Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân

- Có khả năng thực hiện các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn.

- Bật liên tục vào 3 - 4 vòng

- Đi khuỵu gối 2- 3 bước

- Bò dích dắc qua 3 - 4 điểm

- Biết ném xa bằng 1 tay

- Có khả năng thể hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: Rửa tay, lau mặt, súc miệng, biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách

 

doc102 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5588 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
LỚP MẪU GIÁO GHÉP 3 TUỔI, 4 TUỔI, 5 TUỔI
Thời gian thực hiện: 4 tuần ( Từ ngày 23/9 - 18/10/2013 )
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Phát triển thể chất
3 tuổi
- Có khả năng thực hiện các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn.
- Bật liên tục vào 3 - 4 vòng
- Đi khuỵu gối 2- 3 bước
- Bò dích dắc qua 3 - 4 điểm
- Biết ném xa bằng 1 tay
- Có khả năng thể hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: Rửa tay, lau mặt, súc miệng, biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách
- Các bài tập phát triển chung.
- Vận động cơ bản : 
+ Bật liên tục vào vòng
+ Đi khụy gối
+ Bò dích dắc qua 5 - 7 điểm
+ Ném xa bằng 1 tay
- Vận động tinh :
+ Cắt, dán, xé giấy.
+ Tô, đồ các nét cơ bản.
- Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya).
-Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, 
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nói tên và phân loại một số thực phẩm thông thường
- Trẻ nói được một số thức ăn trong bữa ăn hàng ngày
- Biết một số thức ăn có hại đến sức khỏe
- Tập một số thói quen tốt về gữi gìn sức khỏe: Đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng(CS16)
- Lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, khi ngáp (CS17)
- Tập luyện một số thói quen tốt về gữi gìn sức khỏe.
Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, chức năng các giác quan và các bộ phận cơ thể (CS18)
- Kể được một số tác hại thông thường của hút thuốc lá khi hút hoặc ngửi khói thuốc lá 
- Thể hiện thái độnkhông đồng tình với người hút thuốc lá bằng lời nói hoặc hành động (CS26)
4 tuổi
- Có khả năng thực hiện các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Đi khuỵu gối . 
- Bật liên tục vào vòng 5 - 6 vòng
- Bò dích dắc qua 5 - 7 điểm
- Ném xa bằng 1 tay đúng cách
- Có khả năng thể hiện được 1 số việc khi được nhắc nhở: Tự rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, lau miệng
- Có khả năng nhận ra một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh
- Có khả năng phối hợp được tay, mắt và các bộ phận cơ thể trong vận động.
- Có khả năng ăn uống gọn gàng, không rơi vãi.
5 tuổi
- Biết bắt đầu và kết thúc động tác bài tập thể dục buổi sáng đúng nhịp.
- Tập các nhóm cơ hô hấp.
 + Bật liên tục vào vòng 6-7 vòng
+ Đi khụy gối
+ Bò dích dắc qua 7- 8 điểm
+ Ném xa bằng 1 tay đúng cách
- Tự rửa mặt và chải răng hằng ngày (Cs16) 
- Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS17)
- Gữi đầu tóc, quần áo gọn gàng(CS18)
- Biết hút thuốc là có hại và không lại gần người hút thuốc (CS26)
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết, theo mùa
- Biết tự mặc, cởi quần áo.
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Nhận biết và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định sử dụng đồ dùng đúng cách
Phát triển
nhận thức
3 tuổi
- Có khả năng nói được sở thích của bản thân ( tên, tuổi, giới tính, sở thích, ) khi được hỏi, trò chuyện
- Có khả năng nói được tên các giác quan của cơ thể trẻ 
- Có khả năng nói được một số thực phẩm thông thường hằng ngày trẻ biết ( Rau, thịt, trứng, cá..)
- Có khả năng đếm trong PV 5
 - Tách gộp 1 nhóm có 2 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách
- Xác định vị trí ( Trên - dưới - trước - sau - phải - trái ) của bản thân
- Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể của bé, bé tự giới thiệu về mình, ( Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích....)
- Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm 
- Củng cố nhận biết các số trong PV 5, ôn nhận biết chữ số 5
- Tách gộp 1 nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách
- Xác định vị trí ( Trên - dưới - trước - sau - phải -trái ) của đồ vật so với vật khác
 - So sánh, phân loại đồ dùng, đồ chơi theo dấu hiệu cho trước.
- Họ tên,ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong GĐ
- các thành viên trong GĐ, nghề nghiệp bố mẹ, sở thích của các thành viên trong GĐ ( GĐ nhỏ, GĐlớn, nhu cầu GĐ, địa chỉ GĐ (CS27)
- Nói được khả năng sở thích của bản thân (CS29 )
- Xác định vị trí trên, dưới, trước, sau của đồ vật so với vật khác (CS108)
4 tuổi
- Có khả năng phân loại được đồ chơi theo một hoặc hai dấu hiệu.
- Có khả năng nói được: Họ tên, tuổi, giới tính, sở thích của bản thân
- Củng cố nhận biết các số trong PV 5, ôn nhận biết chữ số 5
- Tách gộp 1 nhóm có số lượng 5 thành 2 nhóm bằng các cách
- Xác định vị trí ( Trên - dưới - trước - sau - phải - trái ) của đồ vật so với vật khác
5 tuổi
 - Biết sử dụng các con số từ 1 đến 5 để chỉ số lượng, số thứ tự.
- Củng cố kỹ năng đếm trong phạm vi 10
- Tách gộp 1 nhóm số lượng 5 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình (CS27)
- Nói được khả năng sở thích riêng của bản thân (CS29)
- Xác định vị trí (trong, ngoài, trên, dưới trước, sau, phải, trái ) của một vật so với vật khác (CS108)
Phát triển
ngôn ngữ
3 tuổi
- Nghe hiểu và nói được một số từ, câu đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày liên quan đến chủ đề Bản thân; Quần, áo, tay, chân, mắt,mũi...
- Có khảnăng nghe nội dung câu chuyện, bài trong chủ điểm
- Có khả năng đọc thơ cùng cô, nói được tên truyện, tên nhân vật trong truyện.
- Nghe hiểu nội dung một số từ, câu đơn giản. 
- Nghe hiểu nội dung chuyện kể, chuyện đọc phù hợp với độ tuổi: Truyện: Gấu con bị đau răng, mỗi người một việc
Thơ : Đôi mắt 
- Đồng dao: Tay đẹp
- Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt lịch sự khi giao tiếp.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng phụ âm đầu, phụ âm cuối
- Nhận dạng và phát âm đúng chữ cái a, ă, â
- Trẻ làm quen với cách đọc, cách viết chữ cái, tên, tiếng việt, từ trên xuống dưới, từ trái, qua phải
- Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh (CS85)
- Nói được tên hành động của các nhân vật, tình huống trong truyện.
- Trẻ hiểu từ khái quát: Đồ dùng cá nhân, trang phục bạn trai, trang phục bạn gái...Từ trái nghĩa: Bạn béo, bạn gầy
4 tuổi
- Có khả năng hiểu được nội dung câu chuyện, thơ.
- Có khả năng nghe, hiểu và làm theo được 2 - 3 yêu cầu.
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, hoàn cảnh và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau
- Biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 
5 tuổi
- Biết kể chuyện theo tranh (CS85)
- Nhận ra và phát âm đúng chữ cái a, ă, â
- Phát âm các âm tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu
- Biết phân biệt phần ở đầu và kết thúc của sách
 - Biết gữi gìn sách vở
Phát triển
tình cảm và kĩ năng xã hội
3 tuổi
- Có khả năng lắng nghe ý kiến của người khác
- Có khả năng nhận biết được hành vi đúng - sai - tốt - xấu
- Có khả năng nhận biết được những điều bé thích và không thích với cử chỉ, lời nói lễ phép ( Chào hỏi, cảm ơn)
- Nhận biết, thể hiện cảm xúc phù hợp.
- Lắng nghe ý kiến người khác. Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
- Tôn trọng mình, tôn trọng bạn.
- Một số quy định ở lớp: Để đò dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể
- Thực hiện công việc được giao: trực nhật, xếp dọn đồ chơi.
- Đặc điểm giống và khác nhau của mình với người khác: dáng vẻ bên ngoài, giới tính
- Vị trí trách nhiệm của bản thân trong GĐ và lớp học (CS28)
- Chủ động và độc lập trong 1 số hoạt động (CS30)
- Nhận biết 1 số trạng thái cảm xúc( vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ, tức giận )qua nét ặt, cử chỉ, giọng nói của người khác (CS35)
- Nhận ra và chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và mình cả về bề ngoại hình, cơ thể, khả năng, sở thích ngôn ngữ
- Tôn trọng mọi người không giễu cợt người khác hoặc xa lánh những người bi khuyết tật (Cs59)
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến (CS34)
- Chơi hòa thuận với bạn bè, chia sẻ giúp đỡ bạn bè; Góc PV: Bác sỹ, nấu ăn, bán hàng
- Góc XD: Xây nhà, xây đường về nhà của bé, xếp hình bé tập thể dục, xây công viên
- Góc TH: Vẽ bạn trai, bạn gái, năn búp bê, cắt dán các bộ phận còn thiếu, vẽ đồ chơi, nặn các loại bánh
-Góc sách: xem tranh ảnh, làm sách về cơ thể bé..
- Trò chơi mới; Ai nhanh, tôi vui, tôi buồn, Tìm bạn thân, Chồng nụ chồng hoa
4 tuổi
- Có khả năng nói được sử thích của bản thân
- Vui vẻ mạnh dạn, tự tin, cư sử với bạn bè và mọi ng]ời xung quanh
- Phân biệt được hành vi đúng - sai - tốt - xấu.
- Biết sử dụng một số từ lễ phép trong giao tiếp.
- Chơi thân thiện với bạn, không tranh giành đồ chơi.
5 tuổi
- Thể hiện sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Biết đặc điểm giống và khác nhau của mình với người khác
- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân (CS28)
-Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích cuat bản thân(CS30)
-Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34)
- Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sự hãi, tức giận, xấu hổ của người khác (CS35)
- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (59)
Phát triển 
thẩm mĩ
3 tuổi
- Có khả năng bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm về các bài hát, bản nhạc gần gữi và ngắm nhìn các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
- Biết hát theo cô và vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát. 
- Biết tô màu bức tranh.
- Thể hiện thái độ tình cảm khi nghe các thể loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca....).Năm ngón tay ngoan, Thật đáng chê, Trồng cơm, Em là bông hồng nhỏ
- Nhận ra sắc thái ( vui buồn, tình cảm tha thiết..) của các loại bản nhạc chủ đề Bản thân
- Hát đúng giai điệu lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát và vận động nhịp nhàng bài hát: "Tôi là ai. Tập rửa mặt. Mời bạn ăn, Nào chúng ta cùng tập thể dục".
- Phối hợp các kĩ năng , vẽ, xé dán, tô màu để tạo ra sản phẩm - ( Vẽ chân dung bé )
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về àu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình
- Đặt tên cho sản phẩm của mình (Cs103)
4 tuổi
- Thuộc lời ca và giai điệu các bài hát trong chủ đề bản thân.
- Biết sử dụng một số vật liệu để tạo thành sản phẩm tạo hình. 
5 tuổi
- Biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
- Có thể làm được sản phẩm tạo hình có bố cục và màu sắc hài hoà.
- Nói được ý tưởng tthể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (Cs103)
II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
- Giấy khổ to ( có thể tận dụng bìa lịch, báo cũ..) để vẽ chân dung bé trai, bé gái, bảng biểu đồ chiều cao của trẻ.
- Mỗi trẻ một túi đựng đồ dùng cá nhân và các sản phẩm của trẻ.
- Tranh ảnh về người, các loại hoa quả, các hiện tượng, sự việc liên quan đến chủ đề 
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát câu truyện liên quan đến chủ đề và gắn với địa phương.
- Làm thẻ tên gắn ký hiệu của trẻ.
- Kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa cát tông (có thể vò xé) cho trẻ.
- Gương lược trong lớp cho trẻ.
- Một số đồ dùng đã qua sử dụng, đồ cũ của bố mẹ ( vỏ hộp, hộp xốp,quần áo, giày dép, lọ nước hoa, lọ gội đầu, gương nhỏ, lược, phấn trang điểm)
MỞ CHỦ ĐỀ
 - Cô cùng trẻ treo tranh ảnh của bé, của các bạn và ảnh người thân trang trí lớp 
 theo chủ đề bản thân.
 - Cho trẻ soi gương khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi: Bạn trong 
 ảnh tên là gì?, Có bạn nào biết bạn này tên là gì không
 - Trò chuyện đàm thoại với trẻ về bản thân: tên, tuổi, hình dáng, sở thíchvị trí
 của trẻ trong gia đình.
 - Trò chuyện về ngày sinh nhật theo kinh nghiệm của trẻ.
 - Tuyên truyền tới phụ huynh về chủ đề mới và yêu cầu phụ huynh giúp đỡ thu 
 lượm các đồ dùng phế liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi.
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI
Ngày soạn: 20/9/2013
Ngày dạy: T2/23/9/2013
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC
Đề tài: Bật liên tục vào vòng
 I. Mục tiêu:
 1.Kỹ năng:
- Trẻ 3 T có kỹ năng bật vào 3 - 4 vòng, Kỹnăng chơi trò chơi 'Cáo ơi ngủ à"
- Trẻ 4 - 5T có kỹ năng bật chụm 2 chân, chơi trò chơi " cáo ơi ngủ à
2. Kiến thức:
 - 3T trẻ biết bật liên tục vào 4 - 5 vòng tròn
 - Trẻ 4 - 5T biết bật liên tục vào 5 -7 vòng tròn bằng hai chân chạm đất nhẹ nhàng.
 - Trẻ thuộc bài hát: “ồ sao bé không lắc”
 - Trẻ biết trò chuyện về cơ thể của mình.
3.Thái độ
 - Giáo dục trẻ ý thức trong giờ dạy
 - Giáo dục trẻ tích cực rèn luyện thân thể, tập thể dục theo gương bác Hồ vĩ đại.Tinh thần tập thể tham gia vào phòng trào thể dục, thể thao.
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của cô.
 - 16 vòng tròn thể dục - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
 - Vẽ 1 vòng tròn làm nhà của cáo
2. Chuẩn bị của trẻ. - Trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Khởi động
- Cho trẻ hát bài ồ sao bé không lắc
- Trong bài hát nói đến những bộ phận nào trên cơ thể? (5T)
- Cho trẻ kể tên các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của từng bộ phận
=> Cơ thể của chúng ta có rất nhiều các bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng riêng, muốn cho cơ thể khoẻ mạnh, chúng mình phải gữ cơ thể sạch sẽ ăn uống đầy đủ các chất và luyện tập thể dục, theo tấm gương bác Hồ vĩ đại. Bây giờ chúng mình cùng luyện tập cho cơ thể khoẻ mạnh. Để xứng đáng là cháu ngoan của Bác nhé.
- Trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi chạy xen kẽ
- Chuyển đội hình 2 hàng
2. Trọng động
*Tập bài tập phát triển chung
- Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao
- Chân: ngồi khuỵu gối
- Bụng: Đứng cúi gập người về trước
- Bật: bật tại chỗ
* Vận động cơ bản
- Để cho đôi chân khoẻ mạnh, chúng mình cùng nhau bật liên tục vào vòng tròn.
- Cô làm mẫu 2 lần. lần 2 phân tích động tác
- Đứng trước vạch chuẩn, 2 chân chụm, 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh hai đầu gối 
hơi nhún lấy đà bật liên tục vào vòng tròn, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân. Bật hết vòng tròn cô dừng lại đi về cuối hàng của mình đứng.
* Trẻ thực hiện.
- Chọn 2 trẻ lên tập cho cả lớp quan sát
- Lần lượt từng trẻ tập 3 - 4 lần
- Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ
 - Cô động viên khuyến khích sau mỗi lần trẻ tập
- Củng cố cho 1 trẻ tập
* Trò chơi “ Cáo ơi ngủ à”
- Cô giới thiệu cách chơi: Một trẻ làm cáo ngồi ở góc trả vờ ngủ, các trẻ khác làm thỏ chạy nhảy đi chơi đến gần cáo thì chêu cáo, cáo dạy “ Gừm” và đuổi bắt thỏ 
- Luật chơi: Nếu bị cáo chạm và người là bị bắt và chỉ bắt những chú thỏ chưa chạy về nhà.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô động viên khuyến khích trẻ và nhận xét sau mỗi lần chơi.
3. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng
IV. Kết thúc tiết học. Cho trẻ ra chơi
- Hát cùng cô một lần
- Tai, đầu, chân, tay
- Tai để nghe, mắt nhìn, mũi đẻ ngửi..
- Đi thường, đi mũi chân, đi thường, đi gót chân
- Đứng 2 hàng theo tổ
- Tập 2 lần 8 nhịp
- 4 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- Quan sát cô làm mẫu
- Quan sát bạn tập
- Thi đua bật liên tục vào vòng tròn
- 1 Trẻ lên tập
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát : Ông mặt trời
Trò chơi: Dung dăng dung dẻ, mèo bắt chuột.
Chơi tự do.
 I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Trẻ 3T biết quan sát, nói một số đặc điểm của Ông mặt trời cùng các anh chị
 - Trẻ 4 -5T biết quan sát và nhận xét đặc điểm của Ông mặt trời : Màu sắc, hình dạng..
 2. Kỹ năng.
 - Trẻ 3T nói đầy đủ câu
 - Trẻ 4 - 5T rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ.
 3.Thái độ
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong gìơ học và đoàn kết trong khi chơi.
 II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của cô.
 - Bạn trai ăn mặc đẹp
2. Chuẩn bị của trẻ:
 - Trang phục gọn gàng
 - Chiếu, sỏi, hột hạt,phấn, lá cây  
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát Ông mặt trời
- Cô kiểm tra sức khoẻ và trang phục của trẻ
- Trò chơi “trời tối”
- Các con xem ai đứng ở đâu.? (5T)
- Các con nhìn xem hôm nay có điều gì khác nhỉ? ( 4T)
- Ông mặt trời có dạng hình gì?(5T)
- Ông mặt trời có màu gì?(3T)
- Ông ặt trời có tác dụng gì?(5T)
- Khi ông mặt trời tỏa ánh nắng xuống các con thấy như thế nào?(5T)
- Ông ặt trời có ích lợi gì đối với thiên nhiên, con ngươi, con vật?(5T)
=> Cô củng cố 
2. Trò chơi : Mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ chơi Nhận xét trẻ chơi
* Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ chơi - Nhận xét trẻ chơi
 3. Chơi tự do:
- Hôm nay đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi chó các nhóm rồi đấy ( Cô GT các nhóm chơi)
- Cho trẻ vào nhóm chơi trẻ thích
- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét từng nhóm trẻ chơi
IV. Kết thúc:- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi 
- Trẻ chỉnh trang quần áo 
- Trẻ nhắm mắt
- Ngoài sân
- Có Ông mặt trời
- Hình tròn
- Màu đỏ
- Tỏa ánh nắng xuống...
- Khoan khoái, ấm áp..
- Con khỏe mạnh,,,
- nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ vệ sinh và thu dọn đồ dùng
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
*Tình trạng sức khỏe:
* Trạng thái Cảm xúc:
* Kiến thức, kỹ năng:
* Biện pháp:
Ngày soạn: 21/9/2013
Ngày dạy: T3/24/9/2013
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
Đề tài: Bé giới thiệu về mình
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
- Trẻ 3T biết giới thiệu về tên của mình, giới tính
- Trẻ 4 - 5T biết tự giới thiệu về bản thân mình ( tên, tuổi, giới tính, sở thích..)
- Nhằm phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ
- Trẻ được làm quen với trò chơi: Giúp cô tìm bạn
- Trẻ thuộc và hát đúng bài hát: Bạn có biết tên tôi
 2. Kỹ năng.
- Trẻ 3T rèn kỹ năng nói mạch lạc đủ câu
- Trẻ 4,5T rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin
 - Củng cố kỹ năng tô màu bé trai, bé gái
 3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh, giữ gìn vệ sinh thân thể luân sạch sẽ, gọn gàng.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô: - 1 con búp bê
- Tranh vẽ bạn trai, bạn gái cho trẻ tô màu
2. Chuẩn bị của trẻ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở hứng thú
- Cô cho trẻ lại gần cho trẻ hát bài: Bạn có biết tên tôi
- Các con vừa hát bài hát gì? ( 5T)
- Có tiếng gõ cửa “cốc cốc cốc’ cô hướng sự chú ý của trẻ ra ngoài lớp
- Con lắng nghe xem có phải ai đang gõ cửa lớp mình không?
- Cô giáo ra mở cửa và xuất hiện búp bê
2. Búp bê giới thiệu về mình
- Búp bê chào các bạn
- Tôi nghe mọi người nói các bạn nhỏ ở lớp MG G Pa Thơm học rất ngoan và giỏi, nên hôm nay tôi đến đây muốn làm quen với các bạn có được không?
- Sau đây tôi xin tự giới thiệu về mình
- Tên tôi là say năm nay tôi 5 tuổi, tôi là một bạn gái, tôi có mái tóc dài màu vàng, sở thích của tôi là ăn kem và vẽ tranh, xem phim hoạt hình, múa hát
3. Trẻ tự giới thiệu về bản thân mình
- Bạn búp bê đã giới thiệu về mình rồi, bây giờ các con hãy giới thiệu về mình cho bạn búp bê nghe
- Cô lần lượt gọi 4-5 trẻ lên giới thiệu về mình ( tên, tuổi, giới tinh, sở thích)
- Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời để trẻ giới thiệu về mình
- Trẻ nào còn lúng túng cô động viên hoặc gợi ý trẻ để trẻ tự giới thiệu về mình
- Sau mỗi lần trẻ giới thiệu về mình cô củng cố lại cho cả lớp nghe
4. Trò chơi: Giúp cô tìm bạn
- Bạn búp bê và các con đã làm quen với nhau rồi, bây giờ các con hãy mời bạn búp bê cùng tham gia trò chơi: Giúp cô tìm bạn nào
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời
5. Tô màu tranh bé trai, bé gái
- Các con ạ. Sở thích của bạn búp bê là rất thích vẽ trang đấy, bạn đến thăm lớp mình bạn đã vẽ được rất nhiều tranh để tặng cho lớp mình đấy, nhưng bức tranh của bạn vẫn chưa hoàn thiện xong, vì bạn không biết các con thích màu nào? Nên bạn muốn nhờ các con hoàn thiện nốt bức tranh của bạn nhé, các con hãy tô màu bức tranh giúp bạn búp bê.
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu tranh cho đẹp
- Cô động viên khuyến khích trẻ
6. Kết thúc
- Lớp mình có rất nhiều các bạn vì thế chúng mình phải yêu thương nhường nhịn nhau, đoàn kết với nhau không tranh giành đồ chơi của bạn. giờ búp bê phải về rồi búp bê chào các bạn. Hẹn gặp lại lần sau
- Cho trẻ ra chơi
- Trẻ hát cúng cô
- Bạn có biết tên tôi
- Có ạ
- Chúng tôi chào bạn búp bê
- Chúng tôi đồng ý
- Trẻ lắng nghe búp bê giới thiệu

File đính kèm:

  • docKE HOACH CHU DỀ ban than 2013-14.doc
Giáo Án Liên Quan