Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé tìm hiểu các phương tiện giao thông - Vũ Thị Thanh Hải
- Trẻ biết tập trung theo hàng, chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô giáo.
- Trẻ biết hít thở sâu, phối hợp tay chân nhịp nhàng thông qua một số bài tập: Bật xa bằng 2 chân, ném xa bằng một tay, chạy nhanh 12m, bật liên tục qua 4 vòng
- Trẻ biết cách bật xa, bật liên tục, chạy nhanh, ném xa một tay.
- Hướng dẫn trẻ cách di chuyển theo một số luật giao thông đơn giản như đi bên tay phải, dừng lại khi có đèn đỏ
Ubnd huyện sóc sơn Trường mầm non xuân giang Kế hoạch thực hiện các hoạt động học Chủ đề 10: Bé tìm hiểu các phương tiện giao thông Lứa tuổi : Mẫu giáo bé Lớp : C1 Giáo viên : Vũ Thị Thanh Hải Năm học : 2010-2011 ]// Thời khoá biểu Năm học : 2010 - 2011 Buổi Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Sáng - Tạo hình - Khám phá - KHXH - Thể dục - Làm quen với toán - Làm quen với văn học Chiều - Hướng dẫn dạy trò chơi mới - Rèn kỹ năng vệ sinh - Âm nhạc - Ôn luyện - Lao động tự phục vụ, văn nghệ, nêu gương BN Kế hoạch hoạt động theo chủ đề Chủ đề 10: Bé với các phương tiện giao thông Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 14/03/2011 đến 08/04/2011) Thứ Môn học Tuần I ( từ 14-18/03/2011) PTGT đường bộ Tuần II (từ 21-25/03/2011) PTGT đường sắt Tuần III (từ 28/03- 01/04/2011) PTGT đường hàng không Tuần IV (từ 04/04- 08/04/2011) An toàn giao thông Thứ 2 Tạo hình Vẽ ô tô (mẫu) Vẽ bộ phận còn thiếu của tàu hoả và tô màu bức tranh (mẫu) Tô màu máy bay Vẽ theo nét chấm và tô màu hình cái thuyền. Vẽ đường từ bạn đến cái thuyền. Thứ 3 KPKH - XH Quan sát tìm hiểu xe đạp Quan sát tìm hiểu tàu hoả Quan sát tìm hiểu may bay Tìm hiểu về luật giao thông đường bộ Thứ 4 Thể dục Âm nhạc Ném xa bằng một tay TTDH: Em tập lái ô tô TC : Tai ai tinh NH: Bác đưa thư vui tính Bật xa bằng hai chân TTVĐ : Một đoàn tàu TC : Ai đoán giỏi NH: Tàu hoả Chạy nhanh 12 m TTNH : Anh phi công ơi TC : Ai nhanh nhất Ôn hát: Một đoàn tàu Bật liên tục qua 4 vòng TTDH: Đường em đi TC : Tai ai tinh NH: Đèn xanh đèn đỏ Thứ 5 Làm quen với toán Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn Ôn nhận biết hình vuông, chữ nhật, tam giác Ôn các hình đã học Đếm đến 5. Nhận biết nhóm có 5 đối tượng Thứ 6 Văn học Truyện: Gấu con đi xe đạp Truyện : Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng Thơ: Máy bay Thơ : Đèn đỏ đèn xanh Nội dung Chủ đề 10: bé tìm hiểu các PTGT Số TT Lĩnh vực Nội dung 1 Phát triển thể chất - Trẻ biết tập trung theo hàng, chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô giáo. - Trẻ biết hít thở sâu, phối hợp tay chân nhịp nhàng thông qua một số bài tập: Bật xa bằng 2 chân, ném xa bằng một tay, chạy nhanh 12m, bật liên tục qua 4 vòng… - Trẻ biết cách bật xa, bật liên tục, chạy nhanh, ném xa một tay. - Hướng dẫn trẻ cách di chuyển theo một số luật giao thông đơn giản như đi bên tay phải, dừng lại khi có đèn đỏ… 2 Phát triển nhận thức - Giới thiệu với trẻ về một số loại PTGT quen thuộc, một số biển báo giao thông đơn giản. - Gọi được tên, biết tên một số phương tiện giao thông và cách hoạt động của một số phương tiện giao thông quen thuộc. Có một số hiểu biết về các PTGT như xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu hoả và một số biển báo giao thông đơn giản. - Biết cấu tạo của một chiéc xe đạp, ô tô, tàu hoả, máy bay. - Nhận biết một số loại PTGT gần gũi, quen thuộc, so sánh được hình dạng và cấu tạo của một số PTGT. - Phân biệt một số PTGT khác nhau ( xe đạp, xe máy, ô tô,tàu hoả,…). - Trẻ nhận biết được các hình thông qua hình dạng của một số loại PTGT. 3 Phát triển ngôn ngữ - Rèn trẻ nói câu đủ thành phần, nói lễ phép. Diễn đạt suy nghĩ của mình một cách đủ ý, rõ ràng. - Biết diễn đạt những câu đơn giản về cấu tạo của các PTGT. - Trẻ nói được tên một số truyện, một số bài thơ có trong chủ đề: Xe đạp trên đường phố, chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng, đèn đỏ đèn xanh… - Trẻ có thể thuộc một số bài thơ có trong chủ đề. - Rèn trẻ nói nội dung của một số truyện có trong chủ đề. - Rèn trẻ nêu ý nghĩa giáo dục của một số biển báo giao thông. 4 Phát triển thẩm mĩ - Giới thiệu với trẻ những tác phẩm tạo hình và âm nhạc, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm đó. - Rèn kĩ năng vẽ theo nét chấm, vẽ nét thẳng,nét xiên, dán chấm dính thông qua một số bài tập cụ thể : dán hình ô tô, vẽ tàu hoả theo nét chấm, vẽ theo nét chấm hình cái thuyền… - Vẽ nét thẳng, nét xiên, nét cong tròn, chọn màu và tô màu, di màu nền: vẽ ô tô, tô màu máy bay… - Rèn trẻ kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt : nặn những loại phương tiện giao thông cháu thích. - Giúp trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thể hiện sự hưởng ứng theo giai điệu bài hát : em tập lái ô tô, đường em đi, một đoàn tàu. - Vận động cơ thể nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát: một đoàn tàu… - Trẻ biết lắng nghe và cảm nhận bài hát nghe: anh phi công ơi, đèn xanh đèn đỏ. 5 Phát triển tình cảm xã hội - Khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc, dùng các từ ngữ biểu lộ xúc cảm trước vẻ đẹp của một số loại phương tiện giao thông. - Mạnh dạn thể hiện thái độ của mình trước việc làm sai như vi phạm luật giao thông, trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại phương tiện giao thông. - Có thái độ đúng mực đối với việc chấp hành luật lệ giao thông. Kế hoạch hoạt động tuần 1 Nhánh 1 : PTGT đường bộ. Thời gian thực hiện từ ngày 14/03 - 18/03/2011 Thời gian Nội dung Đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân, trẻ chơi nhẹ nhàng. Thể dục sáng Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó trẻ đứng về hàng ngang tập theo sự hướng dẫn của cô. Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp. Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về các loại PTGT đường bộ quen thuộc, trẻ biết đặc điểm cơ bản của một số loại PTGT. Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Tạo hình: - Vẽ ô tô ( mẫu ). KPKH – XH: - Quan sát tìm hiểu về xe đạp. Thể dục: - Ném xa bằng 1 tay - TC: Chuyền bóng. Toán: Ôn nhận biết hình tròn hình vuông. Văn học: - Truyện: Gấu con đi xe đạp. Hoạt động ngoài trời - QS: Tranh xe đạp. - VĐ: Ô tô và chim sẻ . - Chơi tự do. - QS : Tranh ô tô - VĐ: Ô tô và chim sẻ. - Vẽ theo ý thích. -QS: Tranh xe máy. - VĐ: Ô tô và chim sẻ. - Chơi tự do . -QS: Tranh xe máy - VĐ: Ô tô và chim sẻ. - Chơi ngoài trời. - QS : Tranh ô tô - VĐ: Ô tô và chim sẻ. - Chơi ngoài trời. Chơi hoạt động góc * Chuẩn bị cho các góc chơi của trẻ: - Góc phân vai: Trẻ chơi trong các góc chơi . Cô chuẩn bị thêm một số các loại PTGT bằng bìa. - Xây dựng: Mô hình công viên, nhà ở , thảm cỏ khối to , khối nhỏ . - Nghệ thuật: Đất nặn, bảng con( hướng dẫn trẻ nặn những loại PTGT mà trẻ thích ). - Thiên nhiên: Một số loại cây cảnh, cát sỏi, nước, rơm, lá cây, kéo, băng dính . - Học tập: Tranh ảnh về một số loại PTGT. *Kỹ năng chơi: Trẻ biết đóng vai chú công an xử ký vi phạm. Trẻ biết xếp ngã tư đường phố. Trẻ tô màu tranh giao thông đẹp. Hđộng chiều Vận động nhẹ nhàng sau ngủ dậy Dạy trò chơi mới: - Ô tô và chim sẻ. RKNVS: Hướng dẫn trẻ cách rửa tay. Âm nhạc: - DHTT: Em tậplái ô tô. - TC: Tai ai tinh - NH: Bác đưa thư vui tính - Làm bài còn thiếu trong vở. -Vệ sinh đồ dùng cá nhân: ca, cốc - Biểu diễn văn nghệ, nêu gương BN. Kế hoạch hoạt động ngày Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động Thứ hai (14/03/2011) Tạo hình Vẽ ô tô( mẫu) *Kiến thức : - Trẻ kể được tên một số loại PTGT mà trẻ biết. - Trẻ nêu được đặc điểm về cấu tạo, màu sắc, hình dáng, của cái ô tô. *Kĩ năng: - Rèn cho trẻ kĩ năng vẽ nét thẳng, nét xiên. - Trẻ tô màu không ra ngoài nét vẽ. - Trẻ ngồi đúng tư thế . *Thái độ: - Giáo dục trẻ biết lợi ích của các loại PTGT nói chung và ô tô nói riêng. - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm do mình làm ra. - Tranh mẫu của cô (1tranh). - Vở của trẻ. - Bút màu đủ cho trẻ dùng. *Bước 1: ổn định tổ chức. - Cô và trẻ cùng hát bài “ em tập lái ô tô ”. - Cô trò chuyện về nội dung của bài. Kể tên các loại phương tiện giao thông mà trẻ biết. Cô dẫn vào bài. *Bước 2: Nội dung chính - Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu, trò chuyện về tranh mẫu: + Cô có bức tranh vẽ cái gì đây ?( cho trẻ gọi tên ô tô nhiều lần, gọi nhiều cá nhân trả lời) + Cái ô tô có hình dạng như thế nào ? Hình gì làm đầu xe, hình gì làm thân xe ? (nhiều trẻ kể ). + Để vẽ được chiếc ô tô này các con phải làm thế nào ? - Cô khái quát chung, hướng dẫn và vẽ mẫu cho trẻ xem. Cô nêu kĩ cách vẽ các nét. - Cô cho một vài trẻ nêu ý định vẽ của mình. - Cô hướng dẫn trẻ tư thế ngồi. *Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ ngồi vào bàn, cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cô gợi ý trẻ vẽ sáng tạo. + Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ treo tranh lên bảng cho trẻ giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn. - Con thích bài nào nhất ? Vì sao ? - Cô nhận xét chung tuyên dương những trẻ có bài đẹp, động viên trẻ chưa hoàn thành bài. *Bước 3 : Ôn luyện , củng cố. - Cho trẻ hát bài “ em tập lái ô tô ”. - Trẻ hoạt động nhẹ nhàng sau tiết học. . Nhật ký…………………………………………………………………………………………………………………….... Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động Thứ ba (15/03/2011) Khám phá KH_XH Quan sát tìm hiểu xe đạp NDTH: Tạo hình *Kiến thức: - Trẻ biết tên xe đạp, biết đặc điểm hình dáng,cấu tạo của xe đạp. - Trẻ biết và gọi được tên các bộ phận của xe đạp. *Kỹ năng: - Trẻ nói được chính xác, rõ ràng, mạch lạc tên bộ phận của xe đạp. - Trẻ nhận biết, phân biệt được các bộ phận của xe đạp. - Trẻ phân biệt được xe đạp với một số loại loại PTGT khác. *Thái độ: - Giáo dục trẻ biết lợi ích của xe đạp và các loại PTGT đường bộ khác. - Giáo dục trẻ đi đúng luật giao thông đường bộ. - Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học . - Xe đạp thật - Mỗi trẻ có nhiều loại PTGT khác nhau. - Sáp màu cho trẻ tô màu . *Bước 1: ổn định tổ chức: - Cho đố trẻ: Xe gì hai bánh, đạp chạy bon bon, chuông kêu kính coong, đố bé xe gì ? - Cô cho trẻ kể thêm một số loại PTGT đường bộ khác.Cô dẫn vào bài. * Bước 2: Nội dung chính: - Cô cho trẻ quan sát chiếc xe đạp thật. Trẻ gọi tên xe đạp( cô cho nhiều cá nhân trẻ trả lời). - Cô chỉ vào từng bộ phận của xe đạp và hỏi trẻ tên các bộ phận đó ( nếu trẻ không biết cô nói trước sau đó cho trẻ nhắc lại và cho nhiều trẻ được trả lời ) + Đố con đây là cái gì ? + Cái gì để cho người ngồi lái ? + Cái gì giúp cho xe chạy được trên đường ? + Nhờ đâu mà xe đạp chạy được ?... - Cô cho trẻ lên chỉ vào từng bộ phận của xe đạp và nói tên bộ phận đó (gọi nhiều cá nhân trả lời). - Sau đó cô khái quát lại ý của trẻ, cô giới thiệu tổng thể về xe đạp. - Cô nêu bài học giáo dục. *Bước 3 :Củng cố, ôn luyện . + Trò chơi 1: " Tôi là ai? " - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi luật chơi. - Tất cả trẻ được tham gia cùng chơi. + TC 2: Thi xem ai nhanh. - Cô hướng dẫn trẻ chơi và tất cả trẻ đều được tham gia chơi. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Nhật ký:……………………………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………………. Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động Thứ tư: (16/03/2011) Thể dục Ném xa bằng 1 tay. TC : Chuyền bóng *Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động cơ bản. - Trẻ biết dùng sức của cơ tay và cơ vai để đẩy vật đi xa. *Kĩ năng: - Phát triển ở trẻ khả năng giữ thăng bằng tốt. - Phát triển cơ tay và cơ vai cho trẻ. - Rèn cho trẻ sự tự tin và định hướng chính xác. *Thái độ: - Giáo dục trẻ nề nếp, trật tự, chú ý nghe hiệu lệnh của cô. -Trẻ hứng thú trong tập luyện. - Giáo dục trẻ biết luật an toàn giao thông đường bộ. . - Sân tập rộng và sạch. - Vạch chuẩn, 10 bao cát, 10 quả bóng nhựa. Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề và hướng trẻ vào bài học. *Khởi động: - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm sau đó cho trẻ đứng hàng ngang để tập BTPTC. *Trọng động: + BTPTC: Cô cho trẻ tập 2 lần x 8 nhịp. Tay 1, chân 2, bụng 4, bật 6. + VĐCB : - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang ở giữa cô kẻ vạch chuẩn. - Cô giới thiệu tên của vận động cơ bản. - Cô tập mẫu lần1(chưa phân tích động tác). - Cô tập mẫu lần 2 và phân tích động tác : Khi chuẩn bị cô đứng chân trước, chân sau, tay phải cầm bao cát. Khi có hiệu lệnh “ ném” tay cô đưa ra phía trước sau đó đưa từ từ ra phía sau, sau đó đưa lên cao rồi ném mạnh về phía trước. Khi ném mắt cô nhìn thẳng, ném xong cô giữ thăng bằng không lao người về phía trước. - Cô cho 1-2 trẻ lên tập thử (lưu ý sửa sai cho trẻ). - Cô cho lần lượt các trẻ tập, mỗi trẻ tập ít nhất 2 lần, hướng dẫn và động viên để trẻ ném được xa. Động viên trẻ nhút nhát lên tập. - Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua. - Cô động viên tuyên dương trẻ. Nêu bài học giáo dục. + TC: Chuyền bóng. Cô cho trẻ chơi 1-2 lần. *Hồi tĩnh: - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng hát bài “ em tập lái ô tô”. Nhật ký…………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………. Nội dung Mục đícyêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động Âm nhạc - DHTT : Em tập lái ô tô. - TC: Tai ai tinh. - NH: Bác đưa thư vui tính. *Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài dạy hát và bài hát nghe. * Kĩ năng: - Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài. - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài. * Thái độ. - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. - Giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại phương tiện giao thông khác nhau và tham gia giao thông đúng luật. - Đĩa nhạc có bài em tập lái ô tô, bác đưa thư vui tính. - Hoa cài tay. - 3 sắc xô. - một số đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi. * Bước 1: ổn định tổ chức: - Cô đố trẻ : xe gì hai bánh, đạp chạy bon bon, chuông kêu kính coong, đố bé xe gì ? - Cô cho trẻ kể tên một số loại phương tiện giao thông khác mà trẻ biết. - Cô giới thiệu bài mới. * Bước 2: Nội dung chính: + Dạy hát - Cô giới thiệu tên bài, tên tác giả, hát cho trẻ nghe lần 1. - Cô hỏi lại tên bài, tên tác giả. - Cô hát cho trẻ nghe lần 2. Hỏi lại tên bài, tên tác giả. Sau đó cô giảng nội dung của bài, nêu bài học giáo dục. - Cô và trẻ cùng hát nhiều lần. Sau đó cô mời từng tổ lên hát ( cô chú ý sửa sai cho trẻ ). - Cô cho trẻ hát theo tổ , nhóm, cá nhân. Cho trẻ hát theo nhịp tay cô. - Cô cho trẻ biểu diễn theo ý thích của mình. - Cô và trẻ cùng biểu diễn lại một lần. + NH: Bác đưa thư vui tính - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, hát cho trẻ nghe 1-2 lần. Sau đó cô giảng nội dung của bài. Cô bật đĩa nhạc cho trẻ nghe lại 1-2 lần. Cô nêu bài học giáo dục. + TC : Tai ai tinh - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. - Động viên, tuyên dương trẻ . * Bước 3: Củng cố, ôn luyện. - Cô cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng sau tiết học. Nhật ký…………………………………………………………………………………………………………………… Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động Thứ 5: (24/ 03/2011) LQVT Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. * Kiến thức: - Trẻ nhận biết và nói được tên hình vuông, hình chữ nhật. Hình tam giác *Kĩ năng: - Trẻ phân biệt được hình vuông,hình chữ nhật, hình tam giác. - Trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa hình tam giác với hình chữ nhật và hình vuông. - Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của cô. *Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. - Trẻ biêt lợi ích của các phương tiện giao thông và biết cách tham gia giao thông đúng luật. + Đồ dùng của cô: - Mô hình ô tô và xe đạp. - Các loại biển báo giao thông có hình dạng khác nhau. - Hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác. to hơn của trẻ. + Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác. * Bước 1: Ôn các hình đã học. - Cô cho trẻ hát bài “ một đoàn tàu”. Cô dẫn vào bài. - Cho trẻ gọi tên các hình đã học có trong rổ. * Bước 2 : Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. - Cho trẻ xem các PTGT cô chuẩn bị, trẻ nêu tên các hình cô dùng để làm hình. - Cho trẻ lấy rổ đồ chơi. Cho trẻ tìm hình vuông, hình chữ nhật, hình tam gác theo hiệu lệnh của. Trẻ gọi tên hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác 2-3 lần. - Cô cho trẻ sờ vào đường bao của các hình. Trẻ nhận xét số cạnh các 3 hình, đếm số cạnh,. - Cho trẻ lăn các hình, nhận xét. - Cô cho trẻ tìm những điểm giống nhau và khác nhau của các hình. + Khác nhau: hình vuông và hình chữ nhật có 4 cạnh còn hình tam giác có 3 cạnh. + Giống nhau: đều là các hình học. * Bước 3: Củng cố, ôn luyện. - Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh. - Cô nói cách chơi, luật chơi. Cho trẻ tìm các hình dựa vào dấu hiệu của hình. + VD: Tìm cho cô hình có 4 cạnh, 4 góc. Tìm cho cô h3 cạnh. - Trò chơi 2: Tìm hình cho xe. + Cho trẻ dán các hình tương ứng vào các bộ phận của xe. Chơi xong kiểm tra động viên tuyên dương trẻ. Nhật ký……………………………………………………………………………………………………………………… Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động Thứ sáu: (18/03/2011) Văn học: Truyện: Gấu con đi xe đạp *Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung truyện. *Kĩ năng: - Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng. - Trẻ nói được theo cô lời của các nhân vật. - Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nói mạch lạc, rõ ràng. - Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ và sự tập trung chú ý. *Thái độ: - Giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại phương tiện giao thông và tham gia giao thông đúng luật. - Tranh minh hoạ nội dung truyện. - Cô thuộc truyện, kể diễn cảm truyện. - Bài hát : em tập lái ô tô. - Bài thơ : xe chữa cháy. * Bước 1: ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài “ em tập lái ô tô”. Cô trò chuyện với trẻ về các loại PTGT mà trẻ biết, sau đó cô dẫn vào bài mới. * Bước 2 : Nội dung chính . + Cô kể cho trẻ nghe lần 1 (không dùng tranh minh hoạ). - Cô hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả, tên các nhân vật trong truyện. + Cô kể cho trẻ nghe lần 2 (dùng tranh minh hoạ). - Cô giảng nội dung truyện, nêu bài học giáo dục. - Đàm thoại về nội dung truyện, kết hợp kể trích dẫn : - Câu chuyện có tên là gì ? Do ai sáng tác ? - Gấu con được bố mẹ mua cho cái gì ? Đó là phương tiện giao thông gì ? - Đầu tiên khi Gấu con đi xe đạp gấu con đã gặp ai ? Gấu con đã nói gì với Khỉ con ? Khỉ con trả lời thế nào ? Thái độ của gấu con như thế nào khi bị ngã ? - Sau đó Gấu con lại gặp ai ? Gấu con gì với các bạn ? Các bạn trả lời Gấu con thế nào ? Chuyện gì đã xảy ra ? Thái độ của gấu con thế nào ? - Tiếp đến gấu con gặp ai ? Gấu con nói gì vơi bác Ngựa ? Bác Ngựa trả lời ra sao ? Chuyện gì xảy ra với Gấu con ? + Cô kể lại truyện lần 3( dùng tranh minh hoạ). - Cô nêu bài học giáo dục, động viên tuyên dương trẻ. * Bước 3 : Kết thúc: - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ xe chữa cháy”. - Trẻ làm đoàn tàu ra sân chơi. Nhật ký ……………………………………………………………………………………………………………........ …………………………………………………………………………………………………………………… Kế hoạch hoạt động tuần 2 Nhánh 2 : PTGT đường sắt Thời gian thực hiện từ ngày 21/03 - 25/03/2011 Thời gian Nội dung Đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân, trẻ chơi nhẹ nhàng. Thể dục sáng Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó trẻ đứng về hàng ngang tập theo sự hướng dẫn của cô. Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp. Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về PTGT đường sắt, trẻ biết tên và đặc điểm của tàu hoả. Hoạt động học Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Tạo hình: - Vẽ bộ phận còn thiếu của tàu hoả và tô màu bức tranh. KPKH – XH: - Quan sát tìm hiểu tàu hoả. Thể dục: - Bật xa bằng hai chân. Toán: - Ôn nhận biết hình vuông, chữ nhật, tam giác. Văn học: - Truyện : Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng. Hoạt động ngoài trời - QS : Tranh tàu hoả - VĐ: Tàu hoả - TD: Chơi đồ chơi ngoài trời - QS : Tranh tàu hoả -VĐ: Đoàn tàu nhỏ xíu TD: Vẽ theo ý thích - QS : Tranh tàu hoả -VĐ: Tàu hoả - TD: Chơi tự do - QS: Tranh tàu hoả -VĐ: Tàu hoả - Chơi ngoài trời - QS:Tranh tàu hoả - VĐ: Tàu hoả - Chơi ngoài trời Chơi hoạt động góc * Chuẩn bị cho các góc chơi của trẻ: - Góc phân vai: Hướng dẫn trẻ làm quen với đồ dùng trong các góc chơi - Xây dựng: Mô hình công viên, khu vui chơi , thảm cỏ khối to , khối nhỏ . - Nghệ thuật: Đất nặn, bảng con( hướng dẫn trẻ nặn những loại PTGT mà trẻ thích). - Thiên nhiên: Một số loại cây cảnh, cát sỏi, nước, rơm, lá cây, kéo, băng dính . - Học tập: Tranh ảnh về các loại PTGT. *Kỹ năng chơi: Trẻ xếp được ngã tư đường phố. Trẻ đóng được vai chú công an xử lý các bạn vi phạm. Trẻ mạnh dạn khi chơi. Hđộng chiều Vận động nhẹ nhàng sau ngủ dậy - Hướng dẫn dạy TC mới: tàu hoả RKNVS : Hướng dẫn trẻ cách rửa tay. Âm nhạc : - TTVĐ: Một đoàn tàu - NH: Tàu hoả. - TC: Ai đoán giỏi Làm bài còn thiếu trong vở. -Vệ sinh đồ d
File đính kèm:
- chu de giao thong 34tuoi.doc