Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Ngôi nhà của bé - Năm học 2019-2020

+ Hô hấp: Hít vào, thở ra.

+ Tay:

Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).

+ Lưng, bụng, lườn:

Quay sang trái, sang phải.

+ Chân:

Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.

+ Bật :

Bật tại chỗ.

- vận động : Bò chui qua cổng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Ngôi nhà của bé - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN 8
CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CỦA BÉ 
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( Từ 14/10/2019 đến ngày 18/10/2019).
MỤC TIÊU GD
NỘI DUNG GD
HOẠT ĐỘNG GD
1. Lĩnh vực phát triển vận động
Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
MT4.Thể hiện nhanh, mạnh, khéo léo trong thực hiện bài tập tổng hợp: Bò chui qua cổng.
+ Hô hấp: Hít vào, thở ra.
+ Tay: 
Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
+ Lưng, bụng, lườn:
Quay sang trái, sang phải. 
+ Chân: 
Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
+ Bật :
Bật tại chỗ.
- vận động : Bò chui qua cổng.
- HĐ TDS.
- Học: Bò chui qua cổng.
HĐ mọi lúc mọi nơi.
MT8: Biết một số thực phẩm cùng nhóm:
Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).
- Thịt, cá có nhiều chất đạm.
- Rau, quả chín có nhiều vitamin.
 - Học: nhu cầu dinh dưỡng của bé
HĐ mọi lúc mọi nơi.
MT9. Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản
- Tên một số món ăn hàng ngày.
- Cách chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
- Sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì,).
HĐ mọi lúc mọi nơi.
MT10. Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. 
Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. 
HĐ mọi lúc mọi nơi.
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
MT39. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác.
Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác.
Học : Xác định phía phải, phía trái của bản thân
HĐ mọi lúc mọi nơi
MT20. Biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm... để tìm hiểu đặc điểm của các loại quả mà trẻ biết. 
- Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người.
- Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Một số đặc điểm, tính chất của nước
HĐ mọi lúc mọi nơi.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
MT59. Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao...
- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè phù hợp với đội tuổi.
- Đọc thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè.
- Học: thơ “ thỏ bông bị ốm”
HĐ mọi lúc mọi nơi
MT66. Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “Đọc” sách theo tranh minh họa
- Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
- Đọc truyện qua tranh vẽ.
- Làm quen với cách đọc sách.
- Giữ gìn, bảo vệ sách.
HĐ mọi lúc mọi nơi
MT53. Hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ
- Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng: đồ dùng/ thực vật/động vậtvà các từ biểu cảm.
- Nghe hiểu nghĩa các từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
HĐ mọi lúc mọi nơi.
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội 
MT70. Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được.
Những sở thích, khả năng của bản thân. 
HĐ mọi lúc mọi nơi
MT83. Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc. Không bẻ cành, bứt hoa.
Bảo vệ chăm sóc con vật, cây cối.
HĐ mọi lúc mọi nơi
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
MT94. Trẻ biết làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết
Sử dụng các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét.
Học: Nặn bánh kem 
HĐ mọi lúc mọi nơi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7
CHỦ ĐỀ : NHU CẦU DINH DƯỠNG
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
 Thứ 6
ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG
- Trò chuyện với trẻ về một ngày học mới, hướng dẫn trẻ đăng ký góc chơi, cho trẻ chơi tự do.
Cho trẻ nghe nhạc qua băng đĩa để trẻ cảm nhận và phân biệt được âm thanh to, nhỏ, nhanh, chậm, cho trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát
Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ đề
Trò chuyện với trẻ về nội dung hoạt động trong ngày, hướng dẫn trẻ đăng ký góc chơi, cho trẻ chơi tự do.
- Thể dục sáng
1. Khởi động.
- Bài: “Đồng hồ báo thức”
2. Trọng động.
- Tập kết hợp bài “Bình minh”.
+ ĐT thở đưa 2 tay từ từ lên cao và từ từ hạ xuống
+ ĐT tay: Hai tay đưa đưa lên cao rồi hạ tay xuống bắt chéo trước ngực
+ ĐT chân: gập 2 tay phía trước tay trên tay dưới, kết hợp đưa tay phải, chân phải sang bên phải và đổi bên
+ ĐT bụng: Đưa 2 tay chống hông xoay sang phải, sang trái
+ ĐT lườn: Đưa 2 tay lên cao nghiêng sang phải, sang trái
+ ĐT bật : hai tay chống hông bật tách khép chân.
3. Hồi tĩnh.
- Bài : “Con công”
CHƠI NGOÀI TRỜI
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Ngôi nhà bé xinh
 - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- TCDG: Trốn Tìm 
- Chơi tự do:
Xếp lá , trò chơi tự chọn
Tìm hiểu nhà bé đâu, địa chỉ gia đình bé.
TCVĐ:Cướp cờ TCDG:Thả đỉa ba ba 
- Bé với khúc đồng dao
- TCVĐ: nhà cháu ở đâu 
- TCDG: Trốn Tìm 
- Chơi tự do:
Tô màu, dán xếp hình , lộn cầu vồng
- Bé với thiên nhiên - TCVĐ: Địa chỉ nhà cháu - TCDG: Cắp cua
- Chơi tự do:
Tô màu, dán xếp hình , Chi chi chành chành
Dạo chơi ngoài trời
HỌC
LVPTNT
LVPTNN
LVPTTM
LVPTTC
LVPTNT
Nhu cầu dinh dưỡng
thơ : “ Thỏ bông bị ốm”
Nặn chiếc bánh
Bò chui qua cổng
Xác định phía phải, phía trái của bản thân
CHƠI HĐ CÁC GÓC
+ Góc xây dựng: Xây siêu thị thực phẩm
 Cô hướng dẫn trẻ phân chia nhiệm vụ trong nhóm, có thợ xây chính, thợ xây phụ, tài xế xe chở vật liệu, kĩ sư thiết kế, hướng dẫn trẻ phối hợp thực hiện công trình.
+ Góc phân vai: Chơi mẹ con, phòng khám bệnh, cửa hàng bán thực phẩm.
+ Góc học tập: MT66. Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “Đọc” sách theo tranh minh họa
 - Chơi lô tô , đô mi nô, bù chổ thiếu, ô ăn quan
 - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo số lượng, kích thước.
 - Xem tranh truyện, kể chuyện theo tranh về nhu cầu dinh dưỡng của bé. 
+ Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu, xé, dán, nặn
 - Vẽ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.Nặn dĩa trái cây.
 - Cắt họa báo làm album. 
+Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.(MT83. Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc. Không bẻ cành, bứt hoa.)
+ Góc vận động: Chơi cà kheo, chui qua cổng, đi theo đường zic zắc, nhảy bao bố
+Góc kissmard
CHƠI HĐ THEO Ý THÍCH 
Nhóm 1: Rèn thao tác rửa tay
Nhóm 2: Rèn góc học tập
Nhóm 3: Dạy trẻ lau mặt 
Nhóm 1: xếp quần áo
Nhóm 2: Rèn góc phân vai
Nhóm 3: xếp bàn ghế
 Nhóm 1: Dạy trẻ lau mặt
Nhóm 2: Rèn thao tác rửa tay
Nhóm 3: Rèn góc học tập
Nhóm 1: Rèn góc học tập
Nhóm 2: xếp quần áo
Nhóm 3: Dạy trẻ lau mặt
Nhóm 1: xếp quần áo
Nhóm 2: Rèn góc phân vai
Nhóm 3: Rèn thao tác rửa tay
CHUẨN BỊ RA VỀ, TRẢ TRẺ
- Nhắc nhở các cháu kiểm tra quần áo và đồ dùng cá nhân.
- Cô cho các cháu đứng dậy chào cô và các bạn để ra về.
- Nhắc nhở trẻ chào người thân.
 Thứ hai, 14/10/2019
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: NGÔI NHÀ CỦA BÉ
I. Mục tiêu:
-13 Trẻ nhận biết ngôi nhà của gia đình đang ở: có các kiểu nhà khác nhau, các phần của nhà, các khu vực của nhà, nhà và địa chỉ, nguyên vật liệu và nghề làm ra nhà
- 53. Trẻ thể hiện được một số quy định của lớp và gia đình:Khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định; Trẻ có khả năng quan sát và nghi nhớ có chủ định. Gọi tên các phần của nhà, nguyên vật liệu để xây ngôi nhà
- Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà mình đang ở
II. Chuẩn bị:
 -Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nỉ 
- Đồ dùng đầy đủ cho hoạt động góc 
III/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1. CHƠI NGOÀI TRỜI
Ngôi nhà bé xinh 
 - Cả lớp đọc bái thơ : “ Em yêu nhà em ’’
 - Cô cho trẻ xem tranh ngôi nhà
 - Hỏi trẻ : Các con nhìn xem trong bức tranh này có những gì ?
 - Ngôi nhà trong tranh có to không ?
 - Người ta xây nhà để làm gì ?
 - Bạn nào biết người thợ xây cần những nguyên vật liệu gì để xây ngôi nhà ?
 - Ngoài ngôi nhà này ra còn có những dạng nhà nào nhỉ ?
 - Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà, giữ gìn ngôi nhà luôn luôn sạch sẽ, gọn gàng
 * TCVĐ: Bịt mắt bắt dê 
 - Luật chơi: Phải che kín mắt, còn lại các bạn tạo tiếng kêu 
 - Cách chơi : 1 bạn bịt mắt lại còn lại tạo tiếng kêu vỗ tay bạn bịt mắt đi tìm bắt được dê thì đổi vai cho bạn của mình.
 - Tổ chức cho trẻ cùng chơi 
 *Trò chơi dân gian : Trốn tìm
- Trò chơi nằm trong cuốn trò chơi, câu đố, ca dao, thơ truyện trẻ 4-5 tuổi trang 21
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần 
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi tốt 
 * Chơi tự do 
 - Xếp hình vẽ hình trên sân ,ĐDĐC sân trường .
 2. HỌC
LVPTNT: 
Nhu cầu dinh dưỡng của bé.
- Cô mời trẻ thăm các kiểu nhà gồm: Nhà xây, nhà gỗ qua 1 đoạn video ngắn 
- C/c thấy những gì qua đoạn phim vừa rồi ?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh qua máy chiếu ngôi nhà xây. C/c cùng nhìn lên xem ngôi nhà này có những gì nhé !
- Các con thấy ngôi nhà có những phần nào?
- Ah có mái nhà, tường, cửa chính, của sổ, bên trong ngôi nhà còn có các phòng nữa đó nha.
- C/c có biết để có ngôi nhà đẹp và xinh xắn thì người thợ xây cần những vật liệu nào không ?
- Ah, để có ngôi nhà này bác thợ xây cần có: Gạch, xi măng, sắt, vôi, đá...
- Vậy c/c nhìn lên đây xem ngôi nhà này có mấy bức tường nhé ! ( Trẻ đếm cùng cô )
- Làm thế nào để có bức tường vững chắc này ?
- Trên bức tường còn có những ô trống này để làm gì đây ?
- Để làm cửa đó c/c ah 
- C/c nhìn xem cửa nhà có dạng hình gì ?
- Cửa nhà được làm bằng vật liệu gì ?
- Khi xây xong bức tường vững chắc rồi thì sẽ lợp mái nhà đó c/c 
- C/c nhìn lên đây xem mái nhà được lợp bằng gì ?
- Mái ngói có màu gì ?
- Mái nhà có dạng hình gì ?
- C/c có biết vì sao phải có mái nhà không ?
- Mái nhà để che nắng che mưa đó c/c
- Ngoài kiểu nhà này ra còn có nhà gỗ nữa đó.( Cô cho trẻ xem ngôi nhà gooxx và đàm thoại với trẻ như ngôi nhà xây)
- Cho trẻ so sánh nhà xây với nhà gỗ, về sự giống nhau và khác nhau
+ Giống: đều là nhà để ở, có cá phần: mái nhà tường, cửa sổ, của chính và các phòng.
+ Khác: nhà gỗ được làm bằng gỗ, nhà xây được xây bằng xi măng, gạch, cát...
- Mở rộng cho trẻ về các kiểu ngôi nhà: nhà thái, nhà sàn, nhà tầng...
- Ngôi nhà là nơi nghỉ ngơi của mọi thành viên trong gia đình. Nó rất cần thiết cho đời sống chúng ta. Vì vậy c/c phải biết yêu quí và bảo vệ ngôi nhà của mình. Giữ vệ sinh cho ngôi nhà luôn sạch sẽ. Khi đi ra khỏi phòng các con hãy tắt điện, quạt để tiết kiệm điện nha các con
* Trò chơi: xây nhà
- Cho 2 tổ lên xây ngôi nhà vằng gỗ và nhà bằng gạch. Hết 1 bài hát đội nào xây xong trước đủ các phần của ngôi nhà đội đó sẽ thắng.
* Thoả sức sáng tạo
- Cho trẻ làm ngôi nhà bằng vật liệu mở
- Cô quan sát trẻ làm và hỏi trẻ đang làm cái gì ?
- Cô và trẻ cùng nhau kiểm tra và nhận xét sản phẩm của trẻ.
* Kết thúc
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài “Bé quét nhà”
3 CHƠI HĐ Ở CÁC GÓC
+ Góc xây dựng: Xây siêu thị thực phẩm
 Cô hướng dẫn trẻ phân chia nhiệm vụ trong nhóm, có thợ xây chính, thợ xây phụ, tài xế xe chở vật liệu, kĩ sư thiết kế, hướng dẫn trẻ phối hợp thực hiện công trình.
+ Góc phân vai: Chơi mẹ con, phòng khám bệnh, cửa hàng bán thực phẩm.
+ Góc học tập: 
- Chơi lô tô , đô mi nô, bù chổ thiếu, ô ăn quan
 - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo số lượng, kích thước.
 - Xem tranh truyện, kể chuyện theo tranh về nhu cầu dinh dưỡng của bé. 
+ Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu, xé, dán, nặn
 - Vẽ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.Nặn dĩa trái cây.
 - Cắt họa báo làm album. 
+Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
+ Góc vận động: Chơi cà kheo, chui qua cổng, đi theo đường zic zắc, nhảy bao bố
+Góc kissmard
4 CHƠI HĐ THEO Ý THÍCH
Nhóm 1: Rèn thao tác rửa tay
Cô cho trẻ nhắc lại thao tác rửa tay
Cô sửa sai và hướng dẫn những trẻ chưa thực hiện được
Nhóm 2: Rèn góc học tập
Cho trẻ chia nhóm chơi
Cô giúp đỡ hướng dẫn cháu chơi
Nhóm 3: Dạy trẻ lau mặt
Cô hướng dân trẻ thực hiện các bước lau mặt
5.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY	
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3: 15/10/2019
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: BÀI THƠ: “ THỎ BÔNG BỊ ỐM”
I. Mục tiêu: 
- Dạy Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. MT59. Đọc thuộc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”.
- Rèn kĩ năng trả lời, đặt câu hỏi, biết đọc thơ diễn cảm, rõ ràng mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết ăn chín uống sôi, vệ sinh trước và sau khi ăn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh về bài thơ
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1.CHƠI NGOÀI TRỜI
Tìm hiểu nhà bé ở đâu? Địa chỉ gia đình bé?
*Bé cùng tìm hiểu
-Cô cùng trò chuyện với trẻ về địa chỉ của nơi mình đang sống và học tập.Trường Mầm non Thanh phú- Xã Thanh phú- Thị xã Bình Long- Tỉnh Bình Phước. 
-Qua đó cô hỏi trẻ về tên ấp, tên tổ trẻ đang ở. 
-Trẻ nêu được địa chỉ của gia đình
- Gd : Trẻ biết vâng lời ông, bà, cha, mẹ dạy dỗ. Chăm ngoan, phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhỏ để chăm sóc ngôi nhà của mình. 
-TCVĐ: Cướp cờ
- Cách chơi: một người làm quản trò sẽ gọi số bất kỳ từ 1-5, tương ứng với số của các bạn đứng đối diện nhau, khi gọi đúng số của mình 2 bạn mang số đó sẽ chạy lên giật chiếc cờ và chạy thật nhanh về đội mình, bạn của phe đối phương đuổi và đập vào người cướp cờ là thắng.
-TCDG: Thả đỉa ba ba
2. HỌC
 bài thơ : “ Thỏ bông bị ốm”
* Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Chào mừng các bé lớp chồi 1 đến với chương trình"Bé yêu thơ".Hôm nay cô có một bài thơ rất hay nói về chú thỏ bông không nghe lời mẹ ăn uống không vệ sinh nè! Chúng ta cùng nge nhé!
*Hoạt động 2: Đọc thơ
 Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ. 
Thỏ Bông bị ốm
Thỏ Bông bị ốm
Chốc chốc kêu la
Miệng cứ suýt xoa:
Mẹ ơi, đau quá!
Thỏ mẹ vội vã
Bế Bông trên tay
Đến bệnh viện ngay
Nhờ bác sỹ khám.
Bác sỹ sờ nắn
Hỏi: Đau chỗ nào?
Thỏ Bông thều thào:
“Đau quanh chỗ rốn!”
Bác sỹ liền hỏi:
Ăn uống gì nào?
Thỏ Bông thều thào:
Ăn me với sấu
Uống nước chưa nấu
Múc ở ngoài ao
Bụng sôi ào ào
Ruột đau như cắt!
Bác sỹ gật gật
Đặt chiếc ống nghe
Nghe xong liền ghi:
Đau vì ăn bậy!
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
Cô vừa đọc bài thơ" Thỏ bông bị ốm" đây là bài thơ được sưu tầm.
- Lần 2: Cô đọc kèm hình ảnh minh hoạ. 
“Thỏ Bông bị ốm
Chốc chốc kêu la
Miệng cứ suýt xoa:
Mẹ ơi, đau quá!
Thỏ mẹ vội vã
Bế Bông trên tay
Đến bệnh viện ngay
Nhờ bác sỹ khám.”
Thỏ bông bi đau mẹ đưa thỏ bông đến bệnh viện khám
“Bác sỹ sờ nắn
Hỏi: Đau chỗ nào?
Thỏ Bông thều thào:
“Đau quanh chỗ rốn!”
Bác sỹ liền hỏi:
Ăn uống gì nào?
Thỏ Bông thều thào:
Ăn me với sấu
Uống nước chưa nấu
Múc ở ngoài ao
Bụng sôi ào ào
Ruột đau như cắt!"
Nguyên nhân vì sao thỏ bông bi ốm.
“Bác sỹ gật gật
Đặt chiếc ống nghe
Nghe xong liền ghi:
Đau vì ăn bậy!”
Chuẩn đóa của bác sĩ à do thỏ bông ăn bậy nên đau bụng. 
- Lần 3: Đọc sáng tạo
- Dạy trẻ đọc thơ:
+Dạy trẻ đọc thơ theo: lớp- tổ nhóm- cá nhân (cô chú ý sửa sai cách phát âm cho trẻ)
-Dạy đọc theo nhiều hình thức: nối tiếp,nối đoạn,đọc to-nhỏ
*Đàm thoại 
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nói đến bạn nào?
+ Bạn Thỏ bông bị là sao?
+ Ai đưa Thỏ bông đến bệnh viện?
+ Ai đã khám cho bạn Thỏ bông?
+ Có tất cả bao nhiêu nhân vật?
+ Vì sao bạn Thỏ bông bị đau bụng?
+ Bác sĩ khám và kết luận như thế nào? 
+ Khi ăn uống các con ăn uống như thế nào đểkhông bị đau bụng giống như bạn thỏ?
- Cô chốt lại kết hợp: bài thơ nói về thỏ bông ăn uống không đảm bảo về sinh nên bị đau bụng được mẹ bế đi bác sĩ khám.
- Giáo dục trẻ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh
Hoạt động 3: Bé trổ tài
Cho trẻ tô màu tranh các loại thực phẩm 
 Kết thúc: nhận xét – tuyên dương
3. CHƠI HĐ CÁC GÓC 
+ Góc xây dựng: Xây siêu thị thực phẩm
 Cô hướng dẫn trẻ phân chia nhiệm vụ trong nhóm, có thợ xây chính, thợ xây phụ, tài xế xe chở vật liệu, kĩ sư thiết kế, hướng dẫn trẻ phối hợp thực hiện công trình.
+ Góc phân vai: Chơi mẹ con, phòng khám bệnh, cửa hàng bán thực phẩm.
+ Góc học tập: - Chơi lô tô , đô mi nô, bù chổ thiếu, ô ăn quan
 - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo số lượng, kích thước.
 - Xem tranh truyện, kể chuyện theo tranh về nhu cầu dinh dưỡng của bé. 
+ Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu, xé, dán, nặn
 - Vẽ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.Nặn dĩa trái cây.
 - Cắt họa báo làm album. 
+Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
+ Góc vận động: Chơi cà kheo, chui qua cổng, đi theo đường zic zắc, nhảy bao bố
+Góc kissmard
4. CHƠI THEO Ý THÍCH:
Nhóm 1: Xếp quần áo
Hướng dẫn trẻ biết cách xếp quần áo gọn gàng 
Nhóm 2: Rèn góc phân vai
Cho trẻ tự do lựa chọn trò chơi mà trẻ thích
Hướng dẫn trẻ choi và giúp đỡ trẻ
Nhóm 3: Xếp bàn ghế
Hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế trước khi ăn và sau khi ăn
5. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 4: 16/10/2019 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ĐỀ TÀI: NẶN CHIẾC BÁNH
I. Mục tiêu: 
- Trẻ biết nặn chiếc bánh kem ,MT94. Trẻ biết làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết .
- Rèn kỹ năng sáng tạo ra nhiều kiểu bánh, Sử dụng các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét khác nhau. 
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, chú ý lắng nghe và quan sát
II. Chuẩn bị:
- Nhạc, đất nặn
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1.CHƠI NGOÀI TRỜI
 QUAN SÁT NHÀ XÂY
vận động theo bài hát:”Nhà của tôi”
Cô cho trẻ xem tranh ngôi nhà xây.Đây là nhà gì?Nhìn ngôi nhà xây con thấy có đặc điểm gì?Nhà xây có những phần nào?Khi ở trong nhà xây con cảm thấy thế nào?
Cô cho trẻ xem tranh nhà trệt ,nhà tầng.Cho trẻ so sánh 2 ngôi nhà trên.
Ngôi nhà trên là nơi sinh hoạt của những ai?Điều giống nhau của mỗi ngôi nhà là gì?Đều là nơi sinh hoạt của mọi người.
2. HỌC
LVPTTM
Nặn chiếc bánh
Hoạt động 1: Ôn định tổ chức, gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài "Bé khỏe bé ngoan”
- Để cơ thể luôn khỏe mạnh ngoài tập thể dục thể thao chúng ta còn phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nữa đó các con! Hôm nay chúng ta cùng nhau nặn ra những chiếc bánh xinh nhé!
* Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét 
- Các con hãy quan sát xem cô có gì đây nào?.
- Đây là cái bánh các con ạ.
- Bánh có dạng hình gì? Màu gì?
- Bánh của cô được làm từ nguyên liệu gì? 
- Các con có thích làm được những chiếc bánh này không?
- Vậy các con quan sát cô làm mẫu nhé.
*Cô làm mẫu
Cô nặn mẫu lần 1:không giải thích 
Cô nặn mẫu lần 2 :giải thích
- Để nặn được bánh cô chọn đất sét màu vàng và hai tay cô xoay tròn khi tròn rồi cô ấn dẹp xuống nhẹ thôi nhé thế là cô đã làm xong cái bánh rồi ,cô sẽ chọn thêm vài viên đất sét nhỏ ấn dẹp để trang trí gắn lên trên chiếc bánh cho hấp dẫn.
- vậy cô đẫ hoàn thành xong chiếc bánh rồi đó các con.
Hoạt động 3: Trẻ nặn
Hỏi ý định của trẻ.
- Hôm nay chúng mình muốn nặn bánh gì nào?
- Nặn như thế nào?
- Khi nặn chúng mình ngồi như thế nào?
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ nặn, hướng dẫn trẻ.
- Gợi ý cho trẻ sang tạo
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
Cho trẻ mang sản phẩm lên 
- Con thích sản phẩm nào? Vì sao?
- Sản phẩm của bạn có gì sáng tạo vậy c/c?
- Trẻ có sản phẩm đẹp lên giới thiệu sản phẩm của mình như thế nào? 
Cô nhận xét chung: Tuỳ vào sản phẩm của trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Khuôn mặt cười”
3. CHƠI HĐ CÁC GÓC
+ Góc xây dựng: Xây siêu thị thực phẩm
 Cô hướng dẫn trẻ phân chia nhiệm vụ trong nhóm, có thợ xây chính, thợ xây phụ, tài xế xe chở vật liệu, kĩ sư thiết kế, hướng dẫn trẻ phối hợp thực hiện công trình.
+ Góc phân vai: Chơi mẹ con, phòng khám bệnh, cửa hàng bán thực phẩm.
+ Góc học tập: - Chơi lô tô , đô mi nô, bù chổ thiếu, ô ăn quan
 - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo số lượng, kích thước.
 - Xem tranh truyện, kể chuyện theo tranh về nhu cầu dinh dưỡng của bé. 
+ Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu, xé, dán, nặn
 - Vẽ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.Nặn dĩa trái cây.
 - Cắt họa báo làm album. 
+Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
+ Góc vận động: Chơi cà kheo, chui qua cổng, đi theo đường zic zắc, nhảy bao bố
+Góc kissmard
4. CHƠI THEO Ý THÍCH
Nhóm 1: Dạy trẻ lau mặt
Cô hướng dẫn trẻ cách lau mặt khi có mồ hôi
Giúp đỡ những bé yếu

File đính kèm:

  • doccd gia dinh_12709158.doc