Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Khủng long bạo chúa

1Kiến thức

-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của khủng long hình dáng bên ngoài ( có 4 chân, 2 chân sau to khỏe, da sần sùi,đuôi khá nặng )

- Trẻ biết khả năng vận động, thức ăn, tập quán, môi trường sống ,nơi sống và quá trình sinh trưởng của loài khủng long. Mở rộng hiểu biết của trẻ về một số loài khủng long khác nhau.

- Biết được khủng long là loài động vật đã bị tuyệt chủng. Nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 6828 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Khủng long bạo chúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Khám phá
Đề tài: Khủng long bạo chúa
Lứa tuổi: MGL A3
Thời gian:30-35 phút
I/ Mục đích yêu cầu:
1Kiến thức
-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của khủng long hình dáng bên ngoài ( có 4 chân, 2 chân sau to khỏe, da sần sùi,đuôi khá nặng) 
- Trẻ biết khả năng vận động, thức ăn, tập quán, môi trường sống ,nơi sống và quá trình sinh trưởng của loài khủng long. Mở rộng hiểu biết của trẻ về một số loài khủng long khác nhau.
- Biết được khủng long là loài động vật đã bị tuyệt chủng. Nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển tư duy.
- Kỹ năng sử dụng các giác quan để khám phá con khủng long
- Kỹ năng diễn đạt thể hiện sự hiểu biết về con khủng long
- Kỹ năng hoạt động nhóm, tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia hạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị:
1 Chuẩn bị của cô:
-Giáo án powerpoint, máy chiếu 
-Trứng đóng đá để trẻ tập làm nhà khảo cổ.
-Trứng để chơi trò chơi,
-Nhạc để chơi trò chơi.
-Mô hình khủng long .
2.Chuẩn bị của trẻ.
-Trẻ ngồi dưới sàn hình chữ U
 -Mỗi trẻ 1 cái búa, 1 rổ có lót 2 khăn.
III. Tiến hành,
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức 
- Cô mang đến cho trẻ 1 hộp quà
+ Hôm nay cô có mang đến cho lớp chúng mình 1 hộp quà bí mật.Nhưng trước khi mở hộp quà của cô ra thì chúng mình phải trả lời cho cô 1 câu đố
+ Cô đố cả lớp người mà làm nghề luôn dùng những dụng cụ kính hiển vi, búa, gang tay,dụng cụ đào bới. Để đi truy tìm những cổ vật xưa, những di vật không còn nữa thì gọi là gì?
- Chúng mình có muốn làm nhà khảo cổ học không?
- Cô cho trẻ lên khám phá hộp quà
+ Các con biết vì sao những quả trứng lại bị hóa đá không?
+ Các con thử đoán xem trong quả trứng của cô có gì?
+ Muốn biết trong quả trứng của cô có gì thì chúng mình cùng làm nhà khảo cổ học để khám phá nhé.
2.Phương pháp , hình thức tổ chức.
*Hoạt động 1: Cô cho trẻ khám phá quả trứng khủng long
- Cô đưa trứng đến từng rổ cho trẻ.
-Trẻ đập trứng và phát hiện 
- Các con có biết vì sao các con khủng long lại nằm trong đá không? 
(nó đã bị chết từ rất lâu rồi, qua các điều kiện tự nhiên như núi nửa phun trào các nhan thạch đã bao trùm lên những con khủng long, những quả trứng khủng long. Và qua thời gian rất dài những khối đá đó vẫn giữ lại được những di vật, di thể đó thì người ta gọi là hóa thạch. 
+ Ai đã được nhìn thấy khủng long rồi ? Ở đâu?
+ Vậy bây giờ khủng long có còn sống không?
- Hiện nay loài khủng long đã bị tuyệt chủng (Cô giải thích từ tuyệt chủng: Có nghĩa là kết thúc sự tồn tại của loài khủng long, đã chết không còn tồn tại nữa). Bây giờ người ta chỉ có thể dựa trên những bộ xương đã bị hóa thạch mà dựng lên những mô hình khủng long.
- Cô mời trẻ lên đặt khủng long vào mô hình.
 Chính vì loài khủng long đã bị tuyệt chủng, không còn tồn tại nữa nên hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu về khủng long nhé.
*Hoạt động 2: Khám phá về khủng long
Trò chuyện khai thác hiểu biết của trẻ.
-Cô trò chuyện và hỏi trẻ
 + Ai biết gì về khủng long?
-Để xem những điều các con vừa nói có đúng không thì các con cùng nhìn lên đây
-Cô cung cấp kèm hình ảnh minh họa
+ Khủng long là loài sinh vật lớn nhất thế giới. 
+ Có những loài khủng long nào? 
Slide 1 : Cô cho hình ảnh các loài khủng long?
+ Nhiều loài khủng long như vậy thì khủng long ăn gì?
Shlide 2: Khủng long ăn thịt và ăn cỏ
->Đa số khủng long ăn cỏ như khủng long cổ dài,khủng long 1 sừng . Còn số ít là khủng long ăn thịt như khủng long bạo chúa, khủng long có vây,khủng long có cánh
-So sánh khủng long cổ dài và khủng long bạo chúa.
Slide 3: Khủng long bạo chúa và khủng long cổ dài.
+ Các con nhìn xem khủng long long bạo chúa và khủng long cổ dài có đặc điểm gì giống và khác nhau:
+ Giống nhau: Đều là khủng long, là loài sinh vật rất lớn.
+ Khác nhau: Khủng long cổ dài là loài khủng long ăn cỏ, khủng long bạo chúa là khủng long ăn thịt.( Đặc điểm)
- Cô thấy có khủng long di chuyển bằng 2 chân có khủng long di chuyển bằng 4 chân.Vậy không biết các loài khủng long khác di chuyển như thế nào nhỉ?
Slide 4: hình ảnh di chuyển
->Khủng long di chuyển bằng chân, có loài khủng long có 4 chân, có loài khủng long có 2 chân( 2 chi trước nhỏ), có loài khủng long bay trên trời vì có cánh, có loài khủng long bơi được ở dưới nước vì có vây.
-Theo các con khủng long đẻ con hay đẻ trứng?
Slide 5: video khủng long đẻ trứng
+ Khủng long là sinh vật đẻ trứng.( Cô cho trẻ xem video)
-Có nhiều loài khủng long như vậy mà bây giờ bị tuyệt chủng. Theo các con biết nguyên nhân do đâu ? 
Slide 6: video núi lửa phun trào
+ Núi lửa phun trào-> khủng long chết-> chỉ còn hóa thạch
+ Tàn sát ăn thịt lẫn nhau.
* Mở rộng: Các con vừa được tìm hiểu về khủng long. Các con thử nhớ lại xem trong thế giới động vật thì có con vật gì giống con khủng long
Slide 7:vi deo, hình ảnh con cá sấu,thằn lằn, tắc kè, thạch sùng,
*Giáo dục trẻ : Các con nghĩ những con vật này có nguy cơ tuyệt chủng giống khủng long không? Nếu không được bảo vệ , săn bắn bừa bãi thì cũng rất dễ bị tuyệt chủng.
Hoạt động 3: Củng cố. 
*Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
-Cô chuẩn bị: trứng có dán hình các con vật để trẻ phân biệt,
3 rổ, nhạc chơi trò chơi.
 -Cách chơi: Cô phân trẻ thành 2 đội. Nhiệm vụ của 2 đội là sẽ lần lượt nhanh chân lên tìm quả trứng có hình khủng long mang về dập tay vào bạn tiếp theo thì bạn đó mới được chạy tiếp. Thời gian chơi là 1 bản nhạc
-Luật chơi: Chơi theo hình thức tiếp sức, đội nào tìm nhanh, tìm đúng được nhiều quả trứng khủng long thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
3. Kết thúc:
- Nhận xét kết thúc.
-Trẻ khám phá
-Trẻ trả lời 
-Trẻ trả lời cô
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ quan sát
-Trẻ so sánh
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện chơi

File đính kèm:

  • docKP khung long_12836415.doc