Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Nghề nông - Đề tài: Đi trên ván kê dốc

I. MỤC TIÊU:

 -Trẻ biết đi trên ván kê dốc, các ngón chân bấm chắc trên ván, đi thẳng lưng và giữ được thăng bằng. Trẻ có kỹ năng đi trên vá kê dốc. Phát triển tố chất vận động: khéo léo, sự thăng bằng cơ thể.

 -Trẻ nhớ tên vận động và cách đi trên ván kê dốc, Hứng thú và chơi đúng luật trò chơi “Ai nhanh hơn”.

 -Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục, co tính kiên chì, biết tập chung chú ý cao khi tập luyện.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Sân tập sạch sẽ, rộng rãi, an toàn.

 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

 - Hai ván kê dốc đặt trên sân dài 3-4m.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Nghề nông - Đề tài: Đi trên ván kê dốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thời gian thực hiện từ ngày 3/12 đến ngày 7/12/2018 
Chủ đề nhánh: Nghề nông (Tuần 3)
Ngày soạn: chủ nhật, ngày 2/12/2018. 
Ngày dạy: Thứ 2, ngày 3/12/2018. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: - Đi trên ván kê dốc
 - TCVĐ: Ai nhanh hơn.
	I. MỤC TIÊU:
	-Trẻ biết đi trên ván kê dốc, các ngón chân bấm chắc trên ván, đi thẳng lưng và giữ được thăng bằng. Trẻ có kỹ năng đi trên vá kê dốc. Phát triển tố chất vận động: khéo léo, sự thăng bằng cơ thể.
	-Trẻ nhớ tên vận động và cách đi trên ván kê dốc, Hứng thú và chơi đúng luật trò chơi “Ai nhanh hơn”.
	-Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục, co tính kiên chì, biết tập chung chú ý cao khi tập luyện.
	II. CHUẨN BỊ:
	- Sân tập sạch sẽ, rộng rãi, an toàn. 
	- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
	- Hai ván kê dốc đặt trên sân dài 3-4m.
	III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
 Hoạt động: Khởi động.
 - Cô cùng trẻ khởi động: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” và kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang dãn đều nhau. 
Hoạt động: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra sâu.
- Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao..
- Lưng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hai tay sang ngang, chân bước sang phải..
- Chân: Đưa ta phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau..
- Bật: Nhảy tách tay đưa lên cao, khép chân tay hạ xuống.
b. Vận động cơ bản: Đi trên ván kê dốc.
- Cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng dọc cách đều nhau, hai hàng cách nhau 3 - 4 m. 
- Để đi được trên ván kê dốc này mà không bị ngã vẫn giữ được thăng bằng, muốn làm được các con chú ý xem cô thực hiện trước nhé !
Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
 * Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
 * Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:
- TTCB: Cô đứng tự nhiên, hai tay chắp hông.
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô bước đi trên ván, ngón chân bấm chắc xuống mặt ván mắt nhìn về phiá trước , lưng thẳng và hai tay chắp hông để giữ thăng bằng, đi đến hết ván cô đi về cuối hàng đứng.
- Cô gọi 2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu.
- Trẻ thực hiện. Cho trẻ thực hiện 1 lượt, cô nhận xét động viên trẻ. 
- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời, nhắc nhở trẻ không xô đẩy nhau.
- Lần hai cô cho 2 đội thi đua nhau.
- Cô nhận xét, hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
 c. Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
 - Vừa rồi các con đã đi trên ván kê dốc mà không có bạn nào bị ngã, bây giờ cô con mình sẽ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” chúng mình sẽ chơi đoàn kết và vui vẻ nhé!
 - Hỏi lại trẻ cách chơi và luật của trò chơi.
 - Nếu trẻ chưa nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
 - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
 - Khi trẻ chơi cô bao quát, giúp đỡ động viên trẻ chơi.
 - Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
 Hoạt động: Hồi tĩnh.
 - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1 - 2 phút.
- Đi các kiểu chân..
- Trẻ tập 4 lần.
- Trẻ tập 2l x 8n.
- Trẻ tập 2l x 8n.
- Trẻ tập 3l x 8n.
- Trẻ tập 2l x 4n.
- Quan sát
- Quan sát
- Thực hiên
- Thực hiện
- Thực hiện
- Vâng ạ
- Trả lời
- Trẻ chơi
- Đi nhẹ 1 - 2 vòng.
 Đánh giá trẻ hằng ngày
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái, thái độ hành vi của trẻ 
Kiến thức kĩ năng
******************************
Ngày soạn: thứ 2, ngày 4/12/2018. 
Ngày dạy: Thứ 3, ngày 5/12/2018.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Đề tài: Tìm hiểu về nghề nông.
I. Mục tiêu:
	- Trẻ biết được sản phẩm làm ra từ nghề nông
	- Trẻ biết được công việc của nghề nông, và biết được một số đồ dùng  của nghề nông
	- Phát triển kĩ năng nhận biết của trẻ, thông qua việc đàm thoại với trẻ.
	- Quan sát, đàm thoại, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, chú ý, so sánh
	- Trẻ biết yêu nghề nông, biết yêu quý người làm ra sản phẩm nghề nông.
	II. CHUẨN BỊ:
	-        tranh 1: sự phát triển của cây lúa ( từ khi reo lúa thành mạ, đến khi bông lúa chín)
	-        tranh 2: cây bắp (từ khi thành cây bắp đến khi thành quả )
	-        tranh 3: cây đậu xanh (từ khi nảy mầm đến khi thành hạt)
	-        tranh 4: cây dứa (thơm) (từ khi là cây đến khi thành quả chín)
	-        tranh 5: công việc của nghề nông
	-        tranh 6: đồ dùng nghề nông
	+ Tích hợp : LQVT, văn học, tạo hình
	III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động : Trò chuyện – Giới thiệu bài:
- Đọc thơ ‘đi bừa’
-Các con vừa đọc bài thơ nói về ai ?
-Mẹ dậy sơm để làm gì ?
-Bạn nào có thể kể những công việc mà mẹ đã làm trong bài thơ ?
-Vậy các con có biết công việc của mẹ đang làm đó là công việc của những người làm gì không ?
-Bố mẹ các con làm nghề gì ?
-Các con ạ trong xã hội có rất nhiều ngành nghề đấy (cô đưa tranh tổng hợp về các nghề)cùng đàm thoại với trẻ.
-Và hôm nay để biết được công lao của các bác nông dân đã vất vả làm ra những thức ăn hàng ngày cho chúng ta ăn như thế nào cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về nghề nông nhé !
-Hát ‘ cháu yêu cô chú công nhân’
2. Hoạt động :Quan sát – Đàm thoại:
+ Cô đưa tranh cây lúa :
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-A đây là cây lúa cây lương thực chính của nghề nông đấy các con ạ !
-Các con có biết cây lúa cho ra sản phẩm gì không ?
-Cây lúa cho hạt lúa, vậy hạt lúa để làm gì các con ?
-Hạt lúa để xay ra thành gạo để chúng ta ăn hàng ngày đúng không nào ?
-Hạt gạo ngaòi nấu ra thành cơm hạt gạo còn dùng để làm gì nữa ? để làm bún , phở và làm ra các loại bánh nữa.
+ Cô đưa tranh cây bắp ngô.
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-Đúng rồi cây bắp cũng là cây lương thực quý của nghề nông đấy
-Vậy cây bắp cho ra sản phẩm gì ? 
-Thế các con có biết bắp để làm gì không ?
-Ngoài ra bắp còn dùng để chăn nuôi gia súc nữa đấy các con ạ.
+ cô đưa tranh cây đậu xanh
-Các con nhìn xem đây là cây gì ? 
-Các con có biết cây đậu cho ra sản phẩm gì không ?
-Cây đậu cho ra hạt đậu, hạt đậu dùng để làm gì ?
+ Cô đưa tranh cây dứa (thơm)
-Các con nhìn xem đây là cây gì ?
-Cây dứa cho ra sản phẩm gì ?
-Quả dứa dùng để làm gì ?
-Qủa dứa ngoài dùng để ăn quả dứa còn dùng làm nước ép trái cây và làm ra các loại bánh kẹo nữa.
-Các con có biết không cây lúa, bắp, đậu, dứa đều là những cây lương thực quý của nghề nông. Các cô, các bác nông dân đã phảỉ vất vả mới làm ra. Ngoài ra các bác còn làm ra được rât nhiều những sản phẩm khác như: khoai, sắn, mè.. cũng là những cây lương thực và đặc biệt ở đất Mường Ảng chúng ta có đặc sản cà phê nữa đấy(cô đưa tranh cây cà phê) đây là một loại cây công nghiệp được trồng phổ biến nơi cúng ta đang sinh sống đấy.
-Gd :do vậy các con phải kính trọng và viết ơn cô bác nông dân và biết quý trọng những sản phẩm mà cô bác nông dân đã làm ra nhé.
-Vậy để làm ra được những sản phẩm đó bác nông dân đã phải làm những công việc gì?
-+ Cô đưa tranh công việc của các bác nông dân
-Cùng trò chuyện theo tranh
-Các bác nông dân đã làm những công việc như cày, cấy, cuốc để làm ra những sản phẩm. Do vậy các con phải yêu quý các bác nông dân và công việc của nghrrf nông nhé!
-Vậy khi cuốc cày các bác cần nhũng đồ dùng gì để làm?
+ Cô đưa tranh dụng cụ nghề nông
-Trò chuyện theo tranh . Đây là dụng cụ nghề nông các con phải biết giữ gìn, nhà bạn nào có đồ dùng không được lôi kéo, chơi và phải biết bảo vệ đồ dùng.
-Đọc thơ “ bác nông dân”.
HĐ 2 : Luyện tập.
+ Cá nhân :
-cô mời 2-3 trẻ lên lấy tranh theo yêu cầu của cô và nói được sản phẩm và công việc của nghề nông
- Cả lớp : cả lớp sẽ cùng chơi với cô 1 trò chơi nhé đó là trò chơi “ chọn đồ dùng nghề nông”
-Khi cô nói tên đồ dùng nào cả lớp giơ và đọc đúng tên đồ dùng đó xếp ra trước mặt
-Lần 2 cô giơ đồ dùng trẻ lấy đọc tên và cất vào rổ
-Hát “ cháu yêu cô thợ dệt”
HĐ 3: Trò chơi: “Chuyển hàng về kho”
          +Cô chuẩn bị bao lúa và đường hẹp
+LC : không được nhẫm vào đường hẹp.
+ CC : chia làm 2 đội chơi 2 đội sẽ thia đua giúp bác nông dân chuyển lúa về kho. Khi chuyển lúa phải đi theo đường hẹp đầu đội bao lúa. Yêu cầu không được nhẫm vào đường hẹp , đội nào nhầm vào đường hẹp thì bao lúa đó không được tính. Đội nào chuyển được nhiều lúa hơn đội đó sẽ thắng.
-Kết thúc cô nhận xét và đếm số lượng bao lúa.
HĐ :  Kết thúc:
- Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
Bác nông dân
Trẻ kể
 Nghề nông
Vâng ạ
Cây lúa
Hạt thóc, gạo
Nấu thành cơm
Cây ngô
-Cây bắp cho ra bắp và bắp cho ra nhiều hạt.
-Bắp dùng để nấu nướng, rang ăn, làm kẹo bánh bắp, bung bắp..
cây đậu xanh
-Hạt đậu dùng để nấu cháo, nấu chè, hoặc làm bánh nữa đấy.
đây là cây dứa 
Quả dứa
An, chế biến các lạo bánh, nước ép
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời ( cần cuốc, xẻng, liềm, bừa...)
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
2 đội thi đua nhau
Trẻ hát
Đánh giá trẻ hằng ngày
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái, thái độ hành vi của trẻ 
Kiến thức kĩ năng
 **************************************
Ngày soạn: thứ 3, ngày 4/12/2018. 
Ngày dạy: Thứ 4, ngày 5/12/2018.
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Tách gộp trong phạm vi 8.
 I. Mục Tiêu
 Trẻ biết tách nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần bằng nhau và tách thành những nhóm nhỏ không bằng nhau rồi gộp lại thành 1 nhóm. Sử dụng chính xác các từ tách gộp.
 Phát triển khả năng tư duy, nhanh nhẹn, ngôn ngữ cho trẻ.
 - Cho trẻ biết ăn rau chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh GD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
	II. Chuẩn bị: 
 * Cô: - Nhóm đồ vật xung quanh lớp có số lượng là 8: 8 cây rau, 8 quả cam, 8 cây bắp cải, hạt ngô... và vào thẻ số 8, và các thẻ số tư 4 - 8.- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.
 * Trẻ: - Mỗi trẻ 8 cây rau.
 - Mỗi trẻ một bàn có để 8 củ su hào và các thẻ số cho trẻ chơi.
 III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
 Hoạt động: Ôn nhận biết số 8.
- Xúm xít, xúm xít !
- Hôm nay là ngày sinh nhật của bạn búp bê đây, bạn búp bê có mời lớp chúng mình tới dự sinh nhật của bạn ấy, các con có muốt tới dự không ?
- Cô đưa trẻ tới nhà búp bê, tới nơi cho trẻ hát bài “chúc mừng sinh nhật”.
- Bạn búp bê được tặng những món quà gì ?
- Cho trẻ đếm từng món quà: 6 hộp quà, 7 bông hoa, 8 qua cam, 6 quả táo và đặt thẻ số tương ứng và cô kiểm tra lại.
- Đã tới giờ vào lớp rồi, cô con mình chào tạm biệt bạn búp bề rồi về lớp thôi nào !
 Hoạt động: Tách gộp trong phạm vi 8.
- Nhân dịp sinh nhật búp bê cô mai cũng chuẩn bị rất nhiều đồ chơi đẹp để tặng bạn ấy, các con hãy nhìn xem cô tặng búp bề gì nào ?
- Các con hãy đếm xem cô tặng bạn búp bê bao nhiêu hạt ngô? gọi vài trẻ lên đếm và đặt thẻ số tương ứng, sau đó cô cùng trẻ kiểm tra lại.
* Cô tách gộp mẫu.
- Cô chơi trò chơi “Tập tầm vông”.
- Cô và trẻ cùng đọc lời ca, trong khi cô và trẻ đọc thì cô chia 8 hạt ngô ra hai tay, một tay có 3, một tay có 5.
Cô đố lớp mình xem mỗi tay cô giáo có mấy hạt ngô?
- Cô chơi 2 - 3 lần, mỗi lần đổi số lượng ở hai tay. 1 - 7, 3 - 5.
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả bằng cách đếm số hạt ngô ở mỗi tay và đặt xuống bàn.
- Cô gộp số hạt ngô ở hai tay lại thì cô có tất cả bao nhiêu hạt ngô?
- Cô và trẻ kiểm tra lại bằng cách đếm số hạt ngô.
- Cô cho trẻ nói hết câu : “1 hạt ngô gộp với 7 hạt ngô thành 8 hạt ngô”.
- Tương tự cho trẻ nói đối vơi nhóm 2 - 7, 4 - 4.
* Trẻ chia theo yêu cầu của cô.
 - Lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô giáo đã thưởng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi. Chúng mình cùng lấy các rổ đồ chơi ra nào.
? Trong rổ của các con có những gì?
 Các con đếm xem là có bao nhiêu cây rau ?
 - Cô cho trẻ chia theo yêu cầu của cô:
Các con chia một phần có 1 cây, phần còn lại còn mấy cây ?
 Nếu gộp lại thì được mấy cây ?
 Chia một phần có 2, phần còn lại có mấy cây ?
 Nếu gộp 2 cây với 6 cây thì các con có mấy cây ?
- Chia mỗi phần có 4 cây.
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. Sau đó cô chôt lại bằng cách thực hiện lại trên bảng cho trẻ xem.. 
* Trẻ chia theo ý thích.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông” và chia theo ý thích của mình.
- Trẻ chia xong, cô kiểm tra lại kết quả của trẻ, cô kiểm tra một vài trẻ. Nhận xét sửa sai cho trẻ.
Hoạt động : Trò chơi luyện tập:
* Trò chơi “Tổ nào nhanh hơn”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi: Cô cho chia lớp thành 3 - 4 tổ mỗi tổ đều có 8 bạn, cả 3 tổ đi theo vòng tròn và hát các bài hát trong chủ đề. Khi có hiệu lệnh của cô: (chia thành 2 nhóm) thì các tổ tự chia thành 2 nhóm theo ý thích của mình, hoặc cô nói: tạo nhóm 1 - 7, nhóm 4 - 4, nhóm 2 - 6, trẻ sẽ chia theo. Nhóm nào sai phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét trẻ, khuyến khích động viên trẻ.
* Trò chơi “Ai khéo hơn”.
- Cô để trên bàn học của mỗi trẻ đồ chơi như “bóng” có số lượng 8, trẻ về bàn tự chia nhóm đồ chơi đó thàng 2 phần và viết số tương ứng vào từng nhóm. Hết một bản nhạc tất cả phải dừng tay, cô kiểm tra và nhận xét bài của trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét tiết học, cho trẻ nhẹ nhàng thu dọn đồ dùng vừa học cùng cô.
- Quanh cô, quanh cô.
- Có ạ
- Trẻ hát vui vẻ
- Trả lời
- Thực hiện
- Chào búp bê
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trẻ đếm.
- Trả lời
- Trả lời
- Nói theo cô
- Cây rau
- Trẻ đếm
- Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
- Trẻ chơi
- Chia theo ý thích
- Trẻ chơi
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ thu dọn cùng cô.
HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG VIỆT
Dạy từ mới: Dệt vải, Trồng sắn, Trồng khoai.
Dạy câu mới: Mẹ đang dệt vải, Bố đang trồng sắn, Mẹ đang trồng khoai.
	I. Mục tiêu:
	- Hiểu nghĩa và nói được các từ (Dệt vải, Trồng sắn, Trồng khoai) và các câu (Mẹ đang dệt vải, Bố đang trồng sắn, Mẹ đang trồng khoai).
	- Hiểu và trả lời được câu hỏi: Ai đang dệt vải? Ai đang trồng sắn? Ai đang trồng khoai?
	- Hiểu nghĩa và nói được chính xác các từ: Dệt vải, Trồng sắn, Trồng khoai
	- Nói đúng các câu có chứa từ: Mẹ đang dệt vải, Bố đang trồng sắn, Mẹ đang trồng khoai.
	- Nghe hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô: Ai đang dệt vải? Ai đang trồng sắn? Ai đang trồng khoai?
	- Tham gia học các từ mới và vận dụng các từ (Dệt vải, Trồng sắn, Trồng khoai) vào câu nói.
	II. Chuẩn bị:
	- Đồ dùng hỗ trợ dạy tiếng: Dệt vải, Trồng sắn, Trồng khoai.
	- Hình ảnh: Mẹ đang dệt vải, Bố đang trồng sắn, Mẹ đang trồng khoai.
	- Chuẩn bị các hệ thống câu hỏi để hỗ trợ dạy từ và câu. 
	III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến HĐ của trẻ
 HĐ : Gợi mở.
Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
 HĐ: Học từ và câu mới. 	
- Từ (Dệt vải, Trồng sắn, Trồng khoai) và các câu (Mẹ đang dệt vải, Bố đang trồng sắn, Mẹ đang trồng khoai).
* Từ: “Dệt vải”
- Cô cho xuất hiện hình ảnh “Dệt vải”.
- Đây là hình ảnh gì? 
- Cô nói từ “Dệt vải”; Đây là Dệt vải.
- Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân từ “Dệt vải”. 
- Ai đang dệt vải? 
- Cô nói câu “Mẹ đang dệt vải”.
- Tổ chức cho trẻ nói mẫu câu theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân: Câu “Mẹ đang dệt vải”.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ nói và sửa sai cho trẻ.
* Từ: “Trồng sắn”
- Cô cho xuất hiện hình ảnh“Trồng sắn”.
- Đây là hình ảnh gì? 
- Cô nói từ “Trồng sắn”; Đây là Trồng sắn.
- Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân từ “Trồng sắn”. 
- Ai đang trồng sắn? 
- Cô nói câu “Bố đang trồng sắn”.
- Tổ chức cho trẻ nói mẫu câu theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân: Câu “Bố đang trồng sắn”.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ nói và sửa sai cho trẻ.
* Từ: “Trồng khoai”
- Cô cho xuất hiện “Trồng khoai”.
- Đây là hình ảnh gì? 
- Cô nói từ “Trồng khoai”; Đây là Trồng khoai.
- Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân từ “Trồng khoai”. 
- Ai đang trồng khoai?
- Cô nói câu “Mẹ đang trồng khoai”.
- Tổ chức cho trẻ nói mẫu câu theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân: Câu “Mẹ đang trồng khoai”.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ nói và sửa sai cho trẻ.
HĐ: Trẻ chơi trò chơi: “Trồng cây”.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Trồng cây.
HĐ: Luyện tập thực hành mẫu câu vừa học.
* Cô cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai nói nhanh”. 
- Cách chơi: 
Lần 1:Cô cho xuất hiện tranh các con nói từ trong tranh.
Lần 2: Cô nói từ các con nói mẫu câu.
- Cô động viên tuyên dương trẻ, khuyến khích trẻ nói câu hoàn chỉnh và lưu loát.
HĐ : Kết thúc.
- Cô nhận xét tiết học, cho trẻ nối đuôi nhau thành hàng rồi nhẹ nhàng đi ra ngoài.
- Trẻ hát cùng cô.
- Dệt vải. 
- Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.
- Mẹ đang dệt vải.
- Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.
- Trồng sắn.
- Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.
- Bố đang trồng sắn.
- Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.
- Trồng khoai.
- Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.
- Mẹ đang trồng khoai.
- Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi hai lần.
- Trẻ đi ra ngoài.
Đánh giá trẻ hằng ngày
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái, thái độ hành vi của trẻ 
Kiến thức kĩ năng
Ngày soạn: thứ 4, ngày 5/12/2018. 
Ngày dạy: Thứ 5, ngày 6/12/2018.
 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Đề tài: - Múa: Cháu yêu cô thợ dệt
 - Nghe hát: Màu áo chú bộ đội. 
 - TCAN: Tai ai tinh.
	I. MỤC TIÊU:
	- Phát triển năng khiếu âm nhạc, khả năng mềm dẻo của tay chân trẻ. Rèn luyện tai nghe và phản xạ nhanh của trẻ.
	- Trẻ thuộc bài hát và biết múa theo cô một số động tác minh họa theo lời bài hát.
	- Biết lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô, biết cách chơi trò chơi “Tai ai tinh”.
	- Giáo gục trẻ có ý thức học tập, yêu quý cô giáo.
	II. CHUẨN BỊ:
	- Đàn, hoa cài tay.
	- Mũ chóp.
	III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
 Hoạt động : Gợi mở gây hứng thú.
- Các cô chú công nhân xây dựng xây lên nhiều công trình, nhưng để có quần áo đẹp cho chúng mình mặc thì các con phải cần đến ai? 
- Cô cho trẻ quan sát nghề thợ may
- Để may được những bộ quần áo đẹp thì các cô thợ may cần những đồ dùng gì ?
- Các con có biết sản phẩm của nghề may là gì không? 	
- Cô cho trẻ quan sát, nhận xét đồ dùng, sản phẩm theo nghề sau đó cô củng cố lại, giáo dục trẻ.
- Hiểu được tình yêu thương của các bạn nhỏ dành cho cô thợ dệt nhạc sỹ (Phạm Tuyên) đã sáng tác bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt” mà chắc con đã được làm quen đấy.
 Hoạt động : Múa “Cháu yêu cô thợ dệt”.
- Để kiểm tra xem các con đã thuộc bài hát chưa cô Dung mời các con hát bài hát này nào.
- Cho cả lớp hát cùng cô bài hát 1 – 2 lần.
- Để bài hát thêm hay và sinh động hơn hôm nay cô sẽ dậy chúng mình múa bài hát này nhé.
* Cô múa mẫu: 
- Lần 1: Múa chọn vẹn cả bài
- Lần 2: Kết hợp phân tích động tác: 
+ “Tay cô lụa tơ” 2 tay đưa ra trước.
+ “Áo quần  Tay cô” Quận hai tay sang trái rồi đổi bên.
+ “Ơi cô  Cô nhiều” rồi đưa từng tay về úp trước ngực đồng thời lắc lư người theo nhịp bài hát.
* Dạy trẻ múa: Cô dạy trẻ múa từng đoạn đến khi biết thì cho trẻ tự múa theo đàn 1 lần, sửa sai cho trẻ múa đúng và mềm dẻo.
- Lớp thực hiện 2 – 3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân luân phiên thực hiện.
? Vừa rồi cô con mình múa bài gì vậy ? 
- Nếu trẻ chưa múa tốt cô cho cả lớp múa lại 1 lần nữa.
 Hoạt động : Nghe hát “Màu áo chú bộ đội”
- Màu áo chú bộ đội có màu xanh như màu lá trên cành..., điều đó được thể hiện trong bài hát “Màu áo chú bộ đội”.
Các con hãy lắng nghe cô hát nhé !
- Cô hát lần 1: 
? Cô vừa hát xong bài hát gì?
- ND: Màu áo chú bộ đội có màu xanh như màu lá trên cành, trộn vào màu xanh rêu đá, các chú bộ đội đi trên đường cát bụi màu áo lại ánh sắc màu vàng có màu đỏ đất núi xen nâu đất đường làng.
- Lần 2: Cô mở đĩa cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Nếu trẻ thích nghe cô hát lại cho trẻ nghe 1 lần nữa.
- Các con vừa được nghe bài hát gì ? 
Hoạt động : Trò chơi “Tai ai tinh”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi lại trẻ cách và luật chơi ?
- Cô nhắc lại cho cả lớp nhớ.
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần. sau mỗi lần chơi cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ.
- Cô nhận xét giờ học rồi ra ngoài chơi.
- Trả lời
- Trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát
- Trẻ múa 
- Trẻ múa
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Nghe và hưởng ứng cùng cô.
- Trả lời
- Trả lời
- Trẻ chơi
- ra chơi
Đánh giá trẻ hằng ngày
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái, thái độ hành vi của trẻ 
Kiến thức kĩ năng
Ngày soạn: thứ 5, ngày 6/12/2018. 
Ngày dạy: Thứ 6, ngày 7/12/2018.
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI
 Đề tài: Làm quen chữ cái u, ư.
	I. MỤC TIÊU:
	- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư. 

File đính kèm:

  • docLop 5 tuoi_12718856.doc