Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé yêu cô giáo - Chủ đề con: Bông hoa mừng cô
* Thể dục : “Ồ sao bé không lắc”
Khởi động : Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân
Động tác 1: trẻ đúng tự nhiên hai tay cầm tai nghiêng đầu về hai phía ,phải trái “ Đưa tay ra nào ,nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu.
Động tác 2: Trẻ đứng tự nhiên một tay đưa thẳng về phía trước sau đó đổi tay khom mình “ ồ sao bé không lắc” “ ồ sao bé không lắc”
Động tác 3: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông nghiêng người sang hai bên phải ,trái chân đứng yên “ Đưa tay ra nào nắm lấy cái eo lắc lư cái mình
KẾ HOẠCH TUẦN I CHỦ ĐỀ CON: Bông hoa mừng cô Thời gian thực hiện 1 tuần ( từ ngày 18/11 đến 22/11/3013) Thứ HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón Trẻ - Cô đến sớm mở của phòng học thông thoáng và quyét dọn trong ngoài sạch sẽ - Cô đón trẻ ân cần và niềm nở -Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định và trò chuyện vơi trẻ về ngày nhà giáo việt nam 20/ 11 -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ Thể dục sáng * Thể dục : “Ồ sao bé không lắc” Khởi động : Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân Động tác 1: trẻ đúng tự nhiên hai tay cầm tai nghiêng đầu về hai phía ,phải trái “ Đưa tay ra nào ,nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. Động tác 2: Trẻ đứng tự nhiên một tay đưa thẳng về phía trước sau đó đổi tay khom mình “ ồ sao bé không lắc” “ ồ sao bé không lắc” Động tác 3: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông nghiêng người sang hai bên phải ,trái chân đứng yên “ Đưa tay ra nào nắm lấy cái eo lắc lư cái mình Động tác 4: trẻ đứng tự nhiên 1 tay đưa thẳng về phía trước ( giống động tác 2) Động tác 5: trẻ khom mình nắm lấy cái chân lắc lư cái đầu Động tác 6: Giống động tác 4 Động tác 7 : 2 tay giơ lên cao đầu và quay một vòng Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân Hoạt động có chủ đích PTNT - Trò chuyện về ngày nhà giáo việt nam 20 / 11 PTTC - Thểdục VĐCB:“Bò trong đường hẹp” BTPTC: Ồ sao bé không lắc PTTCXH - Âm nhạc Dạy hát : “ Cô và mẹ” Nghe hát “ Em yêu cô giáo” PTNN - Thơ Bàn tay cô giáo PTTCXH Tạo hình Dán hoa tặng cô Dạo Chơi ngoài trời 1.Làm quen với bài hát “ Cô giáo miền xuôi” 2.VĐ: Lộn cầu vồng Chơi tự do 1.Quan sát tranh vẽ cô giáo và các bạn 2.VĐ:Bịt mắt bắt dê Chơi tự do 1.Quan sát Sân trường mầm non 2.VĐ: bóng bóng xà phòng Chơi tự do 1. Xem tranh vẽ về cô giáo và các bạn đang múa,hát 2.VĐ: Dung dăng dung dẻ Chơi tự do 1.LQ bài thơ: “ Hai bàn tay” 2.Về đúng nhà chơi tự do Hoạt Động Chiều LQ kiến thức mới : Bóng tròn to Làm quen với bài hát “ Cô và mẹ Làm quen với bài thơ “ Bàn tay cô giáo” Ôn luyện phát triển nhận thức Đóng chủ đề Nêu gương cuối tuần CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG Tên góc Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Góc phân vai - Quầy hàng bán quà - Chơi với búp bê - xây lớp học Trẻ biết được làm trình tự các thao tác Trẻ biết xếp chồng, xếp sát cạnh các khối ngỗ Góc vận động - Bò trong đường hẹp - Chơi VĐ: Bịt mắt bắt dê Trẻ đi khéo léo trong đường hẹp không chạm vào vạch,thay đổi hướng đi mà không mất thăng bằng. Trẻ biết phối hợp với bạn để cùng chơi trò chơi Phấn vẽ ,đồ chơi Góc hoạt động đồ vật Xâu vòng tặng cô giáo Xếp đường đi Xem tranh ảnh về cô giáo Trẻ biết cách cầm và cầm hạt để xâu vòng Trẻ cầm khối xếp chồng lên nhau Trẻ biết lật từng trang để xem lần lượt Bô xâu hạt Bộ xếp hình Tranh ảnh về các em bé ,các bạn _____________________________________________ Thứ 2 ngày 18 tháng 11 năm 2013 KẾ HOẠCH HÀNG NGÀY Trò chuyện mở chủ đề Cô và trẻ cùng trò chuyện ,cô hỏi trẻ + sáng nay ai đưa các con đi học + Đi học các con có khóc nhè nữa không? + Sắp đến ngày gì rồi các con? + Để cho cô giáo vui các con ngồi học phải như thế nào ? *Thể dục sáng : “ Ồ sao bé không lắc” *Điểm danh theo sổ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT: “ Trò chuyện về ngày nhà giáo việt nam 20 /11 1.Kết quả mong đợi - Trẻ biết được một số công việc của cô giáo. - Trẻ biết ngày 20 – 11 là ngày Tết của cô giáo. - Trẻ nói được 1 số công việc trẻ nên làm trong ngày 20 – 11. - Giáo dục cháu biết yêu thương, kính trọng cô giáo, vâng lời cô. - Trẻ tham gia vào các góc chơi, thực hiện được vai chơi. 2. Chuẩn bị - Bài hát “Cô và mẹ” - Tranh ảnh về các hoạt động của ngày 20 – 11, công việc của cô giáo. - Hoa cho trẻ dán. - Câu đố về cô giáo. - Bài thơ “Cô giáo của em” 3.Tiến hành - Cho lớp hát cùng cô bài “Cô và mẹ” - Các con vừa hát bài gì? - Trong bài hát nói về ai? - Nghề giáo viên hàng ngày làm những công việc gì? (cô gợi ý cho trẻ trả lời). - Nghề giáo viên làm việc ở đâu? - Nghề giáo viên cần những dụng cụ gì? - Cô là giáo viên mầm non. Ngoài ra còn có giáo viên ở các cấp học khác nữa. *Trò chuyện về ngày 20 – 11” - Cô có tranh vẽ gì đây các con? - Đây là ngày gì mà các bạn tặng hoa cho cô giáo? - Ngày nhà giáo là ngày nào trong năm? (ngày 20/11). - Hàng ngày các cô đã dạy các con làm gì? (múa hát, vẽ, đọc thơ, vui chơi, kể chuyện, ăn...) - Cô làm những công việc như thế thay cho ba mẹ ở nhà.Thế các con có yêu thương cô giáo của mình không? - Vào ngày này, các bạn nhỏ chăm ngoan, cố gắng học thật giỏi làm vui lòng thầy - cô. - Giáo dục cháu biết yêu thương, kính trọng cô giáo, vâng lời cô. * Kết thúc : Cô cho cả lớp đọc bài thơ “ Cô và mẹ” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Hoạt động có chủ đích:Làm quen với bài hát “ Cô giáo miền xuôi” * Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng * Chơi theo ý thích: phấn ,hột hạt. 1. Kết quả mong đợi -Trẻ hiểu được nội dung bài hát ,nhớ tên bài hát ,tên tác giả -Trẻ hứng thú học, hát đúng giai điệu bài hát Tiến hành: * Hoạt động có chủ đích: hát bài “Cô giáo miền xuôi” Cô cho trẻ ra sân và ngồi quanh cô . - Cô cùng trẻ trò chuyện với trẻ về cô giáo của các bạn - Cô giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần. - Cô cho trẻ hát theo cô từng câu đến hết bài hát - Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. * Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng Cô giới thiệu trò chơi và hỏi trẻ luật chơi cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần. * Chơi ý thích:phấn ,hột hạt……. - Cô giới thiệu đồ chơi và cho trẻ chơi theo ý thích. - Trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi an toàn. CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính : GPV : Quầy bán hàng Góc kết hợp : GVĐ : Bò trong đường hẹp GHĐĐV : Xâu vòng tặng cô giáo HOẠT ĐỘNG CHIỀU Hướng dẫn trò chơi mới : “ Bóng tròn to” Tiến hành Cách chơi Trẻ vừa hát vừa chơi Bóng tròn to…trò to đi thành vòng rộng ra ngoài Bóng xì hơi …..trẻ đi vào trong Nào bạn ơi ….to tròn nào trẻ đi thành một vòng tròn rộng Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY *Sức khỏe…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… *Kiến thức………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. *Thái độ…………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… _______________________________________________ Thứ 3 ngày 19 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTC: Thể dục : “ Bò trong đường hẹp” 1.Kết quả mong đợi - Trẻ hứng thú tập dứt khoát ,tập đúng các động tác của bài tập phát triển chung - Trẻ biết cách bò trong đường hẹp - Trẻ hứng thú chơi trò chơi vận động 2.Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng 3.Tiến hành BTPTC: “Ồ sao bé không lắc” Động tác 1: trẻ đúng tự nhiên hai tay cầm tai nghiêng đầu về hai phía ,phải trái “ Đưa tay ra nào ,nắm lấy cái tai lắc lư cái đầu. Động tác 2: Trẻ đứng tự nhiên một tay đưa thẳng về phía trước sau đó đổi tay khom mình “ ồ sao bé không lắc” “ ồ sao bé không lắc” Động tác 3: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông nghiêng người sang hai bên phải ,trái chân đứng yên “ Đưa tay ra nào nắm lấy cái eo lắc lư cái mình Động tác 4: trẻ đứng tự nhiên 1 tay đưa thẳng về phía trước ( giống động tác 2) Động tác 5: trẻ khom mình nắm lấy cái chân lắc lư cái đầu Động tác 6: Giống động tác 4 Động tác 7 : 2 tay giơ lên cao đầu và quay một vòng *Vận động cơ bản : Bò trong đường hẹp Cô giới thiệu tên vận động và nói các con muốn đến nhà bạn búp bê chơi thì chúng ta phải “bò trong đường hẹp” Cô làm mẫu lần 1: không giải thích Cô làm mẫu lần 2 : phân tích các động tác Cô cúi người xuống dùng hai bàn tay , 2 đầu gối chạm đất ,đầu gẩng lên ,thẳng lưng Cô làm mẫu lần 3: cho một trẻ lên làm thử * Trẻ thực hiện Cô cho cả lớp thực hiện và sau đó cho tổ thực hiện Mỗi trẻ bò 3 – 4 lần tùy theo hứng thú của trẻ Trong khi trẻ thực hiện Cô chú ý sửa sai *Trò chơi vận động : Bịt mắt bắt dê Cô hướng dẫn trò chơi và cho trẻ chơi Cô cho trẻ chơi 2 -3 lần * Hồi tĩnh Cô cho trẻ làm những chú chim nhẹ nhàng đi quanh sân 1 -2 vòng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Hoạt động có chủ đích:Quan sát tranh vẽ cô giáo và các bạn * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê * Chơi theo ý thích: xâu vòng ,đong nước 1. Kết quả mong đợi -Trẻ biết tranh vẽ có những ai và cô giáo và các bạn đang làm gì -Trẻ hứng thú học và chú ý quan sát tranh Tiến hành: -Trẻ hát ‘Cô giáo miền xuôi” và ngồi xung quanh cô trò chuyện cùng với trẻ Cô treo bức tranh lên và hỏi trẻ Cô gợi hỏi trẻ: - Cái gì đây ( Bức tranh) - Bức tranh vẽ gì đây? - Cô giáo đang làm gì? - Các bạn ngồi học ngoan không? - Cô giáo và các bạn mặc quần áo đẹp không? + Cô giáo dục trẻ: Các con phải học ngoan học giỏi biết vâng lời bố mẹ ,cô giáo và mọi người nhé ,cô giáo là người mẹ thứ hai của các con nên các con phải yêu quý cô giáo * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê Cô hỏi trẻ cách chơi và luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần. * Chơi theo ý thích: Xâu vòng ,đong nước.. Cô cho trẻ chơi theo ý thích. CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính : GPV : Chơi với búp bê Góc kết hợp : GHĐĐV : Xếp đường đến trường GVĐ : Bò trong đường hẹp HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chiều được nghỉ mít tinh 20/11 Thứ 4 ngày 20 tháng 11 năm 2013 Nghỉ ngày nhà giáo việt nam ______________________________________ Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNN: Thơ “ Bàn tay cô giáo” 1.Kết quả mong đợi - Trẻ biết được 1 số công việc của cô - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “Bàn tay cô giáo” - Cháu thích nghe cô đọc thơ. - Giáo dục trẻ yêu thương kính trọng cô giáo. - Trẻ tham gia vào các góc chơi, thực hiện được vai chơi 2.Chuẩn bị - Tranh minh họa bài thơ “Bàn tay cô giáo” - Tranh 1 số công việc hàng ngày của cô. 3.Tiến hành - Cô treo tranh và cho cả lớp quan sát ,cô hỏi trẻ từng bức tranh => Cô giáo rất thương yêu các con, cô chăm sóc các con như là mẹ hiền, cô lo cho các con ăn, ngủ, dạy các con học, các con phải biết thương yêu, kính trọng cô giáo. Cô giới thiệu bài thơ: “Bàn tay cô giáo” - Cô đọc lần 1, tóm nội dung: Bài thơ nói về cô giáo có đôi bàn tay khéo léo, cô vá áo và tết tóc cho các em nhỏ. - Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa, nhấn mạnh từ khó. + Tết tóc: thắt bím. + Chị cả: chị thứ 2, chị lớn trong nhà. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cả lớp. - Tổ, nhóm , Cá nhân. * Đàm thoại: + Cô vừa dạy các con bài thơ gì? + Bài thơ nói về ai? + Cô giáo đã làm gì? + Cô giáo làm công việc đó giống như ai? + Cô giáo của các con có thương yêu các con không? + Thế các con có thương yêu cô giáo không? - Giáo dục trẻ ngoan, vâng lời cô, yêu thương cô giáo. - Cho cả lớp đọc vài lần * Kết thúc - Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ vận động bài “ Cô và mẹ” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Hoạt động có chủ đích:Quan sát tranh vẽ cô giáo và các bạn múa hát * Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ * Chơi theo ý thích: xâu vòng ,đong nước 1. Kết quả mong đợi -Trẻ biết tranh vẽ có những ai và cô giáo và các bạn đang làm gì -Trẻ hứng thú học và chú ý quan sát tranh Tiến hành: -Trẻ đọc bài thơ “ Bàn tay cô giáo” và ngồi xung quanh cô trò chuyện cùng với trẻ Cô treo bức tranh lên và hỏi trẻ Cô gợi hỏi trẻ: - Cô có cái gì đây? ( Bức tranh) - Bức tranh vẽ gì đây? - Cô giáo đang làm gì?( Múa) - Cô giáo múa dẻo và đẹp không các con? - Các bạn múa dẻo không? + Cô giáo dục trẻ: Các con phải học ngoan học giỏi biết vâng lời bố mẹ ,cô giáo và mọi người nhé ,cô giáo là người mẹ thứ hai của các con nên các con phải yêu quý cô giáo * Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ Cô hỏi trẻ cách chơi và luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần. * Chơi theo ý thích: Hột hạt, phấn.. Cô cho trẻ chơi theo ý thích. CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính : GPV : Xây lớp học Góc kết hợp : GHĐĐV : Xem tranh ảnh về cô giáo GVĐ : Bò trong đường hẹp HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn luyện phát triển nhận thức Kết quả mong đợi - Trẻ biết và hiểu được nội dung của từng bức tranh - Trẻ ngoan và hứng thú học 2.Tiến hành - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Bàn tay cô giáo” và ngồi xung quanh cô - Cô đưa tranh ra và cho trẻ quan sát và hỏi trẻ từng bức tranh một - Cô và trẻ cùng trò chuyện về cô giáo của các bạn => giáo dục trẻ biết yêu thương quý trọng cô giáo *Chơi tự do ở các góc ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY *Sức khỏe…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… *Kiến thức………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. *Thái độ…………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ___________________________________________ Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTCXH: Tạo hình : Dán hoa tặng cô 1.Kết quả mong đợi - Trẻ biết dán hoa theo thứ tự xanh, vàng, đỏ, và dán nhụy hoa phù hợp theo mẫu. - Trẻ biết cách chấm hồ, kỹ năng dán các bông hoa theo thứ tự xanh, vàng, đỏ. - Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế - Biết quý trọng các cô giáo. 2. Chuản bị: + Đồ dùng của cô: - 1 bức tranh mẫu, 1 tờ giấy A3, keo dán, dây treo tranh, nhạc nhẹ. - Các bông hoa xanh, vàng, đỏ, nhụy hoa. + Đồ dùng của trẻ: - Hoa và nhụy hoa cắt sẵn (theo mẫu), keo dán, giấy A4 , khăn 3.Tiến hành - Cô và Trẻ cùng hát bàihát “Cô và mẹ” nhé. - Cô và các con vừa hát bài gì? - Mẹ và cô giáo là hai người được nói đến trong bài hát “Cô và mẹ”. Mẹ là người sinh ra chúng mình và nuôi nấng chúng mình. Còn cô giáo là người dạy các con học, múa hát, kể chuyện, đọc thơ cho các con nghe. - Vậy các con đã làm gì để tặng cô giáo. - Hôm nay, cô đem đến cho lớp mình một món quà đấy. Các con lại gần với cô nào. * Quan sát và đàm thoại - Cô treo bức tranh và hỏi trẻ: - Cô có tranh dán gì đây? - Những bông hoa này có màu gì? - Bông hoa xanh có nhụy màu gì? - Bông hoa vàng có nhụy màu gì? - Bông hoa đỏ có nhụy màu gì? - Bông hoa nào to nhất? - Bông hoa nào nhỏ nhất? - Các con có muốn dán những bông hoa đẹp như của cô không? - Vậy các con chú ý xem cô dán mẫu nhé. * Cô dán mẫu - Trước khi dán mẫu, cô xếp mẫu. - Cô dán: vừa dán cô vừa hướng dẫn. - Đầu tiên, cô lấy bông hoa màu xanh, tay phải cô chấm hồ và bôi vào mặt sau của bông hoa rồi cô dán lên vị trí cao nhất. - Các con nhớ dán thật đẹp, thật cẩn thận nhé. - Cô đã dán xong bông hoa màu gì? - Nhụy của bông hoa xanh có màu gì? - Cô lấy nhụy trắng, tay phải cô chấm hồ và bôi vào mặt sau của nhụy hoa, cô dán vào giữa bông hoa. - Cô vừa hướng dẫn chúng mình dán hoa rồi. Bây giờ cô mời các con về bàn để dán những bông hoa thật đẹp tặng các cô giáo nào * Trẻ thực hiên: - Trong khi trẻ dán hoa, cô mở nhạc nhẹ và đi quan sát từng bàn, chú ý hướng dẫn những trẻ yếu. Cô đến từng bàn và hỏi: - Con đang dán gì? (hướng dẫn trẻ dán). - Chúng mình đã làm xong những bức tranh để tặng các cô giáo chưa nào? * Nhận xét trưng bày sản phẩm - Cô hỏi trẻ thích bức tranh nào? - Cô tuyên dương và động viên trẻ lần sau dán hoa đượ tốt hơn - Cô và chúng mình cùng hát bài: “Đi mẫu giáo” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Hoạt động có chủ đích:Làm quen với bài thơ ´´Hai bàn tay” * Trò chơi vận động: Về đúng nhà * Chơi theo ý thích: hột hạt ,phấn Tiến hành: * Hoạt động có chủ đích: Đọc thơ “ Hai bàn tay” Cô cho trẻ ra sân và ngồi quanh cô . - Cô cùng trẻ trò chuyện với trẻ - Cô giới thiệu tên bài thơ ,tên tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần. - Cô cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài thơ. - Cô hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả. * Trò chơi vận động: Về đúng nhà Cô giới thiệu trò chơi và hỏi trẻ luật chơi cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần. * Chơi ý thích:Chơi với hột hạt, phấn - Cô giới thiệu đồ chơi và cho trẻ chơi theo ý thích. - Trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi an toàn. CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính : GVĐ : Bò trong đường hẹp Góc kết hợp : GHĐĐV : Xếp đường đến trường GPV : Quầy bán hàng (Như ở kế hoạch hoạt động góc) HOẠT ĐỘNG CHIỀU Biểu diễn văn nghệ cuối tuần 1.Kết quả mong đợi - Trẻ nhớ được các bài hát ,bài thơ , đã được học trong chủ điểm 2.Tiến hành - Cô và trẻ ngồi xung quanh trò chuyện với trẻ về chủ điểm - Cô hỏi trẻ đã được học những bài hát và bài thơ gì ? - Gọi 1 -2 dậy kể tên - Và cô cho cả lớp ôn lại các bài hát ,bài thơ đã được học trong chủ đề - Khuyến khích cá nhân thể hiện bài thơ ,bài hát - Cô nhận xét tuyên dương trẻ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY *Sức khỏe…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… *Kiến thức………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. *Thái độ…………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- bong hoa mung co chu de be yeu co giao.doc