Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Khám phá không khí - Trần Thị Phương Loan

I. Mục đích – Yêu cầu

- Trẻ nhận biết được không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng. Biết được không khí có ở khắp mọi nơi.

- Trẻ biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biết cách bảo vệ để không khí được trong lành.

- Trẻ hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động.

II. Chuẩn bị

- Nhạc bài hát “Điều kỳ lạ quanh ta”

- Túi nilon, súng bắn bong bóng

- Tranh ảnh bảo vệ môi trường và ô nhiễm không khí

 

docx2 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Khám phá không khí - Trần Thị Phương Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP QUẬN
Đề tài: Khám phá không khí
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Giáo viên: Trần Thị Phương Loan
Dự kiến thời gian: 30-35 phút
Ngày dạy: 17/12/2019
I. Mục đích – Yêu cầu
- Trẻ nhận biết được không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng. Biết được không khí có ở khắp mọi nơi.
- Trẻ biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biết cách bảo vệ để không khí được trong lành.
- Trẻ hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “Điều kỳ lạ quanh ta”
- Túi nilon, súng bắn bong bóng
- Tranh ảnh bảo vệ môi trường và ô nhiễm không khí
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Không khí có ở đâu?
Tặng cho trẻ món quà: Cô sử dụng súng tạo bong bóng xà phòng
(Mở nhạc bài hát; “Điều kỳ lạ quanh ta)
Trò chuyện:
+ Chúng mình vừa được chơi với gì?
+ Quả bong bóng bay ở đâu?
Yêu cầu trẻ ngồi xuống, cô sẽ bắt không khí bằng túi.
+ Lần 1: Cô bắt không khí bên trái
+ Lần 2: Bắt không khí bên phải
Túi nilon giờ như thế nào? Vì sao túi phồng lên?
Đố trẻ có gì ở trong túi?
Cô mở túi nilon cho trẻ cảm nhận. Các con thấy gì? (thấy mát)
Không khí có ở bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới, và không khí có ở khắp mọi nơi
Cho trẻ đứng thành vòng tròn, dùng tay bắt không khí (mở tay)
Vì sao mở tay ra lại không có gì? Có nhìn thấy gì k? Có màu gì không?
Cho trẻ thử bắt không khí bằng tay 3-4 lần
Không khí không có màu, không có hình dạng nên không thể cầm nắm và bắt được không khí
Muốn bắt được không khí phải làm như thế nào?
Trẻ bắt không khí bằng túi nilon
+ Không khí đâu? Nhìn xem có thấy không khí ở trong túi không? Vì sao không thấy?
Không khí không nhìn thấy, không có màu sắc, không có hình dạng, không cầm nắm được mà chỉ có thể đựng trong 1 vật nào đấy
Yêu cầu trẻ cất túi nilon, đi lấy cốc đựng không khí 
+ Nhắm mắt vào ngửi không khí?
+ Cùng nếm không khí?
Hoạt động 2: Thí nghiệm về không khí
Cô giới thiệu về thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Thả bóng có không khí và bóng có nước vào nước
+ Thí nghiệm 2: Nhúng chai nhựa vào nước
Cô chia trẻ thành 4 nhóm, lần lượt thực hiện từng thí nghiệm 
Cho trẻ nhận xét về thí nghiệm
Cô nhận xét
Hoạt động 3: Xem video “Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường”
Theo các con không khí đối với con người như thế nào?
Nếu không hít thở thì chuyện gì xảy ra?
Cho trẻ thử ngậm miệng, bịt mũi và cảm nhận. (Trẻ nêu ý kiến)
Cho trẻ cùng hít thật sâu và thở ra (3 lần). Chúng mình thấy dễ chịu chưa?
Chúng mình thấy không khí có tác dụng như thế nào?
Không khí rất quan trọng đối với con người, giúp con người hít thở 
Cho trẻ xem 1 đoạn video, cùng cô trao đổi về các hình ảnh trong video đó
Tặng cho mỗi trẻ 1 ảnh về các hành vi đúng - sai
Cho trẻ quan sát ảnh và trò chuyện với nhau về bức ảnh đó.
Hỏi 1-2 trẻ về bức ảnh của mình
Cho trẻ gắn ảnh vào bảng “Nên – Không nên”
Làm gì để không khí không bị ô nhiễm? (chăm sóc cây cối, không vất rác bừa bãi)
Kết thúc

File đính kèm:

  • docxGa.docx
Giáo Án Liên Quan