông đường bộ. 
* So sánh: trẻ so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa xe máy và xe đạp.
 + Giống nhau: - Đều là phương tiện giao thông đường bộ dùng để chở người và chở hàng. 
+ Khác nhau: - Xe máy có động cơ chạy bằng xăng có 2 bánh xe to hơn nên chạy được nhanh hơn, xe đạp nhỏ hơn phải có người đạp thì mới chạy được nên đi chậm hơn. 
* Giáo dục. - Các con phải nhớ khi ngồi trong ô tô các con nhớ không được thò tay, thò đầu ra ngoài cửa sẽ rất nguy hiểm cũng như ngồi xe máy, xe đạp chúng mình phải nhớ tư thế ngồi không được ngó trước ngó sau chúng mình nhớ chưa nào?
 - Khi qua đường các con phải đi cùng người lớn không được đi sang đường một mình các con nhớ chưa?.
*Hoạt động 2: luyện tập: 
- cho trẻ giơ tranh một số phương tiện giao thông đường bộ 
*Hoạt động 3:  Chơi T/C: “Xe gì biến mất”
– Chia làm 2 đội chơi
– Cô nêu cách chơi, luật chơi (chơi 2 lần)
Kết thúc: Vận động bài: “em tập lái ô tô”
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ .........................
2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.........................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ: ................................................................................................................................. .........................
.................................................................................................................................
*************************************
Thứ 6, ngày 05 tháng 06 năm 2020
Đề tài: Vẽ ô tô tải
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình : Vẽ xe gì, hình dáng, màu sắc,
- Biết tô màu kín, không chờm ra ngoài
II.Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Hoạt động nhận thức
*Quan sát tranh 
- Cho trẻ đi quan sát tranh
- Tranh vẽ ô tô tải : Trò chuyện về bức tranh.
* Hỏi ý tưởng trẻ
Cho trẻ về chỗ ngồi.
Cô tóm tắt ý trẻ và khăc sâu những ý tưởng trong tranh.
- Nhắc trẻ tư thế ngồi: Ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tỳ vào bàn
*Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cô mở nhạc không lời trong khi trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện theo ý tưởng của mình.
- Cô quan sát, khuyến khích trẻ vẽ. Gợi mở và hướng dẫn thêm để trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
*Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Cho trẻ để sản phẩm của mình ở bàn.
- Cho trẻ quan sát sản phẩm của mình và bạn.

File đính kèm:

  • docgiao an giao thong giam tai_12849882.doc
Giáo Án Liên Quan