Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Tìm hiểu về bắp ngô - Nguyễn Thị Phương
I, MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của bắp ngô: bắp ngô, bẹ ngô, râu ngô, hạt ngô và lõi ngô.
- Trẻ biết hạt ngô dùng để ăn có thể chế biến thành nhiều món rất ngon, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe: ngô luộc, bắp rang bơ, salat ngô, bỏng ngô .
- Trẻ biết bắp ngô là sản phẩm của nghề nông.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý, nhận xét và ghi nhớ, bước đầu phán đoán về các phần bên trong của bắp ngô, cách tách hạt ngô ra khỏi bắp ngô.
- Trẻ có kỹ năng: bóc bẹ ngô, tách ngô, để riêng bẹ, râu, hạt, lõi ngô với sự giúp đỡ của cô.
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời to, rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, vật dụng của mình, của bạn trong giờ học.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG NGAC B GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Tìm hiểu về bắp ngô Đối tượng: Mẫu giáo bé C2 Số lượng: 14- 16 trẻ Thời gian: 20 – 25 phút Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Năm học 2018 – 2019 GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Tìm hiểu về bắp ngô Đối tượng: Mẫu giáo bé C2 Số lượng: 14- 16 trẻ Thời gian: 20 – 25 phút Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương I, MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của bắp ngô: bắp ngô, bẹ ngô, râu ngô, hạt ngô và lõi ngô. - Trẻ biết hạt ngô dùng để ăn có thể chế biến thành nhiều món rất ngon, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe: ngô luộc, bắp rang bơ, salat ngô, bỏng ngô. - Trẻ biết bắp ngô là sản phẩm của nghề nông. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý, nhận xét và ghi nhớ, bước đầu phán đoán về các phần bên trong của bắp ngô, cách tách hạt ngô ra khỏi bắp ngô. - Trẻ có kỹ năng: bóc bẹ ngô, tách ngô, để riêng bẹ, râu, hạt, lõi ngô với sự giúp đỡ của cô. - Trẻ biết lắng nghe và trả lời to, rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, vật dụng của mình, của bạn trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: - Trong phòng học: sạch sẽ, thoáng mát 2. Đồ dùng: 2.1. Đồ dùng của cô: - 20 bắp ngô sống, 1 mẹt, bát, ngô luộc, ngô rang bơ, 4 thúng có rán hình bắp ngô, bẹ ngô, hạt ngô, râu ngô, lõi ngô. - Powerpoint trò chơi vòng quay kỳ diệu 2.2. Đồ dùng của trẻ: - Mẹt, bắp ngô, bát nhỏ. - Quần áo: gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với thời tiết III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I) Ổn định tổ chức- gây hứng thú - Cô và trẻ trò chuyện thì xuất hiện 1 bác nông dân đến. Bác nông dân tặng cho mỗi trẻ 1 bắp ngô. Trẻ hứng thú II) Phương pháp, hình thức tổ chức 1. Khai thác hiểu biết và cho trẻ trải nghiệm về bắp ngô Mỗi bạn hãy ra kệ bê 1 mẹt đồ dùng về chỗ ngồi để cùng tìm hiểu bắp ngô nào! - Các con được bác nông dân tặng gì đấy? - Bắp ngô có những gì? - Đây là cái gì của bắp ngô?( cô chỉ vào vỏ ngô) - Còn đây là gì? ( Cô chỉ vào râu ngô) => Đây là bắp ngô, Bên ngoài bắp ngô có vỏ ngô hay còn gọi là bẹ ngô và râu ngô 2. Hoạt động phán đoán, trải nghiệm để nhận biết cấu tạo bên trong của bắp ngô - Cho trẻ đoán xem bên trong lớp bẹ ngô có gì? ( Cô và trẻ tiến hành bóc bẹ ngô) - Bên trong có gì đây? (cô chỉ vào hạt ngô và râu ngô bám vào hạt ngô) - Bẹ ngô và râu ngô dùng để làm gì? => Bẹ ngô dùng để cho trâu bò ăn, râu ngô dùng để đun nước uống có lợi cho sức khỏe. - Hạt ngô dùng để làm gì? => Hạt ngô dùng để ăn, có thể chế biến thành nhiều món rất ngon, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe: ngô luộc,chè ngô, súp ngô, ngô chiên, ngô xào, sữa ngô để uống.) - Làm thế nào để tách được hạt ngô ra? Cô và trẻ tiến hành tách hạt ngô ra. Cô hướng dẫn trẻ: Chúng mình cùng cầm ngô bằng tay trái và dùng tay phải để tách những hạt ngô ra. Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, quan sát và giúp đỡ những trẻ chưa làm được. Hỏi trẻ: + Con đang làm gì đấy? + Con tách được cái gì? - Tách hết hạt xong rồi các con thấy gì? ( có lõi ngô) - Lõi ngô có ăn được không?( không ăn được) - Lõi ngô dùng để làm gì?( dùng để cho trâu, bò ăn, đun bếp) => Cô chốt lại: Mỗi bắp ngô đều có bẹ ngô, râu ngô, có nhiều hạt ngô và có cả lõi ngô nữa đấy. (Cô chỉ vào từng phần trong mẹt cho trẻ nhìn) Mở rộng: Tất cả các phần của bắp ngô đều có thể sử dụng được, vỏ ngô và lõi ngô có thể cho trâu, bò ăn, râu ngô để đun nước uống, hạt ngô có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người: ngô luộc, bắp rang bơ, salat ngô, bỏng ngô. * Củng cố: - Trò chơi 1: Ai giỏi nhất: + Cách chơi: Cô đưa ra yêu cầu trẻ phải thật nhanh tay chọn các phần của ngô theo yêu cầu của cô. VD: Cô yêu cầu trẻ tìm râu ngô=> trẻ tìm râu ngô giơ lên và nói “râu ngô” - Cho trẻ để riệng : vỏ ngô, râu ngô, hạt ngô, lõi ngô ra các mẹt riêng và cất mẹt, cất bát. - Trò chơi 2: Bé tài năng + Cách chơi: Cô chia trẻ thành 4 nhóm. Cô đưa ra 4 chiếc hộp đã được khoét những lỗ thủng, trong hộp cô đã để sẵn các phần của bắp ngô. Khi cô đưa ra yêu cầu tìm phần nào của bắp ngô thì trẻ sẽ luồn tay qua các lỗ thủng và tìm các phần đó ở trong thùng.Thời gian chơi được tính theo 1 bản nhạc + Luật chơi: Đội nào tìm đúng theo yêu cầu của cô sẽ là đội chiến thắng Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nge Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ thực hiện Trẻ chơi III) Kết Thúc - Cô nhận xét tiết học, động viên khuyến khích khen ngợi trẻ. - Cho trẻ đi rửa tay và về lớp thưởng thức các món ngon được chế biến từ ngô mà bác nông dân mời. Trẻ lắng nghe Trẻ đi rửa tay và ăn các món được chế biến từ ngô
File đính kèm:
- Lop 3 tuoi Kp Bap ngo_12836583.doc