Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Dạy trẻ lòng hiếu thảo đối với ông bà, bố mẹ - Đàm Thị Kim

1. Kiến thức

- Trẻ biết thế nào là lòng hiếu thảo: Là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam; Qua các việc làm, lời nói thể hiện sự biết ơn, yêu thương và hết lòng chăm sóc ông bà, bố mẹ.

- Trẻ hiểu tại sao cần phải hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.

2. Kỹ năng

- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng về lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.

- Trẻ tự nói lên suy nghĩ của mình về kỷ niệm ấn tượng nhất với bố mẹ mình.

- Trẻ có kỹ năng thể hiện cảm xúc yêu thương, nói những lời yêu thương, ân cần với ông bà, bố mẹ.

3. Thái độ

- Trẻ biết thể hiện lòng hiếu thảo, yêu thương với ông bà, bố mẹ .

- Hứng thú, tích cực tham gia hoạt động

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 5173 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Dạy trẻ lòng hiếu thảo đối với ông bà, bố mẹ - Đàm Thị Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU
 GIÁO ÁN
 THỰC HÀNH CUỘC SỐNG
Lĩnh vực: Giáo dục lễ giáo
Đề tài: Dạy trẻ lòng hiếu thảo đối với ông bà, bố mẹ
Đối tượng: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút
Số lượng: 20 - 22 trẻ.
Ngày dạy: 12/2018
Người thực hiện: Đàm Thị Kim
 Năm học: 2018 – 2019
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết thế nào là lòng hiếu thảo: Là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam; Qua các việc làm, lời nói thể hiện sự biết ơn, yêu thương và hết lòng chăm sóc ông bà, bố mẹ.
- Trẻ hiểu tại sao cần phải hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. 
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng về lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.
- Trẻ tự nói lên suy nghĩ của mình về kỷ niệm ấn tượng nhất với bố mẹ mình.
- Trẻ có kỹ năng thể hiện cảm xúc yêu thương, nói những lời yêu thương, ân cần với ông bà, bố mẹ.
3. Thái độ
- Trẻ biết thể hiện lòng hiếu thảo, yêu thương với ông bà, bố mẹ ...
- Hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
II.CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô 
- Nhạc bài hát: Nhật ký của mẹ, Mẹ yêu ơi, Nhạc không lời nhẹ nhàng.
- Video về mẹ.
- Mời một số phụ huynh tham gia
- Giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu về lòng hiếu thảo. 
- Các loại hoa, xốp, giỏ cắm hoa
- Cho trẻ thực hành kỹ năng cắm hoa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Trẻ tìm hiểu về lòng hiếu thảo.
 III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ ngồi xúm xít, xem video: Người mẹ lưng gù
-> Trò chuyện, dẫn dắt vào bài.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
a. HĐ1. Chia sẻ cảm nhận về lòng hiếu thảo
- Cô gợi mở để trẻ nói cảm nhận của mình khi vừa xem đoạn video:
+ Xem xong đoạn video này con cảm thấy như thế nào?
+ Con nhớ đến ai?
+ Con nghĩ tới điều gì?
- Cô gợi mở để trẻ kể lại kỷ niệm mà con nhớ nhất với bố mẹ mình.
- Cô chia sẻ một kỷ niệm về sự chăm sóc yêu thương của bố mẹ cô với cô. ( Đưa tình huống )
- Theo con chúng ta có cần phải hiếu thảo với bố mẹ không? Vì sao?
- Cô cho trẻ tự nói sự hiểu biết của trẻ về thế nào là một người con hiếu thảo. ( Cho trẻ xem hình ảnh)
=> Giáo dục trẻ: Là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam; Qua các việc làm, lời nói thể hiện sự biết ơn, yêu thương và hết lòng chăm sóc ông bà, bố mẹ của mỗi người con.
b. HĐ2. Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.
- Dẫn dắt mời bố mẹ trẻ xuất hiện.
- Cô cho trẻ thể hiện lòng hiếu thảo thông qua thái độ, hành động (Dắt tay, mời ngồi, áp đôi bàn tay của bố, mẹ lên má để cảm nhận...)
- Cho trẻ cắm hoa để về tặng bố mẹ
=> Cô chốt: Giáo dục về lòng hiếu thảo, bố mẹ rất yêu thương và chăm sóc các con nên cô mong rằng các con hãy là những người con hiếu thảo, yêu thương, giúp đỡ bố mẹ. 
3. Kết thúc: - Cô nhận xét và chuyển hoạt động.
Trẻ xem và làm theo yêu cầu.
- Trẻ trả lời cảm nhận của trẻ.
- Trẻ kể về kỷ niệm mà con nhớ nhất với bố mẹ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ mời phụ huynh vào học
cùng .
- Trẻ lắng nghe
Trẻ làm theo yêu cầu.

File đính kèm:

  • docGD long hieu thao_12836378.doc
Giáo Án Liên Quan