Giáo án Lớp Lá - Tuần 10 - Nhánh 4: Đồ dùng trong gia đình bé - Năm học 2018-2019

1.Thái độ:

- Giáo dục trẻ thương yêu, quí trọng những người thân trong gia đình.

- Biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình.

- Giáo dục biết ơn công lao bố mẹ đã vất vả lao động kiếm tiền để mua sắm đồ dùng trong gia đình.

2. Kỷ năng:

- Rèn kĩ năng kết hợp chân nọ tay kia để thực hiện bài tập vận động: Đi trên dây. Rèn kỹ năng tập BTPTC, kỹ năng chơi trò chơi.

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, kỷ năng trả lời câu hỏi, kỷ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.

- Rèn kỷ năng kể thuộc chuyện, kể chuyện diễn cảm, kỷ năng chơi trò chơi.

- Rèn kĩ năng hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài hát: "Cả nhà thương nhau".

- Rèn kĩ năng nặn cái cát.

- Trẻ chơi đúng cách chơi và luật chơi của một số trò chơi: kéo co, lộn cầu vồng, .

3. Kiến thức:

- Trẻ biết thực hiện vận động đi trên dây theo yêu cầu của cô.

- Trẻ biết được tên gọi của một số đồ dùng trong gia đình và phân nhóm theo công dụng chất liệu.

- Trẻ biết dùng các kĩ năng cơ bản: nhào đất, ấn bẹt và một số kĩ năng khác để nặn cái bát.

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, thuộc và hiểu nội dung câu chuyện: "Ba cô gái".

- Trẻ biết vận động vỗ tay theo tiết tấu phối hợp và hát thược bài hát: Cả nhà thương nhau. Nhận ra giai điệu của bài hát, nắm được cách chơi, luật chơi.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Tuần 10 - Nhánh 4: Đồ dùng trong gia đình bé - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10: Nhánh 4: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH BÉ
Từ ngày 11/11 đến ngày 15/11/2019
MỤC TIÊU
1.Thái độ:
- Giáo dục trẻ thương yêu, quí trọng những người thân trong gia đình. 
- Biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
- Giáo dục biết ơn công lao bố mẹ đã vất vả lao động kiếm tiền để mua sắm đồ dùng trong gia đình.
2. Kỷ năng:
- Rèn kĩ năng kết hợp chân nọ tay kia để thực hiện bài tập vận động: Đi trên dây. Rèn kỹ năng tập BTPTC, kỹ năng chơi trò chơi.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, kỷ năng trả lời câu hỏi, kỷ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
- Rèn kỷ năng kể thuộc chuyện, kể chuyện diễn cảm, kỷ năng chơi trò chơi.
- Rèn kĩ năng hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài hát: "Cả nhà thương nhau".
- Rèn kĩ năng nặn cái cát.
- Trẻ chơi đúng cách chơi và luật chơi của một số trò chơi: kéo co, lộn cầu vồng, ...
3. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện vận động đi trên dây theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết được tên gọi của một số đồ dùng trong gia đình và phân nhóm theo công dụng chất liệu.
- Trẻ biết dùng các kĩ năng cơ bản: nhào đất, ấn bẹt và một số kĩ năng khác để nặn cái bát.
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, thuộc và hiểu nội dung câu chuyện: "Ba cô gái".
- Trẻ biết vận động vỗ tay theo tiết tấu phối hợp và hát thược bài hát: Cả nhà thương nhau. Nhận ra giai điệu của bài hát, nắm được cách chơi, luật chơi.	
CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh về các đồ dùng trong gia đình.
- Các bài hát, bài thơ, câu đố về đồ dùng trong gia đình.
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện: "Ba cô gái'.
- Máy vi tính, băng nhạc máy cát sét.
- Và một số đồ dùng cần thiết.
- Tranh chơi trò chơi.
- Phách gõ
2. Đồ dùng của trẻ:
- Dụng cụ học liệu đủ cho trẻ hoạt động.
- Đồ chơi hoạt động ở các góc đúng với chủ đề đò dùng trong gia đình
- Tranh lô tô, các loại giấy báo cũ, bút màu đất nặn, bàn ghế.
3. Huy động phụ huynh
- Chai lọ sách báo cũ
- Tranh ảnh
 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thứ
2
3
4
5
6
Đón trẻ 
- Đón trẻ từ tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Một số đồ dùng trong gia đình.
- Cho trẻ đăng ký góc chơi
Thể dục sáng
*Hoạt động 1: Cho trẻ đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau.
*Hoạt động 2: Bé tập thể dục
- ĐT Hô hấp: Làm động tác thổi nơ bay
- ĐT Tay: Hai tay đưa dang ngang, đưa ra trước
- ĐT Bụng :Tay đưa lên cao lồng bàn tay hướng vào nhau nghiêng người sang 2 bên
- ĐT Chân: Hai tay chống hông, chân kiểng gót, khuỵu chân, đưa 2 tay ra trước.
- Bật: Bật tách khép chân
*Hoạt động 3:Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
HĐH
Đi trên dây
TC: Chuyền bóng qua đầu, qua chân
Phân loại đồ dùng trong gia đình.
Chuyện: "Ba cô gái"
- Dạy VĐVTTPH: Cả nhà thương nhau.
- NH: Ba ngọn nến lung linh
- TC: Nghe tiết tâu tìm đồ vật
- Nặn cái bát
HĐG
* Trước khi chơi: Báo hiệu giờ chơi bắt đầu và cho trẻ tự về góc chơi
* Quá trình chơi: Cho trẻ về góc mà trẻ đã đăng ký.
- XD: Xây dựng ngôi nhà của bé,
- PV: Mẹ con, Bác sỹ, chơi bán hàng
- HT: Đọc thơ kể chuyện gia đình của mình, xếp tranh lô tô số lượng đồ dùng trong gia đình chia nhóm có 6 đối tượng đọc chữ cái, đọc các bài ca dao đồng dao về gia đình, cho trẻ chơi với chữ cái...
- NT: Vẽ người thân trong gia đình,vẽ nặn xé dán một số đồ dùng trong gia đình. Hát múa về gia đình của bé, chơi vận động tinh (xâu hột hạt, ném vòng cổ chai).
- TN: Chăm sóc xây, tưới hoa
*Kết thúc buổi chơi:
- Cho trẻ nhận xét quá trình chơi và thu dọn đồ chơi.
HĐNT
QS tủ lạnh
TC: Cáo và thỏ, Chi chi chành chành
QS máy vi tính
TC: Mèo đuổi chuột, Lộn cầu vồng.
QS cái tủ đựng chén bát.
TC: Kéo co, Gieo hạt.
QS máy quạt
TC: Kéo cưa lừa xẻ, bịt mắt bắt dê
QS ti vi
Tc: Rồng rắn, gieo hạt.
Hoạt động chiều
- ND1: Làm quen câu chuyện: "Ba cô gái" 
- ND2:Chơi góc xây dựng, phân vai
- ND2: Cho trẻ sử dụng vở toán.
- ND1: Rèn kỹ năng rửa tay.
- ND1: Bé tập làm nội trợ Pha sữa.
- ND2: 
Ôn chữ cái 
- ND1: Học kissmat.
- ND2: Hoạt động tự chọn
-ND1: Vệ sinh lớp học.
- ND2: Nêu gương cuối tuần.
Thứ 2 ngày 11 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 Đi trên dây
TC: Chuyền bóng qua đầu
I. Mục đích 
- Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật, không được xô đẩy bạn.
- Trẻ nhớ tên vận động và thực đúng kĩ thuật bài tập vận động: đi trên dây; chơi trò chơi đúng luật.
- Rèn kỷ năng giữ thăng bằng khi đi trên dây, nhanh nhẹn khi tập thể dục, kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
II. Chuẩn bị:
- Xắc xô, dây.
- Nhạc
- Sân tập sạch sẻ, thoáng mát.
- Trò chơi: Bóng
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi, chạy khác nhau.
- Cô mở nhạc trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. (đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bình thường, đi bằng gót chân, đi bình thường, đi nghiêng mé bàn chân, đi bình thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi bình thường).
* Hoạt động 2: Bé cùng tập thể dục
- Cho trẻ đứng 3 hàng ngang tập bài tập thể dục.
- Động tác tay: Tay đưa ra trước, lên cao 2lx8n
- Động tác bụng: Đứng cúi người về phía trước, tay chạm bàn chân 2lx8n
- Động tác chân: Hai tay chống hông, đưa chân về trước khuỵu gối 3lx8n
 - Động tác bật: Bật chân trước, chân sau 2lx8n
- Cô ra hiệu lệnh từ 3 hàng dọc chuyển thành 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau.
* Hoạt động 3: Đi trên dây
- Giới thiệu tên vận động: Đi trên dây
 - Làm mẫu lần 1: Toàn phần
 - Làm mẫu lần 2: Vừa làm mẫu vừa giải thích kĩ thuật động tác: Tư thế chuẩn bị cô đứng ở vạch xuất phát, hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh, cô bước từng chân nhẹ nhàng lên sợi dây, trong khi đi mắt nhìn về phía trước, đầu không cúi, giữ thăng bằng và đi cho hết đoạn dây.
	x x x x x x x x
	x x x x x x x x
- Gọi 2 trẻ lên thực hiện 
- Cho cả lớp thực hiện: Một lần cho 2 trẻ thực hiện, cứ như thế cho đến bạn cuối hàng.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên và khuyến khích trẻ trong lúc thực hiện
- Nhận xét, tuyên dươngg trẻ
- Hỏi trẻ: hôm nay cô đã cho các con thực hiện bài tập vận động gì?
*Hoạt động 4: Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi:
+ Cách chơi: Chia cả lớp thành 2 đội, có số lượng bằng nhau, xếp thành 2 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh, bạn đứng đầu cầm bóng chuyền qua đầu cho bạn đứng phía sau, cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng, bạn đứng cuối cầm bóng đưa lên cho cô.
+ Luật chơi: Đội nào chuyền bóng nhanh hơn, không làm rơi bóng thì đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi
* Hoạt động 5: Cô mở nhạc bài " Cả nhà thương nhau" và cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QS tủ lạnh
 TC: - Cáo và thỏ
 - Chi chi chành chành
I. Môc ®Ých 
- Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật, giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
- Rèn kỷ năng QS, trả lời câu hỏi, kỷ năng chơi trò chơi.
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng của tủ lạnh. Biết được cách chơi luật chơi của các trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Tủ lạnh.
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
- Địa điểm an toàn cho trẻ hoạt động.
III. TIẾN HÀNH
- Dặn dò và giao nhiêm vụ cho trẻ trước khi ra sân, cho trẻ quan sát thời tiết.
* Hoạt động 1: Quan sát tủ lạnh.
- Cho trẻ quan sát tủ lạnh và đưa ra nhận xét.
- Đàm thoại: 
+ Các con đang quan sát gì đây nào?
+ Tủ lạnh có đặc điểm gì?
+ Tủ lạnh có công dụng gì?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tủ lạnh?
- Mở rộng cho trẻ ngoài tủ lạnh ra, ở gia đình chúng ta còn có những đồ dùng gì khác?.
- Cô khái quát và giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ tủ lạnh và những đồ dùng, vật dụng trong gia đình mình.
* Hoạt động 2: 
+ Trò chơi 1: Cáo và thỏ
- Cô nêu cách chơi, luật chơi : Cho 1 bạn làm cáo nấp trong bụi rậm cả lớp làm thỏ và vừa đi vừa đọc đồng dao đến gần cáo và cáo xuất hiện đuổi thỏ nếu cáo bắt được bạn thỏ nào thì bạn thỏ đó thua làm cáo.
- Tæ chøc cho trÎ ch¬i 2-3 lÇn 
+ Trò chơi 2: Chi chi chành chành 
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi 
Cho trẻ ngồi từng nhóm ngửa tay ra và các bạn chỉ ngón trỏ vào tay bạn làm cái nếu bạn làm cái úp tay lại bắt được bạn nào thì bạn đó sẽ thua.
- Tổ chức cho trẻ chơi.Cô động viên khuyến khích trẻ chơi hứng thú.
- Nhận xét tuyên dương trẻ
* Ho¹t ®éng 3: Cho trÎ ch¬i víi ®å ch¬i ngoµi trêi, bãng, chong chãng...
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 + ND1: Làm quen câu chuyện: Ba cô gái
 + ND 2: Chơi ở góc xây dựng, phân vai
I. MỤC ĐÍCH 
- GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc các thành viên trong gia đình, có trách nhiệm với gia đình, ý thức tham gia các hoạt động.
- Rèn kỷ năng trả lời câu hỏi, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
-Trẻ nhớ tên và hiểu được nội dung câu chuyện: "Ba cô gái". Trẻ biết chơi cùng cô và các bạn.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện: "Ba cô gái".
- Đồ chơi ở góc xây dựng, phân vai.
III. TIẾN HÀNH
* Nội dung 1: Cho trẻ làm quen câu chuyện: "Ba cô gái"
+ Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên, nội dung câu chuyện.
+ Hoạt động 2: - Cô kể cho trẻ nghe 2 lần kết hợp tranh minh họa nội dung câu chuyện.
- Đàm thoại: Cô vừa kể xong câu chuyện gì? Câu chuyện có những nhân vật nào? khi mẹ bị ốm ai đã ở bên chăm sóc?.
- Cô khái quát và giáo dục trẻ phải biết yêu thương chăm sóc những người thân trong gia đình mình.
+ Hoạt động 3: Tập cho trẻ kể lại chuyện cùng cô.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
*Nội dung 2: Chơi ở góc xây dựng, phân vai.
+ Hoạt động 1: Cô giới thiệu nội dung chơi. 
+ Hoạt động 2: Cho trẻ chọn vai chơi, cô tiến hành cho trẻ chơi, cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
+ Hoạt động 3: Nhận xét tuyên dương và cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng.
ĐÁNH GIÁ
................................................
 Thứ 3 ngày 12 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phân loại đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống
I. MỤC ĐÍCH;
- GD trẻ biết giữ gìn những đồ dùng trong ngôi nhà của mình, biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, có trách nhiệm với gia đình.
- Rèn kỷ năng trả lời câu hỏi, kỷ năng diễn đạt câu, kỷ năng hoạt động nhóm.
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng và từ đó biết phân nhóm các loại đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống.
II. CHUẨN BỊ:
- Các loại đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống .
- Tranh trò chơi.
III. TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài nhà của tôi
- Đàm thoại, dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2: Phân loại đồ dùng trong gia đình
- Chia trẻ thành 2 nhóm, cho các nhóm thảo luận về các loại đồ dùng: Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống.
- Hết thời gian thảo luận cô cho lần lượt các nhóm nhận xét về các loại đồ dùng mà cô đã chuẩn bị
+ Các đồ dùng này có đặc điểm gì?
+ Đồ dùng này thuộc nhóm nào?
+ Dựa vào đâu để phân loại các đồ dùng này?
- Mở rộng cho trẻ ngoài những nhóm đồ dùng này ra trong gia đình còn có những nhóm đồ dùng nào nữa.
- Cô khái quát và giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các loại đồ dùng trog gia đình.
*Hoạt động 3:Ai thông minh
+Trò chơi 1: Thi đội nào nhanh
- Cô giới thiệu tên rò chơi.
- Cách chơi, luật chơi: Cho trẻ chia thành 2 đội bật qua những chiếc vòng lên chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô.
- Tổ chức cho trẻ chơi, Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi
+Trò chơi 2: Trò chơi nhóm:
- Nhóm 1: Trang trí đồ dùng dùng để nấu ăn.
- Nhóm 2: Vẽ đồ dùng để uống trong gia đình.
- Nhóm 3: Làm album về đồ dùng trong gia đình.
Kêt thúc : Nhận xét dặn dò chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QS máy vi tính
 TC:- Mèo đuổi chuột
 - Lộn cầu vồng
I. MỤC ĐÍCH
- GD trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, ý thức nhường nhịn bạn, ý thức tổ chức khi tham gia hoạt động.
- Rèn kỷ năng QS trả lời câu hỏi, kỷ năng nhanh nhạy hợp tác khi chơi.
- Trẻ biêt được đặc điểm cấu tạo của máy vi tính, biết cách chơi, luật chơi và tham gia chơi có kết quả tốt.
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm chơi
- Máy vi tính.
- Đồ dùng phục vụ trẻ chơi.
III.TIẾN HÀNH
- Dặn dò, giao nhiệm vụ và quan sát thời tiết
* Hoạt động 1: Cho trẻ QS máy vi tính.
- Cho trẻ Qs máy vi tính và nêu nhận xét của mình về máy vi tính.
- Cho nhiều trẻ nhận xét. (Đặc điểm, công dụng, cấu tạo)
- Cô hệ thống lại
- Ngoài bộ máy vi tính này thì còn có đồ dùng gì trong gia đình nữa?
- Cô cho trẻ nêu những loại đồ dùng khác trong gia đình mà trẻ biết.
- GD trẻ giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
*Hoạt động 2: Trò chơi
+ Trò chơi 1: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi : Đứng thành vòng tròn cầm tay nhau đưa lên cao, một bạn làm mèo và một bạn làm chuột, khi có hiệu lệnh, mèo đuổi chuột chạy qua các hang. Bạn mèo không bắt được bạn chuột, bạn chuột bị bạn mèo bắt thì sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát động viên khuyến khích và cùng chơi với trẻ.
+ Trò chơi 2: Lộn cầu vồng	
- Cho trẻ nêu cách chơi : Cho trẻ đọc bài đồng dao "Lôn cầu vồng", khi đọc đến chữ "Cùng lộn" thì cùng nhau cầm tay nhau lộn.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi bao quát động viên k.k trẻ chơi
*Hoạt đông 3: Cho trẻ chơi với bóng,cờ máy bay..
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 + ND1: Cho trẻ sử dụng vở toán
 + ND2: Rèn kỷ năng rửa tay bằng xà phòng.
I. MỤC ĐÍCH
- GD trẻ ý thức khi tham gia trò chơi và hoạt động, ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
- Rèn kỷ năng cầm bút, tư thế ngồi học.
- Rèn cho trẻ kỷ năng rửa tay bằng xà phòng
- Trẻ biết thực hiện các bài tập trong vở theo yêu cầu của cô
- Biết rửa tay bằng xà phòng có 6 bước.
II. CHUẨN BỊ
- Vở tạo hình, bút màu bút chì bàn ghế
- Chậu, khăn, nước, xà phòng
III. TIẾN HÀNH
*Nội dung 1: Cho trẻ sử dụng vở toán.
+ Hoạt động 1: Cô hướng dẫn cho trẻ .
+ Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
+ Hoạt động 3: Nhận xét, tuyên dương trẻ
*Nội dung 2: Rèn kỷ năng rửa tay bằng xà phòng
+ Ho¹t ®éng 1: Cô giới thiệu, ổn định tổ chức.
+ Hoạt động 2: Cô cho trẻ lên làm mẫu rửa tay bằng xà phòng
+ Hoạt động 3: Cô tổ chức cho trẻ thực hiện. Cô bao quát và hướng dẩn trẻ rửa. 
- Cô quan sát bao quát trẻ.
ĐÁNH GIÁ 
.................................................
Thứ 4 ngày 13 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Truyện: Ba cô gái
I. MỤC ĐÍCH 
- GD trẻ biết yêu quí thương yêu mẹ và những người thân trong gia đình
- Rèn kỷ năng kể chuyện diễn cảm, kỷ năng nghe và trả lời câu hỏi.
- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết kể chuyện theo cô, chơi trò chơi đúng luật.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa câu chuyện: "Ba cô gái".
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Tranh trò chơi.
III. TIẾN HÀNH
*Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên câu chuyện “Ba cô gái” 
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe 2 lần.
- Lần 2 kết hợp xem tranh minh họa.
- Đàm thoại, giảng giải nội dung câu chuyện
- Cô vừa kể xong câu chuyện gì?Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Ai đã đưa thư cho các cô con gái? Ba cô con gái đã đối xử với mẹ của mình như thế nào? Sóc đã nói gì với các cô con gái bà? Ai là người về thăm mẹ trước?
- Nếu là con thì con sẽ như thế nào?
- GD trẻ biết yêu thương chia sẽ tình cảm với những người thân trong gia đình.
*Hoạt động 2: Dạy trẻ kể chuyện theo cô.
- Cho trẻ kể chuyện theo cô với nhiều hình thức khác nhau, (chú ý đến ngữ điệu của các nhân vật).
*Hoạt động 3: Trò chơi: Thi đội nào nhanh
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội lên tìm tranh gắn theo đúng trình tự nội dung câu chuyện.
- Tổ chức cho trẻ chơi, bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Kết thúc: Nhận xét, dặn dò chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS cái tủ đựng chén bát
 TC: - Kéo co
 - Gieo hạt
I. MỤC ĐÍCH:
- GD trẻ ý thức khi tham gia trò chơi, tính kỷ luật, tính đồng đội, ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Rèn kỷ năng chú ý ghi nhớ có chủ định, kỷ năng qs sử dụng từ cho trẻ, kỷ năng chơi trò chơi.
- Trẻ biết được đặc điểm cấu tạo công dụng cách sử dụng của cái tủ đựng chén bát và biết cách chơi luật chơi của trò chơi gieo hạt, kéo co.
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm chơi thoáng mát, sạch sẽ
- Cái tủ đựng chén bát.
- Trò chơi, đồ chơi ngoài trời
III. TIẾN HÀNH
- Dặn dò, giao nhiệm vụ và quan sát thời tiết
*Hoạt động 1 : Quan sát cái tủ đựng chén bát.
- Cho trẻ qs cái tủ đựng chén bát và nêu nhận xết của mình về cái tủ đựng chén bát.
- Cô có gì đây nào?
- Cái tủ đựng chén bát có đặc điểm gì?
- Dùng để làm gì?
- Cái tủ đựng chén bát thuộc nhóm nào?
- Chúng ta phải là gì để bảo vệ cái tủ đựng chén bát củng như các loại đồ dùng trong gia đình?
- Ngoài cái tủ đựng chén bát con còn biết những loại đồ dùng nào nữa?
- Cô hệ thống lại và giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
*Hoạt động 2 
+Trò chơi 1: Kéo co
- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi: chia cả lớp thành 2 đội, có sức lực ngang nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau, mỗi đội một bạn khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác củng cầm vào dây.Khi có hiệu lệnh, tất cả cùng cầm dây kéo mạnh về phía đội mình. Nếu bạn đứng đầu hàng của đội nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước thì đội đó thua cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi
+Trò chơi 2: Gieo hạt
- Cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi: Cô cho trẻ nêu cách chơi cho cả lớp đứng vòng tròn làm động tác cuốc đất gieo hạt theo bài đồng dao.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần	
- Cô bao quát động viên k.k trẻ chơi
*Hoạt động 3: Cho trẻ chơi bóng, chơi chong chóng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 + ND1: Bé tập làm nội trợ: Pha sữa.
 + ND2: Ôn chữ cái
I. MỤC ĐÍCH 
- GD trẻ ý thức khi tham gia hoạt động, ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Rèn kĩ năng phát âm, kỹ năng nhận biết chữ cái, 1 số kỷ năng sử dụng đồ dùng để pha sữa.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các chữ cái, biết cách pha sữa đúng quy trình.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng ở góc nội trợ để làm pha sữa.
- Thẻ chữ cái đã học.
III. TIẾN HÀNH
*Nội dung 1: Cho trẻ thực hành pha sữa.
+ Hoạt động 1: Cô hướng dẫn cho trẻ về quy trình pha sữa.
+ Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện
- Cho trẻ chia 2 nhóm 
- Cô bao quát trẻ làm và nhắc trẻ chú ý giữ gìn vệ sinh
+ Hoạt động 3: Kết thúc nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng.
*Nội dung 2: Cho trẻ ôn chữ cái đã học.
- Hoạt động 1: Cô giới thiệu nội dung bài học
- Hoạt động 2: Cho trẻ phát âm chữ cái và cho trẻ nêu nhận xét về điểm giống và khác nhau của chữ cái đã học.
- Hoạt động 3: Nhận xét, tuyên dương trẻ
ĐÁNH GIÁ 
.............................................
Thứ 5 ngày 14 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 Dạy VĐVTTTTPH : "Cả nhà thương nhau"
 NH: Ba ngọn nến lung linh
 TC: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
I. MỤC ĐÍCH
- GD trẻ những tình cảm trong gia đình, biết yêu thương, lễ phép với những người thân trong gia đình.
- Rèn kỷ năng vổ theo tiết tấu phối hợp, kỷ năng hát đúng giai điệu, chăm chú lắng nghe từ đầu đến cuối cô hát. Rèn kĩ năng chơi trò chơi đúng luật.
- Trẻ biết hát và VĐVTTTPH bài hát: Cả nhà thương nhau, nắm cách chơi, luật chơi trò chơi: “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”..
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc không lời bài hát: Cả nhà thương nhau, ba ngọn nến lung linh.
- Phách gõ, các dụng cụ âm nhạc.
- Mũ chóp.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
*Hoạt động 1: Bé hát cùng cô
- Cho trẻ nghe một đoạn nhạc, đoán tên bài hát.
- Cô cho trẻ hát bài hát 2 lần (Sau mỗi lần hát nhắc tên bài hát tác giả)
- Cô đàm thoại về nội dung bài hát: 
- Bài hát nói về điều gì?
+ Giáo dục trẻ biêt chăm ngoan dể tỏ lòng biết ơn những người đã chăm sóc nuôi dưỡng mình.
- Cô và trẻ hát và vổ tay TTPH bài hát: Cả nhà thương nhau.
- Cho trẻ hát và vổ bằng các hình thức khác nhau: Nhóm, tổ, cá nhân.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ hát và vỗ trên cơ thể, với dụng cụ âm nhạc.
- Cô và cả lớp hát và kết hợp VTTTTPH bài hát: Cả nhà thương nhau thêm lần nửa.
*Hoạt động 2:Bé nghe cô hát
- Cô giới thiệu bài hát: Ba ngọn nến lung linh	:
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Lần 2 cho trẻ nghe qua máy, cô và trẻ đu đưa theo giai điệu bài hát.
*Hoạt động 3: Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi: Cô chuẩn bị mũ chóp, mời một bạn lên đội mũ chóp, cho bạn khác lên lấy dụng cụ gõ cho bạn đội mũ chóp đoán xem đó là dụng cụ âm nhạc gì?. Nếu bạn đó đoán không được sẽ bị nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát động viên k.k trẻ chơi.
- Kết thúc: Nhận xét, dặn dò chuyển hoạt động 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát máy quạt
 TC: - Bịt mắt bắt dê
 - Kéo cưa lừ

File đính kèm:

  • docgiao an do dung gia dinh_12713442.doc