Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Bé nào đoán đúng
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tích cực tham gia khám phá để nhận biết được đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông đường hàng không.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định, phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ an toàn khi tham gia phương tiện giao thông đường hàng không.
II/ Chuẩn bị:
- Băng hình sân bay Liên Khương.
- Một số máy bay các loại.
- Giấy loại.
Thứ hai ngày 16/ 03/ 2009. Bé nào đoán đúng ? I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ tham gia khám phá về một số phương tiện giaso thông đường hàng không. - Tích cực tham gia các hoạt động trong ngày. - Giáo dục bé an toàn khi tham gia giao thông đường hàng không. II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.) - Trao đổi với trẻ về máy bay mà bé biết. Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ). - Xem băng hình về sân bay Liên Khương. - Quan sát một số loại máy bay. - Gấp máy bay. Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.) - Tổ chức cho trẻ chơi ở góc chơi xây dựng. Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.) - Gấp máy bay bằng giấy. Chơi thả may bay. Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30) - Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế. Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.) - Làm sách tranh chủ đề. Hoạt động 7: ( 15h30 -17h) - Vệ sinh, trả trẻ. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Khám phá một số phương tiện giao thông đường hàng không. I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ tích cực tham gia khám phá để nhận biết được đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông đường hàng không. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định, phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ an toàn khi tham gia phương tiện giao thông đường hàng không. II/ Chuẩn bị: - Băng hình sân bay Liên Khương. - Một số máy bay các loại. - Giấy loại. III/ Tiến hành: Hoạt động 1: - Vận động theo nhạc bài “Anh phi công ơi!” - Trò chuyện: + Bài hát nói về điều gì? Theo con anh phi công làm công việc gì? Con đã bao giờ được đi máy bay chưa? Đố các con ở Đức Trọng mình có sân bay nào? Hoạt động 2: - Tổ chức cho trẻ xem băng hình cô giới thiệu với trẻ về sân bay Liên Khương. - Gợi hỏi trẻ: + Chúng mình vừa được quan sát cảnh ở đâu? + Theo con sân bay Liên Khương như thế nào? + Con thấy có điều gì? Nó như thế nào? - Tổ chức cho trẻ quan sát một số loại máy bay như:Máy bay Phản Lực, máy bay Trực Thăng, máy bay du lịch…. + Con thấy chiếc máy bay này như thế nào? + Nó có đặc điểm gì nổi bật? + Theo con vì sao máy bay lại bay được trên không? + Cho trẻ so sánh một số loại máy bay khác nhau để nhận thấy được sự khác nhau của chúng qua hình dạng, màu sắc…. - Cho trẻ nghe tiếng máy bay bay. Trẻ bắt chước giả làm máy bay bay. Hoạt động 3: - Tổ chức cho trẻ thi đua gấp máy bay xem đội nào gấp máy bay đẹp hơn. - Tổ chức cho trẻ chơi với máy bay bé vừa làm được. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chủ đạo: Góc xây dựng(Xây dựng sân bay) Tiến hành: - Cô cùng với trẻ trao đổi về sân bay Liên Khương. - Lựa chọn các nguyên vật liệu. - Cùng trẻ đưa ra thiết kế về công trình. - Tham gia xây dựng sân bay Liên Khương. Cô động viên trẻ hứng thú ,sáng tạo trong quá trình thiết kế xây dựng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung chính: Làm máy bay bằng giấy. Nội dung kết hợp: Chơi với máy bay. Chơi với đồ chơi bé thích. Tiến hành: Nội dung chính: Làm máy bay bằng giấy. - Tổ chức cho trẻ trao đổi về cách làm máy bay. - Tổ chức cho các đội thi đua làm máy bay. Nội dung kết hợp: Chơi với máy bay. - Tổ chức cho trẻ thi đua thả máy bay,xem máy bay của bạn nào bay cao hơn. - Bé chơi với đồ chơi bé thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Làm sách theo chủ đề. Tiến hành: - Cô cùng trẻ trao đổi về chủ đề đang thực hiện “Phương tiện và luật lệ giao thông” - Trẻ tham gia lựa chọn tìm ra những tranh phù hợp với chủ đề đang thực hiện. - Tổ chức cho trẻ cắt dán và làm sách tranh chủ đề. - Động viên trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 17/ 03/ 2009. Bé thích anh phi công I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hát kết vận động nhịp nhàng bài “Bạn ơi có biết không?” Biết lắng nghe giai điệu bài hát . - Tham gia tốt các hoạt động trong ngày. - Giáo dục trẻ tính hồn nhiên vui tươi nhí nhảnh khi hát và vận động theo nhạc. II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.) - Cô trao đổi với trẻ về công việc của chú phi công. Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ). - Mở giai điệu bài hát trẻ đoán tên bài hát. - Trẻ hát kết hợp vỗ tay theo điệu nhạc. - Trẻ lắng nghe cô hát bài “Anh phi công ơi!” - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.) - Tổ chức cho trẻ chơi góc phân vai. Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.) - Quan sát một số tranh ảnh về sân bay Liên Khương. Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30) - Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế. Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.) - Khám phá ngôi nhà Thing Thing. Hoạt động 7: ( 15h30 -17h) - Vệ sinh, trả trẻ. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển thẩm mỹ: Dạy hát: Bạn ơi! Có biết không? Nghe hát: : Anh phi công ơi! Trò chơi : Ai nhanh nhất. I/ Mục đích yêu cầu - Bé nhận ra giai điệu bài hát “Bạn ơi có biết không?” hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. Biết lăng nghe cô hát, tích cực tham gia trò chơi. - Rèn kỹ năng nghe nhạc. - Giáo dục an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông đường hàng không. II/ Chuẩn bị - Máy cacssét, nhạc - Phách tre, gáo dừa, xúc sắc. Vòng thể dục, máy bay cho trẻ. III/ Tiến hành: Hoạt động 1:Trò chuyện - Mở cho trẻ trẻ nghe tiếng máy bay bay và đố bé: “ Chẳng phải là chim mà bay trên trời, Chở được nhiều người đi khắp mọi nơi”? - Gợi hỏi trẻ: + Con biết những loại máy bay nào? + Theo con máy bay có ích lợi gì? Hoạt động 2: Dạy hát: Bạn ơi! Có biết không? - Trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát “Bạn ơi có biết không?” - Tổ chức cho trẻ hát bài hát. - Cô và trẻ cùng hát kết hợp vận động vỗ tay theo nhịp cả bài hát. - Động viên trẻ hứng thú ,tích cực tham gia vào hoạt động. Hoạt động 3:Nghe hát bài “Anh phi công ơi!” - Cô hát cho trẻ nghe. - Gới thiệu với trẻ bài hát “Anh phi công ơi!” - Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát. - Cô múa minh họa theo lời bài hát. Hoạt động 4:Trò chơi “Ai nhanh nhất” - Cô và trẻ cùng đàm thoại về cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát hướng dẫn và động viên trẻ hứng thú tích cực tham gia chơi. - Kết thúc hoạt động: Trẻ hát kết hợp vận động bài “Bạn ơi có biết không?” HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chủ đạo: Góc phân vai: Chơi bán vé máy bay, chơi tiếp viên hàng không… Tiến hành: - Cô và trẻ cùng trao đổi, thảo luận về công việc của người bán vé máy bay, công việc của những tiếp viên hàng không… - Cùng trẻ chuẩn bị quầy bán vé, trang phục của những cô tiếp viên hàng không… - Cùng chơi bán vé máy bay, tập làm những tiếp viên hàng không thật sự. - Động viên để trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung chính: Quan sát tranh ảnh về sân bay Liên Khương. Nội dung kết hợp: Chơi: Bé tập làm chú phi công. -Trẻ chơi với những đồ chơi trẻ thích. Tiến hành: Nội dung chính: Quan sát tranh ảnh về sân bay Liên Khương - Tổ chức cho trẻ quan sát tranh ảnh về sân bay Liên Khương. - Cô gợi mở để trẻ nêu ý kiến nhận xét: + Con hãy quan sát và dự đoán xem tranh vẽ về điều gì? Ơû đâu? + Thế con thấy sân bay Liên Khương như thế nào? + Sân bay Liên Khương có những gì? Nội dung kết hợp: Chơi: Bé tập làm chú phi công. - Cô và trẻ cùng trao đổi phải làm thế nào và làm như thế nào để giống những chú phi công?... - Trẻ chơi với những đồ chơi trẻ thìch. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Khám phá ngôi nhà Thing Thing. Tiến hành: - Cô giới thiệu với trẻ về ngôi nhà Thing Thing. - Cho trẻ quan sát các căn phòng trong ngôi nhà của Thing Thing. - Trẻ lựa chọn ngôi nhà để tham gia khám phá, tìm ra những điều kỳ lạ thú vị trong căn phòng trẻ đã chọn. - Động viên trẻ hứng thú trong khi chơi. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 18/03/ 2009 AI TÀI HƠN NHÉ! I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ tích cực tham gia luyện tập bài ném trúng đích thẳng đứng. - Tham gia tốt các hoạt động trong ngày. - Giáo dục trẻ tính kiên trì trong tập luyện. II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: (7h – đón trẻ trò chuyện) - Trao đổi với trẻ về sân bay Liên Khương. * Hoạt động 2: (8h 15- HĐC) - Tổ chức cho trẻ khởi động theo nhạc. - Trẻ tham gia tập bài tập phát triển chung. - Trẻ tham gia luyện tập bài tập “Ném trúng đích thẳng đứng” - Tổ chức cho trẻ chơi nhảy tiếp sức. * Hoạt động 3: (8h 45- HĐG) - Tổ chức cho trẻ chơi ở góc xây dựng. * Hoạt động 4: (9h 45- HD0NT) - Tổ chứ cho trẻ đi dạo quan sát bầu trời. * Hoạt động 5: (HĐC) - Tổ chức cho trẻ nghe nhạc theo chủ đề. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng - Chơi : Chạy tiếp sức. - ĐTHT: Tay 2 (Hai tay đưa ra phía trước rồi lên cao) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ tích cực tham gia vào luyện tập bài tập “Ném trúng đích thẳng đứng”. Tích cực tham gia vào trò chơi. - Rèn kỹ năng nhắm đích ném. - Giáo dục trẻ tính kiên trì trong tập luyện. II/ CHUẨN BỊ: - 2 đích thẳng đứng. - Túi cát, một số biển báo giao thông, nhạc… III/ TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Khởi động - Tổ chức chotrẻ đi thường, đi kiểng gót, chạy chậm ,chạy nhanh…chuyển đội hình nhịp nhàng theo điệu nhạc. * Hoạt động 2: Trọng động a/ Bài tập phát triển chung: - Tổ chức chotrẻ tập đúng các động tác của bài thể dục buổi sáng. Tập kỹ động tác hỗ trợ Tay 2. - Động viên trẻ tích cực tập nhịp nhàng theo điệu nhạc. b/ Vận động cơ bản: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG. - Cô và trẻ cùng trao đổi về bài tập. - Gợi hỏi trẻ làm cách nào để có thể ném trúng đích thẳng đứng được? - Tổ chức cho trẻ tập ném, cô và trẻ cùng quan sát và rút ra kết luận: Muốn ném trúng đích thẳng đứng thì phải nhắm trúng đích để ném. - Trẻ tham gia luyện tập ném trúng đích thẳng đứng (Từng trẻ thi đua nhau luyện nhắm đích và ném) động viên trẻ hứng thú, tích cực tập luyện. c/ Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức - Cô và trẻ cùng trao đổi về cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho các đội thi đua nhau chạy tiếp sức để chuyển các biển báo giao thông về đúng nơi qui định. - Động viên trẻ tích cực tham gia vào trò chơi. HOẠT ĐỘNG GÓC GÓC CHỦ ĐẠO: GÓC PHÂN VAI - Chơi bán vé máy bay, đi du lịch , đi qua ngã 4 đường phố. TIẾN HÀNH - Cô cùng trẻ trao đổi về một số trò chơi trong góc phân vai như: Bán vé, tiếp viên hàng không, đi du lịch… - Cùng trẻ tham gia chơi các trò chơi trong góc chơi phân vai. Động viên trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát dự đoán thời tiết trong ngày. - Chơi; Thi nói nhanh. - Chơi với đồ chơi. TIẾN HÀNH NỘI DUNG CHÍNH: - Tổ chức cho trẻ đi dạo quan sát bầu trời. + Con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Con thấy trên bầu trới có gì? - Con hãy nêu dự đoán của con xem trời hôm nay có mưa không?.. NỘI DUNG KẾT HỢP: - Trao đổi với trẻ về trò chơi “thi nói nhanh” tổ chức cho trẻ chơi và động viên trẻ chơi. - Trẻ chơi với những đồ chơi trẻ thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Nghe nhạc theo chủ đề. TIẾN HÀNH - Cô và trẻ cùng trao đổi về chủ đề. - Tổ chức cho trẻ nghe nhạc về chủ đề, động viên trẻ hứng thú, tích cực tham gia nghe nhạc, biết cảm thụ giai điệu của bài hát. Thứ năm ngày 19/ 03/ 2009 BÉ CŨNG LÀ HỌA SĨ I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ tích cực , sáng tạo trong việc tạo sản phẩm theo ý tưởng của trẻ. - Tham gia tốt các hoạt động trong ngày. - Giáo dục trẻ tính thẩm mĩ trong quá trình tạo sản phẩm. II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.) - Trao đổi với trẻ về các phương tiện giao thông. Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ). - Vận động bài “Bạn ơi có biết không” - Quan sát vả trò chuyện về tranh vẽ. - Trẻ thể hiện những ý tưởng của trẻ về các phương tiện giao thông qua tranh vẽ của bé. - Trẻ kể chuyện sáng tạo theo ý nhĩ của trẻ. Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.) - Tổ chức cho trẻ chơi ở góc nghệ thuật. Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.) - Thi đua giải câu đố về phương tiện giao thông. Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30) - Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế. Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.) - Tiếp tục tổ chức cho các đội thi đua đố và giải câu đố về các phương tiện giao thông. Hoạt động 7: ( 15h30 -17h) - Vệ sinh, trả trẻ. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển thẩm mỹ: Vẽ theo ý thích I/ Mục đích yêu cầu: - Rèn những kỷ năng đã học trẻ tạo sản phẩm theo ý trẻ về phương tiện giao thông. - Rèn kỹ năng tô màu, cách sắp xếp bố cục. - Giáo dục tính thẩm mĩ trong quá trình tạo sản phẩm. II/ Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về phương tiện giao thông. - Giấy vẽ , màu… - Nhạc. III/ Tiến hành: Hoạt động 1: - Hát kết hợp vận động bài “Bạn ơi có biết không” - Trò chuyện: + Bài hát nói về gì? Con biết những loại phương tiện giao thông nào? Con thich1 phương tiện giao thông nào nhất? Hoạt động 2 :Quan sát tranh - Tổ chức cho trẻ quan sát một số tranh cô đã chuẩn bị và gợi hỏi : + Tranh vẽ về điều gì? + Theo con bức tranh này vẽ như thế nào? + Bố cục của bức tranh như thế nào? + Sự phối hợp giữa các màu sắc ra sao? + Theo con con thích vẽ phưông tiện giao thông nào ? Con sẽ vẽ như thế nào để bức tranh của con thêm xinh động? Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Tổ chức cho trẻ thực hiện . cô quan sát gợi mở ý tưởng . - Động viên trẻ hứng thú, sáng tạo trong quá trình tạo sản phẩm. Hoạt động 4: - Tổ chức cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Kể chuyện sáng tạo qua sản phẩm của bé. - Cô nhận xét đánh giá chung. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chủ đạo: Góc nghệ thuật: Vẽ nặn, xé dán, cắt dán về các phương tiện giao thông. Biểu diễn văn nghệ ca ngợi về các phương tiện giao thông. Tiến hành: - Trao đổi với trẻ về những ý tưởng mà trẻ chuẩn bị tạo sản phẩm. - Cùng trẻ lựa chọn vật liệu và tạo sản phẩm theo ý của bé. - Cô quan sát , động viên tẻ hứng thú, tích cực , sáng tạo trong sản phẩm của mình. - Cúng tham gia tạo sản phẩm cùng trẻ. HỌAT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung chính: Giải câu đố về phương tiện giao thông. Nội dung kết hợp: Chơi: Bạn nào giống hơn. - Chơi với đồ chơi. Tiến hành: Nội dung chính: Giải câu đố về phương tiện giao thông. - Cô tổ chức cho trẻ thi đua giải câu đố về các phương tiệngiao thông thi xem đội nào giải nhanh nhất. - Động viên trẻ tích cực lắng nghe cô đố để giải. Nội dung kết hợp: Chơi: Bạn nào giống hơn. - Trao đổi với trẻ về trò chơi “Bạn nào giống hơn” tổ chức cho trẻ , động viên trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi. - Trẻ chơi với những đồ chơi trẻ thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Tiếp trục giải các câu đố về phương tiện giao thông. Tiến hành: - Cô và trẻ cùng tiếp tục chơi giải các câu đố về các phương tiện giao thông. - Động viên trẻ tích cực tham gia giải câu đố xem đội nào giải được nhiều câu đố hơn. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Thứ sáu ngày 20/ 3/ 2009 BÉ TẬP ĐẾM I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Bé tích cực tham gia họat động cho đến cùng,biết số 10, đếm đến 10và tạo nhóm có 10 đối tượng.biết so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 - Tham gia tốt các hoạt động trong ngày. - Giáo dục bé biết một số luật đường thủy. II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.) - Cô trao đổi, trò chuyện với trẻ về một số luật đường thủy. Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ). - Tổ chức cho trẻ chơi một vài trò chơi “ ôn số lượng 9 - Nêu nhận xét về quá trình chơi, - Bé thể hiện được nhóm thuyền buồm có số lượng theo yêu cầu, tổ chức cho trẻ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.) - Tổ chức cho trẻ chơi ở góc học tập. Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.) - Tổ chức cho trẻ đi dạo nhặt lá cây luyện đếm Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30) - Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế. Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.) - Tổ chức cho trẻ thực hiện vở học tóan. Hoạt động 7: ( 15h30 -17h) - Vệ sinh, trả trẻ. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển nhận thức: So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 I/ Mục đích yêu cầu: - Bé biết tạo nhóm có 10 đối tượng, biết so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 - Rèn kỹ năng so sánh. Chú ý tích cực trong giờ học. - Giáo dục bé biết một số luật đường thủy II/ Chuẩn bị: - Thuyền buồm, tàu thủy III/ Tiến hành: Hoạt động 1: - Vận động bài “Em đi chơi thuyền ” - Cô tổ chức cho trẻ ôn số lượng 9 qua trò chơi “ Kết bạn” Hoạt động 2: - Cô cùng trẻ khám phá bến phà, cùng nhau đếm số lượng thuyền trên biển - Cô và trẻ cùng nhau tạo nhóm có 10 đối tượng, cùng nhau so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 - Cô hướng dẫn trẻ cách so sánh thêm bớt và tạo sự bằng nhau - Cô đưa số lượng thuyền buồm, số lượng tàu thủy ra cho trẻ so sánh , gợi ý cho trẻ tự thêm bớt Hoạt động 3: - cô cho trẻ luyện tập so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 Hoạt động 4: - Cô cho trẻ tìm các đồ dùng đồ chơi trong lớp so sánh , thêm bớt trong phạm vi 10 - Tổ chức cho trẻ thực hiện vở Bé học tóan Yêu cầu đề bài, động viên hướng dẫn trẻ kỹ năng thực hiện. Kết thúc hoạt động: Vận động bài “Em đi chơi thuyền HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc chủ đạo: Góc học tập: cho trẻ xếp hột hạt, so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 Tiến hành: - Cô cùng trao đổi với bé những ý tưởng về quá trình xếp hột hạt - Cùng trẻ tham gia so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau qua các trò chơi trong nhóm - Cùng trẻ tham gia viết chữ số 10. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung chính: Đi dạo nhặt lá cây luyện đếm Nội dung kết hợp: Chơi: Ai biết đếm
File đính kèm:
- tuan 3.doc