Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ đề: Phố phường bản làng em - Nhánh 1: Quê hương – Bản làng em

 I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức:

 - 3T trẻ biết gọi tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Lai Châu như: Động pusam cáp, động Tiên Sơn, núi đá ô, . biết giữ gìn và bảo vệ.

 - 4T trẻ biết được cảnh đẹp và ý nghĩa một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, biết giữ gìn và bảo vệ

 2. Kỹ năng:

 - 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Lai Châu.

 - 4T trẻ có kỹ năng nhận xét một số đặc điểm và ý nghĩa của một số di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở Lai Châu

 3. Thái độ:

 - Trẻ có ý thức trong hoạt đông, hứng thú tham gia vào hoạt động

 - Giáo dục trẻ biết gĩn gìn và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

 II. Chuẩn bị:

 - Một số tranh ảnh về quê hư¬ơng Lai Châu

 - Quần áo gọn gàng

 III. Tổ chức các hoạt động

 

doc58 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ đề: Phố phường bản làng em - Nhánh 1: Quê hương – Bản làng em, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: PHỐ PHƯỜNG BẢN LÀNG EM
Thực hiện 3 tuần từ ngày 11/4 – 29/4/2016.
NHÁNH 1: QUÊ HƯƠNG – BẢN LÀNG EM
Thực hiện 1 tuần từ ngày 11- 15/4/2016
Ngày soạn: 9/4/2016
Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2016
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ: TRÒ CHUYỆN VỀ QUÊ HƯƠNG BÉ.
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức: 
	- 3T trẻ biết gọi tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Lai Châu như: Động pusam cáp, động Tiên Sơn, núi đá ô,. biết giữ gìn và bảo vệ.
	- 4T trẻ biết được cảnh đẹp và ý nghĩa một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, biết giữ gìn và bảo vệ
	2. Kỹ năng: 
	- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Lai Châu.
	- 4T trẻ có kỹ năng nhận xét một số đặc điểm và ý nghĩa của một số di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở Lai Châu
	3. Thái độ: 
	- Trẻ có ý thức trong hoạt đông, hứng thú tham gia vào hoạt động
	- Giáo dục trẻ biết gĩn gìn và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
	II. Chuẩn bị:
	- Một số tranh ảnh về quê hương Lai Châu
	- Quần áo gọn gàng
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “ Quê hương tươi đẹp
+ Bài hát nói về điều gì?
 + Quê hương trong bài hát có gì?
 + Trong bài hát quê hương của bạn nhỏ ở miền núi hay đồng bằng?
=> Quê hương của bạn nhỏ trong bài hát ở miền núi có đồng lúa xanh, có núi rừng ngàn cây, mùa xuân về muôn hoa khoe sắc... còn quê hương của các con có gì hãy giới thiệu cho cô và các bạn cùng nghe....
 2. Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ về quê hương Lai Châu
+ Theo các con hiểu quê hương là gì?
=> Nơi có những người bà con, hàng xóm... nơi bé sinh ra và lớn lên được gọi là quê hương.
+ Quê hương của các con ở đâu?
+ Quê hương của chúng ta thuộc miền núi hay đồng bằng?
+ Ở Lai Châu nhà con ở xã nào? Bản gì?
+ Nơi các con ở là vùng nông thôn hay thành thị?
+ Thế nào gọi là làng xóm?
=> Làng xóm là nhiều nhà ở gần nhau, mọi người cùng nhau làm việc, trồng rau, trồng lúamọi người trong một xóm rất yêu quý nhau, giúp đỡ nhau. Nên các cụ ta từ ngàn xưa đã đúc kết ra một câu:“Bán anh em xa, mua láng giếng gần".Làng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”. Để nói lên tình làng nghĩa xóm thân thiết.
=> Dù ở phố phường đông đúc hay ở làng quê yên bình nơi chúng ta sinh ra và lớn lên đó chính là Quê Hương của chúng ta.
- Các con ạ! quê hương Lai Châu của chúng ta rất đẹp. Những người con của mảnh đất Anh hùng này luôn tự hào về những di tích lịch sử làm chấn động Năm châu, những danh lam thắng cảnh và những điệu xòe hiếu khách.
+ Hãy kể tên 1 số di tích lịch sử ở Lai Châu
+ Tại sao lại gọi là di tích lịch sử?
- Cho trẻ xem những tranh ảnh về hầm đờ cát, đồi A1...
=> Ở Lai Châu cũ nay là Điện Biên có nhiều di tích lịch sử như: Đồi A1, hầm Đờ cát, sân bay Mường Thanh....Di tích lịch sử là những hiện vật có thật trong chiến tranh và được lưu giữ và bảo tồn mãi mãi cho đến ngày nay, để nhớ lại quân và dân ta đã đánh thắng giắc Pháp, đã có rát nhiều các chiến sỹ hy sinh anh dũng tại chiến trường...
+Nơi để các chiến sỹ hy sinh yên nghỉ gọi là gì?
+Trong chiến đấu các chiến sỹ cần đến những đồ dùng gì?
+ Những đồ dùng đó còn được lưu giữ ở đâu?
- Cho trẻ xem hình ảnh nghĩa trang A1, khu Bảo tàng.
=> Nơi yên nghỉ của các chiến sỹ là nghĩa trang, trong chiến đấu các chiến sỹ phải dùng đến rất nhiều đồ dùng như: súng, đạn, pháo...những đồ dùng đó hiện nay được lưu giữ tại Bảo tàng ...
- Lai Châu không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn có rất nhiều cảnh đẹp
+Hãy kể 1 số danh lam thắng cảnh ở Lai Châu?
- Cho trẻ xem tranh ảnh như động Pu sam cáp, động Tiên Sơn, và có núi đá Ô ở Sìn Hồ, suối nước nóng ở Phong Thổ....
=> Ở quê hương Lai Châi có rất nhiều cảnh đẹp như: bờ hồ, quảng trường Lai Châu....
 + Ở quê hương Lai Châu có những dân tộc nào? phong tục? trang phục của dân tộc đó?
=> Ở miền núi Lai Châu có nhiều dân tộc chung sống, tuy mặc trên người những chiếc áo khác nhau, với những bản sắc dân tộc khác nhau nhưng họ đều đoàn kết và chung một lòng yêu nước nồng nàn. Bây giờ các con sẽ cùng tham gia vào trò chơi Nghe và đoán xem bài hát của dân tộc nào nhé.
- Cô hát hoặc mở nhạc: Inh lả ơi, mưa rơi, gà gáy le te.trẻ đoán tên bài hát, tên làn điệu dân ca.
+ Ở quê hương ta hàng năm có những ngày lễ hội nào?
+ Trong ngày hội đó thường tổ chức như thế nào?
+ Món đặc sản của quê hương ta là gì?
+ Có những nghề truyền thống nào?
=> Món đặc sản của quê hương ta là các món nướng, thịt nướng, cá nướng... và cơm lam, nghề truyền thống của quê hương ta là nghề nông. 
+ Các con phải làm gì để bảo vệ quê hương ta?
 + Các con là những thế hệ đi sau các con có suy nghĩ gì để xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước không?
=> Cô mong muốn tất cả các con ngồi đây sẽ cố gắng là những đứa con ngoan của cha mẹ ông, bàgiữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, là những học trò ngoan của cô giáo góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp xây dựng Lai Châu giàu đẹp
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Nghe dân ca, đoán tên làn điệu
- Thế giới biết về Việt Nam không chỉ có bài hát mà còn nổi tiếng với những làn điệu dân ca...
- Trẻ hát bài hát của vùng mình, của một số dân tộc 
- Cô bao quát, động viên trẻ 
4. Hoạt động 4: Kết thúc: 
- Cô dẫn dắt cho trẻ ra chơi 
- Quê hương tươi đẹp
- Vùng miền núi
- Là nơi sinh ra và lớn lên
- Sìn Hồ - Lai Châu 
- Miền núi ( 3- 4 t)
- Trẻ trả lời ( 3 – 4 t)
- Vùng nông thôn ( 4 t)
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Nghĩa trang ( 4 t)
- Súng, pháo..( 3- 4 t)
- Bảo tàng
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ kể 
- Dệt thổ cẩm
- Giữ gìn và bảo vệ..
- Trẻ hát
- Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: HOA HỒNG
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THỎ ĐỔI CHUỒNG
CHƠI TỰ DO: CHƠI THEO Ý THÍCH
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức:
	- 3T trẻ biết gọi tên một số đặc điểm của hoa Hồng (có cành, lá, cánh hoa, nhụy hoa, màu sắc, ích lợi..) 
	- 4T trẻ nhận biết được đặc điểm của hoa Hồng (có cành, nhụy, màu sắc, ích lợi, chăm sóc bảo vệ hoa, môi trường thiên nhiên)
	- Hứng thú chơi trò chơi, chơi đoàn kết
	2. Kỹ năng:
	- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên hoa, đặc điểm của hoa Hồng
	- 4T trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích 
	- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
	3. Thái độ:
	- Trẻ có ý thức hoạt động, có hứng thú trong hoạt động
	- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ hoa
	II. Chuẩn bị: 
	- Cây hoa Hồng, sân sạch sẽ, rộng rãi
	- Trang phục gọn gàng, tâm thế thỏa mái 
	- Chiếu, sỏi, hột, hạt 
 	III. Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Kiểm tra sức khoẻ và trang phục của trẻ.
- Cô cùng trẻ hát bài màu hoa đi ra bồn hoa
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Bồn hoa lớp mình có những loại hoa gì?
- Hôm nay cô cùng các con cùng quan sát cây hoa Hồng xem có đặc điểm gì nhé 
2. Hoạt động 2: Quan sát hoa Hồng.
- Con quan sát xem đây là hoa gì ? 
- Hoa cúc có đặc điểm gì? 
- Cánh hoa Hồng như thế nào? 
- Hoa Hồng màu gì? 
- Lá hoa Hồng như thế nào? 
- Trồng hoa Hồng để làm gì? 
- Muốn cho hoa đẹp các con phải làm gì? 
- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ hoa
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Thỏ đổi chuồng 
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Theo ý thích 
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét từng nhóm 
- Trẻ chỉnh trang quần áo
- Về các màu hoa
- Trẻ kể ( 3- 4 t)
- Hoa Hồng ( 4 t)
- Có cánh, nhụy...( 4 t)
- Cánh to tròn ( 4 t)
- Màu đỏ ( 3 t)
- Lá có răng cưa (4 t)
- Để làm cảnh ( 4 t)
- Chăm sóc, tưới nước..( 4t)
- Trẻ nói cách chơi 
- Cả lớp cùng chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
	Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo
	Nhóm 2: Góc xây dựng: Xây làng xóm của bé
	Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về quê hương
	Nhóm 4: Góc học tập: Xem tranh ảnh và nói nội dung bức tranh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn trò chơi mới: Ném còn 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 9/4/2016
Ngày dạy: Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2016
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN: ÔNG GIÓNG
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức:
	- 3T trẻ nhớ tên câu chuyện , tên các nhân vật trong chuyện Ông Gióng như: ( Vua Hùng, Sứ Giả, mẹ Gióng, Gióng, dân làng, giặc Ân )
	- 4T trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết kể chuyện diễn cảm cùng cô
	+ Trẻ hát cùng cô bài hát: Quê hương tươi đẹp
	2. Kỹ năng:
	- 3T trẻ có kỹ năng nhớ tên chuyện, tên các nhân vật
	- 4T trẻ có kỹ năng kể chuyện diễn cảm
	3. Thái độ:
	- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện. giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước
	II.Chuẩn bị:
	- Tranh minh họa câu chuyện, cố thuộc câu truyện
	- Trang phục gọn gàng
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: Quê hương tươi đẹp
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về gì ?
- Quê hương các con ở đâu ?
- Các con có yêu quê hương của mình không?
=> Các con ạ quê hương là nơi các con sinh ra và lớn lên, quê hương được ví như chùm khế ngọt vì thế các con phải biết yêu quí và biết bảo vệ quê hương của mình lúc nào cũng luôn tươi đẹp và bình yên có một câu chuyện truyền thuyết kể về cậu bé có lòng yêu nước nồng nàn muốn biết tình thần yêu nước đó được thể hiện như thế nào các con hãy chú ý lắng nghe cô kể chuyện Ông Gióng nhé
2. Hoạt động 2: Kể diễn cảm.
- Cô kể diễn cảm lần 1 kết làm cử chỉ điệu bộ
- Lần 2 kể kết hợp tranh minh họa
3. Hoạt động 3 : Đàm thoại giảng giải trích dẫn
- Cô vừa kể câu chuyện gì ?
- Câu chuyện kể về ai? 
- Gióng là người như thế nào ?
- Giặc ân sang nước ta chúng đã làm gì?
- Ai đã sai sứ giả đi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước ? 
- Khi thấy sứ giả bắc loa gọi Gióng như thế nào ?
- Gióng đã nói gì với sứ giả? 
=> Giặc ân rất tạo bạo chúng sang nước ta giết người đốt phá hết của cải của nhân dân, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước, liệu đã tìm được người tài giỏi không các hãy nghe cô trích đoạn 
( Giặc ân sang xâm...... Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con)
- Khi Sứ Giả đi rồi Gióng đã bảo mẹ làm gì ? 
- Một mình mẹ nấu cơm cho Gióng ăn có đủ không? 
- Ai nấu cơm cho Gióng ăn nữa ? 
- Khi ăn xong Gióng như thế nào? 
=> Gióng đã nói với sứ giả khi sứ giả đi rồi bảo mẹ thổi cơm cho gióng ăn, ăn xong gióng như thế nào được trích đoạn (Mẹ gióng thổi cơm cả làng thổi cơm..... Tráng sỹ cao lớn khỏe mạnh)
- Khi áo giáp sắt, gậy sắt, nón sắt, ngựa sắt mang đến Gióng đã làm gì ?
- Gióng đã đánh giặc như thế nào?
- Khi đánh giặc gậy sắt của gióng đã làm gì? 
- Đánh xong giặc Ân Gióng đã đi đâu ? 
- Nhớ công ơn Gióng nhân dân ta đã làm gì? 
=> Từ khi nói với sứ giả Gióng đã ăn rất khỏe và rất cao lớn, Gióng đã dũng cảm đánh tan giặc ân 
 Kể trích đoạn " Gióng mặc áo giáp sắt........... lập đền thờ ông
4. Hoạt động 4 : Dạy trẻ kể chuyện. 
- Cô cho cả lớp kể chuyện cùng cô 2- 3 lần
- Từng tổ kể nối từng đoạn 
5. Hoạt động 5 : Kết thúc: 
 - Cho trẻ ra chơi
- Quê hương tươi ..
- Quê hương
- Lai Châu ( 3- 4 t)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô kể 
- Ông Gióng ( 4 t)
- Gióng ( 3 t)
- Đã lên 3 tuổi.....( 3 t)
- Giết người đốt nhà (4 t)
- Vùng Hùng ( 4 t)
- Mẹ ơi mẹ...... 
- Hỡi sứ giả hãy về tâu....
- Trẻ chú ý nghe
- Thổi cơm cho Gióng ăn
- Cả làng
- Vươn vai đứng dậy ...
- Đi đánh giặc
- Cưỡi ngựa bay ..lên trời
- Lập đền thờ ...
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ kể chuyện cùng cô
- Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: CÂY HOA BÓNG NƯỚC
TRÒ CHƠI: NHẢY TIẾP SỨC
CHƠI TỰ DO: SỎI, HỘT HẠT, BÓNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức: 
- 3T trẻ biết gọi tên cây hoa, nói một số đặc điểm của hoa ( Bóng nước ) thân, cành, lá, cánh hoa, nhụy, màu sắc
 - 4T trẻ biết nhận xét một số đặc điểm của hoa bóng nước, có cành, nhụy,.... biết chăm sóc và bảo vệ không ngắt hoa chơi 
- 3, 4T trẻ biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết
2. Kỹ năng: 
- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số đặc điểm của cây hoa bóng nước rõ ràng, mạch lạc, nói đầy đủ các câu
- 4T trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, có kỹ năng chơi theo nhóm bạn, chơi đoàn kết
3. Thái độ: 
- Trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa, biết gữi gìn môi trường sạch sẽ
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của cô.
- Cây bóng nước, 4 lá cờ, 2 ống cắm cờ
- Sân bằng phẳng, sạch sẽ
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
- Sỏi, hột hạt, bóng, vòng.....
 III. Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Kiểm tra sức khoẻ và trang phục của trẻ.
- Cho trẻ hát bài ( Màu hoa ) đi ra bồn hoa
2. Hoạt động 2: Quan sát cây hoa bóng nước
- Ở bồn hoa lớp mình có trồng những loại hoa gì?
- Hôm nay cô cùng các con cùng quan sát cây hoa bóng nước nhé 
- Ai có nhận xét gì về hoa bóng nước này?
- Hoa bóng nước có đặc điểm gì?
- Cánh hoa bóng nước như thế nào?
- Hoa bóng nước có màu gì?
- Lá hoa bóng nước như thế nào?
- Trồng hoa bóng nước để làm gì?
- Muốn cho hoa đẹp các con phải làm gì?
=> Cô củng cố ...Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ hoa 
3. Hoạt động 3: TCVĐ: Nhảytiếp sức 
- Cô giới thiêu trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
3. Chơi với: Sỏi, hột hạt, bóng, vòng
- Cô giới thiệu đồ chơi, các nhóm chơi cho trẻ vào các nhóm chơi 
- Trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đoàn kết.
Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi cho trẻ vệ sinh, vào lớp.
- Sửa sang quần áo
- Trẻ hát ( 3- 4 t)
- Trẻ trả lời ( 4T)
- Có thân, lá, cánh, nhụy ( 4 t)
- Trẻ nhận xét (4T)
- Màu hồng ( 3 t)
- Lá nhỏ có răng cưa (4T)
- Để làm cảnh (4T)
- Chăm sóc, tưới nước.. ( 3- 4 t)
- Trẻ nói cách chơi, luật chơi 
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi đoàn kết
- Vệ sinh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo
	Nhóm 2: Góc xây dựng: Xây làng xóm của bé
	Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về quê hương
	Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động tự chọn: Ôn bài cũ buổi sáng 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 10/4/2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
NDTTDH: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
NDKHNH: INH LẢ ƠI
TCAN: THI XEM AI NHANH
 I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức:
	- 3T trẻ nhớ tên bài hát , biết hát cùng anh chị
	- 4T trẻ thuộc lời bài hát “Quê hương tươi đẹp”
	- Trẻ hứng thú chơi trò chơi, lắng nghe cô hát
	2. Kỹ năng:
	- Trẻ có kỹ năng tai nghe nhạc, kỹ năng chơi trò chơi
	3. Thái độ:
	- Trẻ có ý thức học tập, có hứng thú tham gia hoạt động
	- Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc, biết yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn những cảnh đẹp của quê hương
	II. Chuẩn bị:
	- Xắc xô
	- Quần áo gọn gàng 
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về quê hương 
- Nơi cha mẹ sinh thành ra chúng ta được gọi là gì?
- Các con đang sống ở đâu?
- Ở quê hương Lai Châu của chúng mình có những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nào?
=> Quê hương Lai Châu của chúng ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Động Tiên Sơn, Suối nước nóng, Động Pu sam cáp, núi đá ô.., Các con ạ ai cũng có quê hương, quê hương chính là nơi cha mẹ sinh thành ra chúng ta nuôi chúng ta khôn lớn trưởng thành.Và quê hương còn được thành những bài hát, bản nhạc rất hay đấy. Giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “Quê hương tươi đẹp” của nhạc sĩ.....các con hãy lắng nghe cô hát nhé.
2. Hoạt động 2: Dạy hát “ Quê hương tươi đẹp”
- Cô hát cho trẻ nghe 1 - 2 lần
- Cả lớp hát cùng cô 2 – 3 lần
- Từng tổ hát luân phiên nhau hát
- Nhóm, cá nhân hát 
- Cô chú ý sửa sai, động viên , khuyến khích trẻ
- Nhân xét sau khi trẻ hát
3. Hoạt động 3: Nghe hát bài: Inh lả ơi
 - Ở Lai Châu có rất nhiều anh em các dân tộc, mỗi dân tộc có tiếng nói, có các bài hát về dân tộc của minh, để biết được dân tộc nào có bài hát hay nhất. Các con hãy cùng lắng nghe cô hát bài hát: Inh lả ơi nhé Dân tộc thái 
- Cô hát cho trẻ nghe 2 - 3 lần lần kết hợp với động tác minh hoạ
4. Hoạt động 4: Trò chơi “ Thi xem ai nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
5. Hoạt động 5: Kết thúc. 
- Cho trẻ ra chơi
- Quê hương
- Nậm Mạ - SH-Lai châu
- Trẻ kể tên
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hứng thú hát
- Từng tổ luân phiên
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CÂY HOA DỪA
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: ĐÀN CHUỘT CON
CHƠI TỰ DO: SỎI, HỘT HẠT, BÓNG, VÒNG
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức: 
	- 3T trẻ biết gọi tên một số đặc điểm của hoa dừa như: có cành, lá, cánh hoa, nhụy hoa, mầu sắc của hoa
	- 4T trẻ biết nhận xét được đặc điểm của hoa Dừa có như: Thân, cành, lá, cánh hoa, nhụy hoa, màu hoa, biết ích lợi, biết chăm sóc bảo vệ hoa, bảo vệ 
môi trường.
	- Trẻ hứng thú chơi trò chơi, chơi đoàn kết
	2. Kỹ năng: 
	- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số đặc điểm của hoa dừa
	- 4T trẻ có kỹ năng nhận xét đặc điểm của hoa dừa
	3. Thái độ:
	- Trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa, có ý thức trong hoạt động
	- Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động
	II. Chuẩn bị: 
	- Cây hoa dừa, 4 lá cờ, 2 ống cắm cờ
	- Trang phục gọn gàng, tâm thế thỏa mái
	- Chiếu, Sỏi, hột hạt, bóng, vòng.....
	III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài Màu hoa
- Bài hát nói về điều gì?
- Các con biết có những loại hoa gì?
- Hôm nay cô cùng các con cùng quan sát cây hoa dừa xem có đặc điểm gì nhé 
2. Hoạt động 2: Quan sát cây hoa Dừa
- Đây là hoa gì? 
- Hoa Dừa có đặc điểm gì?
- Hoa Dừa có mấy cánh? 
- Hoa Dừa màu gì?
- Lá hoa Dừa như thế nào?
- Trồng hoa Dừa để làm gì? 
- Muốn có nhiều hoa các con phải làm gì ?
- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ hoa 
3. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi: Đàn chuột con 
- Cô giới thiêu trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
4. Hoạt động 4 : Chơi với Sỏi, hột hạt,
 bóng, vòng
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét từng nhóm chơi
- Cô nhận xét buổi chơi cho trẻ ra chơi
- Màu hoa
- Trẻ kể
- Trẻ nhận xét.
- Có nhụy, cánh...
- Cánh nhỏ 
- Màu tím
- Lá nhỏ màu xanh
- Để làm cảnh
- Trồng,chăm sóc
- Trẻ nhắc cách chơi ..
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi đoàn kết
- Trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	Nhóm 1: Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề.
	Nhóm 2: Góc xây dựng: Xây làng xóm của bé
	Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về quê hương
	Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động tự chọn: Hát và nghe các bài hát về chủ đề 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn: 11/4/2016
Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2016
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
QUÊ HƯƠNG, LÀNG XÓM, PHỐ PHƯỜNG	
	I. Mục đích- yêu cầu
	1. Kiến thức
	- 3, 4T trẻ biết được đặc điểm địa phương nơi mình sống.
	- Bước đầu thể hiện mối quan hệ và trách nhiệm của trẻ nơi cộng đồng và môi trường sống.
	2. Kỹ năng
	- 3,4T ghi nhớ có

File đính kèm:

  • docchu_de_pho_phuong_ban_lang_em.doc
Giáo Án Liên Quan