Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé và các bạn
HĐ1:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Em bé” 1 lần.Cô đưa búp bê ra hỏi trẻ: ai đây ? À em búp bê đến chơi lớp mình nè. Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng xem em búp bê có những đặc điểm gì nhé!
• HĐ2:
+ Tổng quát:
- Cô đưa em búp bê ra giới thiệu cho trẻ xem và nói: Em bé có đôi mắt tròn , cái mũi cao cao, miệng cười chúm chím, hai tay đang múa, chân đi rất nhanh
+ Chi Tiết:
- Ai đây ? Có các bộ phận gì? Mũi đâu? Mắt đâu?miệng xinh đâu/ chân dài đâu? Tay múa khéo đâu?
- Đây là cái gì? Để làm gì? Cái gì đây ?
-Trẻ sờ thử và chỉ các bộ phận của cơ thể . Cô hỏi trẻ từng bộ phận trẻ nhận biết và gọi tên, cá nhân trả lời vài lần.
- Cô chú ý luyện phát âm trẻ yếu và tập nói câu dài 2-3 từ.
- Cô và trẻ cùng minh họa động tác qua các giác quan: nhấy mắt, hít mũi, chép miệng, múa tay, dặm chân,
+ Tổng hợp:
- Cô cho trẻ xem tranh và giới thiệu lại tên gọi, đặc điểm, công dụng cho trẻ nhận biết và trả lời qua tranh.
- Cô hỏi lại tên bài và nói lại tổng quát cho trẻ nghe.
• HĐ3:
- Hát và minh họa theo nhịp bài hát “ Cái mũi”.
- Cô và trẻ cùng hát và minh họa theo nhịp bài hát 2-3 lần.
Thứ ba, ngày 08 tháng 09 năm 2009 I. MĐYC: - Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên và cảm nhận được bằng các giác quan. - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi cùng cô. - Biết tự chơi với đồ chơi mình thích II. CHUẨN BỊ : - Vườn cây của bé sạch sẻ, an toàn. - Bóng, xe kéo, đồ chơi trong lớp,... - Quần áo trẻ gọn gàng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Tập trung trẻ lại cho trẻ đi chơi, vừa đi vừa hát "đi chơi" . Tập trung trẻ lại cùng cô. HĐ2: * Quan sát : vườn cây của lớp ( 5 phút ) - Cô cùng trẻ cùng quan sát và đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm 1 số loại cây như ; cây gì ? màu gì ? ngửi hoa có mùi gì ? nhờ đâu ? mắt để làm gì ? đàm thoại với trẻ . * Trò chơi vận động (7 phút) - Đuổi bắt cô : cô nói tên trò chơi và nói cách chơi « cô nói : cô đâu ? trẻ nó : cô đây !».Đuổi bắt cô nào ! Cô và trẻ cùng chạy quanh lớp đuổi bắt 4-5 vòng. * Trò chơi dân gian (3 phút) : - Tập tầm vông : Cô và trẻ vừa hát vừa co duỗi cánh tay theo nhịp bài hát « tập tầm vông » 3-4 lần. - Chơi với đồ chơi : (10 phút) - Cô để đồ chơi : bóng – xe kéo và 1 số đồ chơi khác, trẻ tự chọn đồ chơi mà trẻ thích để chơi.Cô theo dõi quan sát trẻ chơi, chú ý trẻ yếu, cô chơi cùng với trẻ. HĐ3: - Cho trẻ tập trung lại chơi “pha nước chanh” rồi đi nhẹ nhàng hít thở. - Cô giáo dục – nhận xét buổi chơi. THỂ DỤC SÁNG TUẦN 1-2 Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC 1.MĐYC: -Trẻ biết tên bài tập và thực hiện được các động tác phát triển cơ hô hấp, tay, chân, bụng. -Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động cùng cô và bạn. II. CHUẨN BỊ: Quần áo, đầu tóc gọn gàng. Phòng lớp sạch sẽ, an toàn Tổ chức tại lớp. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: a/ HĐ1: KHỞI ĐỘNG: - Cô nói tay em đâu rồi ? Để làm gì? Đưa lên cô xem, cô và trẻ cùng làm các động tác qua đôi bàn tay và chân mình nhé! đi nhanh- đi chậm- đi bình thường chơi 2-3 vòng. b/ HĐ2: TRỌNG ĐỘNG. - Cô cùng trẻ đứng vòng tròn cô giới thiệu tên bài tập “ Ồ sao bé không lắc”. - Cô tập cho trẻ nhìn và tập theo cô mỗi động tác 4-6 lần. + Động Tác 1: + Động tác 2: + Động tác 3: + Động tác 4: c/ HỒI TỈNH: -Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng hít thở 2-3 vòng. -Nhận xét buổi tập CHỦ ĐỀ: Bé và các bạn ( 4 tuần ) Thời gian:Từ: ngày 7/9/09 đến ngày 2/10/09 Thứ hai, ngày 07/9/09 PTNT: CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ ( MẮT, TAY, MŨI, MIỆNG,…) I.MĐ- YC: - Trẻ nhận biết tên gọi, đ.điểm, công dụng của 1 số bộ phận cơ thể…. - Trẻ phân biệt được vị trí của các giác quan trên cơ thể và biết trả lời câu hỏi: Cái gì đây? Để làm gì?. - Trẻ hát và minh họa động tác qua bài cái mũi. II. CHUẨN BỊ: Búp bê, tranh, giá để tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Em bé” 1 lần.Cô đưa búp bê ra hỏi trẻ: ai đây ? À em búp bê đến chơi lớp mình nè. Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng xem em búp bê có những đặc điểm gì nhé! HĐ2: + Tổng quát: - Cô đưa em búp bê ra giới thiệu cho trẻ xem và nói: Em bé có đôi mắt tròn , cái mũi cao cao, miệng cười chúm chím, hai tay đang múa, chân đi rất nhanh + Chi Tiết: - Ai đây ? Có các bộ phận gì? Mũi đâu? Mắt đâu?miệng xinh đâu/ chân dài đâu? Tay múa khéo đâu? - Đây là cái gì? Để làm gì? Cái gì đây ? -Trẻ sờ thử và chỉ các bộ phận của cơ thể . Cô hỏi trẻ từng bộ phận trẻ nhận biết và gọi tên, cá nhân trả lời vài lần. - Cô chú ý luyện phát âm trẻ yếu và tập nói câu dài 2-3 từ. - Cô và trẻ cùng minh họa động tác qua các giác quan: nhấy mắt, hít mũi, chép miệng, múa tay, dặm chân,… + Tổng hợp: - Cô cho trẻ xem tranh và giới thiệu lại tên gọi, đặc điểm, công dụng cho trẻ nhận biết và trả lời qua tranh. - Cô hỏi lại tên bài và nói lại tổng quát cho trẻ nghe. HĐ3: - Hát và minh họa theo nhịp bài hát “ Cái mũi”. - Cô và trẻ cùng hát và minh họa theo nhịp bài hát 2-3 lần. * Những điều cần lưu ý: ………………………………………………………………………………………………………………………………………... Thứ ba,ngày 8/9/09 PTNN: THƠ (T1) BẠN MỚI I.MĐ- YC: - Trẻ biết được tên bài thơ và trẻ đọc nhẩm theo cô đến hết bài thơ - Trẻ xem tranh và gọi tên bạn trai - bạn gái, nói được câu dài 2-3 từ. - Trẻ hát và vận động theo cô bài hát “ cùng múa vui ”. II. CHUẨN BỊ: - Tranh chủ đề, búp bê, máy hát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô và trẻ cùng trò chuyện tên cô, tên bạn, xem tranh chủ đề . Cô hỏi trẻ: Ai đây? Bạn trai hay bạn gái? Các con đi học có vui không ? có nhiều bạn mới không? Hôm nay cô sẽ đọc cho các bạn nghe bài thơ “ Bạn mới” nhé! HĐ2: - Cô đem tranh ra giới thiệu từng trang: trang bìa, trang trong, cô hỏi trẻ: Ai đây? Đang làm gì? - Trẻ nghe cô đọc 2 lần, vừa đọc vừa minh họa điệu bộ qua nội dung bài thơ. - Cô giải thích nội dung bài thơ: “Bạn mới đến trường nên còn nhút nhát, em dạy bạn hát và rủ bạn cùng chơi, cô thấy cô cười , cô khen đoàn kết”. - Cô và trẻ cùng đọc thơ vài lần.( trẻ đọc nhẩm theo cô ) - Cá nhân trẻ đọc theo cô 3-4 trẻ . - Cô chú ý luyện phát âm và tập nói câu dài 2 - > 4 từ …nhút nhát, dạy bạn hát, rũ bạn cùng chơi,… - Cô hỏi lại tên bài thơ và đọc lại cho trẻ nghe lần nữa. HĐ3: - Cô nói các bạn mới đến trường nên còn nhút nhát vậy cô cháu mình cùng hát và múa với bạn cho vui nhé! Cô nói tên bài hát và mở nhạc cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài “ cùng múa vui ” 2-3 lần. * Nhận xét và giáo dục trẻ. *Những điều cần lưu ý …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư, ngày 9/9/09 PTTCXH: - NH : CÁI MŨI -VĐTN: TẬP TẦM VÔNG I.MĐ- YC: - Trẻ biết chú ý nghe và hưởng ứng cảm xúc cùng cô. - Trẻ biết vận động theo nhạc cùng cô. - Trẻ xem tranh và gọi tên, đặc điểm các bộ phận cơ thể búp bê. II. CHUẨN BỊ: Tranh chủ đề, búp bê, máy hát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô dẫn trẻ đến nhà búp bê chơi, cô bế búp bê lên và hỏi trẻ em búp bê có đẹp không? À em búp bê có đôi mắt rất to, cái miệng bé xíu và có cái gì nữa? Đây là cái mũi rất cao.Hôm nay cô sẽ hát cho các bạn nghe bài “ cái mũi” nhé ! HĐ2: NH: CÁI MŨI - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần . Cô hỏi lại trẻ tên bài hát và trẻ lặp lại vài cá nhận - Cô hát lần 2 giới thiệu tên tác giả. - Giải thích nội dung bài hát “ nào bạn ơi! ra đây ta xem 1 cái mũi, nào bạn ơi! Ra đây xem tôi phìn cái mũi, thở làm sao cho cái mũi đó! Lớn nhanh như quả bóng tròn, là nơi đó có gió bay qua đúng mũi rồi!...” - Thể hiện cử chỉ điệu bộ minh họa. - Cô hát và gợi ý trẻ cùng minh họa động tác cùng cô 2-3 lần. - Trẻ tự thể hiện cảm xúc qua giai điệu bài hát. - Cô hỏi lại tên bài và hát lại cho trẻ nghe. HĐ3: VĐTN: TẬP TẦM VÔNG - Cô và trẻ cùng hát 1 lần và nói tên bài .Cô nói cách vận động và cùng trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc 2-3 lần, Cá nhân vài trẻ thực hiện. - Cô hỏi trẻ tên bài và cùng trẻ thực hiện lại lần nữa * Nhận xét và giáo dục trẻ. * Những điều cần lưu ý: Thứ năm, ngày 10/9/09 PTTC: BÒ THEO HƯỚNG THẲNG 2-3m I.MĐ- YC: - Trẻ biết tên bài tập và biết bò theo đường thẳng 2-3 m,biết chờ đến lượt - Trẻ biết kết hợp đi nhanh,chậm theo hiệu lệnh qua trò chơi “ đi tìm bạn” - Trẻ nhận biết được các giác quan và gọi tên đc màu đỏ II. CHUẨN BỊ: Trống lắc, búp bê, quần áo gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: KHỞI ĐỘNG Cô nói: cô đâu? ( cô đây ) nhìn xem tay cô làm gì? Cô đi bằng cái gì? Đi như thế nào? Cô cháu mình cùng đi chậm - nhanh- đi bình thường 2-3 vòng. HĐ2: TRỌNG ĐỘNG * Bài tập phát triển chung : Tay em. ( Tập như TDS ) * Vận động cơ bản: BÒ THEO HƯỚNG THẲNG - Hôm nay cô cháu mình đến thăm nhà bạn búp bê nhé! nhưng đường rất khó đi vì vậy chúng ta phải bò qua con đường ở phía trước. (Cô để đồ chơi ở phía trước) - Cô làm mẫu cho trẻ xem và nói cách thực hiện “ cô bò bằng 2 bàn tay và 2 cẳn chân theo hướng thẳng 2-3m ,đến nơi cô nhặt lấy đồ chơi cầm về tặng cho búp bê và gọi tên đồ chơi” - Trẻ lần lượt thực hiện vài lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ . + Lần 1 trẻ bò đến lấy bóng màu đỏ tặng búp bê và gọi tên đc + Lần 2 trẻ bò đến lấy đc mà trẻ thích - Tốp 2-3 trẻ thực hiện, 2-3 tốp thi đua ai nhanh hơn.Cô hỏi lại trẻ tên bài tập và trẻ nhắc lại vài lần. * Trò chơi vận động: ĐI ĐẾN NHÀ BẠN - Cô nói tên trò chơi và cách chơi. Cô hô hiệu lệnh đi nhanh- chậm thay đổi tốc độ đổi hướng theo hiệu lệnh của cô, đến nhà búp bê gái…búp bê trai. cô và trẻ cùng chơi 2-3 lần. HĐ3: HỒI TỈNH - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu vào và thở mạnh ra đi 1-2 vòng. - Nhận xét và giáo dục trẻ * Những điều cần lưu ý: Thứ sáu , ngày 11/9/09 PTTC: XÂY NHÀ TẶNG BẠN I.MĐ- YC: - Trẻ biết xếp chồng 2-3 khối gỗ lên nhau ngay ngắn tạo thành cái nhà.Chơi xong biết cất dọn đc - Trẻ biết co duỗi các ngón tay qua trò chơi “ tay em ”. - Trẻ hứng thú minh họa động tác qua bài hát “ Em búp bê ” II. CHUẨN BỊ: - Mô hình có sẵn, khối gỗ đủ cô và trẻ, máy hát III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô trò chuyện với trẻ: Hôm qua trời mưa lớn làm đỗ nhà bạn búp bê rồi! Vậy hôm nay cô cháu mình cùng xây cho bạn búp bê một ngôi nhà mới nhé! HĐ2: - Cô làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần. - Cô nói cách thực hiện: Cô dùng 2 ngón tay cầm khối gỗ vuông xếp chồng 2-3 khối gỗ lên nhau, sau đó đặt khối gỗ tam giác xếp chồng lên khối gỗ vuông tạo thành cái nhà. - Trẻ thực hiện 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Trong quá trình thực hiện cô đàm thoại với trẻ tên gọi, màu của khối gỗ,cách thực hiện. - Chơi TC : Tay em 1-2 lần ( vừa làm động tác vừa hát bàn tay nắm lại….) - Cô hỏi trẻ tên bài và thực hiện lại cho trẻ xem. HĐ3: Hát minh họa bài “ Em búp bê ” - Cô và trẻ cùng hát và minh họa theo nhịp bài hát 2-3 lần. - Nhận xét và giáo dục trẻ. Kí duyệt * Những điều cần lưu ý: Thứ hai, ngày 14/9/09 PTNT: CÁC BẠN CỦA BÉ ( Bạn Trai – Bạn Gái ) I.MĐ- YC: - Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của bạn trai- bạn gái. - Trẻ nhận biết được trang phục màu đỏ của các bạn. - Trẻ chú ý nghe và đọc theo cô bài thơ “ bạn mới” II. CHUẨN BỊ: Các bạn trong lớp,tranh chủ đề, búp bê, giá để tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Em bé” 1 lần.Cô và trẻ cùng đến lớp “hôm nay các bạn đến lớp rất đông đủ, có bạn trai và bạn gái. Vây cô cháu mình cùng quan sát xem bạn nào là bạn trai và bạn nào là bạn gái nhé!” HĐ2: + Tổng quát:- Cô mời 1 bạn đứng lên và giới thiệu :đây là bạn A, bạn A là bạn gái.Cô mời bạn khác đứng lên và giới thiệu: đây là bạn B, bạn B là con trai + Chi Tiết:- Ai đây ? bạn trai hay bạn gái? Bạn mặc đồ gì? Màu gì? Tóc như thế nào? - Đây là ai? Bạn tên gì? Bạn trai hay bạn gái . - Cô hỏi trẻ bạn trai mặc đồ gì? Tóc như thế nào? Màu gì?( quần sọt, áo thun,tóc ngắn, màu….) - Bạn gái tên gì? Mặc đồ gì? Tóc như thế nào?và gọi tên. Cô hỏi cá nhân trả lời vài lần. cô đưa búp bê cho trẻ NB BB trai và BB gái. - Cô chú ý luyện phát âm trẻ yếu và tập nói câu dài 2-3 từ. + Tổng hợp: - Cô cho trẻ xem tranh và giới thiệu lại tên gọi, đặc điểm, bạn trai và bạn gái, trẻ nhận biết và trả lời qua tranh. - Cô hỏi lại tên bài và nói lại tổng quát cho trẻ nghe. HĐ3: đọc thơ bạn mới - Cô nói tên bài thơ và trẻ cùng đọc theo cô đến hết bài thơ 2-3 lần. * Những điều cần lưu ý: Thứ ba,ngày 15/9/09 PTNN: THƠ (T2) BẠN MỚI I.MĐ- YC: - Trẻ biết được tên bài thơ và đọc thuộc thơ cùng cô đến hết bài thơ - Trẻ xem tranh và gọi tên bạn trai - bạn gái, nói được câu dài 3-4 từ. - Trẻ bò theo hướng thẳng đến thăm nhà bạn.. II. CHUẨN BỊ: - búp bê, máy hát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô và trẻ cùng trò chuyện tên cô, tên bạn, xem tranh chủ đề . Cô hỏi trẻ: Ai đây? Bạn trai hay bạn gái? Các bạn đi học có vui không ? có nhiều bạn mới không? Hôm nay cô sẽ đọc cho các bạn nghe 1 bài thơ đố các bạn biết đó là bài thơ gì nhé! HĐ2: - Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe 1 lần và hỏi trẻ tên bài thơ gì? - Trẻ nghe cô đọc lần 2, vừa đọc vừa minh họa điệu bộ qua nội dung bài thơ. - Cô giải thích nội dung bài thơ: “Bạn mới đến trường nên còn nhút nhát, em dạy bạn hát và rủ bạn cùng chơi, cô thấy cô cười , cô khen đoàn kết”. - Cô và trẻ cùng đọc thơ vài lần.( trẻ đọc theo cô đến hết bài thơ) - Cá nhân trẻ đọc theo cô, trẻ thể hiện điệu bộ qua nét mặt, cử chỉ - Cô chú ý luyện phát âm và tập nói câu dài 3 - > 4 từ …nhút nhát, dạy bạn hát, rũ bạn cùng chơi,… - Cô hỏi lại tên bài thơ và đọc lại cho trẻ nghe lần nữa. HĐ3: - Cô nói bạn A mới đến trường nên còn nhút nhát không chịu đi học. vậy cô cháu mình cùng đi đến thăm bạn A nhé! Cô nói tên bài tập và cùng trẻ vừa bò vừa đọc lại bài thơ 1-2 lần * Nhận xét và giáo dục trẻ. *Những điều cần lưu ý Thứ tư, ngày 16/9/09 PTTCXH: - DH : EM BÚP BÊ -VĐTN: CÁI MŨI I.MĐ- YC: - Trẻ hát thuộc lời bài hát cùng cô đến cuối bài “em búp bê”. - Trẻ thích vận động và thể hiện cảm xúc, nghiêng người, nhún chân, múa tay qua bài hát ‘ cái mũi”. - Trẻ xem tranh và gọi tên, đặc điểm các bộ phận cơ thể bé. II. CHUẨN BỊ: Tranh chủ đề, búp bê, máy hát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: Cô dẫn trẻ đến nhà búp bê chơi, xem tranh chủ đề, cô hỏi trẻ: Ai đây? Có các bộ phận gì? À em búp bê có đôi mắt rất to, cái miệng bé xíu rất đáng yêu.Hôm nay cô sẽ hát cho các bạn nghe bài “ em búp bê ” nhé ! HĐ2: DH: EM BÚP BÊ - Cô bế em búp bê lên và hát cho trẻ nghe 2 lần . Cô hỏi lại trẻ tên bài hát. - Giải thích nội dung bài hát,thể hiện cử chỉ điệu bộ minh họa. - Cô và trẻ cùng hát minh họa động tác 2-3 lần. - Cá nhân hát vài lần, cô chú ý luyện phát âm cho trẻ - Cô hỏi lại tên bài và hát lại cho trẻ nghe. HĐ3: VĐTN: CÁI MŨI - Cô và trẻ cùng hát 1 lần và nói tên bài .Cô nói cách vận động và cùng trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc 2-3 lần, Cá nhân vài trẻ thực hiện. - Cô hỏi trẻ tên bài và cùng trẻ thực hiện lại lần nữa - Nhận xét và giáo dục trẻ. * Những điều cần lưu ý: Thứ hai, ngày 17/9/09 PTTC: ĐI THEO HIỆU LỆNH I.MĐ- YC: - Trẻ biết đi theo hiệu lệnh nhanh chậm, đi về phía trước, đi sang phải, đi sang trái đến thăm nhà bạn . - Trẻ biết kết hợp bàn tay cẳn chân bò theo hướng thẳng - Trẻ đọc thuộc theo cô bài thơ bạn mới. II. CHUẨN BỊ: - Trống lắc, búp bê , hình vẽ các giác quan, quần áo gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: KHỞI ĐỘNG - Cô nói: cô đâu? ( cô đây ) nhìn xem cô làm gì? Cô đi bằng cái gì? Cô cháu mình cùng đi chậm - nhanh- đi bình thường đến nhà bạn BB nhé! Trẻ đi cùng cô 2-3 vòng. HĐ2: TRỌNG ĐỘNG * Bài tập phát triển chung : TAY EM. ( Tập như TDS ) * Vận động cơ bản: ĐI THEO HIỆU LỆNH - Cô nói hôm nay cô cháu mình đến thăm nhà bạn búp bê nhé! Nhà của bạn búp bê có nhiều con đường khác nhau ( đường có tên: Đôi mắt, cái mũi, cái miệng ) trời sắp mưa rồi cô cháu mình phải đi nhanh lên để bị ướt. Cô đi cho trẻ xem và nói cách thực hiện. Đi theo con đường chỉ dẫn của cô vừa đi vừa đọc bài thơ bạn mới cùng cô . Cô làm người dẫn đầu, trẻ đi theo cô, khi trẻ đi thuần thục cô đi nhanh để ra hiệu lệnh nhắc trẻ đi đúng theo hiệu lệnh. - Cô cho lần lượt trẻ thực hiện 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ . - Tốp 2-3 trẻ thực hiện, 2-3 tốp thi đua ai nhanh hơn. * Trò chơi vận động: BÒ ĐẾN THĂM NHÀ BẠN - Cô nói tên trò chơi và cách chơi: cô và trẻ cùng chơi 2-3 lần. HĐ3: HỒI TỈNH - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu vào và thở mạnh ra đi 1-2 vòng. * Nhận xét và giáo dục trẻ * Những điều cần lưu ý: Thứ ba, ngày 9/9/09 PTNN: KỂ CHUYỆN BÉ NGOAN I.MĐ- YC: - Trẻ biết được tên chuyện bé ngoan, tên nhân vật trong chuyện - Trẻ xem tranh và gọi tên nhân vật, nói được câu dài 3-4 từ. - Trẻ hát nhẩm theo cô bài hát “ Em búp bê ”. II. CHUẨN BỊ: - Tranh truyện, búp bê, máy hát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Em bé” 1-2 lần. Hôm nay cô sẽ kể cho các bạn nghe câu truyện “bé ngoan” nhé! HĐ2: - Cô đem tranh ra giới thiệu từng trang: trang bìa, trang trong, cô hỏi trẻ: Ai đây? Đang làm gì? - Cô kể trẻ nghe 2 lần vừa kể vừa minh họa qua tranh cho trẻ xem. - Cô giải thích nội dung em bé ngoan là biết lễ phép chào hỏi người lớn, biết cám ơn- xin lỗi, không khóc nhè, đến lớp chào cô, chào ba-mẹ, chơi xong biết cất đồ chơi… - Cô kể lần 3 vừa kể vừa đàm thoại với trẻ: Ai đây? Đang làm gì? Đến lớp bé chào ai? Chơi xong bé làm gì? - Cô hỏi cá nhân vài trẻ , cô chú ý luyện phát âm và tập nói câu dài cho trẻ . - Cô hỏi lại tên chuyện và kể lại cho trẻ nghe lần nữa. HĐ3: - Cô nói tên bài hát và mở nhạc cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài “ Em búp bê ” 2-3 lần. * Nhận xét và giáo dục trẻ. * Những điều cần lưu ý: Thứ sáu , ngày 12 tháng 09 năm 2008 PTTC: BÉ GIỮ MŨI SẠCH I.MĐ- YC: - Trẻ biết sử dụng khăn cài trên áo để chùi mũi khi có mũi, giữ cho mũi sạch sẽ - Trẻ biết cầm, nắm, trãi khăn lên bàn tay và biết véo nhẹ bằng 2 ngón tay để chùi mũi sạch sẽ. - Trẻ ngẫu hứng minh họa cùng cô theo nhịp bài hát “cái mũi”. II. CHUẨN BỊ: Khăn sạch, búp bê. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: Cô trò chuyện với trẻ: Hôm nay có bạn nào đi học mà không cài khăn? Cài khăn để làm gì? À các bạn cài khăn để chùi mũi ,.. HĐ2: - Cô đưa búp bê ra và làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần. - Cô nói cách thực hiện trãi khăn trên lòng bàn tay, dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi, vệt ngang nói: “ chùi mũi sạch”. - cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Trong quá trình thực hiện cô đàm thoại với trẻ tên gọi, cách chùi mũi. - Cô hỏi trẻ tên bài và thực hiện lại. HĐ3: Hát minh họa bài “ Cái mũi” - Cô và trẻ cùng hát và minh họa theo nhịp bài hát 2-3 lần. - Nhận xét và giáo dục trẻ. Kí duyệt * Những điều cần lưu ý: Thứ sáu , ngày 20 tháng 09 năm 2008 PTTC: BÉ GIỮ MŨI SẠCH I.MĐ- YC: - Trẻ biết sử dụng khăn cài trên áo để chùi mũi khi có mũi, giữ cho mũi sạch sẽ - Trẻ biết cầm, nắm, trãi khăn lên bàn tay và biết véo nhẹ bằng 2 ngón tay để chùi mũi sạch sẽ. - Trẻ ngẫu hứng minh họa cùng cô theo nhịp bài hát “cái mũi”. II. CHUẨN BỊ: Khăn sạch, búp bê. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: - Cô trò chuyện với trẻ: Hôm nay có bạn nào đi học mà không cài khăn? Cài khăn để làm gì? À các bạn cài khăn để chùi mũi ,.. HĐ2: - Cô đưa búp bê ra và làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần. - Cô nói cách thực hiện trãi khăn trên lòng bàn tay, dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi, vệt ngang nói: “ chùi mũi sạch”. - cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Trong quá trình thực hiện cô đàm thoại với trẻ tên gọi, cách chùi mũi. - Cô hỏi trẻ tên bài và thực hiện lại. HĐ3: Hát minh họa bài “ Cái mũi” - Cô và trẻ cùng hát và minh họa theo nhịp bài hát 2-3 lần. - Nhận xét và giáo dục trẻ. Kí duyệt * Những điều cần lưu ý: Thứ hai, ngày 23 tháng 09 năm 2008 PTTC: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP I.MĐ- YC: - Trẻ biết tên bài tập và đi trong đường hẹp giữ thăng bằng, không chạm vạch dài 3m-rộng 30 cm - Trẻ biết kết hợp đi - chạy theo hiệu lệnh qua trò chơi “ đuổi bắt cô ”. - Trẻ nhận biết được bạn trai, bạn gái. II. CHUẨN BỊ: - Trống lắc, búp bê, quần áo gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ1: KHỞI ĐỘNG - Cô nói: cô đâu? ( cô đây ) nhìn xem cô làm gì? Cô đi bằng cái gì? Đi như thế nào?cô nhìn bằng gì? Cô cháu mình cùng đi chậm - nhanh- đi bình thường 2-3 vòng. HĐ2: TRỌNG ĐỘNG * Bài tập phát triển chung : Ồ sao bé không lắc. ( Tập như TDS ) * Vận động cơ bản: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP - Cô nói hôm nay lớp mình vắng bạn nào? Vì sao? Vậy cô cháu mình cùng đến thăm nhà bạn nhé! Nhà của bạn….qua con đường hẹp rất khó đi. - Cô đi trước cho trẻ xem và nói cách thực hiện. Khi đi phải thẳng người, mắt nhìn về phía trước, chân không chạm vạch. Cô đàm thoại với trẻ bạn trai hay bạn gái. - Cô cho lần lượt trẻ thực hiện 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ . - Tốp 2-3 trẻ thực hiện, 2-3 tốp thi đua ai nhanh hơn. ( Cô gọi bạn nào thực hiện thì cô hỏi trẻ là bạn trai hay bạn gái) - cô hỏi lại tên bài tập và thực hiện lại. * Trò chơi vận động: ĐUỔI BẮT CÔ - Cô nói tên trò chơi và cách chơi cô làm người trung tâm, trẻ cùng đuổi bắt cô, cô và trẻ cùng chơi 2-3 lần. HĐ3: HỒI TỈNH - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu vào và thở mạnh ra đi 1-2 vòng. * Nhận xét và giáo dục trẻ * Những điều cần lưu ý: Thứ tư, ngày 25 tháng 09 năm 2008 PTTCXH: - DH : EM BÚP BÊ -VĐTN: BÀN TAY NẮM LẠI I.MĐ- YC: - Trẻ biết được tên bài hát và hát thuộc lời bài hát rõ ràng. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc minh họa theo nhịp như lắc người, nhún chân, nắm tay,. - Trẻ xem tranh và gọi tên, đặc điểm các bộ phận cơ thể bé. II. CHUẨN BỊ: Tranh chủ đề, búp bê, máy hát. III. TỔ CH
File đính kèm:
- GIAO AN Thang 9.08.doc