Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết tên gọi, địa chỉ của trường, biết các khu vực của trường, các lớp học, đồ dùng đồ chơi trong sân trường, các bạn trong trường, các cô và các hoạt động trong trường, biết mối quan hệ của mình với các bạn, với cô giáo, các cô bác trong trường.

- Trẻ biết đi giữa hai vạch kẻ song song, bước đi đều, không giẫm lên vạch, tư thế người ngay ngắn, đầu không cúi. Tích cực tham gia trò chơi.

- Trẻ biết sử dụng kĩ năng tô màu để tô màu đu quay. Rèn các kỹ năng tô màu cho trẻ.

- Trẻ biết hát thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả. Chăm chú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô. Trẻ chơi trò chơi cùng cô và bạn. Rèn cho trẻ cách hát to, rõ lời, đúng nhịp điệu.

- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc, diễn cảm bài thơ. Cảm nhận được âm điệu của bài thơ. Rèn kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng, mạch lạc;

- Trẻ có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như: Biết xúc cơm bằng thìa ăn gọn gàng, chơi xong cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Trẻ có nề nếp lễ giáo: Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi

- Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội qua một số trò chơi giả bộ. Chơi gọn gàng, ngăn nắp ở các góc, bước đầu biết phân vai chơi.

- Trẻ biết vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa mặt đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi cần thiết.Rèn cách vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay, rửa mặt đúng cách,.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.
(Thực hiện 1 tuần từ ngày 10/9 đến ngày 14/9/ 2018)
1. YÊU CẦU:
 	- Trẻ biết tên gọi, địa chỉ của trường, biết các khu vực của trường, các lớp học, đồ dùng đồ chơi trong sân trường, các bạn trong trường, các cô và các hoạt động trong trường, biết mối quan hệ của mình với các bạn, với cô giáo, các cô bác trong trường. 
- Trẻ biết đi giữa hai vạch kẻ song song, bước đi đều, không giẫm lên vạch, tư thế người ngay ngắn, đầu không cúi. Tích cực tham gia trò chơi.
- Trẻ biết sử dụng kĩ năng tô màu để tô màu đu quay. Rèn các kỹ năng tô màu cho trẻ.
- Trẻ biết hát thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả. Chăm chú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô. Trẻ chơi trò chơi cùng cô và bạn. Rèn cho trẻ cách hát to, rõ lời, đúng nhịp điệu.
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc, diễn cảm bài thơ. Cảm nhận được âm điệu của bài thơ. Rèn kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng, mạch lạc; 
- Trẻ có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như: Biết xúc cơm bằng thìa ăn gọn gàng, chơi xong cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định... 
- Trẻ có nề nếp lễ giáo: Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi 
- Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội qua một số trò chơi giả bộ. Chơi gọn gàng, ngăn nắp ở các góc, bước đầu biết phân vai chơi.
- Trẻ biết vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa mặt đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi cần thiết...Rèn cách vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay, rửa mặt đúng cách,...
2. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về chủ đề
- Túi cát, rổ.
- Ti vi, đầu đĩa, đĩa CD, xắc xô, trống lắc, phách..
- Bút sáp, giấy A4, 
- Vở tạo hình, vở toán, vở chữ cái
- Cô chuẩn bị đoạn đường hẹp dài 2,5 – 3m
- Đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp.
- Đĩa nhạc về bài hát trong chủ đề...
3. KẾ HOẠCH TUẦN
 Ngày 
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN 
TRẺ
- Đón trẻ vào lớp, 
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp cũng như ở nhà .
- Ổn định lớp, điểm danh và chuẩn bị các hoạt động trong ngày.
THỂ
 DỤC 
SÁNG
Trẻ thực hiện các động tác theo nhịp bài hát: “Chào ngày mới”
1. Yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ thực hiện các động tác theo nhịp bài hát: “Chào ngày mới”
* Kĩ năng: Rèn cho trẻ thực hiện đúng, đều các động tác, có thói quen thể dục buổi sáng.
* Thái độ: Giáo dục trẻ năng tập thể dục thể thao để có sức khỏe tốt
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Sân bãi sạch sẽ, dâm mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nhạc bài hát “Chào ngày mới”
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng
- Vòng cho trẻ tập đủ số trẻ
- Trang phục gạn gàng.
- Đội hình 3 hàng ngang.
3. Tiến hành
- Trò chuyện về ngày mới
- Khởi động: Trẻ đi thành vòng tròn phối hợp các kiểu chân theo cô, theo nhạc.
+  Trọng động: Trẻ tập các động tác theo cô và theo nhạc bài hát. “Chào ngày mới”
- Hô hấp: Thổi bóng bay 
- ĐT tay: Tay gập trước ngực, quay cảng tay và đưa ngang.
 - ĐT bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên.
- ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
 - ĐT bật: Bật tiến về phía trước.  Thực hiện mỗi động tác 2x 8 nhịp 
+ Hồi tĩnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng 2- 3 vòng.
3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.
HOẠT 
ĐỘNG 
HỌC
LVPTNT: KPXH
- Trò chuyện về trường Mầm non Gia Sơn của bé
NDTH : Âm nhạc
LVPTTC:
Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát.
- Trò chơi vận động: Chuyền bóng
NDTH: Âm nhạc... 
LVPTTM:
Tạo hình: Tô màu đu quay.
NDTH: PTTM Âm nhạc, KPXH
LVPTNN:
- Thơ : Cô giáo của con.
- NDTH : Âm nhạc, KPXH
LVPTTM:
- Dạy hát: Cháu đi mẫu giáo.
-NH: Em đi mẫu giáo.
-TCAN: Nghe thấu đoán tài.
NDTH:KPXH 
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát Cầu trượt:
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột 
 - Chơi tự do: Cát, nước, lá cây, phấn 
- HĐCCĐ: Quan sát khu nhà bếp.
 - TCVĐ: Lộn cầu vồng .
- Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi có sẵn ở sân trường 
- HĐCCĐ: Quan sát: Xích đu 
- TCVĐ: Tìm bạn.
 - Chơi tự do: Nhặt lá cây
- HĐCCĐ: Quan sát Sân trường.
 - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
 - Chơi tự do: Cắt lá, vẽ phấn, nhẩy vòng,...
- HĐCCĐ: Quan sát hiện tượng thời tiết trong ngày .
- TCVĐ: Rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do: Chơi với cát, nước, lá cây... 
HOẠT
ĐỘNG
GÓC.
1. Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non, lắp ghép đồ chơi, xếp đường đến trường...
* Yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng trường mầm non, bước đầu biết xây hàng rào, tạo khung cảnh trường mầm non (có bồn hoa, thảm cỏ, khu vui chơi...). 
- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, không tranh giành đồ dùng đồ chơi.
* Chuẩn bị:
- Đồ chơi lắp ráp bằng nhựa
- Gạch xây hàng rào, cây cỏ, đồ chơi tự tạo, làm bằng xích đu, đu quay, hoa nhựa.
* Cách chơi:
Trẻ về góc chơi đã chọn và thực hiện thao tác chơi:
- Lấy các khối vuông, khối chữ nhật đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào, trẻ biết xây các chi tiết từ tổng thể khuôn viên trường đến các chi tiết phụ.
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào.
- Dùng các cây xanh, cây hoa, cây cỏ để làm cây cảnh trong vườn trường.
2. Góc phân vai : Cô giáo, gia đình, bán hàng...
* Yêu cầu
- Bước đầu, trẻ biết về nhóm đồ chơi theo nhóm, biết chơi cùng nhau trong nhóm.
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình, biết ướm mình vào công việc của cô giáo và nhiệm vụ của học sinh
- Trẻ biết nắm được 1 số công việc của vai chơi: Mẹ đi nấu ăn, cô giáo dạy học.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi như: Trò chuyện, đàm thoại, hội ý, cách thể hiện vai chính xác, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong các nhóm chơi.
* Chuẩn bị
- Các loại đồ chơi, đồ dùng cho các góc: Quả nhựa, sổ điểm danh, bàn ghế, sách, vở, bút, phấn, bảng, bát, thìa, nồi 
- Bộ đồ dùng nấu ăn, bộ đồ chơi dùng để bán hàng.
* Cách chơi:
- Bế em: Trẻ bết bế bằng 2 tay, 
- Mẹ nấu cơm cho em ăn, cho em ăn, tắm cho em, mặc quần áo cho em...
- Bán hàng nhẹ nhàng cởi mở với khách, mua hàng thì phải trả tiền cảm ơn.....
- Cô giáo dạy trẻ học bài, điểm danh trẻ đến lớp, học sinh phải ngoan vâng lời cô giáo, học bài chăm chỉ.... 
3. Góc nghệ thuật : Hát, múa, vẽ, tô màu về trường mầm non, nặn đồ chơi mà trẻ thích..
* Yêu cầu:
- Hát và vận động một số bài hát về trường mầm non như Trường chúng cháu là trường mầm non, chào ngày mới, hoa bé ngoan... một cách tự nhiên.
- Trẻ biết cầm bút và tô màu không trờm ra ngoài các hình ảnh về trường mầm non.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng nặn như xoay tròn, ấn dẹp, lăn dọc... để tạo thành một sản phẩm đẹp.
* Chuẩn bị
- Nhạc cụ, trống lắc, vòng đeo tay, mũ múa.
- Bút sáp, giấy vẽ.
- Tranh để trẻ tô màu...
- Các bài hát về trường mầm non như Trường chúng cháu là trường mầm non, chào ngày mới, hoa bé ngoan... một cách tự nhiên.
* Cách chơi:
- Trẻ về góc chơi lấy bút màu, giấy vẽ, tranh, hình ảnh về trường mầm non, đất nặn.
- Trẻ thỏa thuận, bàn bạc để nhận vai chơi và thực hiện thao tác vai chơi:
- Trẻ biết cách cầm bút sáp màu để vẽ, tô những bức tranh có các hình ảnh ttrường mầm non và biết làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc, ấn dẹt để tạo thành các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ yêu thích.
- Trẻ cùng nhau thể hiện một số bài hát về trường mầm non
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
4. Góc thư viện: Đọc sách báo, xem truyện tranh.
* Yêu cầu
- Các cháu xem tranh ảnh ở góc và nhận ra một số hình ảnh về trường mầm non.
- Biết dở sách quan sát nhận xét các hình ảnh về trường mầm non.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo và yêu quý trường lớp mầm non của mình.
* Chuẩn bị
- Các loại tranh ảnh, truyện, ảnh chụp về chủ đề.
* Cách chơi
- Trẻ về góc chơi lấy sách, tranh ảnh về các con vật.
- Ngồi đúng tư thế, giở sách từng trang.
- Biết cách dở sách từ trái sang phải, quan sát, nhận xét và gọi tên.
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát
* Yêu cầu:
- Trẻ biết tưới nước cho cây, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên như: Nhổ cỏ, bắt sâu, lau lá cây.
- Rèn cho trẻ óc sáng tạo, tưởng tượng, sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi đôi bàn tay của trẻ. 
- Giáo dục trẻ có ý thức vệ sinh, chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Chuẩn bị: Nước, bể cát, cây cảnh.
* Cách chơi: 
- Dùng 2 tay lấy khăn lau lá cây, nhổ cỏ, nhặt những lá rụng.
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
ĂN - NGỦ
- Cô cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ dậy cô cho trẻ vận động tại chỗ nhẹ nhàng.
- Cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, cho trẻ đi vệ sinh. 
HOẠT 
ĐỘNG 
CHIỀU
1. Cô cùng trẻ nghe đĩa bài hát về chủ điểm trường mầm non.
2. Hướng dẫn trẻ làm vở toán: Giống nhau – khác nhau. 
3. Nêu gương cuối ngày.
4.Vệ sinh - trả trẻ.
1. Rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
2. Chơi tự do ở các góc.
 3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh - trả trẻ:
1. Cho trẻ làm quen với kiến thức mới. Bài thơ: Cô giáo của con.
2. Rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh - trả trẻ:
1. Hướng dẫn trẻ làm vở các hoạt động giúp trẻ làm quen với chữ viết: Chữ O
2. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ, Kéo cưa lừa xẻ
3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh - trả trẻ:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
2. Nêu gương bé ngoan. 
3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh trả trẻ
TRẢ TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày; 
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. 
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức - KPXH
Đề tài: Trò chuyện về trường mầm non Gia Sơn của bé .
NDTH: Âm nhạc, tạo hình
1. Yêu cầu
	* Kiến thức:
 - Trẻ biết tên trừng, lớp, tên và công việc của một số cô giáo trong trường;
- Trẻ biết về một số hoạt động của trường.
 * Kĩ năng: Trẻ có kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi rõ ràng đủ câu, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng.
 * Thái độ:
 - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp cô giáo trong trường, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong lớp học, trong trường mầm non. 
 - Chơi đoàn kết với bạn bè.
2. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
 - Đĩa CD có hình ảnh về trường mầm non, các hoạt động trong trường
 	 - Đĩa bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
	 - Mô hình trường mầm non, cây hoa, cây xanh, 
	* Đồ dùng của trẻ:
	- Hình ảnh về các hoạt động của trường mầm non đủ cho số trẻ tham gia trò chơi.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi, trời tối trời sáng
- Trò chuyện vời trẻ về trò chơi?
- Đến trường mầm non các con có vui không? Vì sao?
- Hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về trường mầm non thân yêu của chúng mình nhé.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại về trường mầm non.
- Các con đang học ở trường nào?
Bạn nào có thể kể về ngôi trường của của chúng mình nào? (Cho trẻ nói về trường mần non theo ý của trẻ.)
- Ngôi trường của chúng mình như thế nào?
- Sân chơi có những đồ chơi gì? 
- Các con thấy ngày khai giảng năm học mới như thế nào? Có vui không?
- Hằng ngày các con được làm gì ở lớp?
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh về trường mầm non trên ti vi và đàm thoại với trẻ.
+ Hình ảnh gì đây?
+ Tên trường, địa chỉ của trường.
- Ngôi trường của chúng mình như thế nào?
- Phía trước ngôi trường có gì?
- Sân trường như thế nào, Có những gì trên sân?
- Các phòng học thế nào?
- Ngoài các lớp học ra, trường mình còn có các phòng gì?, các khu vực nào? ( Cho trẻ xem phòng làm việc của BGH, Phòng y tế, bếp ăn)
- Chúng mình nhìn xem ai làm việc ở phòng này, Cô hiệu trưởng tên là gì, cô hiệu phó tên là gì?
- Ai làm việc ở phòng y tế, hàng ngày cô y tế làm công việc gì?
- Ai làm việc ở nhà bếp?
- Các cô các bác làm công việc gì?
- Các cô giáo ở các lớp làm công việc gì?
- Các con có biết ai làm việc ở phòng bảo vệ không? Chúng mình có biết tên bác bảo vệ ở trường mình không? Bác bảo vệ làm công việc gì?
* Mở rộng:
- Cô khái quát lại các khu vực trong trường.
- Ngoài các khu vực vừa tìm hiểu ra trong trường MN còn có khu vực nào?(vườn rau vườn cây ăn quả)	
+ Cô khái quát lại:
- Trường các con đang học là trường mầm non Gia Sơn, Địa chỉ Xã Gia Sơn, huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình. Trường rộng rãi khang trang, có sân chơi sạch sẽ, với nhiều đồ chơi ngoài trời, có nhiều cây xanh tạo môi trương xanh, sạch đẹp
- Trường có các phòng học khối lớp 2, 3, 4, 5 tuổi, có khu hiệu bộ có các phòng dành cho BGH, phòng y tế Trường có khu bếp riêng rất sạch sẽ, hàng ngày các cô cấp dưỡng chế biến thực phẩm thành các món ăn cho các cháu
+ Giáo dục trẻ:
- Các con thấy ngôi trường thế nào?
- Các con được học ở ngôi trường xanh, sạch, đẹp như vậy các con phải làm gì?
- Khi đến trường gặp các bác, các cô các con phải làm gì?
* Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
 - Trò chơi: Ai chọn đúng.
- Cô cho mỗi trẻ chọn 1 bức tranh có hình ảnh về trường mầm non sau đó hát theo bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” và đi xung quanh lớp. Khi cô mở ti vi hình ảnh nào xuất hiện thì những trẻ đó có hình ảnh đó về 1 nhóm. Trò chơi tiếp tục cho đến hết trẻ.
- VD: Ti vi có hình ảnh phòng Y tế thì những trẻ có tranh phòng y tế thì nói tên phòng y tế và chạy về tạo thành nhóm.
3. Kết thúc: 
- Nhận xét giờ học.
Cô cùng trẻ hát bài: Trường chúng cháu đây là trường mầm non
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể về trường mầm non.
Cô gọi 2-3 trẻ kể về tên trường lớp, các khu vực của trường
- Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ (Trường đẹp, có các phòng học, sân chơi)
- Trẻ kể (Xích đu đu quay thú nhún)
- Trẻ kể
- Trẻ kể: Được thể dục buổi sáng, được vẽ, được chơi
- Trường MNGia Sơn 
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Có sân chơi
- Sân trường rộng có nhiều cây xanh và có nhiều đồ chơi
- Đẹp, có nhiều đồ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
- Ngôi trường rất đẹp 
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi và cây xanh
- Trẻ trò chơi.
- Trẻ hát
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát: Cầu trượt 
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
* Chơi tự do: Chơi với cát, nước, lá cây, phấn...
1. Yêu cầu
- Trẻ biết tên và đặc điểm, công dụng của cầu trượt, biết dùng phấn vẽ về trường mầm non, biết chơi một số trò chơi với cát, nước, lá...
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, rèn kỹ năng chơi theo yêu cầu của cô .
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường, lớp, cô giáo, bạn bè, ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 
2. Chuẩn bị
- Kiểm tra đồ chơi bảo đảm an toàn cho trẻ.
- Cô và trẻ vui vẻ, thoải mái.
- Lá cây, cát, nước, bập bênh, xích đu, cầu trượt
3. Tiến hành
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát: Cầu trượt 
- Cô và trẻ trò chuyện: Hôm nay chúng mình thấy thời tiết có đẹp không? Thời tiết ngày hôm nay có phù hợp cho buổi dạo chơi của cô cháu mình không?
- Hôm nay cô thưởng cho chúng mình một chuyến thăm quan chiếc cầu trượt.
- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?
- Khi ra ngoài sân các con phải như thế nào? (nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát)
- Cô cho trẻ hát bài “Đi dạo” đi đến bên cầu trượt.
- Các con đang đứng trước cái gì đây?
- Cô cháu mình cùng quan sát thật kĩ xem chiếc cầu trượt có gì nổi bật nào?
- Con đã nhìn thấy những gì ở chiếc cầu trượt? cái đó như thế nào? Cái đó
 dùng để làm gì? Có tác dụng gì? Nếu không có cái đó điều gì sẽ sảy ra?
- Cầu trượt được làm bằng chất liệu gì?
- Là đồ chơi giành cho ai?
- Khi được chơi cầu trượt chúng mình phải như thế nào?
- Ngoài cầu trượt ra con còn biết đồ chơi nào khác?
- Đây là chiếc cầu trượt rất đẹp, cô thấy bạn nào cũng thích chơi cầu trượt đấy. Cầu trượt được làm bằng sắt, và nhựa và phun bằng sơn các màu rất đẹp. Khi chơi các con phải chú ý an toàn, chơi đoàn kết cẩn thận, không được xô đẩy nhau,
 nếu không sẽ làm bạn bị ngã rất đau. 
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Luật chơi: Chuột chạy lối nào thì mèo cũng phải chạy lối đó. Khi nào mèo 
bắt được chuột coi như thắng cuộc.
- Cách chơi: Hai trẻ đóng vai mèo và chuột đứng vào giữa vòng tròn.Những trẻ còn lại nắm tay nhau giơ cao thành vòng tròn để tạo lối cho mèo, chuột chạy qua. Khi có hiệu lệnh thì mèo bằt đầu đuổi chuột. Chuột chạy thì mèo đuổi theo. Chuột chạy vào vòng tròn rồi lại chạy ra ngoài khoảng trống giữa 2 trẻ mèo chạy lối nào thì chuột chạy lối đó. Khi chạy chuột kêu chít chít và mèo kêu meo meo meo. Trẻ đứng vòng tròn cùng nhau hát lời đồng dao “Chuột nhắt chít chít  chít”
Khi nào mèo bắt được chuột là thắng cuộc, chơi tiếp 
 - Cho trẻ chơi 4 – 5 lần. Cô bao quát trẻ.
* Chơi tự do: Chơi với cát, nước, lá cây, phấn...
 - Cho trẻ chơi theo ý thích
 - Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, gợi mở phát huy tính sáng tạo cho trẻ
- Nhận xét: Gần hết giờ chơi cô gọi trẻ lại và hỏi: Hôm nay cô cho các con quan sát cái gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì nhất?
- Cô nhận xét giờ học. 
- Cho trẻ rửa tay. 
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Cô cùng trẻ nghe đĩa bài hát về chủ điểm trường mầm non.
- Cô cùng trẻ hát bài hát: Trường chúng cháu đây là trường mầm non
- Trò chuyện với trẻ về bài hát.
- Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non.
- Cô còn có đĩa nhạc hát về trường mầm non cô cháu mình cùng nghe và thể hiện các bài hát nhé
- Cô cho trẻ nghe các bài hát sau đó hỏi trẻ tên bài hát và nội dung bài hát, 
- Cô cho trẻ hát những bài hát mà trẻ đã thuộc.
- Động viên khuyến khích trẻ hát
2. Hướng dẫn trẻ làm vở toán: Giống nhau - khác nhau. 
* Yêu cầu:
 Kiến thức: 
- Trẻ cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay.
- Biết nối các hình giống nhau và khoanh các hình khác nhau theo yêu cầu của cô.
 Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết sự giống và khác nhau giữa 2 đối tượng.
- Rèn cho trẻ kĩ năng qua sát và ghi nớ có chủ định
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, ngồi đúng tư thế.
* Chuẩn bị:
- Bàn ghế đúng quy cách.
- Tranh mẫu
- Vở toán
- Bút sáp
* Tiến hành:
- Cô cùng trẻ hát bài: Cô giáo miên xuôi
- Trò chuyện với trẻ về bài hát.
- Đàm thoại về bức tranh.
- Con có nhận xét gì về bức tranh?
- Con nhìn thấy gì ở bức tranh?
- Có mấy bạn búp bê?
- Hai bạn búp bê này như thế nào với nhau?
- Búp bê giống nhau thì chúng mình sẽ làm gì?
- Ngoài Búp bê ra chúng mình còn nhìn thấy gì nữa?
- Cô hướng dẫn trẻ làm.
- Cô cho trẻ giở vở. 
- Cô chú ý động viên và khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
+ Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ
3. Nêu gương cuối ngày.
4. Vệ sinh – trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ: ...................
 - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
............................................
.....................................................................................................................................
.
 	- Kiến thức - Kỹ năng của trẻ:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2018
 I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực phát triển thể chất : Thể dục 
Đề tài: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
Trò chơi vận động: Chuyền

File đính kèm:

  • docNHÁNH 2 TMN 16.doc
Giáo Án Liên Quan