Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Dạy trẻ đọc thuộc, diễn cảm thơ

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ “Xe chữa cháy”, tên tác giả “Phạm Hổ”.

- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Trẻ biết xe chữa cháy có tác dụng để dập lửa, . Biết được kí hiệu, hình dạng màu sắc như thế nào để nhận ra xe nào là xe chữa cháy.

2. Kỹ năng:

- Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm bài thơ ; thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên.

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc bằng các câu đơn, câu ghép.

3. Thái độ:

- Trẻ hào hứng nghe cô đọc thơ, thích đọc thơ

- Giáo dục trẻ tránh xa những vật gây cháy.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 3927 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Dạy trẻ đọc thuộc, diễn cảm thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
 Chủ đề : Phương tiện giao thông
 Tác phẩm: Bài thơ “Xe chữa cháy”
 Hoạt động : Dạy trẻ đọc thuộc, diễn cảm thơ.
 Đối tượng: trẻ 3-4 tuổi
 Số lượng:15 trẻ
 Một trẻ hòa nhập: Bảo Vinh
 Thời gian: 20p
I. MỤC TIÊU CHUNG
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Xe chữa cháy”, tên tác giả “Phạm Hổ”.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Trẻ biết xe chữa cháy có tác dụng để dập lửa, . Biết được kí hiệu, hình dạng màu sắc như thế nào để nhận ra xe nào là xe chữa cháy.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm bài thơ ; thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc bằng các câu đơn, câu ghép.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng nghe cô đọc thơ, thích đọc thơ
- Giáo dục trẻ tránh xa những vật gây cháy.
II- Mục tiêu của trẻ hòa nhập : Bảo Vinh
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ: Xe chữa cháy.
2. Kỹ năng
- Cháu đọc thơ cùng các bạn.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô khi cô gợi ý và cho trẻ nói theo.
3. Thái độ
- Trẻ chú ý và tích cực tham gia vào giờ học
III- chuẩn bị
1. Xác định cách đọc bài thơ
- Đọc bài thơ với giọng điệu: Nhẹ nhàng, vui tươi.
-Nhịp điệu: 1/3 ; riêng các câu thơ : Mình đỏ/ như lửa
 nhà nào/ bốc lửa
  Ai gọi / chữa cháy
 Có ngay / có ngay!
2. Đồ dùng
- hình ảnh xe chữa cháy
- Tranh nội dung bài thơ “Xe chữa cháy”.	
Thông tin chung về Bảo Vinh
Họ và tên: 
Sinh ngày: 2/05/2013
Dạng tật: Khó khăn về ngôn ngữ
 Trễ về sự phát triển trí tuệ
 Tập trung chú ý kém
•	Ưu điểm
-	Nhận thức: Trẻ hiểu một số hoạt động khi cô yêu cầu và làm theo cô
-	Ngôn ngữ: 
 + Ngôn ngữ tiếp nhận : Trẻ hiểu một số yêu cầu mà cô đề ra và làm theo cô
 Trẻ nghe hiểu được nội dung truyện phù hợp với độ tuổi
 + Ngôn ngữ diễn đạt : Trẻ trả lời 1 số câu hỏi đơn giản khi cô yêu cầu
-	Vận động thô: đi lại bình thường,tốt, phù hợp với độ tuổi
-	Vận động tinh: Trẻ cầm được bút vẽ tô màu.
-	Kỹ năng xã hội và tự phục vụ: trẻ biết chào hỏi, biết tự đi vệ sinh, tự xúc ăn, tự cởi quần chun
•	Nhược điểm:
-	Nhận thức: kém hơn so với các bạn khác.
-	Ngôn ngữ:
 + giao tiếp mắt – mắt kém
 + Ngôn ngữ : ngôn ngữ hạn chế, giao tiếp chưa tốt.
IV- Tiến hành.
 Hoạt động của cô
HĐ của trẻ 
HĐ của Bảo Vinh
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới
a.Cô giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc diễn cảm thơ 2 lần:
3: Diễn giải, đàm thoại, trích dẫn.
a.Đàm thoại về nội dung bài thơ:
b.Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ:
3.Kết Thúc:
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “Ngã tư đường phố”
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường bộ.
- Cô còn biết 1 loại PTGT đường bộ nữa mà chúng mình chưa kể đến.
- Cả lớp cùng quan sát lên màn hình tivi xem đó là phương tiện gì nhé.
- Cô hỏi trẻ về tên gọi của xe chữa cháy.
- Cô mời Bảo Vinh trả lời.
- Cô khen ngợi trẻ và chốt lại: 
À,đúng rồi đấy, đó là chiếc xe chữa cháy. Cả lớp ơi,cô biết 1 bài thơ rất hay về chiếc xe chữa cháy đấy. Hôm nay cô sẽ dạy cả lớp mình. Chúng mình có thích không?
Bài thơ có tên “Xe chữa cháy” do nhà thơ “Phạm Hổ” sáng tác đấy. Cô cho cả lớp đồng thanh nói tên bài thơ, tên tác giả.
+ Lần 1: đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ
 Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
Để biết nội dung bài thơ các con hãy nghe cô đọc lại nhé.
-Lần này cô đọc cùng với tranh, cả lớp vừa nghe cô đọc, vừa quan sát vào tranh nhé,
Lần 2 : đọc thơ kết hợp với tranh.
Hỏi lại trẻ “ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?, Do ai sáng tác ?”
(Cô mời 1-2 trẻ trả lời, sau đó cô mời Bảo Vinh)
Cô khen trẻ và chốt lại: Đúng rồi, cô vừa đọc bài thơ “Xe chữa cháy” sáng tác: Phạm Hổ đấy.
-Trong bài thơ có nhắc đến loại PTGT gì nhỉ?
-Chúng mình có biết Xe chữa cháy thuộc loại phương tiện giao thông đường gì không?
+ Xe chữa cháy làm công việc gì?
+Xe chữa cháy có màu gì ?
+Xe chở gì trong thùng nhỉ?
Cô mời 2-3 trẻ trả lời, sau đó cô mời Bảo Vinh trả lời.
Cô động viên trẻ và chốt lại: Xe chữa cháy đi dập tắt những đám cháy, xe chữa cháy thường có màu đỏ và chứa rất nhiều nước đấy.
Cô trích đoạn thơ vừa đọc vừa chỉ vào tranh: 
“Mình đỏ như lửa
Bụng chứa đầy nước”
+Xe chạy như thế nào?
+Xe chạy có kêu không?
+Xe kêu như thế nào? kêu to hay kêu nhỏ?
Cô mời 2-3 trẻ trả lời, sau đó cô mời Bảo Vinh trả lời.
Cô động viên trẻ và chốt lại: Xe chạy rất nhanh, còi thật to trên đường để báo hiệu có đám cháy, những người tham gia giao thông sẽ nhường đường để xe đến chữa cháy kịp thời đấy.
Cô trích đoạn:
 Xe chạy như bay
Hét vang đường phố
+Khi nào thì cần gọi xe chữa cháy?
+Xe chữa cháy đến để làm gì?
+Khi xảy ra cháy chúng ta gọi xe chữa cháy, thì xe có đến ngay không?
+ Đến như thế nào?
Cô mời 2-3 trẻ trả lời
Cô động viên trẻ và chốt lại: Khi nào có đám cháy chúng ta sẽ gọi xe chữa cháy, xe chữa cháy sẽ tức tốc phi tới dập đám cháy đấy.
Cô trích đoạn: “Nhà nào bốc lửa
 Tôi dập liền tay
 Ai gọi chữa cháy
 Có ngay, có ngay!”
-Cô giáo dục trẻ “Khi có cháy xảy ra chúng mình phải gọi 114 và chúng mình phải tránh xa những vật gây cháy.
+Cô cho cả lớp đọc bài thơ cùng cô 2-3 lần
+Cô mời 3 tổ lên đọc ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+Cô mời nhóm lên đọc, cá nhân trẻ ( Cô chú ý sửa sai và khen ngợi trẻ).
+ Cả lớp đọc lần nữa.
Qua mỗi lần, cô nhận xét và sửa sai cho trẻ.
Hôm nay chúng mình đã được học bài thơ gì? sáng tác của ai?
Bây giờ cô sẽ cho chúng mình xem 1 đoạn băng về xe chữa cháy, cả lớp cùng chú ý xem nhé.
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô giáo.
- Có ạ.
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời “Xe chữa cháy”. Do Phạm Hổ sáng tác.
+Để chữa cháy.
+Xe có màu đỏ.
+Xe chở nước.
+Xe chạy như bay.
+Có ạ.
+Hét vang đường phố.
+Nhà nào bốc lửa.
+khi có đám cháy
+Có ạ. Có ngay, có ngay.
+Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ xem
-Trẻ chú ý
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời “Xe chữa cháy”. Do Phạm Hổ sáng tác.
+Để chữa cháy.
+Xe có màu đỏ.
+Xe chở nước.
+Xe chạy như bay.
+Có ạ.
+Hét vang đường phố.
+Nhà nào bốc lửa.
+khi có đám cháy
+Có ạ. Có ngay, có ngay.
+Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ xem

File đính kèm:

  • docxphat trien ngon ngu 3 tuoi_12742695.docx
Giáo Án Liên Quan