Giáo án Mầm non - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Hoạt động âm nhạc - Chủ đề: Gia đình - Nhánh: Gia đình của bé
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung của bài hát: “ Cả nhà thương nhau ”
2.Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ có kỹ năng vận động bài hát theo yêu cầu
-Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát: “ Ba ngọn nến lung linh ”
- Trẻ biết chơi trò chơi: “ Cảm thụ âm nhạc ”
3.Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC Chủ đề: Gia đình Nhánh: Gia đình của bé NDTT: Dạy vận động minh họa: “ Cả nhà thương nhau ” NDKH: - Nghe hát: “ Ba ngọn nến lung linh ” - TCÂN: Cảm thụ âm nhạc Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi ( Mẫu giáo nhỡ) Số trẻ: Cả lớp Địa điểm: Lớp B1 - Trường mầm non Bình Minh II Thời gian: 30 – 32 phút Ngày dạy: 13/11/2013 Người dạy: Vũ Hồng Tứ I.Mục đích – yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung của bài hát: “ Cả nhà thương nhau ” 2.Kỹ năng: - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát. - Trẻ có kỹ năng vận động bài hát theo yêu cầu -Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát: “ Ba ngọn nến lung linh ” - Trẻ biết chơi trò chơi: “ Cảm thụ âm nhạc ” 3.Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động. - Trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị: 1.Cho cô: - Đàn, máy tính, băng nhạc các bài hát. - Ba ngọn nến làm bằng xốp. 2.Cho trẻ: - Hoa múa cài tay ( hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa hướng dương) III.TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Lưu ý 1.Ổn định tổ chức lớp và gây hứng thú: - Cô và trẻ đọc bài đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng” - Đàm thoại: + Cô và các con vừa đọc bài đồng dao gì? + Trong bài đồng dao có những ai? Giáo dục: Tất cả các con ai cũng có ông bà, bố mẹ và rất nhiều người thân, đó chính là những người thân trong gia đình. Gia đình là nơi chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nơi mà các con nhận đựợc nhiều tình yêu thương nhất. Vì vậy các con nhớ yêu quý gia đình của mình nhé. 2.Nội dung dạy: a) DVĐMH: “ Cả nhà thương nhau ” ( Nhạc sĩ: Hoàng Văn Yến ) - Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “ Cả nhà thương nhau ” Hỏi trẻ: Tên giai điệu bài hát, tên tác giả, nội dung của bài hát. - Cô cho trẻ hát 2 lần - Bài hát có giai điệu như thế nào? - Để bài hát hay hơn các con cần phải làm gì? * Cô cho các nhóm tự nghĩ ra động tác minh họa cho bài hát. Cô mời các nhóm lên vận động minh họa 1 đoạn của bài hát. * Cô hát + VĐMH mẫu lần 1. * Lần 2 cô phân tích và giải thích động tác: + Câu 1: “ Ba thương con vì con giống mẹ ”: Câu: “ Ba thương con ” tay trái cô để lên ngực, câu: “ Vì con giống mẹ ” tay phải cô để lên ngực. + Câu 2: “ Mẹ thương con vì con giống ba ”: Câu: “ Mẹ thương con ” tay phải cô vuốt để lên cao, câu: “ Vì con giống ba ” tay trái cô vuốt để lên cao, chân nhún theo nhịp bài hát. + Câu 3: “ Cả nhà ta cùng thương yêu nhau ”: Cô giữ nguyên 2 tay trên cao, cô nhún theo nhịp bài hát. + Câu 4: “ Xa là nhớ ”: Cô guộn hái đào bên trái rồi chuyển sang phải guộn hái đào, mỗi bên 1 lần, chân trái chân nhún theo nhịp. + Câu 5: “ Gần nhau là cười ”: Ngón trỏ 2 tay của cô để lên miệng. - Lần 3 cô hát + vận động minh họa - Cô cho cả lớp hát + VĐMH 2 lần Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả - Cô mời nhóm bạn gái lên hát + VĐMH. - Cô mời nhóm trai lên hát + VĐMH. - Cô mời các nhóm lên hát + VĐMH. - Cô mời 2 bạn lên hát + VĐMH - Cô mời 1 bạn lên hát + VĐMH Cô chú ý sửa động tác chưa đúng cho trẻ. Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả b) Nghe hát: “ Ba ngọn nến lung linh ” ( Nhạc sĩ: Ngọc Lễ). - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát ( Gia đình là tổ ấm che chở cho các con, là nơi các con được yêu thương nhất). Cô đọc đoạn đầu của bài hát: “ Ba là cây nến vàng Mẹ là cây nến xanh Con là cây nến hồng Ba ngọn nến lung linh Thắp sáng một gia đình ”. Đó chính là lời bài hát: “ Ba ngọn nến lung linh”, sáng tác của chú Ngọc Lễ. - Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ - Cô hát lần 2 + VĐMH - Cô hát lần 3 + mời trẻ hưởng ứng cùng cô ( 1 - 2 lần ). Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả c) Trò chơi: “ Cảm thụ âm nhạc ” - Cách chơi: Cô có rất nhiều đoạn nhạc có tiết tấu khác nhau. Các bé hãy chú ý lắng nghe để thể hiện cho phù hợp với từng đoạn nhạc. Khi đoạn nhạc có tiết tấu nhanh thì vận động nhanh, khi đoạn nhạc có tiết tấu chậm thì vận động chậm lại. - Cho trẻ chơi 1 - 2 lần. - Cô động viên, khen trẻ. 3.Kết thúc: - Cô hỏi lại trẻ hôm nay các con VĐMH bài hát gì và nghe hát bài gì? - Cô nhận xét và khen trẻ. - Trẻ đọc bài đồng dao - 1 - 2 trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ hát - Bài hát có giai điệu vui tươi. - Kết hợp với vận động minh họa. - Trẻ hát + VĐMH - Từng nhóm lên hát + VĐMH - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ hưởng ứng chơi trò chơi âm nhạc.
File đính kèm:
- day_van_dong_bai_ca_nha_thuong_nhau.doc