Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Dán mũ múa hình con voi, con gấu, con thỏ - Hoàng Nguyệt Ánh

1. Kiến thức:

- Trẻ nói được các đặc điểm nổi bật, đặc trưng của con voi, con gấu, con thỏ như:

+ Con voi có hai tai to, có vòi dài.

+ Con gấu có hai tai ngắn, tròn và miệng tròn.

+ Con thỏ có hai tai dài, miệng có răng cửa dài.

- Trẻ biết đặc điểm và vai trò của mũ múa: mũ múa gồm phần đai mũ và phần mặt; mũ múa dùng để đội lên đầu và được sử dụng trong các hoạt động kể chuyện, âm nhạc, chơi trò chơi.

- Trẻ biết các cách thức tạo hình đơn giản như lựa chọn, sắp xếp và dán các chi tiết bằng hồ dán, băng dính hai mặt để thể hiện mũ múa về các con vật: voi, gấu, thỏ.

2. Kĩ năng:

- Trẻ vận dụng các kĩ năng tạo hình đơn giản như lựa chọn, sắp xếp và dán các chi tiết bằng hồ dán đồng thời trải nghiệm kĩ năng dán các chi tiết bằng băng dính hai mặt để tạo hình mũ múa về con vật sống trong rừng (voi, gấu, thỏ) mà trẻ yêu thích.

 - Trẻ biết lau tay sau mỗi lần chấm hồ dán

 

doc5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Dán mũ múa hình con voi, con gấu, con thỏ - Hoàng Nguyệt Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: 
 Dán mũ múa hình con voi, con gấu, con thỏ 
 Loại tiết: Đề tài
 Lứa tuổi: MGB (3 - 4 tuổi)
 Số lượng: 16 trẻ
 Thời gian: 20 - 25 phút
 Người thực hiện: Hoàng Nguyệt Ánh.
 Ngày dạy: 05 /03/2018
Năm học 2017 - 2018
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
- Trẻ nói được các đặc điểm nổi bật, đặc trưng của con voi, con gấu, con thỏ như:
+ Con voi có hai tai to, có vòi dài.
+ Con gấu có hai tai ngắn, tròn và miệng tròn.
+ Con thỏ có hai tai dài, miệng có răng cửa dài.
- Trẻ biết đặc điểm và vai trò của mũ múa: mũ múa gồm phần đai mũ và phần mặt; mũ múa dùng để đội lên đầu và được sử dụng trong các hoạt động kể chuyện, âm nhạc, chơi trò chơi.
- Trẻ biết các cách thức tạo hình đơn giản như lựa chọn, sắp xếp và dán các chi tiết bằng hồ dán, băng dính hai mặt để thể hiện mũ múa về các con vật: voi, gấu, thỏ.
2. Kĩ năng: 
- Trẻ vận dụng các kĩ năng tạo hình đơn giản như lựa chọn, sắp xếp và dán các chi tiết bằng hồ dán đồng thời trải nghiệm kĩ năng dán các chi tiết bằng băng dính hai mặt để tạo hình mũ múa về con vật sống trong rừng (voi, gấu, thỏ) mà trẻ yêu thích.
 - Trẻ biết lau tay sau mỗi lần chấm hồ dán.
3.Thái độ: 
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các con vật (voi, gấu, thỏ) và hào hứng, thích thú với các sản phẩm do cô cùng các bạn thể hiện.
- Sản phẩm mũ múa của trẻ thể hiện được cảm xúc, tình cảm và sự hiểu biết của trẻ về con vật trẻ yêu thích.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án, Đàn Organ ghi nhạc bài hát: “Đi vào rừng xanh”, “Gia đình nhà Gấu”, “Voi làm xiếc”, “Trời nắng trời mưa”, que chỉ, slide “Khu rừng mùa xuân” trên powerpoint.
 - Máy tính, máy chiếu, loa vi tính, nhạc nền không lời.
- Giá treo sản phẩm, 1 mũ múa dán hình voi, 1 mũ múa dán hình gấu, 1 mũ múa dán hình thỏ, 1 mũ múa gồm đai mũ có gắn một hình tròn to chưa dán các chi tiết, 1 mũ múa hình voi có dán đầy đủ các chi tiết trừ hai tai và hai tai voi rời có băng dính hai mặt ở mặt sau.
2. Đồ dùng của trẻ
 - Mỗi trẻ: 1 mũ múa gồm đai mũ có gắn một hình tròn to chưa dán các chi tiết.
 - Mỗi trẻ: 1 đôi mắt, 1 miệng gấu, 1 miệng thỏ, 3 hình tròn, 3 hình hoa và các chi tiết có băng dính 2 mặt ở mặt sau bao gồm: 1 cặp tai thỏ , 1 cặp tai gấu, 1 cặp tai voi, 1 vòi voi.
 - Mỗi bàn 2 khay nhỏ đựng hồ dán, 2 khay đựng khăn lau tay và một khay đựng các chi tiết hình. 
 3. Đội hình: 
 - Trẻ ngồi bàn trên xốp trải nền, mỗi bàn 4 trẻ.
III . Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động 
của trẻ
1. Ổn định tổ chức, vào bài:
Cô cho trẻ xem slide “Khu rừng mùa xuân” để dẫn dắt vào bài.
- Chúng mình được đến thăm nơi nào đây ?
- Các con nhìn xem đây là ai nhỉ?
- Chúng mình cùng cùng chào vua sư tử nào!
- Vừa rồi, vua sư tử đã mời cô và các con đến tham dự “Lễ hội rừng xanh” nhân dịp đầu xuân đấy. Tuy nhiên, vua sư tử dặn chúng mình khi đến tham dự “Lễ hội rừng xanh” thì phải làm gì?
- Vua sư tử yêu cầu các con khi đến tham dự “Lễ hội rừng xanh” phải đội mũ múa hình con vật sống trong rừng đấy! Các con biết gì về mũ múa? Mũ múa được đội ở đâu? Mũ múa được dùng trong các hoạt động gì của chúng mình ở lớp?
- Đến chung vui “Lễ hội rừng xanh”, các con thích đội mũ múa hình con vật sống trong rừng nào?
- Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con dán mũ múa hình một số con vật sống trong rừng, đó là: con voi, con gấu, con thỏ để chúng mình cùng hoá trang và tham gia “Lễ hội rừng xanh” nhé!
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
 2.1. Hoạt động 1: Quan sát mũ múa mẫu của cô: 
* Cô cho trẻ quan sát mũ múa mẫu của cô:
- Cô có mũ múa hình mặt của những con vật nào đây?
- Vì sao các con biết đây là mũ múa hình con voi/ con gấu/ con thỏ? 
- Mũ múa hình con voi/ con gấu/ con thỏ được cô thể hiện có gì nổi bật? 
- Đố các con biết cô dán các chi tiết trên mũ múa hình con voi/ con gấu/ con thỏ như thế nào?
* Cô nhắc lại cách xếp, dán hình bằng hồ dán.
* Sau đó, cô dùng mũ múa hình voi còn thiếu hai tai và hai tai voi rời có băng dính hai mặt ở mặt sau để giới thiệu thêm với trẻ kĩ năng bóc băng dính hai mặt và dán hình bằng băng dính hai mặt.
* Cuối cùng, cô khái quát lại cách xếp và dán hình. 
 2.2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
 * Trước khi cho trẻ thực hiện, cô giới thiệu với trẻ các nguyên vật liệu để dán mũ múa hình con voi, con gấu, con thỏ. 
- Cô đã chuẩn bị cho các con những gì đây?
- Từ những vật liệu này các con muốn thể hiện mũ múa hình con vật nào?
* Cô hỏi ý tưởng của một số trẻ xem trẻ định dán mũ múa hình con gì, hỏi lại trẻ quy trình dán hình, đặc biệt là cách lựa chọn, sắp xếp các chi tiết, cách chấm hồ dán, cách dán băng dính hai mặt. Cô chú ý nhắc trẻ lau tay vào khăn sau mỗi lần chấm hồ và bỏ phần giấy trắng vào khay sau khi bóc băng dính hai mặt, đồng thời giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình.
* Cô mời trẻ về bàn thực hiện dán mũ múa hình voi/ gấu/ thỏ mà trẻ thích. Khi trẻ thực hiện cô bao quát trẻ và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
2.3. Trưng bày sản phẩm
Trẻ làm xong, cô giúp trẻ đội mũ múa lên đầu. Sau đó, cô mời từng nhóm có hình mũ múa giống nhau lên sân khấu trên nền nhạc bài hát có nội dung nói về hình con vật trên mũ múa đó để các bạn còn lại cùng quan sát và nhận xét. Cô mời một số trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn: Con dán được mũ múa hình con gì thế? Con thích mũ múa của bạn nào? Bạn dán được mũ múa hình con gì vậy? Con thấy bạn dán mũ múa hình con như thế nào? . . . 
3. Kết thúc 
 Cô nhận xét giờ học và khen ngợi các trẻ, mời các trẻ hát bài “Đi vào rừng xanh” và chuyển hoạt động.
Trẻ xem slide “Khu rừng mùa xuân”.
Trẻ trả lời
Trẻ chào vua sư tử
Trẻ trả lời
- Vâng ạ!
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ xem cô thực hiện kĩ năng bóc và dán bằng băng dính 2 mặt.
Trẻ lắng nghe 
 Trẻ trả lời
Trẻ về bàn thực hiện dán mũ múa hình con voi/ gấu/ thỏ mà trẻ thích.
Trẻ quan sát và nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
Trẻ hát “Đi vào rừng xanh”

File đính kèm:

  • docLop 3 tuoi Dan mu mua con voi gau_12743723.doc
Giáo Án Liên Quan