Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề nhánh: Nhu cầu gia đình - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết kể về các nhu cầu của gia đình: Nhu cầu được ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, nhu cầu được quan tâm, chia sẻ, yêu thương.

- Biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm chia sẻ với mọi người trong gia đình bằng các cử chỉ hành động và lời nói.

- Trẻ biết tập các bài vận động như: Bật về phía trước - Ném trúng đích. Đi kiễng gót liên tục 3m. Biết chơi các tò chơi vận động

- Biết tôn trọng, lễ phép với người lớn.

- Biết tên, công dụng, chất liệu của 1 số đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ biết ghép đôi tương ứng 1-1.

- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện “Bông hoa cúc trắng”, thông qua nội dung truyện giáo dục trẻ biết nghe lời cha mẹ và ông bà. Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô. Rèn cho trẻ nói to, rõ ràng, mạch lạc đủ câu.

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu rõ lời, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát; Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Trẻ hứng thú chơi trò chơi.

 - Biết công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình.

 - Có tình cảm yêu thương mọi người trong gia đình, kính trọng người trên (bố, mẹ, ông bà ), chào hỏi xưng hô lễ phép với mọi người trong gia đình.

- Biết những món ăn thường ngày trong gia đình, cách chế biến một số món ăn đơn giản.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề nhánh: Nhu cầu gia đình - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU GIA ĐÌNH
Thực hiện 2 tuần từ ngày 04/12 đến ngày 16/12/2017
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết kể về các nhu cầu của gia đình: Nhu cầu được ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, nhu cầu được quan tâm, chia sẻ, yêu thương.
- Biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm chia sẻ với mọi người trong gia đình bằng các cử chỉ hành động và lời nói.
- Trẻ biết tập các bài vận động như: Bật về phía trước - Ném trúng đích. Đi kiễng gót liên tục 3m. Biết chơi các tò chơi vận động
- Biết tôn trọng, lễ phép với người lớn.
- Biết tên, công dụng, chất liệu của 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ biết ghép đôi tương ứng 1-1.
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện “Bông hoa cúc trắng”, thông qua nội dung truyện giáo dục trẻ biết nghe lời cha mẹ và ông bà. Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô. Rèn cho trẻ nói to, rõ ràng, mạch lạc đủ câu.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu rõ lời, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát; Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Trẻ hứng thú chơi trò chơi. 
	- Biết công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình.
	- Có tình cảm yêu thương mọi người trong gia đình, kính trọng người trên (bố, mẹ, ông bà), chào hỏi xưng hô lễ phép với mọi người trong gia đình.
- Biết những món ăn thường ngày trong gia đình, cách chế biến một số món ăn đơn giản.
- Biết một số công việc tự phục vụ bản thân (đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng)
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh chủ đề gia đình, các hoạt động trong ngày
- Bài thơ câu đố, ca dao, hò vè, câu chuyện về chủ đề Gia đình như bài: Thăm nhà bà, Thơ: Khách đến rồi, bà và cháu, bé ngoan, gió từ tay mẹ...Nhổ củ cải, bông hoa cúc trắng
- Đĩa nhạc các bài hát về gia đình. 
- Đất nặn, giấy màu, giấy, vở, bút chì, bút sáp.... Để trẻ hoạt động.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề tại các gãc, khối gỗ, cây xanh, cây hoa...
- Đồ dùng ở các góc....
II. Kế hoạch tuần 1:
Thứ
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Đàm thoại, trò chuyện, thảo luận về gia đình: Tên, sở thích các 
thành viên trong gia đình, sự thay đổi trong gia đình (Nếu có).
- Kể về nghề nghiệp của bố mẹ, công việc của bố mẹ và các thành 
viên trong gia đình.
THỂ
DỤC
SÁNG
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tập đều và đúng các động tác thể dục theo lời bài hát.
- Rèn luyện thân thể, phát triển thể chất.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi tập thể dục.
2. Chuẩn bị:
- Tập theo nhạc bài: “Cả nhà thương nhau”
- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.
3. Cách tiến hành: Tập theo nhạc bài: Cả nhà thương nhau.
a. Khởi động:
+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn và hát bài “Đoàn tầu nhỏ xíu” kết hợp cho trẻ đi nhún bàn chân, đi bằng gót chân, đi thường, đi nhanh, đi chậm
b. Trọng động:
+ Trọng động: Cho trẻ tập BTPTC 4lần / 4 nhịp.
 + Hô hấp: Thổi nơ
 + Tay: Đưa tay lên cao, ra phía trước, sang ngang
 + Chân: Đứng, 1 chân đưa lên trước, khuỵ gối.
 + Bụng: Bật tách chân, khép chân.
c. Trò chơi: Tay đẹp
( Trẻ chơi 3 – 4 lần)
d. Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng sân rồi về chỗ ngồi.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
PTNT- KPKH
Đề tài: Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình (Cái bát, đĩa, đũa, chén)
NDTH: Âm nhạc, trò chơi .
PTTC: - Thể dục
Đề tài: Bật về phía trước - Ném trúng đích.
NDTH: Âm nhạc, KPKH.
PTTM:
- Tạo hình
Đề tài: Trang trí chiếc khăn mùi soa tặng mẹ.
NDTH: Âm nhạc, KPKH
PTNN:
- Kể chuyện
Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe: Bông hoa cúc trắng
Nội dung tích hợp: Âm nhạc, KPXH, 
PTNT - Toán
Đề tài: Ghép đôi tương ứng 1-1
NDTH: Âm nh¹c, KPXH
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
1. Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ, vẽ, nặn, cắt, xé dán tô màu về ngôi nhà.
+ Yêu cầu: 
- Trẻ biết múa hát những bài hát liên quan đến chủ đề, đọc thơ diễn cảm về những người thân trong gia đình.
- Trẻ biểu diễn tự nhiên, hát đúng lời các bài hát về chủ để.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để tạo thành một sản phẩm đẹp.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng những sản phẩm mình làm ra, yêu quý gía đình mình.
+ Chuẩn bị:
- Nhạc cụ, trống lắc, vòng đeo tay, mũ múa.
- Bút sáp, giấy vẽ.
+ Cách chơi:
- Lần lượt từng hoặc từng nhóm lên thể hiện bài hát....
- Làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc để tạo thành sản phẩm yêu thích...
2. Góc xây dựng: xây đường về nhà bé, ngôi nhà của bé
+ Yêu cầu: Trẻ biết sử dụng các vật liệu đa dạng để xây đường về nhà, bố trí hợp lý đẹp đẽ
- Rèn kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh, sự sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, biết đoàn kết trong khi chơi.
+ Chuẩn bị: Hàng rào, vật liệu xây dựng gạch đá., cây cảnh, thảm cỏ xanh, hoa.
+ Cách chơi:
- Lấy các khối vuông, khối chữ nhật đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào.
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào.
- Dùng các cây xanh, cây hoa, cây cỏ để làm cây cảnh trong vườn xung quanh nhà.
3. Góc phân vai: Bán hàng, gia đình, nấu ăn.
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết nhập vai chơi và thể hiện đúng vai chơi theo ý hiểu của mình.
+ Nắm được một số công việc của vai chơi như: bố mẹ quan tâm đến con cái, biết cách mua sắm, nấu ăn.
+ Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định.
+ Người bán hàng biết chào khách, nhận tiền và cảm ơn lễ phép.
- Chuẩn bị: Bộ đồ chơi gia đình, búp bê, giá bán hàng, hoa quả bánh kẹo, nước ngọt.
 Cách chơi: 
- Bế em: Trẻ bế bằng 2 tay, 
- Trẻ đóng vai bố mẹ, chăm sóc con cái trong gia đình.
- Đóng vai con cai biết vâng lời bố mẹ...
- Mẹ nấu cơm cho em ăn, tắm cho em, mặc quần áo cho em...
- Bán hàng nhẹ nhàng cởi mở với khách, mua hàng thì phải trả tiền cảm ơn...
4. Góc thư viện: xem tranh, ảnh, sách về chủ đề gia đình.
- Trẻ biết xem tranh nhẹ nhàng không làm rách, biết kể truyện sáng tạo.
- Rèn cách rở sách nhẹ nhàng, cẩn thận, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở, không làm nhoăn và không xé sách.
+ Chuẩn bị
- Các loại tranh ảnh, truyện, ảnh chụp về chủ đề.
+ Cách chơi: 
- Ngồi đúng tư thế, giở sách từng trang.
- Quan sát bức tranh và nhận xét về bức tranh.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, in hình các con vật, ngôi nhà trên cát...
+ Yêu cầu:
- Trẻ làm động tác tưới nước cho cây, hoa. 
- Biết sử dụng các dụng cụ để tưới nước.
- Trẻ không làm văng nước ra ngoài.
+ Chuẩn bị
- Xô đựng nước sạch, đồ dùng để tưới nước.
+ Cách chơi:
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá dụng,
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Dùng các hình con vật, ngôi nhà in trên cát để tại thành con vật, ngôi nhà bằng cát.... 
6. Góc vận động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đói diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoạn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo.
* Cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cầm cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay. 
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- HĐ có mục đích: Hiện tượng thời tiết trong ngày.
*Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
*Chơi tự do: Chơi với vòng, bóng, cát, lá cây...
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
*TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
*Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá, 
* Hoạt động có mục đích: Cây rau cải.
* TCVĐ: Thả đỉa ba ba
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát đá
Hoạt động có mục đích: 
Vẽ đồ dùng bé thích TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do: chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát đá, sỏi 
 -Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm: Cái gì tan trong nước.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá
ĂN– NGỦ
- Cô cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ dậy cô cho trẻ vận động tại chỗ nhẹ nhàng.
- Cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, cho trẻ đi vệ sinh..
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
1. Hướng dẫn trẻ làm vở bé làm quen chữ cái e, ê: 
2. Hướng dẫn trò chơi: Chọn đồ dùng cho những thành viên trong gia đình.
3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh – trả trẻ. 
1. Hướng dẫn làm vở toán: Hình vuông, hình tròn.
2. Tập rửa mặt rửa tay vệ sinh cá nhân, những công việc tự phục vụ bản thân.
3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh – trả trẻ. 
1. Trẻ đọc bài thơ: Nhắc mọi người
2. Cho trẻ chơi các góc.
3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh – trả trẻ. 
1.HTLTTGĐĐHCM: Kể chuyện. Thế là ngoan
2.Vệ sinh đồ dùng ở xung quanh lớp
3.Vệ sinh- trả trẻ:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
 2. Nêu gương bé ngoan
 3. Vệ sinh thu dọn đồ dùng đồ chơi.
4. Vệ sinh - trả trẻ
TRẢ 
TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày; tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có những ấn tượng tốt với lớp, với giáo viên, với bạn để hôm sau trẻ lại thích đến trường.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Sau đó cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh, đọc thơ...
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Nên dành thời gian trao đổi với cha mẹ một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình.
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 04 tháng 12 năm 2017
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Lĩnh vực phát triển nhận thức - KPKH
Đề tài: Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình (Cái bát, đĩa, đũa, chén)
NDTH: Âm nhạc, trò chơi .
1. Yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên, đặc điểm, tác dụng của một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống trong gia đình. Biết sử dụng đồ dùng phù hợp với chất liệu, công dụng.
- Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu.
* Kỹ năng:
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc, phát triển các giác quan cho trẻ.
- Rèn kỹ năng so sánh phân biệt, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn trẻ chơi đúng luật.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết nâng niu cẩn thận những đồ dùng dễ vỡ.
- Giáo dục trẻ biết sắp xếp khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp.
2. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Đài
- Đồ chơi mô phỏng đồ dùng trong gia đình.
- Hai hộp quà: bát, đĩa, chén, đũa có chất liệu khác nhau(sứ, thủy tinh, nhựa, inox)
- 8 vòng thể dục.
* Đồ dùng của trẻ: 
- Lô tô
- Đội hình ngồi chữ u.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức: 
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng.
- Trò chuyện với trẻ về trò chơi.
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đồ dùng ăn, uống trong gia đình.
- Chia trẻ thành 2 gia đình
- Trước khi chơi trò chơi cô tặng cho mỗi gia đình một hộp quà, để biết trong hộp quà có gì chúng mình hãy cùng mở ra xem nhé?
- Bây giờ các gia đình hãy đến với trò chơi “Ô cửa bí mật”.
*Ô cửa số 1:
+ Đây là cái gì?
+ Con có nhận xét gì về cái bát này?
+ Còn ai có ý kiến khác?( hỏi 2 trẻ)
+ Cái bát này có đặc điểm gì?( miệng bát tròn, có viền hoa xung quanh, lòng bát sâu, có đế bát giúp bát đứng được)
+ Cái bát này làm bằng gì?( hỏi 2 trẻ )
- Ngoài cái bát này ra người ta còn làm nhiều loại bát bằng những chất liệu khác nhau, bạn nào kể xem có những loại bát nào? (thủy tinh, bát inox, bát nhựa).
- Ai có bát thủy tinh? Làm thế nào để biết được đâu là bát sứ, đâu là bát thủy tinh?
- Muốn phân biệt được bát sứ và bát thủy tinh các con hãy quan sát cô làm thí nghiệm nhé?
- Cô dùng viên bi làm thí nghiệm.
- Bát dùng để làm gì? Khi ăn cơm thì các con cầm bát bằng tay nào? Ngoài  bát ăn cơm còn có bát nào nữa?
- Cô khái quát: Có rất nhiều loại bát để ăn, bát to để đựng canh, bát vừa để ăn cơm, bát nhỏ đựng nước chấm đấy. Những cái bát làm từ sứ, thủy tinh rất là dễ vỡ nên khi sử dụng các con nên cầm cẩn thận kẻo vỡ nhé.
* Ô cửa số 2:
- Đây là gì?
- Bạn nào có nhận xét gì về cái đĩa?
- Còn ai có ý kiến khác?
- Đĩa dùng để làm gì?
- Ngoài đĩa này ra còn có đĩa này ra bạn nào kể xem còn cái đĩa nào nữa?
- Cô chốt lại các ý kiến của trẻ
* Ô cửa số 3: Đây là gì?
- Con hãy mô tả về đôi đũa này. Còn ai có nhận xét khác? Vì sao lại gọi là đôi đũa?(hỏi 2 trẻ).
- Hai chiếc đũa gọi là đôi đũa đấy.
- Đôi đũa dùng để làm gì?
- Đầu nào để ăn, đầu nào để cầm?
- Khi cầm đũa, cầm thìa thì cầm bằng tay nào?
- Đôi đũa này làm bằng gì?
- Ngoài đũa làm bằng tre còn có đũa làm bằng gì nữa? (hỏi 2 trẻ).
- Làm thế nào để phân biệt được đũa làm bằng tre và đũa làm bằng inox, nhựa, gỗ.
- Cô chuẩn bị mỗi nhóm một thau nước làm thí nghiệm với đũa bằng tre, inox, nhựa, gỗ. Cho trẻ nhận xét.
Cô chốt lại: Có nhiều loại đũa dùng để ăn, đũa làm bằng tre, nhựa, gỗ khi thả vào thau nước sẽ nổi còn đũa làm bằng inox sẽ chìm đấy các con ạ.
- Vừa rồi cô và các con cùng khám khá về bát, đĩa, đũa rồi. Đó là những đồ dùng để làm gì?
- Ngoài bát, đĩa, đũa ra còn có rất nhiều đồ dùng để ăn khác nữa đó là gì? ( thìa, âu, muôi, dĩa..)
- Cô khái quát lại: Bát, đĩa, đũa, thìa.....là những đồ dùng để ăn đấy. Bát đựng cơm, đựng canh. Đĩa đựng rau, đựng thịt. Thìa để xúc cơm, đũa để gắp thức ăn. Bát, đĩa làm từ sứ, thủy tinh rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình cần cẩn thận, dùng xong nhớ để vào nơi quy định. 
* Ô cửa số 4:
- Cái gì đây?
- Con biết gì về cái chén nào?
- Cái chén có đặc điểm gì?(miệng tròn, có hoa xung quanh, có quai)
- Cái chén dùng để làm gì?( hỏi 2 trẻ)
- Chén này làm bằng gì?
- Ngoài ra còn có chén làm bằng gì nữa?
- Khái quát: Chén dùng để uống nước. Chén có thể làm từ sứ, thủy tinh, nhựa, inox. Khi sử dụng chén bằng sứ, thủy tinh các con nên cầm bằng 2 tay, đặt nhẹ nhàng kẻo vỡ nhé.
+ Ngoài chén ra còn có đồ dùng gì để uống nữa?
- Những cái chén, cái cốc, ly, ấm.... đều là những đồ dùng để làm gì?
 Vì vậy với những đồ dùng để uống bằng sứ, bằng thủy tinh các con cần chú ý khi sử dụng các con nhớ chưa nào?
*So sánh:Bát và chén
- Cô và các con vừa cùng tìm hiểu về một số đồ dùng để ăn và để uống rồi. Bây giờ, cô đố các con biết bát và chén có gì giống và khác nhau?
+ Giống: dùng để đựng, đều là đồ dùng gia đình.
+ Khác: chén có quai, chén để uống. Bát to hơn chén, bát có đế bát, bát để ăn.
* Khái quát, mở rộng:
- Những đồ dùng phục vụ cho việc ăn, uống của mọi người được gọi là đồ dùng ăn, đồ dùng uống đấy.
- Ngoài ra trong gia đình còn rất nhiều đồ dùng khác nữa.
Cô đố các con biết đó là gì nào?(ti vi, tủ lạnh, quạt, nồi cơm điện ....)
- Để đồ dùng trong gia đình được bền đẹp, các con nên chú ý khi sử dụng: phải giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi quy định.
* Hoạt động 2: Luyện tập
* Trò chơi 1: Chung sức
- Để các gia đình có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ dùng cho gia đình mình, chúng ta cùng đến với trò chơi: “Chung sức”
- Trên bàn của các gia đình có rất nhiều đồ dùng khác nhau, khi bản nhạc bắt đầu các thành viên đầu tiên của 2 gia đình sẽ lấy 1 đồ dùng theo yêu cầu của cô và bật qua 4 chiếc vòng lên để vào rổ của đội mình. Người tiếp theo lại lấy tiếp, cứ lần lượt như vậy cho đến hết bản nhạc. Gia đình nào lấy được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu của cô nhất được tặng 3 bông hoa, gia đình nào về nhì được thưởng 2 bông hoa.
- Các gia đình đã nắm được cách chơi chưa?
- Trò chơi bắt đầu.
- Cô kiểm tra kết quả 2 đội.
*Trò chơi 2: Người đầu bếp giỏi
- Cô phát cho mỗi trẻ một đồ dùng
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cho trẻ bày dọn bàn ăn.
3. Kết thúc: Hát cả nhà thương nhau
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ mở hộp quà
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ trả lời theo ý của trẻ.
- Làm bằng sứ
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời theo ý của trẻ
- Trẻ quan sát
- Dùng để ăn cơm
- Trẻ trả lời: bát to để đựng canh, bát nhỏ đựng nước chấm.
- Vâng ạ
- Cái đĩa
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
-Vì có 2 cái
- Trẻ trả lời
- Đầu nhỏ để ăn, đầu to để cầm
- Cầm tay phải
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Cái chén
- Trẻ trả lời
- Miệng tròn, lòng sâu,có quai.
- Để uống nước, uống rượu, uống trà....
- Làm bằng sứ
- Trẻ kể: thủy tinh, nhựa, inox...
- Trẻ kể: cốc, ly, ấm, bình nước...
- Để uống
- Nhớ rồi ạ
- Trẻ so sánh
- Điểm giống nhau
- Điểm khác nhau
- Trẻ kể
- Vâng ạ
- Trẻ lắng nghe
- 2 gia
 đình chơi cùng 1 lúc
+ Lần 1 lấy đồ dùng để ăn
+ Lần 2 lấy đồ dùng để uống.
- Rồi ạ
- Trẻ nhận đồ dùng
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ hát
II. HOẠT ĐỘNG GÓC:
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*HĐCCĐ: Quan sát: Hiện tượng thời tiết trong ngày.
*Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
*Chơi tự do: Chơi với vòng, bóng, cát, lá cây...
1. Yêu cầu: 
- Trẻ quan sát biết được đặc điểm thời tiết trong ngày, nêu lên được 1 số dấu
 hiệu nổi bật của thời tiết trong ngày như: Mây mưa, nắng gió... biết bảo vệ sức khỏe, ăn mặc phù hợp với thời tiết hiện tại. Biết chơ trò chơi.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, kích thích, phát huy tính tìm hiểu khám phá ở trẻ, rèn cho trẻ ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ mạch lạc..
- Giáo dục trẻ đoàn kết, biết giữ gìn môi trường sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: 
- Địa điểm quan sát an toàn cho trẻ.
- Hệ thống câu hỏi.
- Cát, nước, lá cây...
- Trang phục gọn gàng.
3. Tiến hành:
*HĐCCĐ: Quan sát: Hiện tượng thời tiết trong ngày.
- Cô cho trẻ xúm xít trò chuyện bên cô...
- Cô cháu mình vừa được làm gì? Sau đây cô cháu mình cùng đi dạo chơi ngoài trời nhé.
- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?
- Khi ra ngoài sân các con phải như thế nào? (nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát)
- Các con thấy thời tiết hôm nay ntn?
- Bạn nào có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
- Các con nhìn xem trên bầu trời có những gì? + Mây màu gì?
- Các con thấy bầu trời hôm nay có gió không? Vì sao con biết?
- Các con nhìn xem trên ngọn cây ntn?
- Nhờ có gió thổi mà ngọn cây đong đưa, có gió cô cháu mình cũng thấy thế nào?
- Bầu trời hôm nay có nắng không? Vì sao con biết?
- Các con có biết mùa này là mùa gì? ( Mùa thu)
- Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
*Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Cô hỏi trẻ luật chơi và cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ chơi.
*Chơi tự do: Chơi với vòng, bóng, cát, lá cây...
 - Trẻ chơi theo ý thích:
- Cô phân khu vực chơi.
- Cô bao quát trẻ.
* Nhận xét: Gần hết giờ chơi cô gọi trẻ lại và hỏi: Hôm nay cô cho các con quan sát cái gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì nhất?
- Cô nhận xét giờ học, cho trẻ rửa tay. 
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hướng dẫn trẻ làm vở bé làm quen chữ cái e, ê: 
* Yêu cầu:
- Trẻ biết quan sát bức tranh và kể về bức tranh và nêu lên ý tưởng tô màu bức tranh, Trẻ cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay. Nhận biết và tô màu đúng theo yêu cầu của cô.
- Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu và quan sát.
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, ngồi đúng tư thế.
* Chuẩn bị:
- Bàn ghế đúng quy cách.
- Vở bé vở bé làm quen chữ cái, bút sáp.
* Tiến hành:
- Cô cho trẻ giở vở.
- Đàm thoại về bức tranh.
- Cô hướng dẫn trẻ làm. 
- Cô chú ý động viên và khuyến khích trẻ.
2. Hướng dẫn trò chơi: Chọn đồ dùng cho những thành viên trong gia đình.
 * Yêu cầu : 
Củng cố nhận thức cho trẻ về đồ dùng của các thành viên trong gia đình.
Giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình và những người xung quanh.
* Chuẩn bị :
-Lô tô về các đồ dùng trong gia đình.
- Hai bảng dính, mỗi bảng có tranh bố, mẹ, con
* Cách chơi.
- Chia trẻ thành 2 đội đững thành 2 hàng dọc, khi có hiệu lệnh bắt đầu, trẻ đứng ở đầu hàng mỗi đội sẽ chạy lên chọn một lô tô đồ dùng gia đìnhgắn lên bảng sao cho phù hợp (Đồ dùng của bố gắn vào tranh có hình của bố, đồ dùng của mẹ gắn vào tranh có hình của mẹ... )
- Trẻ thứ nhất chơi xong chạy về cuối hàngthì trẻ thứ 2 lên chơi tiếp. Đội nào gắn được nhiều tranh và đúng thì đội đó sẽ chiến thắng.
3. Nêu gương cuối ngà

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ NHÁNH 3 TUẦN 1.doc
Giáo Án Liên Quan