Giáo án lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non động - Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non thân yêu của bé

Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân

* Vận động theo nhạc thể dục của trường

* Tiên hành: - Trẻ tập các động tác theo nhạc chung của tr¬ường. Cô tập cùng với trẻ

Ngày chẵn: Ngày lẻ:

- Động tácTay: 2 tay sang ngang , lên cao, sang ngang, hạ xuống

- Động tác Chân: 2 tay sang ngang, song song trước mặt, khụy gối.

- Động tác bụng: 2 dơ cao, cúi sâu

- Động tác Bật: Bật tại chỗ. - Động tácTay: 2 tay sang ngang, song song trước mặt, hạ xuống

- Động tác Chân: 2 tay chống hông, khụy gối

- Động tác Lườn: 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên.

- Động tác Bật: Bật tại chỗ.

 

doc40 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non động - Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non thân yêu của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
 Kế hoạch hoạt động chủ đề nhánh 1 :Trường Mầm non thân yêu của bé.
Thời gian thực hiện: 14/9 - 18/9/2015 
Hoạt động
Thứ 2
14/9
Thứ 3
15/9
Thứ 4
16/9
Thứ 5
17/9
Thứ 6
18/9
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân
* Vận động theo nhạc thể dục của trường 
* Tiên hành: - Trẻ tập các động tác theo nhạc chung của trường. Cô tập cùng với trẻ 
Ngày chẵn:	 Ngày lẻ:
- Động tácTay: 2 tay sang ngang , lên cao, sang ngang, hạ xuống
- Động tác Chân: 2 tay sang ngang, song song trước mặt, khụy gối.
- Động tác bụng: 2 dơ cao, cúi sâu
- Động tác Bật: Bật tại chỗ.
- Động tácTay: 2 tay sang ngang, song song trước mặt, hạ xuống
- Động tác Chân: 2 tay chống hông, khụy gối
- Động tác Lườn: 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên.
- Động tác Bật: Bật tại chỗ.
Hoạt động học
 HĐ: Tạo hình
Tô màu bức tranh cầu bập bênh
( đề tài)
 HĐKP
Quan sát, trò chuyện với trẻ về một số khu vực trong trường Mầm non.
.
HĐ: LQVH
Dạy trẻ đọc thơ: “Bạn mới”
Tác giả Thu Hiền
HĐPTTC
 - VĐCB: Đi trong đường hẹp 
 - TCVĐ: Bóng tròn to
HĐ: Âm nhạc:
NDTT: Dạy hát bài 
“ Trường chúng cháu là trường mầm non” Nhạc và lời: Phạm Tuyên
NDKH: Nghe hát :
 “ Ngày đầu tiên đi học” Nhạc và lời Lương Bích Hữu.
Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
HĐ: LQVT
So sánh chiều dài của 2 đối tượng 
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Bán hàng: Cửa hàng bách hóa: sách vở, bút mực, cặp sách quần áo, hoa quả
Chơi đóng vai cô giáo: cô giáo dạy các con học, cho các con ăn
* Góc tạo hình: tô màu sách, vở, nặn bút, phấn.
+ Chuẩn bị: giấy màu, hồ dán, giấy a4, sáp màu.
* Góc Xây dựng(TT) Lắp ghép; xây dựng trường mầm non, khu sân chợi, vườn rau xanh, vườn hoa của bé
CB: Hàng rào, ghạch, cây xanh, cây hoa, bộ xếp hình
 * Góc âm nhạc: Múa hát những bài hát có trong chủ để: Trường chúng cháu là trường Mầm non, cháu lên 3, cô và mẹ
Chuẩn bị: Đĩa nhạc bài hát có trong chủ đề, xắc xô, phách tre, mũ hoa
*Góc tranh truyện: Xem các câu chuyện, bài thơ có trong chủ điểm..Chuẩn bị các câu chuyện, bài thơ có trong chủ điểm( Bạn mới, Phần thưởng của gấu con)
* Góc học tập Cho trẻ Cho trẻ xem một số hình ảnh về trường mầm non, lớp học, hình ảnh hoạt động của cô và trẻ ở lớp.
- Cho trẻ chơi với các hình tròn, hình vuông đã học.
Hoạt động ngoài trời
- MĐ QS: Vườn rau trong sân trường.
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự chọn
- MĐ: Hát bài cô và mẹ.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
 - Chơi tự chọn
- MĐ: Quan sát đồ chơi trong sân trường.
- TCVĐ: Nhào bột
- Chơi tự chọn
- MĐ: Lao động tưới cây, nhỏ cỏ
- Chơi tự chọn
- MĐQS: Thăm quan nhà bếp
- TCVĐ: gieo hạt
- Chơi tự chọn
Hoạt động chiều
- Hoàn thiện bài buổi sáng.
- Chơi ở các góc
- Cho trẻ làm quen với Bài thơ “ Bạn mới”
- Làm quen với trò chơi “ Nhào bột”
- Cho trẻ chơi trò chơi vận động 
“ Đồng hồ tích tắc, nhào bột”
- Quan sát tranh giáo dục lễ giáo.
- Liên hoan văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần
Giáo viên	Hiệu phó CM
 Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2015
Nội dung
 Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
* Tạo hình:
Tô màu bức tranh cầu bập bênh
( Đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách giữ giấy, cách chọn màu và cách di màu
2. Kỹ năng: 
- Trẻ di màu không ra ngoài nét vẽ, chọn màu hợp lý.
- Trẻ cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ vở 
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của việc đến trường.
- Giáo dục trẻ biết yêu trường, lớp, cô giáo và bạn bè.
 - Không gian tổ chức: trong lớp
* Đồ dùng của cô
- Máy tính, đầu, đĩa.
- Một số hình ảnh về đồ chơi trong sân trường
- Tranh mẫu của cô (2-3 tranh) 
- Nhạc bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non, đu quay”
* Đồ dùng của trẻ
- Vở của trẻ, bút chì, sáp màu đủ để trẻ thực hiện.
 1: Gây hứng thú cho trẻ
- Cô cho trẻ hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non”. 
Cô hỏi trẻ đó là bài hát gì ?
 Hằng ngày đến lớp các con được chơi đồ chơi gì? 
Cô trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi ở trường mầm non., Cô dẫn vào bài.
2: Nội dung
- Cô cho trẻ quan sát 2 – 3 tranh mẫu( Lần lượt từng tranh)
 Cô hỏi trẻ xem đó là bức tranh vẽ gì ?
 Các bạn đang làm gì? Bức tranh được tô màu như thế nào?
Tóc bạn màu gì, quần áo bạn màu gì ? Cho trẻ nhắc lại một số màu cơ bản.
Cô cho một vài trẻ nêu ý định tô màu của mình.
+ Cô nêu cách giữ giấy, cách cầm bút, tư thế ngồi cho sau đó cô hỏi lại và cho nhiều trẻ trả lời.
- Cho trẻ hát, vđ bài Cô và mẹ.
*Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ giấy.
 Cô gợi ý trẻ tô màu đẹp, sáng tạo, không lệch ra ngoài nét vẽ, mở nhạc nhỏ cho trẻ hứng thú
 + Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ treo tranh lên bảng, gọi một vài trẻ giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn.
- Con thích bài nào?
- Vì sao ?
- Cô nhận xét chung tuyên dương những trẻ có bài đẹp , động viên trẻ chưa hoàn thành bài, và phối hợp màu sắc để cho bức tranh cho đẹp.
Củng cố tuyên dương:
3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “ Đu quay” và kết thúc tiết học.
Nhận xét trẻ cuối ngày..............................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
HĐKPXH
Quan sát, trò chuyện với trẻ về một số khu vực trong trường Mầm non.
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên một số khu vực xung quanh trường như khu nhà bếp, khu lớp học, sân chơi, khu trồng rau, phòng bảo vệ
- Nơi làm việc của các cô, các bác
2. Kĩ năng
- Trẻ nhớ được tên và địa điểm của từng khu vực.
- Rèn cho trẻ kĩ năng miêu tả, khả năng sử dụng vốn từ...
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học..
- Không gian tổ chức: Ngoài sân và các khu vực trong trong trường.
* Đồ dùng của cô 
- Một số bài hát trong chủ điểm.
“ Trường chúng cháu là trường mầm non, đu quay”
 1: Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ nghe hát bài “trường chúng cháu là trường Mầm non”. Cô trò chuyện với trẻ về nội dung của bài hát. Cô dẫn vào bài.
 2: Nội dung 
- Cô tổ chức cho trẻ đi thành 2 hàng dọc tập trung trước sân trường. Cô đố trẻ: trường các con đang học tên là gì ? Trường MN của chúng mình nằm ở đâu ?
- Cô chỉ vào khu nhà bếp và hỏi trẻ: đây là khu vực nào? Ai làm việc ở đây? Ở đây các cô làm những công việc gì ?những bữa com ngon hàng ngày ở lớp là do ai đã nấu cho các con ăn, Cô nêu bài học giáo dục( để tỏ lòng biết ơn các cô bác các con nhớ phải ăn đầy đủ thức ăn và tránh để làm cơm rơi vãi nhé..)
- Cô chỉ vào khu nhà hành chính, phòng nhân viên y tế, và hỏi trẻ đây là khu vực nào? Nếu trẻ không biết cô nói cho trẻ biết và cho trẻ biết khu vực này có ai làm việc và làm những công việc gì ?
- Tương tự như vậy cô hỏi trẻ các khu vực khác như: phòng làm việc của bác bảo vệ, khu trồng rau, khu lớp các anh chị mẫu giáo lớn, khu sân chơi, và các đồ chơi ngoài trời...
- Cô dẫn trẻ ra khu vực trồng rau và cho trẻ biết tác dụng của khu vực đó đồng thời cô cho trẻ biết tác dụng của các loại rau xanh, giáo dục trẻ ăn nhiều rau và biết giúp cô chăm sóc vườn rau.
- Sâu đó cô tập chung trẻ cho trẻ ngồi thành vòng tròn.
* Củng cố ôn luyện
+ TC 1: Ai thông minh
Cô nêu các đặc điểm nổi bật của một vài khu vực và cho trẻ đoán tên của khu vực đó. Nếu trẻ đoán sai cô cho một bạn khác lên đoán, trẻ đoán sai phải hát tặng cô và các bạn một bài hát.
Cô cho trẻ hát những bài hát về trường lớp mầm non và cho trẻ thực hiện tiếp hoạt động ngoài trời.
 + TC 1: Đồng hồ tích tắc
- Cho trẻ chơi làm đồng hồ tích tắc khoảng 1 phút( đồng hồ đã báo hiệu trò chơi của chúng mình đến đây là hết rồi)
3: Kết thúc.
- Củng cố tuyên dương.
Nhận xét trẻ cuối ngày:..
.
.
..
 Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 1015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Văn học:
Dạy trẻ đọc thơ: “Bạn mới” 
Tác giả Thu Hiền
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Bạn mới”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về một em bé ngoan ngoãn biết giúp đỡ các bạn.
2. Kỹ năng:
-Trẻ thuộc lời bài thơ.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Trẻ ngắt nghỉ đúng câu. 
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và các bạn, biết giúp đỡ bạn mới khi đến lớp.
- Không gian tổ chức: trong lớp 
* Đồ dùng của cô
- Đài, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm
- Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ “ Bạn mới”
- Que chỉ.
* Đồ dùng của trẻ
- Ghế đủ cho trẻ ngồi.
 1: Gây hứng thú cho trẻ
- Cô cho trẻ hát bài “ cháu đi mẫu giáo”.
- Cô vừa cho các con hát bài hát gì ? Bài hát nói về điều gì ? Hằng ngày đến lớp các con được gặp cô giáo, được chơi với các bạn. Các con phả biết giúp đỡ bạnCô dẫn vào bài.
 2 : Nội dung: Dạy đọc thơ “ Bạn mới’’
+Cô đọc bài thơ lần 1: diễn cảm
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Tác giả của bài thơ là ai?
+ Cô đọc bài thơ lần 2: kết hợp tranh minh hoạ.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Giảng nội dung bài thơ( Bài thơ nói về một em bé đến lớp rất ngoan, hàng ngày biết giúp đỡ và cùng chơi với các ban, và em bé đã được cô giáo khen đấy)
- Đàm thoại về nội dung bài thơ, kết hợp đọc trích dẫn:
+ Bài thơ có tên là gì ? Tác giả của ai? Bạn mới đến trường như thế nào?( trích 2 câu thơ đầu) 
+ Em đã làm gì để giúp đỡ bạn ?( trích 2 câu thơ tiếp)
+ Cô giáo thấy như thế nào khi em biết giúp đỡ bạn ?( trích 2 câu thơ cuối).
- GD: Vì vậy chúng mình phải học tập bạn nhé, phải biết giúp đỡ và chơi với các bạn.
 - Cho trẻ hát, chuyển đội hình ngồi thành 3 hàng ngang
Lần 3: Cô đọc kết hợp minh họa lời thơ
- Bây giờ các con có thích đọc thơ cùng cô không nào ?
* Dạy trẻ đọc bài thơ.
- Dạy trẻ đọc bài thơ 3 - 4 lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Tổ đọc 1-2 lần luân phiên nhau , nhóm bạn trai, bạn gái đọc( Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ)
- Cá nhân đọc 1- 2 lần
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
- Cô chú ý nhắc nhở trẻ đọc to, rõ lời.
 * Ôn luyện củng cố.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Nhào bột”
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành hàng dọc, bạn nọ để tay lên vai bạn kia sau đó bóp vai cho bạn làm động tác nhào bột, sau đó bạn nọ nhẹ nhàng đấm lưng cho bạn kia
3. Kết thúc:
 Nhận xét tuyên dương trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày
 Thứ 5 ngày 17 tháng 9 năm 1015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Thể dục
- VĐCB: Đi trong đường hẹp 
- TCVĐ: Bóng tròn to
1. Kiến thức
- Trẻ biết đi trong đường hẹp không giẫm vào vạch, đi thẳng hướng.
2. Kĩ năng
- Trẻ bước đi đều, không giẫm vào vạch, tư thế người ngay ngắn.
- Rèn cho trẻ sự tự tin, khéo léo khi thực hiện vận động.
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ nề nếp, biết lắng nghe hiệu lệnh của cô.
- Trẻ hứng thú trong luyện tâp.
 - Giáo dục trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao.
.
- Không gian tổ chức: trong lớp.
* Đồ dùng của cô:
- Kẻ 2 vạch chuẩn song song dài 4m rộng 30cm.
 * Đồ dùng của trẻ:
 - Kẻ 2 vạch chuẩn song song dài 3m rộng 30cm
- Một số đồ dùng, đồ chơi ở lớp. 
 1: Khởi động 
- Cho trẻ đi chạy thành đội hình vòng tròn, kết hợp đi kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường và về bốn hàng ngang.
2. Trọng động:
* BTPTC:
- Tay: 2 tay dang ra 2 bên rồi đưa lên trên (2Lx4n)
- Chân : 2 đưa song song về phía trước kết hợp nhún chân (4Lx4n)
- Bụng : Gập người về phía trước (2L x 4n)
- Bật nhảy: 2 tay chống hông kết hợp bật tại chỗ (2L x 4n.)
- Trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện.
*VĐCB: Đi trong đường hẹp
+ VĐCB: - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang ở giữa cô kẻ 2 vạch chuẩn song song cách nhau 30cm, dài 4m.
- Cô giới thiệu tên của vận động cơ bản.
- Cô tập mẫu lần 1(chưa phân tích động tác).	
- Cô tập mẫu lần 2 và phân tích động tác: tư thế “chuẩn bị”, cô đứng cách vạch chuẩn, hai tay trống hông, khi có hiệu lệnh “ đi” tay chống hông và đi thẳng về phía trước. Khi đi cô bước đi đều, không giẫm lên vạch, người ngay ngắn, cô đi thẳng đầu không cúi và đi hết con đường hẹp.
- Cô cho 1-2 trẻ lên tập thử (lưu ý sửa sai cho trẻ). Động viên trẻ tự tin khi tập luyện.
- Cô cho lần lượt các trẻ tập, mỗi trẻ tập ít nhất 2 lần.(cô sửa sai cho trẻ). Động viên trẻ nhút nhát lên tập.
- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua.
- Cô động viên tuyên dương trẻ, nêu bài học giáo dục
+ TC: Bóng tròn to.
 Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Hỏi lại trẻ tên vận động.
 3: Hồi tĩnh
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng.
.
Âm nhạc:
NDTT: Dạy hát bài 
“ Trường chúng cháu là trường mầm non” Nhạc và lời Phạm Tuyên
NDKH: Nghe hát :
 “ Ngày đầu tiên đi học” Nhạc và lời Lương Bích Hữu
Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát.
 - Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kĩ năng:
- Trẻ thuộc bài hát.
- Trẻ hát đúng lời bài hát, hát đúng theo giai điệu của cả bài.
- Thực hiện tốt trò chơi.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và các bạn, ham thích đến trường mầm non.
- Trẻ hứng thú nghe bài hát nghe.
* Địa điểm: Phòng chức năng.
* Đồ dùng của cô:
- Trang phục của cô: gọn gàng
- Đàn, đài ghi các bài hát “trường chúng cháu là trường mầm non” và bài “ngày đầu tiên đi học”
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng cho trẻ.
- Một số dụng cụ âm nhạc
- Ghế cho trẻ ngồi.
- 5 vòng thể dục.
 1: Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “bạn mới”. Đàm thoại, trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ.
- Dùng nội dung bài thơ để giới thiệu bài mới.
 2: Nội dung 
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, giới thiệu nội dung của bài hát.
 Cô hát cho trẻ nghe lần 1 Kết hợp giai điệu và biểu diễn cho trẻ hứng thú..
 - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 không kèm giai điệu để trẻ nghe rõ lời
 Hỏi lại tên bài hát.
 - Giảng nội dung của bài hát( bài hát nói về cô con mình ở lớp mẫu giáo đấy, cô giáo ở lớp là mẹ và các bé là con, các bé vừa ngoan lại vừa hát rất hay...)
- Cô hát lần 3 kết hợp với giai điệu
- Các con hát cùng cô bài hát này nhé.
- Khi cô bắt nhịp 1 tay thì cô hát, khi cô bắt nhịp 2 tay thì các con hát.
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát theo nhịp tay 3- 4 lần(cô chú ý sửa sai cho những trẻ hát chưa rõ lời, chưa đúng nhạc, cô hát cùng trẻ).Sau đó cô gọi từng tổ lên hát (cô sửa sai cho trẻ).
- Cô mời nhiều nhóm trẻ lên biểu diễn(có thể vỗ tay đệm theo hoặc sử dụng nhạc cụ tùy theo ý thích của trẻ)
- Cô gọi 2-3 cá nhân trẻ lên hát cho cả lớp nghe.
 * TC : Ai nhanh nhất.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: Cách chơi: Cô có 5 chiếc vòng, cô mời 6 hoặc 7 bạn lên chơi cô và các con cùng hát hoặc đọc thơ, khi cô lắc sắc xô thì các con nhảy nhanh vào vòng, bạn nào chưa nhảy được vào vòng là phải nhảy lò cò
Luật chơi: Khi nào cô lắc sắc xô thì các con mới được nhảy vào vòng
* Nghe hát “ Ngày đầu tiên đi học”.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, cô hát cho trẻ nghe lần hai, hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả, và giảng nội dung bài hát( một em bé kể về ngày đầu tiên đi học của mình, các con có biết em bé ấy như thế nào không? Cũng giống như chúng mình đấy, ngày đầu tiên đi học em bé đã khóc nhè, và cô giáo đã ôm em vào lòng rồi vỗ về an ủi, giống như mẹ hiền ấy, và tình cảm của cô đã làm em nhớ mãi không quên...)
- Lần 3 cô mở đĩa cho trẻ nghe hát và cô vđ minh họa.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét và khen động viên trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày...
 Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2015.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT
So sánh chiều dài của 2 đối tượng
1.Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh, về độ dài của 2 đối tượng bằng cách xếp trồng, xếp cạnh..
- Trẻ biết sự khác nhau về kích thước:
 dài hơn- ngắn hơn.
2. Kĩ năng:
- Trẻ phân biệt và nói đúng từ dài hơn- ngắn hơn để chỉ chiều dài của 2 đối tượng.
- Luyện kỹ năng phân biệt và so sánh độ dài của 2 đối tượng.
- Trẻ chập khít một đầu trùng nhau và so sánh hoặc đặt cạnh..
- Thực hiện tốt trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.
* Đồ dùng của cô:
- Đài đĩa có một số bài hát trong chủ điểm
- 2 sợi dây, và 2 băng giấy đỏ, 2 băng giấy xanh và 2 băng giấy vàng, các băng giấy có màu sắc và chiều dài khác nhau rõ nét 
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng giống của cô nhưng kích thước nhỏ và ngắn hơn 
- Bài tập cho trẻ tô màu
 1: Ổn định tổ chức 
- Cô cho trẻ hát bài “ trường chúng cháu là trường mầm non”. Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và hướng trẻ vào bài học.
 2: Nội dung 
- Cô cho trẻ quan sát 2 sợi dây màu đỏ và màu xanh.. Sợi dây màu đỏ dài hơn sợi dây màu xanh. Cô cho trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều dài của 2 sợi dây.
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi và cùng chơi trò “ chập khít đầu băng giấy”.
- Băng giấy đỏ và băng giấy xanh như thế nào với nhau?
- Vì sao con biết 2 băng giấy không bằng nhau? 
- Cô giải thích: Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh vì khi cô chập khít một đầu của 2 băng giấy lại với nhau thì băng giấy đỏ bị thừa ra một đoạn( Cô cho trẻ so sánh bằng cách xếp trồng, xếp cạnh)
- Tương tự như vậy cô thử làm với 2 băng giấy đỏ và vàng. Từ đó rút ra kết luận: băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh và băng giấy vàng.
 * Ôn luyện củng cố:
TC: Thi xem ai nhanh
- Cô cho trẻ xếp chồng các băng giấy và so sánh, cô nêu màu sắc của băng giấy trẻ nói băng giấy dài hơn hay ngắn hơn. Trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cho trẻ chơi quấn dây vào tay làm vòng, sợi dây nào quấn vừa là dài hơn, sợi dây nào không quấn được vào tay là ngắn hơn.
TC: Nhanh và khéo.
- Cho trẻ về bàn thực hiện bài tập tô: Chọn bút chì dài tô màu đỏ, bút chì ngắn tô màu xanh.
3: Kết thúc
Trẻ hát bài “cháu đi mẫu giáo” và kết thúc 
- Gọi trẻ lại với cô
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ.
.
Nhận xét trẻ cuối ngày:..
.
.
.
 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
 Kế hoạch hoạt động tuần 2: Bé vui tết trung thu
 Thời gian thực hiện:Từ 21/25 -25/09/2015: 
Hoạt động
Thứ 2
21/09
Thứ 3
22/09
Thứ 4
23/09
Thứ 5
24/09
Thứ 6
25/09
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Chơi tự do ở các góc.
* Vận động theo nhạc thể dục của trường 
Ngày chẵn:	 Ngày lẻ:
- Động tácTay: 2 tay sang ngang , lên cao, sang ngang, hạ xuống
- Động tác Chân: 2 tay sang ngang, song song trước mặt, khụy gối.
- Động tác bụng: 2 dơ cao, cúi sâu
- Động tác Bật: Bật tại chỗ.
- Động tácTay: 2 tay sang ngang, song song trước mặt, hạ xuống
- Động tác Chân: 2 tay chống hông, khụy gối
- Động tác Lườn: 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên.
- Động tác Bật: Bật tại chỗ.
Hoạt động học
 HĐ: Tạo hình
Vẽ chùm bóng
( Đề tài)
 HĐKP
Tìm hiểu ngày tết trung thu của bé
HĐ: LQVH
Dạy trẻ đọc thơ 
“ Bé giữ vệ sinh môi trường” 
Tg: Minh Châu 
HĐPTTC
VĐCB: Bật xa 25cm
T/CVĐ: Tung bóng
HĐ: Âm nhạc:
NDTT: Cho trẻ nghe hát bài ‘ Chiếc đèn ông sao ”
TG: Phạm Tuyên
 NDKH:
VĐTN: bài “Thùng thình thùng thình” tác giả Sinh Hoạt
TC: Đoán tên bạn hát
HĐ: LQVT
Dạy trẻ nhận biết hình vuông, hình tròn
Hoạt động góc
* Góc phân vai:Bán hàng: Cửa hàng bán đèn lồng, đèn ông sao, hoa quả, bánh trung thu.
.Chuẩn bị: Vỏ hộp bánh kẹo, đèn ông sao, ông tiến sĩ
* Góc tạo hình: tô màu tranh ngày tết trung thu, vẽ chùm bóng
+ Chuẩn bị: giấy a4, sáp màu.
* Góc Xây dựng Lắp ghép; xây lớp học của bé
CB: Hàng rào, ghạch, cây xanh, cây hoa, bộ xếp hình
 * Góc âm nhạc: Múa, hát những bài hát có trong chủ để: Rước đèn dưới ánh trăng, rước đèn ông sao...
Chuẩn bị: Đĩa nhạc bài hát có trong chủ đề, xắc xô, phách tre, mũ hoa
* Góc học tập ( TT) Cho trẻ 

File đính kèm:

  • docGiao an chu de truong mam non nam 2015 - 2016.doc
Giáo Án Liên Quan