Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Phương tiện và luật lệ giao thông - Phạm Thị Kiều Ninh

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện:

- Trẻ biết một số quy định về Luật lệ an toàn giao thông đường bộ.

2/ Kỹ năng:

- Phát triển và rèn cho trẻ khả năng chú ý ghi nhớ, trả lời câu hỏi đầy đủ rõ ràng lưu loát.

- Phát triển ở trẻ khả năng tìm hiểu giải quyết tình huống có vấn đề.

3/ Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, hứng thú nghe cô kể chuyện.

- Qua nội dung câu chuyện “Thỏ con đi học” và một số bài hát về chủ điểm an toàn giao thông, giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông.

- Giáo dục trẻ có thái độ phê phán đối với những hành vi không chấp hành LLATGT.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ điểm: Phương tiện và luật lệ giao thông - Phạm Thị Kiều Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GVDG CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2012 -2013
TIẾT TỰ CHỌN
 CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG
Tên hoạt động: Làm quen văn học . Truyện: Thỏ con đi học
Hoạt động bổ trợ: Bài hát: “Ngã tư đường phố, Đi đường em nhớ”
 T/C: Thi xem tổ nào nhanh
Đối tượng: Trẻ 5- 6Tuổi
Thời gian: 30 phút
Người thực hiện: Phạm Thị Kiều Ninh
 Đơn vị: Trường Mầm Non Hoa Lan
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện: 
- Trẻ biết một số quy định về Luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
2/ Kỹ năng: 
- Phát triển và rèn cho trẻ khả năng chú ý ghi nhớ, trả lời câu hỏi đầy đủ rõ ràng lưu loát.
- Phát triển ở trẻ khả năng tìm hiểu giải quyết tình huống có vấn đề.
3/ Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, hứng thú nghe cô kể chuyện.
- Qua nội dung câu chuyện “Thỏ con đi học” và một số bài hát về chủ điểm an toàn giao thông, giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông. 
- Giáo dục trẻ có thái độ phê phán đối với những hành vi không chấp hành LLATGT.
II/ Chuẩn bị: 
1/Chuẩn bị cô:
*Phương tiện đồ dùng dạy học:
- Máy tính 
- Máy chiếu.
- Bài giảng trình triếu
- Tranh ảnh cho trò chơi: “ Thi xem tổ nào nhanh”
 	III/ Cách tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
1. Ổn định gây hứng thú 
- Cho trẻ hát vận động theo nhạc bài hát: “Đi đường em nhớ” 
- Trò chuyện với trẻ về bài hát:
- Các con vừa hát bài gì? 
- Trong bài hát: Nhắc nhở chúng mình ghi nhớ điều gì khi tham gia giao thông?
- Còn khi đi trong phố phường vỉa hè dành cho ai? lòng đường để làm gì?
- Cô thấy các con biết về luật giao thông rất rõ đấy. Vậy bây giờ cô sẽ thưởng cho chúng mình nghe một câu truyện của hai bạn nhỏ khi tham gia giao thông nhé.
- Câu chuyện có tên là: “Thỏ con đi học”. Để biết được nội dung câu truyện chúng mình hãy nắng nghe cô kể chuyện nhé
2. Nội dung: Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể truyện diễn cảm
- Sau khi nghe cô kể chuyện các con đã nhận thấy điều gì sảy ra với bạn Chó con ? 
- Để hiểu rõ hơn và ghi nhớ nội dung câu chuyện chúng mình cùng theo dõi cô kể chuyện lần 2 nhé.
- Lần 2: Cô kể bằng tranh
* Giảng nội dung 
- Cô trích dẫn nội dung: Câu chuyện kể về hai bạn nhỏ một bạn là thỏ con và một bạn là chó con. Bạn thỏ thì luôn ghi nhớ lời mẹ dặn dò trước khi đến lớp còn bạn chó vì ham chơi nên đã quên mất lời mẹ dặn nên đã không chấp hành đúng LLATGT nên đã va phải bác Gấu, may mà Bác gấu phanh xe lại kịp nên chó con chỉ bị xưng đầu gối
- Giải thích từ khó: “ Trầy đầu gối” là sứt da không chảy máu có thể bị thâm tím da. 
- Cô kể truyện lần 3: Kể truyện bằng tranh chữ
* Đàm thoại về nội dung câu truyện
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai? 
- Tại sao Thỏ con lại xin phép được đi học một mình?
- Ai có thể nhớ được lời dặn dò của Thỏ mẹ với Thỏ con trước khi đi học? (Cô trích dẫn lời dặn dò của Thỏ mẹ với Thỏ con trước khi đi học)
- Trên đường đi học Thỏ con gặp ai?
- Chó con đã rủ Thỏ con làm gì? 
- Thỏ đã nói như thế nào? 
-Tại sao Thỏ lại không đồng ý? 
- Và rồi sau đó chuyện gì đã sảy ra với Chó con ?
- Bác Gấu đã nói gì với Chó con? 
- Giờ học ở lớp hôm đó cô giáo Hươu sao đã dạy bài gì? 
- Bạn nào nhắc lại được câu hỏi của cô giáo?
- Bạn thỏ đã trả lời cô giáo như thế nào?
- Sau khi được Bác Gấu nhắc nhở và bài học ở lớp bạn Chó con đã nhận ra điều gì?
- Qua thái độ và lời nói của Chó con chúng mình thấy Chó con đã nhận ra lỗi của mình ntn? (Cô trích dẫn lời nói của Chó con với Thỏ con lúc ra sân chơi)
- Qua câu chuyện cô kể các con thấy mình cần phải học tập ai?
- Vì sao con lại học tập bạn Thỏ con?
- Cô kết luận: Các con học tập bạnThỏ con là rất đúng, vì Thỏ con rất ngoan ngoãn, học giỏi đáng yêu, bạn ấy biết vâng lời bố mẹ, quan tâm giúp đỡ bạn bè, biết cảm ơn người khác khi được giúp đỡ , đi đến nơi về đến chốn không đùa nghịch khi đi trên đường, chấp hành đúng LLATGT.
* Trò chơi 
- Để thưởng cho các con học ngoan và giỏi hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình một trò chơi các các con có thích không?
- Trò chơi có tên là: “ Thi xem tổ nào nhanh”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi 
- Cách chơi: Cô có những bức tranh về luật lệ an toàn giao thông, có trường hợp tham gia giao thông đúng và không đúng. Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội. Mỗi đội sẽ chọn cho cô những bức tranh tham gia giao thông đúng, và không đúng, tranh đúng sẽ dán vào ô có khuôn mặt cười, tranh không đúng dán vào ô có khuôn mặt buồn
- Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc. Đội nào chọn được nhiều tranh theo yêu cầu của cô nhất thì đội đó là đội chiến thắng ( Cô cho trẻ chơi 3-4 lần)
3. Kết thúc
Giáo dục: 
- Các con ạ. Qua câu chuyện các con phải nhớ khi sang đường các con phải quan sát tín hiệu giao thông, đèn đỏ thì chúng mình dừng lại để các PTGT đi qua , còn đèn xanh lúc đó các con mới được đi. Khi đi bộ phải đi bên phải đường và đặc biệt chúng mình còn nhỏ khi qua đường phải đi cùng ngời lớn dắt nếu không rất dễ xảy ra tai nạn đấy, các con nhớ chưa
- Để ghi nhớ bài học hôm nay cô mời chúng mình cùng hát vang bài hát "Em đi qua ngã tư đờng phố " và ra ngoài quan sát một số PTGT nhé 
- Hát vận động theo nhạc “Em đi qua ngã tư đường phố” ra ngoài thực hành một sô LLATGT đường bộ.
- Trẻ hát 
- “Đi đường em nhớ”
- Không đi bên trái, đi bên phải đường.
- Lòng đường để xe đi, còn đi bộ trên vỉa hè
-Trẻ trả lời
-Thỏ con đi học
-Trẻ trả lời
-Chó con đã va phải Bác Gấu
-Trẻ trả lời
-Học tập bạn thỏ
-Vì bạn đã nghe lời mẹ dặn
-Trẻ chơi
-Trẻ hát và đi ra ngoài

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 3 tuoi_12735557.doc