Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Bé thích nghề gì
1.Phát triển thể chất:
a/ Phát triển vận động :
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể.
- Trẻ có một số kỹ năng vận động để mô tả lại một số hoạt động, công việc của một nghề trong xã hội: nấu ăn, thợ xây, thợ may, giáo viên,
- Phát triển các vận động phối hợp giác quan.
b/ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe :
- Biết được một số thực phẩm cùng nhóm.
- Biết ăn nhiều loại thực ăn , ăn chín , uống chín , uống nước đun sôi để khỏe mạnh .
- Biết uống nhiều nước ngọt , nước có gas , ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì , không có lợi cho sức khỏe.
2.Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết được trong xã hội có các nghề khác nhau.
- Tên gọi, công việc, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm, ích lợi của một số nghề gần gũi, phổ biết: dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, sản xuất,
- Phát triển tính tò mò, hiểu biết, óc quan sát, khả năng so sánh, phân loại đồ dùng, sản phẩm theo nghề.
BÉ THÍCH NGHỀ GÌ? (Thực hiện 4 tuần, từ ngày 07/11/2010 đến ngày 2/12/2010) MỤC TIÊU GIÁO DỤC 1.Phát triển thể chất: a/ Phát triển vận động : -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể. - Trẻ có một số kỹ năng vận động để mô tả lại một số hoạt động, công việc của một nghề trong xã hội: nấu ăn, thợ xây, thợ may, giáo viên, - Phát triển các vận động phối hợp giác quan. b/ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe : - Biết được một số thực phẩm cùng nhóm. - Biết ăn nhiều loại thực ăn , ăn chín , uống chín , uống nước đun sôi để khỏe mạnh . - Biết uống nhiều nước ngọt , nước có gas , ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì , không có lợi cho sức khỏe. 2.Phát triển nhận thức: - Trẻ biết được trong xã hội có các nghề khác nhau. - Tên gọi, công việc, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm, ích lợi của một số nghề gần gũi, phổ biết: dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, sản xuất, - Phát triển tính tò mò, hiểu biết, óc quan sát, khả năng so sánh, phân loại đồ dùng, sản phẩm theo nghề. 3.Phát triển ngôn ngữ: -Phát âm đúng, không nói ngọng, trả lời tròn câu. -Biết đọc thơ, kể chuyện theo cô về các nghề. -Mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô. 4.Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội: -Biết yêu quý người lao động, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. -Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. 5.Phát triển thẩm mỹ: -Biết hát và vận động nhịp nhàng 1 số bài hát về nghề nghiệp. -Thích tạo ra nhiều sản phẩm và đồ dùng của các nghề qua hoạt động tạo hình. (Thực hiện từ ngày 01/11/2010 đến ngày 05/11/2010) Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thư năm Thư sáu Đón trẻ -Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. -Trò chuyện với trẻ về chủ đề. -Thể dục sáng: HH – TV – BL – C Hoạt động học -Khi trẻ đã ổn định , GV giới thiệu cho cả lớp biết nội dung và các hoạt động chính trong ngày, nhằm khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ. PTNT Ba mẹ bé làm nghề gì? PTTCKNXH Bé làm thợ may PTNN Kể chuyên: “Thần sắt” PTTC Bé làm xiếc PTTM -DH: “Cháu yêu cô chú CN” -NH: “Bác đưa thư vui tính” Hoạt động ngoài trời -QS: tranh các ngành nghề. -Truyền thụ kiến thức: Dạy trẻ cách cầm kim may đồ. -TC: “Chuyền bóng” -QS: tranh bác sĩ. -Truyền thụ KT: kể chuyện“Thần sắt” -TC: “Chuyền bóng” -QS: tranh nông dân. -Truyền thụ kiến thức: dạy “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” -TC: “Chi chi chành chành” -QS:tranh dụng cụ các nghề. -Truyền thụ KT: dạy“Cháu yêu cô chú công nhân”. -“Chuyền bóng” -QS: Góc lễ giáo. -Truyền thụ KT: Dạy trẻ biết tên 1 số nghề gần gũi. -TC: “Chi chi chành chành” Hoạt động góc -Góc phân vai: Chơi bán hàng, nấu ăn, bác sĩ. -Góc xây dựng: xây công viên. -Góc học tập: xem sách về các nghề, chơi so hình, ghép hình. -Góc nghệ thuật: tô màu tranh các nghề. -Góc thiên nhiên: tưới nước cho cây. Hoạt động chiều -Ôn kiến thức vừa học. -Chơi tự do ở các góc. -Ôn kiến thức vừa học. -TC: “Chuyền bóng” -Kể chuyện. -Chơi tự do ở các góc. -Ôn vận động vừa học. -TC: “Chuyền bóng” -Ôn hát “Cháu yêu cô chú công nhân” -Chơi tự do ở các góc. Thứ hai, ngày 01/11/2010 Ngày soạn: 23/10/2010 ¬Vệ sinh nhóm, lớp. ¬Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. ¬Trò chuyện với trẻ: -Tuần này c/c học về chủ đề gì? -Ba mẹ con làm nghề gì? -Đây là dụng cụ của nghề gì? -Sản phẩm bác nông dân tạo ra là gì? ¬Điểm danh ¬Tiêu chuẩn bé ngoan: 1.Đi học đều, đúng giờ. 2.Chú ý trong giờ học, biết giơ tay phát biểu. 3.Giờ vui chơi không ồn, không giành ĐC với bạn. 4.Cất dép đúng nơi qui định. ¬Thể dục sáng: 1.Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn (đi theo nhạc), kết hợp các kiểu đi khác nhau. Sau đó đứng lại làm động tác hô hấp “hít vào thở ra” Hít vào thật sâu, thở ra từ từ. 2.Trọng động: -Tay vai 5: Từng tay đưa lên cao, hai tay dang ngang.(2 lần x 4 nhịp) TTCB: Đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai. +Nhịp 1: Đưa tay phải lên cao. +Nhịp 2: Đưa tay trái lên cao. +Nhịp 3: Đưa 2 tay sang ngang. +Nhịp 4: Hạ tay xuống về TTCB. -Chấn 4: đứng nâng cao chân, gập gối.(2 lần x 4 nhịp) TTCB: đứng khép chân, tay chống hông. +Nhịp 1: co chân trái, cẳng chân vuông góc với đùi +Nhịp 2: về TTCB +Nhịp 3: co chân phải, như nhịp 1 +Nhịp 4: về TTCB, -Bụng, lườn 2: Đứng nghiêng người sang bên.( 2 lần x 4 nhịp) TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay chống hông. +Nhịp 1: Nghiêng người sang phải. +Nhịp 2: Về TTCB. +Nhịp 3: Nghiêng người sang trái. +Nhịp 4: Về TTCB. -Bật tại chỗ TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông. Bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay. 3.Hồi tĩnh: Trò chơi “Uống nước” HOẠT ĐỘNG CHUNG Phát triển nhận thức Đề tài: BA MẸ BÉ LÀM NGHỀ GÌ ? I. Yêu cầu: -Trẻ biết tên 1 số nghề gần gũi, dụng cụ đồ dùng của 1 số nghề. -Rèn trẻ trả lời câu hỏi của cô, chú ý giơ tay phát biểu. -GD trẻ biết yêu quý, giữ gìn dụng cụ học tập , đồ dùng đồ chơi . II. Chuẩn bị: -Tranh mẫu của cô về một số nghề như :thợ may, nông dân, bác sĩ . -Đàn, bảng cài, trống lắc, tranh cho trẻ ghép hình. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ -Cả lớp hát bài : “Cháu yêu cô chú công nhân” +Bài hát nói về ai ? +Bạn nào cho cô biết nghề công nhân làm gì? +Mang lại lợi ích gì cho chúng ta? +C/c còn biết trong xã hội có nghề gì nữa? -C/c rất ngoan biết được nhiều nghề trong xã hội, nhưng chúng ta cần biết được nghề nghiệp của ba mẹ. Hôm nay cô và các con cùng nhau trò chuyện về “nghề nghiệp của bố mẹ” nhé. -TC “Trời tối, trời sáng” +C/c xem cô có tranh gì đây? +Ở nhà bạn nào có mẹ làm thợ may nè? +Thợ may cần có những dụng cụ gì? +Sản phẩm cô thợ may tạo ra là gì? -Nghề thợ may nếu may ở xí nghiệp thì gọi là công nhân. Cô thợ may rất vất vả mới may được những chiếc áo đẹp cho chúng ta mặc, vì vậy khi mặc chúng ta phải giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ nhé ! -Cả lớp đọc cùng đọc: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” +Cô và các con vừa đọc bài ca dao nói về nghề gì? -À đúng rồi nghề làm ruộng còn gọi là nghề nông, bạn nào có ba mẹ làm nghề này ? +C/c xem bác nông dân đang làm gì? +Bác nông dân dùng những dụng cụ gì? +Đem lại lợi ích gì cho chúng ta? -Đọc “Kéo cưa lừa xẻ” +Cô đố các con biết đây là nghề gì? +Bạn nào có ba làm nghề này? +Chú thợ mộc đang làm gì? +Chú thợ mộc bào cây để làm gì? +Dụng cụ mà chú sử dụng là gì? -So sánh: Thợ may – Thợ mộc +Giống nhau: đều làm việc trong nhà máy. +Khác nhau: Cô công nhân Chú công nhân .May áo .Cất nhà, đóng tủ. .Dụng cụ: máy may, .Dụng cụ: gỗ, đinh, búa kéo, kim, chỉ cưa .Sản phẩm: quần .Sản phẩm: nhà, bàn, tủ, Áo, khăn.. ghế. -Đọc đồng dao về 2 hàng trai gái. -TC: “Ai tinh mắt” -Cô hướng dẫn cách chơi: 2 đội, mỗi đội 3 bạn thi nhau lên ghép tranh, đội nào ghép nhanh và đúng nội dung tranh sẽ thắng cuộc, thời gian là trong vòng 1 bài hát. -Cô cho cả lớp chơi. Nhận xét kết quả chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. -Giáo dục : cô vừa cho các con quan sát trò chuyện về tranh một số nghề trong xã hội, trong đó có những nghề có thể là của bố mẹ con. Khi sử dụng các đồ dùng này c/c phải giữ gìn cẩn thận, khi chơi xong phải cất đúng nơi quy định. -Nhận xét, cắm hoa. Trẻ hát theo cô Cô, chú công nhân Trẻ kể theo suy nghĩ Bác sĩ, y tá Trẻ lặp lại Trẻ chơi TC Cô thợ may Trẻ kể Máy may, kéo, kim Quần áo Trẻ đọc cùng cô Nghề làm ruộng Trẻ kể Trồng lúa Cuốc, thúng, lưỡi liềm Lúa, gạo Trẻ đọc cùng cô Nghề thợ mộc Đang bào cây Cất nhà, đóng bàn,. Cưa, búa, đinh Trẻ đọc đồng dao Trẻ chơi 3-4 lần HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Yêu cầu: -Trẻ biết tên 1 số nghề gần gũi, phổ biến. -Biết cầm kim bằng tay phải, chú ý cô. -GD trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp. II. Chuẩn bị: -Tranh về các nghề. -Trống lắc, lá cây, kẽm, dây. III. Tiến hành: 1. Quan sát: -Cô cháu cùng trò chuyện về công việc của cô cấp dưỡng, chú bảo vệ: +Hằng ngày cô cấp dưỡng làm những công việc gì? +C/c làm gì để gíup đỡ các cô? +Cô đố c/c công việc của chú bảo vệ là làm gì? 2. Truyền thụ kiến thức: -Dạy trẻ kĩ năng cầm kim tập may đồ giống cô thợ may. -Cô cho trẻ xem mẫu và hướng dẫn trẻ cách thực hiện. -Cả lớp thực hiện. Cô bao quát và giúp đỡ trẻ. 3. Trò chơi: “Chuyền bóng” Cách chơi: Cô cho trẻ chia thành 2 đội. Trẻ đầu hàng cầm bóng, khi nghe hiệu lệnh trẻ chuyền bóng sang phải cho trẻ đứng kế bên, và cứ thế chuyền cho đến trẻ cuối hàng. Trẻ đứng cuối hàng cầm bóng chạy thật nhanh lên và nói to: “có bóng rồi”. Đội nào lên nhanh sẽ thắng cuộc. Cô cho trẻ chơi 3-4 lần. HOẠT ĐỘNG GÓC I. Yêu cầu: -Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện 1 số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận. -Biết cách chơi các ĐC theo sự hướng dẫn của cô. -GD trẻ chơi không ồn, không giành ĐC với bạn. II. Chuẩn bị: -Góc xây dựng: cây xanh ,chậu hoa, khối gỗ ,cổng công viên, ghế đá, thùng rác .. -Góc phân vai: ĐC nấu ăn, dụng cụ bác sĩ, bán hàng. -Góc học tập: tranh, ảnh về các nghề, tranh so hình. -Góc nghệ thuật: sáp màu, tranh rỗng về các nghề. -Góc thiên nhiên: chậu cây xanh, bình tưới, nước. III. Cách tiến hành: -Cả lớp đọc thơ: “Mẹ em làm công nhân” “Mẹ em làm công nhân. Lao động thật chuyên cần. Em yêu mẹ em lắm. Em hát về công nhân” -Hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” +C/c ơi! Tuần này lớp mình học về chủ đề gì? +Bạn nào còn nhớ lớp mình có mấy góc chơi? Đó là những góc nào? -Lớp mình có 5 góc chơi. Cô hướng dẫn cách chơi từng nhóm: +Góc xây dựng: dùng các khối gỗ xếp sát cạnh nhau làm hàng rào chừa 1 khoảng để đặt cổng vào công viên, sau đó cây xanh, chậu hoa vào mô hình, trang trí thêm ghế đá cho khách đi đường ngồi, đặt thêm thùng rác vào. +Góc phân vai: 1 nhóm sẽ chơi nấu ăn cho cả nhà, chơi bán hàng, chơi bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người. +Góc học tập: xem tranh, sách về các nghề, chơi so hình, xếp nhà. +Góc nghệ thuật: tô màu tranh các nghề. +Góc thiên nhiên: chăm sóc cây,tưới nước cho cây, nhặt lá vàng bỏ vào thùng rác. -Đọc thơ đồ chơi của trường và cho trẻ về góc chơi. -Cô mở đàn, quan sát trẻ chơi và nhắc nhở trẻ chơi không ồn. -Hết giờ cô đến từng góc chơi gợi ý cho trẻ nhận xét nhóm chơi của mình. -Cô cho trẻ thu dọn ĐC. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Yêu cầu: -Trẻ biết tên và dụng cụ của 1 số nghề quen thuộc. -Chơi đoàn kết, nhường nhịn, chia sẻ ĐC với bạn. II. Chuẩn bị: -Tranh về các nghề, các góc chơi, trống lắc, đàn. III Cách tiến hành: -Cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” +Cô chú công nhân làm việc ở đâu? +Dụng cụ của cô thợ may là những gì? +Sản phẩm tạo ra là gì? +Chú thợ mộ cần những dụng cụ gì? +Sản phẩm chú tạo ra là gì? -C/c giỏi lắm, bây giờ cô sẽ cho c/c chơi theo ý thích ở các góc. Con thích chơi ở góc chơi nào thì về góc chơi đó. -Cô cho trẻ về góc chơi. Nhắc trẻ chơi không giành ĐC với bạn, lấy cất ĐC đúng nơi quy định. -Nhận xét, kết thúc buổi chơi. NHẬT KÝ HẰNG NGÀY Nội dung đánh giá 1.Tên những trẻ nghỉ học và lí do: 2.Hoạt động có chủ đích: 3.Các hoạt động khác trong ngày: 4.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 5.Những vấn đề cần lưu ý khác: Thứ ba, ngày: 02/11/2010 Ngày soạn: 24/10/2010 ¬Vệ sinh nhóm, lớp. ¬Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. ¬Trò chuyện với trẻ ¬Điểm danh ¬Tiêu chuẩn bé ngoan ¬Thể dục sáng HOẠT ĐỘNG CHUNG Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội Đề tài: BÉ LÀM THỢ MAY I. Yêu cầu: -Trẻ biết thao tác tập cầm kim may quần áo. -Rèn tính khéo léo và kiên trì cho trẻ. -GD trẻ biết giữ quần áo luôn sạch sẽ, tránh bôi bẩn. II. Chuẩn bị: -Tranh ghép hình cô thợ may, tranh cho trẻ nối hình. -Lá cây, tăm tre, rổ nhựa, đàn. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ -Hát: “Lại đây với cô” +C/c xem cô có chuẩn bị gì đây? -Cô có 1 bức tranh nhưng không biết là tranh gì, có bạn nào muốn biết tranh này vẽ gì không? Cô sẽ mời 1 bạn lên giúp cô ghép các mảnh tranh rời này lại thành 1 bức tranh hoàn chỉnh nhé. +Tranh gì vậy c/c? +Cô thợ may đang làm gì? +Dụng cụ của cô là gì? +Sản phẩm cô thợ may tạo ra là gì? -Đúng rồi! Muốn may được cái áo cô thợ may phải có vải, kim, chỉ, kéoC/c có muốn làm giống cô thợ may không? -Vậy hôm nay cô sẽ dạy c/c may giống cô thợ may c/c có thích không? -Chơi TC “Mắt chớp chớp” +Cô có gì đây? +Còn đây là gì? -Cô hướng dẫn trẻ cách cầm kim may: tay trái cô cầm chiếc lá, tay phải cô cầm tăm tre đâm mạnh xuống chiếc lá và kéo xuống phía dưới, sau đó cô cầm tăm trẻ đâm từ phía dưới lên mặt lá và kéo mạnh lên, làm tương tự cho đến hết lá. -Đọc đồng dao về đội hình chữ U lấy rổ thực hiện. -Cô và trẻ cùng thực hiện. -Trẻ nào làm xong để vào rổ, cô đi kiểm tra và giúp đỡ trẻ chưa thực hiện được. -Cô thấy hôm nay c/c học rất ngoan, cô sẽ thưởng cho c/c 1 trò chơi nhé. -TC “Ai tinh mắt” +Tranh vẽ ai đây? -Tranh vẽ cô thợ may với chú thợ mộc cùng với 1 số dụng cụ, cô sẽ mời 2 bạn lên nối các đồ vật với nghề phù hợp, bạn nào nối đúng sẽ được thưởng. -Cô nhận xét kết quả chơi. -Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” -GD trẻ phải biết ơn các cô chú đã làm ra những bộ quần áo, khi mặc phải biết giữ gìn luôn sạch sẽ, không làm bẩn. -Nhận xét, cắm hoa. Trẻ hát Trẻ ghép tranh Cô thợ may May đồ Kim, chỉ, kéo Quần áo, khăn Trẻ lặp lại Trẻ chơi TC Lá cây Tăm tre Trẻ chuyển đội hình Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ chơi 3-4 lần Trẻ hát cùng cô HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Yêu cầu: -Trẻ biết tên câu chuyện, tên tác giả. -Biết chú ý lắng nghe cô kể chuyện, mạnh dạn tham gia chơi cùng bạn. -Vui chơi hòa thuận, nhường nhịn bạn cùng chơi. II. Chuẩn bị: Tranh truyện, bóng. III. Tiến hành: 1.Quan sát: -Đọc thơ: “Các cô thợ” -Trò chuyện cùng trẻ về các nghề gần gũi. 2. Truyền thụ kiến thức: -Kể chuyện “ Thần sắt” -Cô kể mẫu lần 1: chậm, ,rõ lời. -Cô đọc lần 2: qua tranh +Cô vừa kể chuyện gì? +Do ai sáng tác? 3. Trò chơi: “Chuyền bóng” Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. HOẠT ĐỘNG GÓC I.Yêu cầu: -Góc xây dựng: biết xếp khối gỗ làm hàng rào xây công viên. -Góc phân vai: biết đặt nồi lên bếp, đảo nếm thức ăn, múc thức ăn ra bát. -Góc học tập: xem sách, tranh và trò chuyện về nội dung trong tranh. -Góc nghệ thuật: biết cầm bút bằng tay phải. -Góc thiên nhiên: biết tưới nước, nhặt lá vàng bỏ vào thùng rác. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Yêu cầu: -Ôn kiến thức cũ: tập cầm kim may quần áo. -Rèn tính kiên trì, khéo léo cho trẻ. II. Chuẩn bị: -Trống lắc, đàn, lá cây, tăm tre, rổ nhựa. III Cách tiến hành: -Ổn định: chơi “Trờ tối, trời sáng” +Sáng nay cô vừa dạy c/c làm gì? -Bây giờ cô sẽ cho c/c tiếp tục bắt chước động tác may đồ của cô thợ may nhé! C/c cố gắng làm để chiều về khoe với ba mẹ con đã biết may đồ rồi nhe. (Trẻ thực hiện) -C/c nhớ cầm kim bằng tay phải nhé. -Hát kết thúc. NHẬT KÝ HẰNG NGÀY Nội dung đánh giá 1.Tên những trẻ nghỉ học và lí do: 2.Hoạt động có chủ đích: 3.Các hoạt động khác trong ngày: 4.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 5.Những vấn đề cần lưu ý khác: Thứ tư, ngày: 03/11/2010 Ngày soạn: 24/10/2010 ¬Vệ sinh nhóm, lớp. ¬Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. ¬Trò chuyện với trẻ ¬Điểm danh ¬ Tiêu chuẩn bé ngoan ¬ Thể dục sáng HOẠT ĐỘNG CHUNG Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Chuyện “THẦN SẮT” I. Yêu cầu: -Trẻ nhớ tên truyện và hiểu nội dung câu chuyện. -Tập kể lại câu chuyện theo gợi ý của cô. -GD trẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành để sau này giúo ích cho xã hội. II. Chuẩn bị: -Tranh truyện, rối que (ông bụt). -Trống lắc, đàn. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ -Hát “Tía má em” -Chào các bạn nhỏ, c/c có biết ta là ai không? -Ta là một ông bụt tốt bụng luôn giúp đỡ những người nghèo chăm chỉ làm ăn. Các cháu có muốn biết ta đã giúp đỡ ai không? -Bây giờ ta sẽ nhờ cô giáo lớp mầm 2 kể cho c/c nghe câu chuyện “Thần sắt” nhé. Chào tạm biệt các cháu. -Câu chuyện “Thần sắt” -Cô kể lần 1: chậm, diễn cảm. +Cô vừa kể cho c/c nghe truyện gì? -Giảng nội dung: câu truyện nói về anh nông dân chăm chỉ, cần cù làm ăn nhưng vẫn nghèo, anh được ông bụt giúp đỡ có những dụng cụ để làm ruộng và năm đó anh được 1 mùa bội thu. -Cô kể lần 2: qua tranh. -Chơi TC “ Con muỗi” -Đàm thoại: +Câu truyện có tên là gì? +Trong câu chuyện có những ai? +Tính tình anh nông dân như thế nào? +Ai đã giúp anh nông dân? +Giúp bằng cách nào? +Khi thức dậy anh nông dân thấy gì? +Anh nông dân làm gì vơi cục sắt này? -Chơi TC “ Con sên” -Cho 1 trẻ lên tập kể lại câu truyện theo sự gợi ý của cô. -C/c giỏi lắm! Bây giờ cô sẽ cho c/c chơi TC “ai nhanh hơn” nhe. -Cách chơi: 2đội, mỗi đội 3 bạn lên ghép hình, đội nào ghép đúng nội dung bức tranh sẽ là đội chiến thắng, thời gian trong vòng 1 bài hát. Đội nào thắng sẽ được thưởng. -Cô cho trẻ chơi 3-4 lần. Nhận xét kết quả chơi. -GD trẻ đi học không khóc nhè, chăm chỉ để sau này có nghề giúp ích cho xã hội. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp, ăn bánh xong nhớ bỏ rác đúng nơi quy định. -Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” -Nhận xét, cắm hoa. Trẻ hát theo cô. Trẻ lặp lại Trẻ lắng nghe Thần sắt Trẻ chơi TC Thần sắt Trẻ trả lời Hiền lành, chăm chỉ Ông bụt Cục sắt Làm cuốc, dao Trẻ chơi TC Trẻ kể Trẻ chơi TC Trẻ hát cùng cô HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Yêu cầu: -Trẻ biết tên bài tập vận động, biết bật 2 chân cùng 1 lúc. -Phát triển cơ chân cho trẻ, mạnh dạn tham gia cùng bạn. -GD trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia cùng các bạn. II. Chuẩn bị: -Tranh về 1 số dụng cụ, đồ dùng của nghề quen thuộc. -Túi cát, keo màu, trống lắc. III. Tiến hành: 1.Quan sát: -Cô cháu cùng trò chuyện về 1số dụng cụ, đồ dùng của các nghề. 2. Truyền thụ kiến thức: -Dạy trẻ “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” -Cô làm mẫu + giải thích: Cô đứng ở vạch chuẩn bị, đặt túi cát lên đầu, hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh thì bước đi trong đường hẹp, khi đi chân không giẫm lên vạch, lưng thẳng, đi hết đoạn đường hẹp không làm rơi túi cát, sau đó lấy túi cát đặt vào rổ và đi về hàng ngồi. -Cô cho cả lớp thực hiện. 3. Trò chơi: “ Chi chi chành chành” Cách chơi: cô xòe bàn tay ra trẻ đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay cô, gõ gõ theo nhịp bài đồng dao, đến câu đóng sập cửa lại bàn tay cô nắm lại, trẻ rút nhanh ngón tay ra.Tay trẻ nào bị cô nắm được là thua. Cho trẻ chơi 3 lần. NX, tuyên dương. HOẠT ĐỘNG GÓC I. Yêu cầu: -Trẻ biết đóng vai bác sĩ khám và lấy thuốc cho bệnh nhân. -Biết cách chơi các ĐC theo sự hướng dẫn của cô. -GD trẻ chơi không ồn, không giành ĐC với bạn. II. Chuẩn bị: -Góc xây dựng: cây xanh ,chậu hoa, khối gỗ ,cổng công viên, ghế đá, thùng rác .. -Góc phân vai: ĐC nấu ăn, dụng cụ bác sĩ, bán hàng. -Góc học tập: tranh, ảnh về các nghề, tranh so hình. -Góc nghệ thuật: sáp màu, tranh rỗng về các nghề. -Góc thiên nhiên: chậu cây xanh, bình tưới, nước. III. Cách tiến hành: -Cả lớp đọc thơ: “Mẹ em làm công nhân” “Mẹ em làm công nhân. Lao động thật chuyên cần. Em yêu mẹ em lắm. Em hát về công nhân” -Hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” +C/c ơi! Tuần này lớp mình học về chủ đề gì? +Bạn nào còn nhớ lớp mình có mấy góc chơi? Đó là những góc nào? -Lớp mình có 5 góc chơi. Cô hướng dẫn cách chơi từng nhóm: +Góc xây dựng: dùng các khối gỗ xếp sát cạnh nhau làm hàng rào chừa 1 khoảng để đặt cổng vào công viên, sau đó cây xanh, chậu hoa vào mô hình, trang trí thêm ghế đá cho khách đi đường ngồi, đặt thêm thùng rác vào. +Góc phân vai: 1 nhóm sẽ chơi nấu ăn cho cả nhà, chơi bán hàng, chơi bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người. +Góc học tập: xem tranh, sách về các nghề, chơi so hình, xếp nhà. +Góc nghệ thuật: tô màu tranh các nghề. +Góc thiên nhiên: chăm sóc cây,tưới nước cho cây, nhặt lá vàng bỏ vào thùng rác. -Đọc thơ đồ chơi của trường và cho trẻ về góc chơi. -Cô mở đàn, quan sát trẻ chơi và nhắc nhở trẻ chơi không ồn. -Hết giờ cô đến từng góc chơi gợi ý cho trẻ nhận xét nhóm chơi của mình. -Cô cho trẻ thu dọn ĐC. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Yêu cầu: -Trẻ tham gia kể lại truyện cùng cô. -Mạnh dạn tham gia chơi cùng các bạn, chơi đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị: -Trống lắc, đàn, tranh truyện, bóng. III Cách tiến hành: -Cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” +Sáng nay cô kể cho c/c nghe truyện gì? -Bây giờ cô cháu mình cùng tập kể lại câu truyện nhé. -C/c giỏi lắm, cô sẽ cho c/c chơi “Chuyền bóng” nhé. -Cô cho cả lớp chơi. -Nhận xét, kết thúc. NHẬT KÝ HẰN
File đính kèm:
- Be thich nghe gì.doc