Giáo án Lớp Mầm - Tuần 13

* Cô cho trẻ ra sân đứng xúm xít quanh cô giáo, cô hỏi trẻ

- Cô cho trẻ kể tên một số đồ dùng, dụng cụ của nghề thợ xây mà trẻ biết

+ Các bác thợ xây làm những công việc gì?

- Để xây dựng lên những công trình các bác thợ xây cần đến những đồ dùng dụng cụ gì?( Dao xây, bay, bàn xoa , máy khoan, máy xúc .)

=> Cô chốt và giáo dục trẻ biết yêu quý các cô bác công nhân và bảo vệ các công trình do các các bác xây dựng lên.

 

doc45 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ KIẾN MỘT SỐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TUẦN 13
Thứ tự
Nội dung
Mục tiêu
Chuẩn bị
Tiến hành
1
Quan sát hoa đồng tiền
- Trẻ biết nhận xét và nêu đặc điểm của cây hoa đồng tiền.
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây hoa.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Chậu hoa đồng tiền cho trẻ quan sát 
* Cho trẻ ra sân để tiến hành quan sát cây hoa đồng tiền:
- Các con ơi trước mặt chúng mình là chậu hoa gì đây?
+ Chúng mình cùng quan sát thật kĩ cây hoa đồng tiền này, sau đó sẽ nêu nhận xét nhé:
- Cây hoa đồng tiền có đặc điểm gì?
- Lá như thế nào? màu gì?
- Bông hoa đồng tiền này màu gì? cánh hoa như thế nào? cuống hoa như thế nào?
- Muốn chậu hoa đồng tiền luôn tươi tốt và có nhiều bông hoa đẹp thì các con phải làm gì?
-> Cô chốt lại đặc điểm của cây hoa đồng tiền và giáo dục trẻ cách chăm sóc, bảo vệ cây hoa.
2
Vẽ viên gạch trên sân
- Biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ viên gạch trên sân.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
* KQMĐ; Đa số trẻ đạt được MT đề ra 
- Sân sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo an toàn.
- Mỗi trẻ một viên phấn.
* Cho trẻ ra sân đúng xung quanh cô giáo, cô cho trẻ quan sát và trò chuyện qua về đặc điểm của viên gạch
- Cho trẻ lấy phấn và vẽ viên gạch trên sân : Vẽ viên gạch là vẽ các nét thẳng ngang, dọc, xiên thành một khối chữ nhật
- Cô bao quát và động viên trẻ
- Cô nhận xét qua về viên gạch trẻ vẽ trên sân.
=> Cô chốt và giáo dục trẻ biết yêu quý các công trình của nghề xây dựng. 
3
Kể tên một số đồ dùng, dụng cụ nghề xây dựng
- Trẻ biết tên gọi một số đồ dùng dụng cụ nghề xây dựng
* KQMĐ; Đa số trẻ đạt được MT
- Sân rộng sạch sẽ, an toàn
* Cô cho trẻ ra sân đứng xúm xít quanh cô giáo, cô hỏi trẻ
- Cô cho trẻ kể tên một số đồ dùng, dụng cụ của nghề thợ xây mà trẻ biết
+ Các bác thợ xây làm những công việc gì?
- Để xây dựng lên những công trình các bác thợ xây cần đến những đồ dùng dụng cụ gì?( Dao xây, bay, bàn xoa , máy khoan, máy xúc..)
=> Cô chốt và giáo dục trẻ biết yêu quý các cô bác công nhân và bảo vệ các công trình do các các bác xây dựng lên.
4
Quan sát một số đồ dùng của nghề thợ xây
- Trẻ biết quan sát và gọi tên một số đồ dùng của nghề xây dựng 
- Biết mô tả những đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng nghề thợ xây khi được quan sát
* KQMĐ; Đa số trẻ đạt được MT
- Sân rộng sạch sẽ, an toàn
- Một số đồ dùng của nghề thợ xây: Bay, dao xây, thước đo...
* Cô cho trẻ ra sân đứng xúm xít quanh cô giáo, cô cho trẻ quan sát một số đồ dùng của nghề thợ xây
- Quan sát con dao xây
+ Đồ dùng gì đây? Con dao xây có đặc điểm gì? dùng để làm gì? 
+ Còn đây là đồ dùng gì? Cái thước đo này có những đặc điểm gì? Dùng để làm gì?
 .........
-> Sau khi cho trẻ quan sát mỗi đồ dùng cô chốt lại tên gọi, đặc điểm mỗi đồ dùng.
=> Giáo dục?: Giáo dục trẻ cần phải yêu quý, biết ơn các bác thợ xây.
 5
Xếp hột hạt trên sân 
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xếp hình để tạo ra một số đồ dùng đồ chơi của lớp theo gợi ý của cô
- Sân sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Mỗi trẻ một rổ hột hạt, khăn lau tay
* Cô cho trẻ ra địa điểm đã trọn.
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang học.
- Cô gợi ý cho trẻ dùng các loại hột hạt mà cô đã chuẩn bị để xếp hột hạt trên sân.
- Cho trẻ xếp, cô bao quát gợi ý trẻ.
- Trẻ xếp xong ( Cho trẻ lau tay sạch sẽ), cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ
 HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 13
 ( Tuần 2 của chủ đề)
Nội dung
Mục tiêu
Chuẩn bị
Tiến hành
Hoạt động góc
- Trẻ cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ khi chơi chơi hòa thuận, không tranh giành và nhường nhịn nhau.
- Trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
*KQMĐ: Đa số trẻ đạt mục tiêu đề ra.
- Lớp học an toàn, sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi chuẩn bị ở các góc.
* Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô trao đổi và giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi trong các góc.
+ Ai thích chơi trong góc xây dựng? Góc xây dựng sẽ chơi gì?
+ Ai sẽ chơi trong góc phân vai? Góc phân vai sẽ chơi trò chơi gì ?
+ Ai thích chơi trong góc nghệ thuật? Góc nghệ thuật sẽ chơi gì?
+ Bạn nào chơi trong góc học tập? Góc học tập các con sẽ chơi gì?
+ Ai thích chơi trong góc thiên nhiên? Góc thiên nhiên các con chơi gì?
- Trước khi chơi các con sẽ làm gì?
( Phân vai nhau chơi)
- Khi chơi các con sẽ chơi như thế nào? Sau khi các con chơi xong các con phải làm gì?
=> Cô chốt lại và giáo dục đạo đức vai chơi cho trẻ: Trước khi chơi các con phải phân vai nhau chơi trong nhóm chơi của mình, trong khi chơi lấy đồ chơi trong các góc, trao đổi nhẹ nhàng nhẹ nhàng, phải biết chơi đoàn kết với nhau, nhường nhịn đồ chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau nhé. Sau khi chơi xong các con phải biết cất đồ chơi nhẹ nhàng, gọn gàng đúng nơi quy định.
- Cho trẻ về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
* Quá trình chơi
- Cô đến từng góc chơi trao đổi với trẻ và hướng dẫn trẻ chơi.
- Đôi khi cô tham gia nhập vai chơi cùng trẻ nhằm hướng dẫn trẻ chơi tốt hơn
* Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng góc chơi nhận xét trẻ:
+ Cô cho trẻ tự nhận xét các bạn chơi trong nhóm ngày hôm đó.
+ Sau đó cô nhận xét chung từng góc chơi và cho trẻ cất đồ chơi nhẹ nhàng vào các góc.
1. Góc xây dựng: Xây dựng, lắp ghép ngôi nhà của bé
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xếp hình, xếp chồng, xếp cạnh ....các khối để xây dựng và lắp ghép ngôi nhà của bé theo ý thích 
* KQMĐ: Đa số trẻ đều đạt mục tiêu đề ra.
- Đồ dùng đồ chơi: Khối gỗ hình vuông, chữ nhật, tam giác, hột, hạt...
- Đồ chơi lắp ghép
- Cỏ, cây, hoa..
* Cô đến góc chơi hướng dẫn trẻ tham gia chơi
- Góc xây dựng các bạn sẽ chơi gì nào?
- Các bác dùng những gì để xếp hình cơ thể bé?
- Ai là bác chuyên chở vật liệu?
- Những bác nào chơi xây dựng ngôi nhà?
+ Các bác xây như thế nào?
+ Xây gì trước, xây gì sau?
+ Xây xong các bác sẽ làm gì cho ngôi nhà thêm đẹp?
- Những bác nào chơi lắp ghép ngôi nhà?
+ Các bác ghép ngôi nhà như thế nào?
+ Ghép gì trước? Ghép gì sau?
+ Ghép xong các bác sẽ làm gì cho ngôi nhà thêm đẹp?
- Cô hướng dẫn trẻ và bao quát trẻ chơi, động viên trẻ kịp thời
* Nhận xét sau khi chơi: 
- Cô đến góc chơi và cho trẻ tự nhận xét về các bạn chơi trong nhóm
+ Hôm nay góc chơi xây dựng các bác đã cùng nhau xếp được gì nào?
+ Các bạn đóng vai tham gia chơi có ngoan , có chăm chỉ không?
+ Có ai nói to hay tranh giành đồ chơi của bạn không?
=> Cô nhận xét chung về công trình và vai chơi của trẻ , động viên khen ngợi những trẻ chơi ngoan, tốt, nhắc nhở những trẻ chơi chưa tốt, động viên trẻ lần sau chơi tốt hơn. Sau đó nhắc nhở trẻ cất đồ chơi nhẹ nhàng, gọn gàng đúng nơi quy định.
2. Góc phân vai: 
Bán hàng 
 - Bác sĩ
- Trẻ biết nhập vai bác sĩ, y tá , bệnh nhân, người bán hàng, mua hàng và thể hiện được vai chơi của mình khi tham gia chơi trò chơi đóng vai ; Bán hàng- bác sĩ
* KQMĐ: Đa số trẻ đạt được mục tiêu đề ra.
- Đồ chơi bác sĩ, đồ chơi bán hàng.
* Cô đên góc chơi trao đổi và hướng dẫn trẻ tham gia chơi:
- Ai sẽ là cô bán hàng? Hằng ngày cô bán hàng làm những công việc gì? 
( bày biện hàng hóa ở của hàng của mình, bán hàng cho khách......)
+ Khi có khách mua hàng thì cô bán hàng phải như thế nào?( Niềm nở, vui vẻ, giới thiệu hàng cho khách)
+ Ai là người mua hàng? 
+ Người mua hàng khi mua hàng phải làm gì? ( Chọn hàng mình cần mua, mua xong phải trả tiền cho người bán hàng)
- Ai sẽ chơi làm bác sĩ, y tá? 
+ Bác sĩ, y tá làm những công việc gì hằng ngày? ( Khám chữa bệnh cho bệnh nhân)
+ Khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân bác sĩ, y tá cần đến những đồ dùng, dụng cụ gì?( Ống nghe, bơm kim tiêm, cặp nhiệt độ.........)
- Ai sẽ là bênh nhân? Bệnh nhân thì phải như thế nào?( Vâng lời bác sĩ, uống thuốc, nghỉ nghơi theo lời khuyên dặn dò của bác sĩ....)
- Trong quá trình chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ, bao quát giúp đỡ trẻ chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô cho trẻ tự nhận xét vai chơi của nhau trong góc chơi.
- Cô bán hàng hôm nay bán được nhiều hàng không? 
+ Cô sắp xếp các mặt hàng như thế nào? ( Gọn gàng, đẹp mắt....)
+ Hôm nay cô bán được những mặt hàng gì nhiều?
+ Khách mua hàng hôm nay đã mua được những hàng gì nhiều? Mua xong đã trả tiền cho cô bán hàng chưa?
+ Hôm nay bác sĩ có đông bệnh nhân đến khám không?
+ Khi bệnh nhân đến khám bác sĩ đã khám và dặn dò bệnh nhân như thế nào?
+ Các bệnh nhân hôm nay có nghe lời bác sĩ không?
-> Cô nhận xét chung các vai chơi, khen ngợi và động viên nhắc nhở trẻ lần sau chơi tốt hơn. Sau đó nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi nhẹ nhàng vào đúng nơi quy định.
3. Góc học tập sách:
 - Xem sách, tranh ảnh lô tô về chủ đề nghề nghiệp
- Làm sách, tranh ảnh về chủ đề nghề nghiệp
 - Trẻ biết xem sách, biết lật giở sách từ trái sang phải, nhẹ nhàng không làm rách sách, tranh
- Trẻ biết thu thập thông tin khi trẻ trò chuyện, trao đổi về các hình ảnh khi trẻ quan sát sách tranh , ảnh, lô tô về chủ đề nghề nghiệp
- Xem và nghe đọc các loại sách về chủ đề nghề nghiệp, biết nhờ cô giáo đọc sách cho nghe.
- Trẻ biết cầm sách đúng chiều, biết mở sách xem tranh, ảnh về chủ đề
* KQMĐ: Đa số trẻ đều đạt mục tiêu đề ra
- Sách, tranh ảnh, lô tô về chủ đề nghề nghiệp
- Hồ dán, giấy màu, các hình ảnh nhỏ về chủ đề nghề nghiệp.
* Cô đến góc chơi hướng dẫn trẻ xem sách tranh.
- Hôm nay góc học tập sách các con sẽ xem sách tranh ảnh, lô tô và làm sách về chủ đề nghề nghiệp nhé.
- Ai sẽ chơi xem sách, tranh ảnh, lô tô theo chủ đề nghề nghiệp nào?
+ Khi xem sách các con sẽ xem như thế nào?
+ Các con sẽ lật giở sách như thế nào?
-> Vậy khi xem sách, tranh ảnh chúng mình giở sách nhẹ nhàng và giở từng trang, không làm nhăn, rách sách tranh các con nhé, xem đến trang nào chúng mình quan sát, gọi tên, nhận xét đặc điểm của hình ảnh có trong tranh sách đó nhé
- Ai sẽ chơi làm sách, tranh ảnh theo chủ đề nghề nghiệp?
+ Các con sẽ làm gì để có sách tranh theo chủ đề?
-> Cô bao quát và hướng dẫn trẻ cách làm sách tranh theo chủ đề nghề nghiệp.
* NhËn xÐt sau khi ch¬i : 
- H«m nay các con ®­îc xem những tranh ¶nh g× nào? Trong sách, tranh ảnh, lô tô có những hình ảnh gì nhiều?
- Các con đã lật giở sách như thế nào?
- Các bạn đã cầm sách đúng chiều, biết mở sách để xem sách tranh ảnh chưa?
- Các bạn làm sách đã hoàn thành sách của mình chưa? Sách của các bạn làm có những hình ảnh gì?
-> Cô nhận xét chung, động viên, khuyến khích trẻ, nhắc nhở trẻ lần sau chơi tốt hơn rồi cho trẻ cất sách tranh, đồ dùng vào đúng nơi quy định.
4. Góc nghệ thuật:
 * Hát múa theo chủ đề.
* Vẽ, tô màu, nặn theo chủ đề
- Trẻ biết hát các bài hát về chủ đề Nghề nghiệp, trẻ biết một số hình ảnh về về các cô chú công nhân, nông dân thông qua một số bài hát về nghề nghiệp
- Biết sử dụng các nhạc cụ gõ đệm, biết vận động theo ý thích các bài hát khi hát các bài hát về chủ đề nghề nghiệp.
- Biết dùng các kỹ năng vẽ khác nhau để tao ra sản phẩm thông qua hoat động tạo hình như vẽ một số sản phẩm của nghề nông, nghề may, nghề gốm
- Biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ các nét tạo thành bức tranh đơn giản về chủ đề nghề nghiêp
- Biết tô màu cho tranh vẽ đều mịn không chờm ra ngoài
* KQMĐ: Đa số trẻ đều đạt mục tiêu đề ra
- Một số bài hát về chủ đề bản thân, phách tre, xắc xô.
- Sáp màu, Giấy A4.
- Bàn, ghế cho trẻ
* Cô đên góc chơi và hướng dẫn trẻ chơi
 - Hôm nay góc nghệ thuật sẽ chơi gì?
- Góc âm nhạc: Các con sẽ hát múa những bài hát về chủ đề gì? Có những bài hát nào về chủ đề nghề nghiệp?( Cháu yêu cô thợ dệt, lớn lên cháu lái máy cày, hạt gạo làng ta..)
+ Các con sẽ dùng những nhạc cụ gì khi hát và vận động theo bài hát? ( Xắc xô, phách tre.)
- Góc tạo hình: Các con sẽ vẽ và tô màu về chủ đề nghề nghiệp: 
+ Con thích vẽ hình ảnh gì về chủ đề nghề nghiệp nào?( Vẽ bác nông dân, vẽ sản phẩm của nghề sản xuất như củ khoai, sắn, quần, áo.) Vẽ song sẽ tô màu cho hình ảnh như thế nào?
+ Con thích nặn sản phẩm gì của nghề sản xuất ? Con nặn như thế nào?
- Cô bao quát, động viên và hướng dẫn, gợi ý trẻ cách vẽ, tô màu, nặn theo chủ đề
* NhËn xÐt sau khi ch¬i : 
- Cô gợi ý để trẻ nhận xét các bạn
chơi trong nhóm:
+ Hôm nay bạn nào chơi ngoan, bạn nào chơi chưa ngoan?
+ Các bạn đã hát múa những bài gì?
+ Các bạn đã vẽ , tô màu , nặn được những gì?
- Cô nhận xét chung các bạn tham gia chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời và cho trẻ cất đồ chơi nhẹ nhàng vào góc.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
- Trẻ thích quan sát , biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh: Biết tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cho cây.... 
- Xô nước, gáo múc nước, khăn lau, xô đựng rác.
* Cô đên góc chơi hướng dẫn trẻ tham gia chăm sóc cho cây:
- Góc thiên nhiên hôm nay các con sẽ làm gì?
- Hôm nay các con sẽ chăm sóc cho cây xanh đấy.
- Các con thấy trong góc thiên nhiên có những cây xanh nào ?
- Các con sẽ làm gì để chăm sóc cho cây nào?
- Cô cùng trẻ tiến hành chăm sóc cho cây như: Nhổ cỏ, lau lá, tưới nước cho cây.....
- Cô bao quát, nhắc nhở, động viên trẻ kịp thời.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô gợi ý để cho trẻ tự nhận xét các bạn trong nhóm:
+ Hôm nay các bạn đã làm những gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
+ Bạn nào hôm nay chăm sóc cây chăm chỉ nhất?
+ Có bạn nào chưa làm việc gì để chăm sóc cho cây không?
- Cô nhận xét chung, nhắc nhở, động viên trẻ để trẻ hăng say làm tốt hơn ở những lần sau. Cho trẻ cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.
 KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 02 tháng 12 năm 2019
Hoạt động
Nội dung
Mục tiêu
Chuẩn bị
Tiến hành
Đón trẻ
- Trò truyện về một số nghề xây dựng
- Trẻ biết tên gọi, sản phẩm, ích lợi của một số nghề xây dựng
- Trẻ biết nghe và hiểu các từ khái quát về nghề xây dựng.
- Trẻ biết chú ý lắng nghe giữ trật tự khi cô , bạn nói, không nói leo
* KQMĐ; Đa số trẻ đạt được MT đề ra 
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát
- Cô trò truyện về một số nghề sản xuất 
- Trong xã hội có những nghề nào được gọi là nghề xây dựng? ( Nghệ thợ xây, thợ mộc)
- Sản phẩm của nghề xây dựng là gì? ( Là những công trình như nhà cửa, trường học, công viên, bệnh viện, cầu, đường xá..)
- Xây dựng lên những công trình đó dùng để làm gì?
- Để làm nên những công tringh đó thì các bác thợ xây, thợ, mộc cần dùng đến những đồ dùng dụng cụ gì?
( Dao xây, bay, bàn xoa, thước đo, máy cưa, máy đục, máy khoan.)
=> Cô chốt và giáo dục trẻ biết yêu quý các cô bác công nhân và giữ gìn các công trình xây dựng.
Hoạt động Học
* LVPTTC
- VĐCB: Bò chui qua cổng 
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có mục đích: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1. Trò chơi vận động: Bắt bướm
- Trẻ biết nhún chân bật lên cao và dơ tay cao để bắt bướm
- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi
- Sân rộng, sạch, an toàn, 1 con bướm làm bằng xốp bitit.
* Cô nói cách chơi và luật chơi
- Cách chơi: Cô đứng giữa và các con đứng xung quanh. Cô cầm cây có con bướm và nói “Chúng ta có một con bướm đẹp đang bay, khi con bướm đấy bay đến trước mặt ai thì người đấy hãy nhảy lên bắt bướm.”
- Luật chơi: Các con chỉ cần chạm tay vào con bướm là coi như bắt được bướm
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần , cô bao quát trẻ động viên, khuyến khích trẻ chơi.
-> Cô nhận xét sau mỗi lần chơi của trẻ và bao quát trẻ khi chơi. Động viên khich lệ trẻ kịp thời
3. Chơi tự do : Ch¬i đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng, phấn.
- Trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy nhau .
- Biết giữ gìn đồ chơi.
- Sân sạch, một số đồ chơi như phấn, bóng, đồ chơi ngoài trơi sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
* Cô giới thiệu nội dung chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời và các đồ chơi cô đã chuẩn bị.
- Cô nhắc nhở trẻ trước khi chơi và khoanh vùng phạm vi chơi
- Khi chơi các con chơi như thế nào? 
- Cô bao quát trẻ chơi 
- Hết giờ chơi cô tập chung trẻ lại nhận xét quá trình chơi của trẻ rồi cho trẻ vào lớp.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây dựng, lắp ghép ngôi nhà của bé
- Góc phân vai: Bán hàng
- Góc học tập: Xem sách, tranh ảnh, lô tô về chủ đề nghề nghiệp
- Góc nghệ thuật: Hát múa theo chủ đề
Hoạt động chiều
1. Vận động nhẹ: Bóng tròn to
- Vận động đơn giản theo lời của bài hát Bóng tròn to
- Máy tính, loa.
- Cô cho trẻ đứng vòng tròn và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát 1- 2 lần
- Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời
2. Ôn VĐCB: Bò chui qua cổng
- Trẻ biết phối hợp tay nọ chân kia bò chui qua cổng không chạm vào cổng
*KQMĐ: Đa số trẻ đạt được mục tiêu đề ra
- Xắc xô, vạch chuẩn, cổng chui
* Cô giới thiệu nội dung hoạt động.
- Cô cho hai trẻ thực hiện tốt nhất lên thực hiện lại cho cả lớp cùng xem
- Cho lần lươt hai trẻ một lên thực hiện
( Cô chú trọng ôn luyện lại nhiều lần hơn cho những trẻ thực hiện vận động kém để trẻ đạt được MT bài học)
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời.
3. Chơi tự chọn
* Chơi với những đồ chơi cô chuẩn bị:
- Chơi với đất nặn
- Chơi giấy và bút sáp
- Chơi với đồ chơi lắp ghép
- Trẻ biết chơi với từng loại đồ chơi cô chuẩn bị, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Lớp học sạch sẽ.
- Đất nặn, bút sáp màu, đồ chơi lắp ghép.
* Cô giới thiệu các đồ chơi cô đã chuẩn bị.
+ Gợi ý cho trẻ cách chơi với những đồ chơi đó
+ Cho trẻ nhận đồ chơi theo sở thích
+ Cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ chơi. Cô nhắc trẻ chơi ngoan, đoàn kết nhường nhịn bạn chơi.
- Khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
* Rèn những MT có trẻ chưa đạt ngày hôm trước.
................
................
................
................
................
...............
................
...............
................
................
................
................
................
................
................
................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
........................
...........................................................................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
................................................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................................................................
..............................................................................................
.............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.........................................................

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 13_12808068.doc
Giáo Án Liên Quan