Giáo án Lớp Lá - Nhánh 2: Quê hương của bé - Phương tiện giao thông đường thủy
1. Kiến thức.
- Trẻ 3 tuổi: Biết tập nhịp nhàng từng động tác theo lời bài hát cùng cô
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát và biết tập các động tác cùng cô
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhớ các động tác và hiểu cách chơi, luật chơi
2.Kỹ năng:
- Trẻ 3 tuổi: Phát triển cho trẻ khả năng bắt chước.
- Trẻ 4 tuổi: Phát triển khả năng phối hợp chân tay nhịp nhàng,để thực hiện tốt bài tập thể dục.
- Trẻ 5 tuổi: Phát triển sự linh hoạt, tính thể chất cho trẻ
NHÁNH 2: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ - PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY A. THỂ DỤC SÁNG a.Tập theo bài hát: "EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ ” I.Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức. - Trẻ 3 tuổi: Biết tập nhịp nhàng từng động tác theo lời bài hát cùng cô - Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát và biết tập các động tác cùng cô - Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhớ các động tác và hiểu cách chơi, luật chơi 2.Kỹ năng: - Trẻ 3 tuổi: Phát triển cho trẻ khả năng bắt chước. - Trẻ 4 tuổi: Phát triển khả năng phối hợp chân tay nhịp nhàng,để thực hiện tốt bài tập thể dục. - Trẻ 5 tuổi: Phát triển sự linh hoạt, tính thể chất cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ đoàn kết có tính tập thể. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, có ý thức trong giờ tập, nghe lời cô giáo. - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục ,giữ gìn vệ sinh cá nhân để cơ thể luôn khỏe mạnh. - Tích hợp: Âm nhạc. II.Chuẩn bị : - Chuẩn bị của cô: Sân tập sach sẽ. - Chuẩn bị của trẻ: Quần áo, giầy, dép gọn gàng. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi, chạy thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần, đi thường sau đó đứng thành hàng ngang dãn cách đều. * Hoạt động 2: Trọng động *Bài tập phát triển chung: “Trên sân trường giao thông” - ĐT tay: Hai tay đưa cao, đưa ra trước, đưa sang ngang. “Đi vòng quanh..đường phố” - ĐT Bụng: Hai tay đưa cao cúi gập người “ Đèn bật lên.dừng lại” - ĐT chân: Đứng nhún chân khuỵu gối “Đèn bật lên.. qua đường” - ĐT bật: Bật nhảy tách khép chân * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi: “Bóng tròn to” - Cô phổ biến luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 1- 2 lần * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp - Trẻ đi theo yêu cầu của cô - Trẻ tập động tác tay - Trẻ tập động tác bụng - Trẻ tập động tác chân - Trẻ tập động tác bật - Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng b. Tập theo các động tác: HÔ HẤP 1, TAY 1, BỤNG 1, CHÂN 2, BẬT 3. I. Mục đích, yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết hô và tập các động tác “Hô hấp 1, tay 2, bụng 1, chân 2, bật 1” cùng cô. - Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng. - Trẻ 5 tuổi: Biết hô và tập các động tác cùng cô.Trẻ hiểu cách chơi trò chơi. 2. Kỹ năng.. - Trẻ 3 tuổi: Phát triển kỹ năng kết hợp chân tay nhịp nhàng, khéo léo. - Trẻ 4 tuổi: Phát triển cho trẻ thói quen tập thể dục buổi sáng, rèn luyện sức khỏe cho trẻ. - Trẻ 5 tuổi: Phát triển kỹ năng hô đúng nhịp và tập đúng động tác. 3.Thái độ - Trẻ đoàn kết mang tính tập thể, chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt. - Tích hợp: Âm nhạc II. Chuẩn bị. - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ - Quần áo, giầy dép, quần áo gọn gàng hợp thời tiết, nhạc bài hát. III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”, đi bằng các kiểu chân, kết hợp chạy nhanh, chạy chậm. Trẻ đúng thành đội hình vòng tập bài tập phát triển chung. * Hoạt động 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: - ĐT Hô hấp 1: Thổi bóng - ĐT Tay vai 2: Đưa hai tay ra phía trước – sau vào vỗ vào nhau - Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai + Nhịp 1: Hai tay đưa dang ngang cao bằng vai + Nhịp 2: Đưa hai tay về phía trước. + Nhịp 3: Đưa hai tay sang ngang. + Nhịp 4: Hạ Tay xuống, tay xuôi theo người. - ĐT Lưng bụng 1: Nghiêng người sang hai bên - Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, tay chống vào hông. + Nhịp 1: Nghiêng người sang phải + Nhịp 2: Trở về tư thế ban đầu + Nhịp 3: Nghiêng người sang trái + Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu - ĐT chân 2: Đứng một chân nâng cao – gập gối - Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay chống hông. + Nhịp 1: Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc + Nhịp 2: Hạ chân phải xuống, đứng thẳng + Nhịp 3: Chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc + Nhịp 4: Hạ chân trái xuống đứng thẳng - Động tác bật 1: Bật tách, khép chân. - Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bật tách chân, đồng thời hai tay đưa sang ngang. + Nhịp 2, bật khép chân, thu tay về. + Nhịp 3 như nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị * Hoạt động 3: Trò chơi: “Bóng tròn to”. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 1-2 lần * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh lớp. - Trẻ khởi động. - Trẻ tập theo cô - Tập 2 lần 4 nhịp. - Tập 2 lần 4 nhịp - Tập 2 lần 4 nhịp. - Tập 4 lần 4 nhịp. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ đi lại nhẹ nhàng. B. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây dựng bến xe (Chủ đạo) - Góc phân vai: Bán hàng - Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề - Góc nghệ thuật: Múa hát về chủ đề . - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. - Góc vận động: Chơi với bóng, vòng thể dục. - Góc dinh dưỡng: Xem tranh về một số loại thực phẩm: Thịt, cá, rau củ.... - Góc thư viện: Xem tranh truyện về chủ đề. I. Mục đích, yêu cầu. 1.Kiến thức - Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết phản ánh công việc của người lớn thông qua vai chơi. biết chơi theo các bạn trong nhóm chơi. - Trẻ 4 tuổi : Trẻ biết sắp xếp các khối gỗ, bộ xếp hình tạo thành bến xe nhận biết được các góc chơi, vai chơi. Biết làm các công việc khi chăm sóc cây xanh, biết lật giở từng trang sách để xem tranh.Biết thể hiện tự tin khi biểu diễn văn nghệ - Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết chơi theo nhóm, biết thiết lập mối quan hệ chơi. Trẻ biết tự thỏa thuận để nhận góc chơi, vai chơi mình thích. Thể hiện đúng các thao tác của vai chơi. Biết lật giở từng trang sách để xem và hiểu nội dung của bức tranh. Làm tốt các công việc chăm sóc cây xanh: Nhổ cỏ, xới đất, tưới nước Biết thể hiện tự tin khi biểu diễn văn nghệ 2. Kỹ năng: - Trẻ 3 tuổi: Phát triển các kỹ năng quan sát, ghi nhớ, ngôn ngữ, di màu. - Trẻ 4 tuổi: Phát triển cho trẻ kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ các kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh. Phát triển kỹ năng quan sát, lật giở sách tranh: Tính kiên trì cho trẻ khi thực hiện công việc, phát triển các kỹ năng lao động. Phát triển phản xạ nhanh, khả năng tập trung chú ý, sự khéo léo khi chơi với vòng, bóng. - Trẻ 5 tuổi: Phát triển các kỹ năng phối hợp cùng bạn chơi, trẻ biết chơi giao lưu giữa các nhóm chơi. Phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ trong quá trình chơi. kỹ năng lật giở sách tranh, kỹ năng lao động. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Biết chơi đoàn kết, hết giờ chơi cất dọn đồ chơi, đồ dùng đúng nơi quy định. II.Chuẩn bị. - Góc xây dựng: Bộ đồ chơi góc xây dựng, lắp ghép, gạch, các khối hộp, cây, hoa.. - Góc phân vai: Rau củ quả.. - Góc học tập: Tranh về chủ đề - Góc nghệ thuật: Tranh ảnh về chủ đề - Góc thiên nhiên: Cây xanh, chậu, nước. - Góc vận động: Bóng, vòng thể dục - Góc dinh dưỡng: Tranh về một số loại thực phẩm: Rau, củ, quả thịt, trứng, cá... - Góc thư viện: Xem tranh truyện III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Thỏa thuận góc chơi. - Xúm xít trẻ bên cô, hát bài hát"Em đi qua ngã tư đường phố". - Trò chuyện về chủ đề đang học. - Cô giới thiệu về các góc chơi sẽ chơi trong ngày hôm nay, đồ chơi mới, cách sử dụng. - Thăm dò ý tưởng chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ lựa chọn góc chơi, vai chơi. * Góc xây dựng: Xây dựng bến xe - Hôm nay ở góc xây dựng chúng ta sẽ xây dựng bến xe nhé. + Ai làm nhóm trưởng? Nhiệm vụ của nhóm trưởng là gì? + Ai là bác thợ xây? + Bạn nào muốn chơi ở góc này? Bạn nào muốn chơi cùng bạn? + Muốn xây được bến xe chúng ta phải xây thế nào? Xây cái gì trước, cái gì sau? * Góc học tập: Xem tranh về chủ đề - Ở góc học tập cô đã chuẩn bị rất nhiều tranh về quê hương đất nướv. Bạn nào muốn xem tranh thì đến góc học tập nhé. - Ai sẽ chơi ở góc này? * Góc phân vai: Bán hàng - Ở góc phân vai cô đã chuẩn bị đồ chơi rau, củ quả, bánh. Bạn nào muốn chơi bán hàng thì đến góc phân vai. + Ai sẽ chơi ở góc phân vai? + Ai sẽ làm người bán hàng ? + Ai sẽ làm người mua hàng ? + Người bán hàng phải làm gì ? + Người mua hàng cần những gì? * Góc nghệ thuật: Tô màu về chủ đề - Ở góc nghệ thuật cô đã chuẩn bị bức tranh về Bác Hồ.Bạn nào thích tô màu tranh thì đến góc nghệ thuật nhé. * Góc thư viện: Hôm nay góc thư viện sẽ cho chúng mình xem tranh, truyện về chủ đề Quê hương – đất nước – Bác Hồ. - Bạn nào sẽ chơi ở góc thư viện * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Ai thích chơi ở góc thiên nhiên? - Góc thiên nhiên hôm nay con sẽ chơi gì? - Khi chơi các con cần có những gì? - Cô cho trẻ về góc chơi đó chọn. * Góc dinh dưỡng: Cô đã chuẩn bị rất nhiều tranh về rau, củ, quả, cá thịt...Bạn nào muốn xem tranh thì đến với góc dinh dưỡng nhé. - Trẻ nhận góc chơi. * Góc vận động: Hôm nay sẽ chơi bóng và vòng. - Các con sẽ chơi với bóng và vòng như thế nào? - Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau. Hết giờ nhanh chóng cất đồ chơi đúng nơi quy định. - Cô chú ý cân đối số lượng trẻ ở các góc chơi. - Cho trẻ về góc chơi. * Hoạt động 2: Quá trình chơi - Cô quan sát, bao quát trẻ chơi, thỉnh thoảng tạo tình huống để duy trì mối quan hệ vai chơi cho trẻ. - Cô đưa ra những tình huống có thật để trẻ nhập vào vai chơi. - Giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình chơi. * Hoạt động 3: Nhận xét - Cô đến nhận xét từng góc chơi, góc nào xong trước nhận xét trước - Bảo lưu góc có sản phẩm đẹp cho cả lớp đến tham quan - Cô nhận xét chung. * Kết thúc: - Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi - Trẻ xúm xít bên cô. - Trò chuyện cùng cô. - Nghe cô giới thiệu. - Trẻ trình bày ý tưởng chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Xây bằng các khối hộp chữ nhật, khối vuông, khối tam giác. - Trẻ lựa chọn góc chơi. - Trẻ nhận góc chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Vâng ạ. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ nhận góc chơi. - Trẻ suy nghĩ lựa chọn góc chơi, vai chơi. - Nghe cô nhắc nhở - Trẻ về góc chơi. - Trẻ chơi góc - Nghe cô nhận xét - Nghe cô nhận xét chung. - Cất dọn đồ dùng, đồ chơi C. TRÒ CHƠI CÓ LUẬT I.Mục đích – yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết cách chơi trò chơi, biết nghe theo hiệu lệnh của cô.. - Củng cố thêm vốn từ cho trẻ - Trẻ thuộc lời bài thơ “Dung dăng dung dẻ”. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng phản xạ nhanh - Phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng nhanh nhạy của trẻ - Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Tinh thần trẻ thoải mái. II.Chuẩn bị. - Mỗi trẻ một con thuyền - Một số từ khái quát gần gũi với trẻ như hoa, quả.. - Bài thơ “Dung dăng dung dẻ”. 1. Trò chơi vận động. “ THUYỀN VÀO BẾN” (Trò chơi mới) * Cách tiến hành. - Cách chơi: Cô nói “tất cả các thuyền hãy ra khơi đánh cá” . Các cháu làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng. Khi nào nghe cô nói “trời sắp có bão to” thì tát cả các thuyền sẽ về bến. Cô gợi ý cho trẻ tìm cách ném để bóng trúng vào trong chậu.Ném xong, trẻ lên nhặt bóng về để ở vạch chuẩn cho các bạn rồi đi về cuối hang đứng. - Luật chơi: Thuyền nào về không kịp bến sẽ bị nhảy lò cò. 2. Trò chơi học tập: “THI XEM AI NÓI ĐÚNG” (Trò chơi mới) - Cách chơi: Cho trẻ ngồi theo nhóm hoặc hình chữ U. Cô cho mỗi trẻ tung bóng một lần, khi tung yêu cầu trẻ nói tên một loại phương tiện giao thông. - Luật chơi: Không kể trùng với các bạn. 3. Trò chơi dân gian: “DUNG DĂNG DUNG DẺ” (Trò chơi mới) *Cách tiến hành. + Cho trẻ tới gần cô + Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Cô cho 5 -6 trẻ nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa đi vừa đọc và tay vung nhịp theo lời ca. Khi hát đến từ “dung” thì tay vung về phía trước, “dăng” thì vung tay về phía sau, hoặc ngược lại. Cứ như thế cho tới từ cuối cùng của lời ca thì tất cả ngồi xuống. Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Tới ngõ nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây. D. PHÚT THỂ DỤC SAU GIẤC NGỦ TRƯA a. Tập theo các động tác. I. Mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ thay đổi trạng thái cơ thể. Trẻ trở nên sảng khoái hơn sau giấc ngủ. - Giáo dục trẻ tầm quan trọng của giấc ngủ trưa. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Tại phòng ngủ của trẻ. - Các động tác. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô nhẹ nhàng đánh thức trẻ sau giấc ngủ trưa. - Cô quan sát và đánh thức trẻ chưa dậy * Hoạt động 2: Thực hiện phút thể dục Cho trẻ thực hiện một số vận động nhẹ nhàng.Tư thế nằm ngửa. + Động tác 1: Chống mỏi toàn thân. Duỗi thẳng chân tay theo người , giơ hai tay thẳng lên đầu, đan tay vào nhau và duỗi thẳng người. + Động tác 2: Cử động chân. Nằm ngửa và giơ chân lên cao, lần lượt. + Động tác 3: Vặn mình. Trẻ đan tay trước ngực vặn mình sang phải, sang trái. Động tác 4: Nhẹ nhàng ngồi dậy tại chỗ, tay đặt trên đầu gối, bàn chân chạm sàn, ngực tựa vào hai đùi. * Hoạt động 3: Kết thúc. - Cô giáo dục trẻ. - Cô nhận xét chung. - Cô cho trẻ gấp chân và cất gọn đồ dùng vào tủ. - Trẻ mở mắt và lắng nghe cô. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện b. Tập theo lời thơ, truyện bài hát: I. Mục đích yêu cầu. - Giúp trẻ thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở nên sảng khoái hơn sau khi ngủ dậy. II. Chuẩn bị. Lựa chọn cá động tác đơn giản. Địa điểm tại phòng ngủ của trẻ. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1:Gây hứng thú Cô nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy, gọi hết những trẻ chưa tỉnhdậy, và nhẹ nhàng kể cho trẻ nghe câu chuyên “hai anh chàng”. * Hoạt động 2: Nội dung - Cô vừa kể chuyện vùa làm động tác minh họa các hành động các nhân vật trong chuyện. Và làm theo. - Có một anh béo lùn + Bê một quả bí ngô đi chợ + Dáng anh đi lặc lè lặc lè + Có một anh cao kều + Vác một bó mía dài + Anh hùng dũng đi vào chợ + Anh béo lùn + Anh cao kều * Hoạt động 3: Kết thúc Khi tập xong các con thấy thế nào? - Các con thấy cơ thể như thế nào? Có thấy thoải mái hơn không? - Bây giờ các con hãy cất gối và nhẹ nhàng đi vệ sinh và chuẩn bị ăn bữa phụ nhé! - Trẻ nhẹ nhàng ngồi dậy - Hạ thấp người xuống - Tay khoác rộng, chân khuỳnh to. - Bắt trước dáng đi - Nhún chân vươn người lên. - Xòa hai tay thật dài sang hai bên. - Bắt trước dáng đi. - Hạ thấp người xuống, - Nhún chân người lên - Dậm chân tại chỗ - Rất sảng khoái - Trẻ thực hiện ************************************ Thứ hai, ngày 11 tháng 5 năm 2020 I. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN 1. Đón trẻ: Cô đến lớp sớm thông thoáng phòng học, khi có trẻ đến cô niềm nở đón trẻ cô rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang đón trẻ ở cổng. Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, Cô nhắc trẻ đeo khẩu trang và cho trẻ rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. 2. Điểm danh - Cho trẻ ngồi về tổ khoảng cách giữa trẻ với trẻ là 1,5m, ngồi khoanh chân ngay ngắn. Nhắc trẻ trật tự trong giờ điểm danh.Cô gọi tên từng trẻ. 3. Thể dục sáng: Tập theo bài hát "EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ” 4. Trò chuyện: - Nội dung: Xe đạp *Mục đích - yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, nhận xét về đặc điểm của xe đạp. *Cách tiến hành: Cô cho 3-5 trẻ trả lời câu hỏi: - Xe gì kêu kính coong? - Xe đạp có những bộ phận nào nhiều? cho trẻ kể - Xe đạp dùng để chở gì? - Xe đạp chạy bằng gì? - Xe đạp chở được mấy người - Khi ngồi trên xe đạp phải ngồi thế nào? - Giaó dục: Các con ạ. Khi ngồi trên xe các con không được quay ngang dọc sẽ rất nguy hiểm. II. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH * Tiết 1: Phát triển thể chất ĐI THEO ĐƯỜNG NGOẰN NGÈO - BẬT QUA SUỐI NHỎ I.Mục đích, yêu cầu 1.Kiến thức. - Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết tên vận động: “Đi theo đường ngoằn ngèo - bật qua suối nhỏ” - Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết đi theo đường ngoằn ngoèo- bật qua suối đúng tư thế. - Trẻ 5 tuổi: Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng. - Tăng cường tiếng việt: Đi theo đường ngoằn ngèo - bật qua suối nhỏ. - Trẻ kết hợp nhịp nhàng chân, tay, thân người để bật qua suối 50cm 2. Kỹ năng. - Trẻ 3 tuổi: Phát triển kỹ năng bật và biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng để bật xa 50 cm - Trẻ 4 tuổi: Phát triển cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin tham gia tập luyện. - Trẻ 5 tuổi: Phát triển kỹ năng chơi trò chơi. 3.Thái độ. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Tập ngoài sân, sạch sẽ, an toàn - Đồ dùng của cô + Nhạc bài hát: “Yêu Hà nội” + Đường ngoằn ngoèo, gậy thể dục III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Khởi động - Các con ơi.Hôm nay cô mời các con đến nhà cô chơi nhé. - Đúng rồi để về được nhà cô và các con phải bật qua con suối này, nhưng để có sức khỏe bật cô và các con cùng khởi động và tập thể thao nhé. - Cho trẻ đi thành vòng tròn rồi đi các kiểu chân đi bằng gót chân – đi thường – đi bằng mũi chân – đi thường - chạy chậm – đi thường - chạy nhanh – đi thường. - Cho trẻ xếp thành hai hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Cô bài hát : “Yêu hà nội”. Tập với gậy “Yêu hà nộithân thiết” - Tay vai: Đưa 2 tay ra trước, đưa vào ngực “Bạn bè vuihiền” - Bụng: Đưa 2 tay lên cao, cúi gập người “Nơi đâycháu yêu” - Chân: Co 1 chân lên, 2 tay đưa ra phía trước, đổi chân “Bạn bè vuicháu yêu” - Bật: Tách chân, khép chân. b. Vận động cơ bản: “đi theo đường ngoằn ngoèo- bật qua suối” - Các con đã có sức khỏe tốt rồi bây giờ cô và các con hãy cùng“ đi theo đường ngoằn ngoèo - bật qua suối”. Cho trẻ nhắc lại - Để bật qua con suối đúng tư thế thì các con chú ý xem cô làm nhé. - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác + TTCB: Cô đứng trước vạch mức, 2 tay thả xuôi xuống Tiến hành: Khi nghe hiệu lệnh của cô thì các con phải đi theo đường ngoằn nghèo này, khi đi nhớ là không chạm vạch đến vạch mức, các con để chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu, đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh qua suối , chạm đất nhẹ bằng hai chân ( từ mũi chân đến cả bàn chân) tay đưa ra trước giữ thăng bằng.Sau đó cô đứng về cuối hàng + Trẻ thực hiện: - Cô mời 1-2 trẻ khá lên thực hiện - Lần lượt 2 trẻ lên thực hiện đến hết lớp. (Trong khi trẻ luyện tập cô chú ý theo dõi, sửa sai, khuyến khích trẻ mạnh dạn thực hiện) - Cho 2 đội thi đua * Củng cố: Các con vừa thực hiện bài tập gì? - Cô thấy lớp mình thực hiện bài vận động rất khéo léo và nhanh nhẹn đấy.Cô khen cả lớp mình nào. - Giáo dục: Để cơ thể chúng mình luôn khỏe mạnh để phòng chống dịch bệnh covid các con phải nhớ thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, rửa tay sát khuẩn,đo thân nhiệt và đeo khẩu trang khi ra ngoài nhé. * Hoạt động 3: Trò chơi “Bóng tròn to” - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 1-2 lần * Hồi tĩnh: - Các con ơi đã về đến nhà rồi.Bây giờ chúng mình cùng đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh lớp. - Trẻ lắng nghe - Trẻ đi vòng tròn - Tập 2 lần x 4 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện - 2 tổ thi đua - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng
File đính kèm:
- Lop ghep 345 tuoi_12825005.docx