Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Các cô, các bác trong trường của bé - Hứa Thị Giang

- Dạy trẻ tập các động tác phối hợp với nhạc.

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

- Tay: Đưa hai tay sang ngang, cao bằng vai, hạ xuống.

- Lưng bụng: Vặn người sang 2 bên.

- Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.

 

doc53 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 8960 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Các cô, các bác trong trường của bé - Hứa Thị Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ:
Tên chủ đề: "CÁC CÔ, CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG CỦA BÉ".
Thời gian thực hiện: 3 tuần. Từ ngày: 13/10/2014 đến 31/10/2014.
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Trẻ thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: Hít thở, tay, lưng bụng, chân.
* Trẻ thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu:
- Trẻ biết phối hợp chân tay trong vận động: Đi đều bước. 
- Trẻ thể hiện được sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném xa lên phía trước bằng 1 tay tối thiểu 1,5m.
- Trẻ có thể tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m.
- Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể để chơi tốt các trò chơi.
* Trẻ biết tập các cử động của bàn tay,ngón tay và phối hợp tay, mắt:
- Trẻ biết vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện múa khéo. 
- Trẻ biết phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay trong hoạt động: Nhào đất nặn, xâu vòng tay...
* Trẻ có một số hiểu biết về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Trẻ ăn được các loại thức ăn khác nhau: Thịt, cá, trứng, rau… 
- Trẻ có thói quen ngủ 1 giấc buổi trưa.
- Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Trẻ có thể làm được một số công việc với sự giúp đỡ của cô: Lấy nước uống, đi vệ sinh, lau miệng, cất gối...
- Trẻ biết đội mũ khi ra nắng, đi giày dép, mặc quần áo ấm khi trời lạnh.
- Trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm: Nước nóng, ổ điện, chậu nước, ... khi được nhắc nhở.
- Trẻ biết tránh một số hành động nguy hiểm: Không leo chèo bàn ghế, lan can, vật sắc nhọn. 
* Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Dạy trẻ tập các động tác phối hợp với nhạc.
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay: Đưa hai tay sang ngang, cao bằng vai, hạ xuống.
- Lưng bụng: Vặn người sang 2 bên.
- Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.
* Hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động cơ bảnvà phát triển tố chất vận động ban đầu: 
- Dạy trẻ biết phối hợp chân, tay để đi đều bước.
- Dạy trẻ biết cách phối hợp tay, mắt và cơ thể để ném xa bằng 1 tay trong khoảng 1,5m.
- Trẻ biết phối hợp tay, mắt để tung bóng bằng 2 tay.
- Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể để chơi tốt các trò chơi.
* Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt:
- Xoa chạm các đầu ngón tay với nhau, múa khéo.
- Trẻ biết nhào đất. nhón nhặt đồ vật. Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. Lật mở trang sách. 
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Làm quen với các loại thức ăn khác nhau. Thịt, cá, trứng…
- Tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ.
- Tập luyện một số thói quen tốt: Đi vệ sinh đúng quy định, uống nước, lau miệng sau khi ăn, cất gối.
- Biết bảo bố mẹ, người lớn mặc trang phục cho mình phù hợp theo mùa.
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm: nước nóng, ổ điện, chậu nước...
* Thể dục buổi sáng: 
- Quan sát và vận động theo nhịp bài: “Cùng đi đều”.
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay: Đưa hai tay sang ngang, cao bằng vai, hạ xuống.
- Lưng bụng: Vặn người sang 2 bên.
- Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.
* Hoạt động học:
* Vận động cơ bản: - Đi đều bước.
- Ném xa bằng 1 tay.
- Tung bóng bằng 2 tay.
* Hoạt động học.
* Hoạt động vui chơi.
* Hoạt động chiều. 
- Bắt tay 
- Phi ngựa.
- Ném bóng vào rổ.
* Hoạt động chiều.
* Hoạt động vuui chơi.
* Hoạt động học.
- Trẻ biết xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, nhón nhặt đồ vật. 
- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc. Lật, mở trang sách. Tập cầm bút tô, vẽ. Chồng xếp 6 - 8 khối. Tập xâu, luồn dây, cởi cúc, buộc dây.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Hoạt động học.
- Hoạt động vui chơi.
- Luyện cho trẻ thói quen ngủ trưa.
- Hoạt động vệ sinh cá nhân: Hình thành thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ.
- Hoạt động học.
- Hoạt động vui chơi.
- Quan sát sinh hoạt hàng ngày: Trẻ nhận biết và tránh một số vật dụng nguy hiểm và nơi nguy hiểm: Nước nóng, ổ điện, không trèo leo bàn ghế, cửa sổ....
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Trẻ nhận biết:
- Trẻ thích tìm hiểu khám phá về trường lớp, đồ dùng của trường, lớp.
- Trẻ có thể nhận biết được một số công việc của cô giáo, các bác cấp dưỡng, bác bảo vệ… yêu thương các cô, các bác trong trường.
- Trẻ nhận biết, phân biệt được một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống. Biết gọi tên, biết tác dụng của một số đồ dùng trong trường.
- Trẻ nhận biết, phân biệt được một số màu sắc cơ bản của đồ vật, đồ chơi: Biết chỉ, nói tên, lấy đồ chơi màu xanh, đỏ theo yêu cầu của cô. 
* Nhận biết:
- Trẻ biết kể tên một số đồ dùng đồ chơi ở trường, màu sắc của đồ vật.
- Công việc của các cô, các bác trong trường mầm non (cô giáo, bác cấp dưỡng, bác bảo vệ).
- Dạy trẻ nhận biết, gọi tên một số đồ dùng để ăn, để uống.
- Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, màu đỏ với màu khác.
- Dạy trẻ nhận biết gọi tên, biết tác dụng của một số đồ dùng trong trường.
* Quan sát tranh, ảnh.
- Hoạt động học.
- Hoạt động chiều.
- Hoạt động vui chơi.
* Hoạt động học: 
- NBTN: Bác bảo vệ. 
- NBTN: Cô giáo.
- NBPB: Đồ dùng để ăn, để uống. 
- Hoạt động học.
- Hoạt động vui chơi.
- Hoạt động chiều.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Trẻ nghe, hiểu lời nói:
* Nghe:
- Trẻ biết, hiểu thực hiện nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ hiểu được nội dung truyện ngắn; thơ. Trả lời được các câu hỏi về tên chuyện, nhân vật, hành động của các nhân vật.
* Nói: 
- Trẻ phát âm rõ tiếng. Nói to, đủ nghe.
- Trẻ đọc được bài thơ, ca dao.
- Trẻ có thể kể được truyện ngắn với sự giúp đỡ của cô.
- Trẻ nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng.
- Trẻ biết sử dụng lời nói chào hỏi, trò chuyện, bày tỏ nhu cầu của bản thân, hỏi về các vấn đề quan tâm như: "Con gì đây? cái gì đây?".
* Trẻ được làm quen với sách:
- Trẻ biết lắng nghe khi người lớn đọc sách.
- Trẻ biết giở sách, xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
* Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói:
 - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói. Nghe các câu hỏi "Cái gì? Làm gì? Để làm gì? Ở đâu?...".
- Nghe bài thơ, ca dao, đồng dao, hò vè, câu đố, truyện ngắn, băng đĩa nhạc. 
* Nói: 
- Trả lời và đặt câu hỏi: "Cái gì? Làm gì? Ở đâu? Thế nào? Tại sao?".
 - Đọc bài thơ, ca dao về chủ điểm.
 - Kể lại truyện với sự giúp đỡ của người lớn.. 
- Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 
3-4 tiếng.
- Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép; Diễn đạt nhu cầu của bản thân bằng lời.
* Làm quen với sách:
- Lắng nghe cô đọc sách.
- Giở sách, xem và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
* Trò chuyện, giao nhiệm vụ cho trẻ:
- Trò chuyện với trẻ.
- Hoạt động học.
- Hoạt động chiều.
- Hoạt động vui chơi.
- Thơ: Giờ ăn; Cô giáo em.
- Truyện: Chào buổi sáng.
- Hoạt động vui chơi.
- Hoạt đông chiều.
- Hoạt động học.
- Quan sát qua hoạt động học, hoạt động góc.
- Hoạt động học.
- Hoạt động vui chơi.
- Hoạt động chiều.
- Quan sát qua giao tiếp hàng ngày: Biết lễ phép, diễn đạt nhu cầu của bản thân bằng lời nói.
* Làm quen với sách:
- Hoạt động chiều, hoạt động góc.
- Hoạt động vui chơi.
- Hoạt động chiều.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ
* Trẻ biết thể hiện tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Trẻ biết biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.
- Trẻ nhận biết được trạng thái và biểu lộ cảm xúc vui buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.
- Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, vâng dạ với người lớn tuổi.
- Trẻ biết thể hiện một số hành vi đơn giản biết yêu quý cô giáo, các cô, các bác trong trường, bạn bè trong lớp, biểu lộ sự thích giao tiếp với mọi người bằng cử chỉ, lời nói, giữ môi trường sạch sẽ qua các trò chơi.
- Trẻ biết thực hiện một số yêu cầu của người lớn, chơi đoàn kết với bạn bè xung quanh.
* Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và HĐVĐV.
* Âm nhạc:
- Trẻ biết hát, vỗ tay, nhún nhảy đơn giản theo bài hát: Cô và mẹ, cô giáo, mời bạn ăn.
- Trẻ biết lắng nghe những bài hát có giai điệu khác nhau.
- Trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc và hứng thú khi chơi trò chơi.
* HĐVĐV:
- Trẻ có thể nhận biết được màu đỏ và chọn đúng đồ dùng màu đỏ.
- Trẻ thực hiện được các kỹ năng nặn: Nhào đất, xoay tròn, ấn dẹt,..
- Trẻ thực hiện được cách xâu vòng.
- Trẻ thích nặn, xâu vòng, xếp hàng rào.. xem tranh .
* Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Trẻ thực hiện một số yêu cầu đơn giản của người lớn.
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.
- Dạy trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, vâng dạ với người lớn tuổi.
- Trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh, yêu quý các cô, các bác trong trường.
- Một số hành vi tốt về vệ sinh lớp, vứt rác, lá cây vào thùng rác.
- Biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác không tranh giành đồ chơi với bạn.
* Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và HĐVĐV.
*Âm nhạc:
- Hát và vận động đơn giản theo nhạc một số hát quen thuộc trong chủ đề.
- Nghe hát nghe nhạc, các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các dụng cụ âm nhạc. 
- Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi: Nghe âm thanh to nhỏ; Ai đoán giỏi. Âm thanh của dụng cụ gì?
* HĐVĐV:
- Dạy trẻ nhận biết màu đỏ và chọn đúng đồ dùng màu đỏ.
- Dạy trẻ kỹ năng nặn để trẻ có thể tự nặn được cái bánh.
- Dạy trẻ cách cầm dây và hạt để xâu được vòng.
- Thực hiện thao tác xâu luồn dây, nặn, xếp hàng rào..
* Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Hoạt động học.
- Hoạt động vui chơi.
- Hoạt động chiều, hoạt động vui chơi: Biết thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ: Vui, buồn, sợ hãi,...
- Hoạt động vui chơi.
- Hoạt động chiều.
- Hoạt động vui chơi. Quan sát hàng ngày: Trẻ có thái độ yêu quý, quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Hoạt động học.
- Hoạt động chiều.
- Hoạt động vui chơi.
- Quan sát trong hoạt động góc: Chơi tại góc chơi thao tác phân vai: cô giáo.
* Hoạt động học:
* Hoạt động chiều:
* Hoạt động vui chơi
- DH+VĐ: “Con chim hót trên cành cây; Chim mẹ chim con; Cô và mẹ”.
- Nghe hát: “Lại đây múa hát cùng cô; Mời bạn ăn; Cô giáo”.
- TCÂN: Nghe âm thanh to nhỏ; Ai đoán giỏi; Âm thanh của dụng cụ gì?
* Hoạt động học: 
* Hoạt động vui chơi * Hoạt động chiều.
- Chọn đồ dùng màu đỏ. 
- Nặn cái bánh. 
- Xâu vòng đỏ tặng cô giáo.
- Hoạt động góc.
- Hoạt động chiều: Xếp hàng rào, nặn bánh, ...
Ý KIẾN NHẬN XÉT:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện: 3 tuần (Từ ngày: 13/10 đến ngày 31/10/2014).
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTTC
PTNT
PTTCKN
XH- TM
PTNN
PTTCKN
XH- TM
I
(13/10 đến 
17/10)
- VĐCB: 
Đi đều bước
- TCVĐ: Bắt tay.
- NBTN: 
Bác bảo vệ.
- HĐVĐV:
Chọn đồ dùng màu đỏ. 
- Truyện:
Chào buổi sáng.
- Âm nhạc:
+ DH+VĐ: Con chim hót trên cành cây. 
+ NH: Lại đây múa hát cùng cô.
+ TCÂN: Nghe âm thanh to nhỏ.
II
(20/10
đến 24/10)
- VĐCB: 
Ném xa bằng một tay
- TCVĐ: Phi ngựa.
- NBPB: 
Đồ dùng để ăn, để uống.
- HĐVĐV:
Nặn cái bánh.
- Thơ:
Giờ ăn.
- Âm nhạc:
+ DH và VĐ: Chim mẹ chim con.
+ NH: Mời bạn ăn.
+ TCÂN: Ai đoán giỏi.
III
(27/10 đến 31/10)
- VĐCB: 
Tung bóng bằng hai tay.
- TCVĐ: Ném bóng vào rổ.
- NBTN: 
Cô giáo.
- HĐVĐV:
Xâu vòng đỏ tặng cô giáo.
- Thơ:
Cô giáo em.
- Âm nhạc:
+ DH và VĐ: Cô và mẹ.
+ NH: Cô giáo.
+ TCÂN: Âm thanh của dụng cụ gì?
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I 
Thời gian thực hiện từ 13/10 đến 17/10/2013.
Chủ đề nhánh: "Bác bảo vệ".
Nội dung HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Giáo viên đón trẻ vui vẻ, niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và tình hình học tập của trẻ.
Thể dục sáng
* Tập bài thể dục: "Trường chúng cháu là trường mầm non".
- Khởi động: Cô cho trẻ khởi động đi nhẹ nhàng, đi nhanh, đi chậm, chạy nhẹ nhàng.
- Trọng động: 
+ Động tác tay: Trẻ đưa tay ra phía trước, đưa tay lên cao.
+ Động tác bụng lườn: Trẻ đứng nghiêng người sang hai bên.
- Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về hàng, cô động viên khen trẻ.
Trò chuyện
* Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
- Cô cho trẻ làm quen với nhau giúp đỡ trẻ hỏi tên công việc chính của bác bảo vệ.
Hoạt động học
PTTC
PTNT
PTTCKN
XH-TM
PTNN
PTTCKN
XH-TM
- VĐCB: "Đi đều bước".
- TCVĐ: Bắt tay.
- NBTN: Bác bảo vệ.
- HĐVĐV:
Chọn đồ dùng màu đỏ.
- Văn học:
Truyện: Chào buổi sáng.
- Âm nhạc
+ DH+VĐ: "Con chim hót trên cành cây".
+ NH: "Lại đây múa hát cùng cô".
+ TCAN: "Nghe âm thanh to nhỏ" 
Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ 
Quan sát trang phục bác bảo vệ.
- Trò chơi: 
Hãy bắt chước cô.
- Chơi tự do
- HĐCCĐ: 
Quan sát sân trường.
-Trò chơi: 
Ai đấy?
- Chơi tự do.
- HĐCCĐ 
Quan sát công việc của bác bảo vệ.
-Trò chơi :
Làm theo chỉ dẫn .
- Chơi tự do.
- HĐCCĐ
Quan sát tranh vẽ bác bảo vệ. 
- Trò chơi: 
Thi ai nhanh.
- Chơi tự do.
- HĐCCĐ: 
 Quan sát đồ dùng của bác bảo vệ.
- Trò chơi: 
Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do.
Hoạt động góc
Tên góc
Chuẩn bị
Thực hiện kỹ năng chính của trẻ
Góc phân vai:
Bác bảo vệ.
- Một số đồ dùng của bác bảo vệ.
- Đàm thoại với trẻ về các góc chơi và chủ đề chơi mới. Động viên trẻ thể hiện vai chơi và các hành động của vai chơi phù hợp. Cô giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Trẻ biết sử dụng một số ngôn từ phù hợp với vai chơi của mình.
Góc học tập:
- Quan sát tranh vẽ một số công việc chính của bác bảo vệ.
- Tranh vẽ bác bảo vệ đang làm việc.
- Trẻ tập giở tranh, sách nói được tên 
Một số đồ dùng cùng cô…
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi mà cô yêu cầu, biết yêu, quý kính trọng bác bảo vệ.
Góc xây dựng:
- Xếp hàng rào trường cho bác bảo vệ
- Một số khối gỗ hình chữ nhật màu xanh, đỏ.
- Trẻ biết cầm khối gỗ bằng hai đầu ngón tay của bàn tay bên phải cầm khối gỗ hình chữ nhật có màu xanh, đỏ để xếp sát cạnh nhau tạo thành hàng rào cho trường .
Hoạt động chiều
* Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy cất gối, vận động nhẹ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi
Bắt tay
- Nêu gương, cắm cờ. 
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về bác bảo vệ.
- Nêu gương, cắm cờ. 
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Cho trẻ chọn đồ dùng màu đỏ.
- Làm quen với truyện: "Chào buổi sáng".
- Nêu gương, cắm cờ. 
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
 - Ôn truyện: "Chào buổi sáng".
- Nêu gương, cắm cờ. 
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Hát múa các bài hát trong chủ đề.
- Nhận xét cuối tuần. 
- Nêu gương, cắm cờ. 
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
Ý KIẾN NHẬN XÉT
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY 
Tuần I: Từ 21/10 – 25/10/2013
 Soạn ngày 19 tháng 10 năm 2013.
 Giảng thứ Hai, ngày 21 tháng 10 năm 2013.
Phát triển thể chất:
 (Vận động) 
Đi đều bước
T/c: Bắt tay
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động "Đi đều bước", bài tập phát triển chung "Tay em", trò chơi "Bắt tay".
- Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể để bắt chước các động tác của cô.
- Rèn kỹ năng cho trẻ biết đi đều bước theo nhịp đếm, bước cao chân, thẳng người, thẳng đầu, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.
- Phát triển ngôn ngữ khi chơi trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ: Chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. Trẻ hứng thú tham gia và tập theo hiệu lệnh của cô.
- 75% trẻ nắm được yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
- Phòng tập sạch sẽ thoáng mát, quần áo gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
2. Hoạt động học: 
a. Khởi động: 
- Cô cùng trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát bài "Đoàn tàu nhỏ xíu", kết hợp các kiểu đi, đi nhẹ nhàng xung quanh lớp, sau đó về đội hình 2 hàng ngang.
b. Trọng động:
* Tập bài tập phát triển chung: "Trường chúng cháu là trường mầm non".
- Cô giới thiệu bài tập và cho trẻ tập cùng cô 2 lần.
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ tập.
- Hỏi trẻ tên bài tập?
- Giáo dục trẻ: Đi học đều đặn, chăm ngoan.
* Vận động cơ bản: "Đi đều bước".
- Cô giới thiệu tên vận động: "Đi đều bước".
- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích. 
- Cô làm mẫu lần 2: Phân tích.
+ TTCB: Tại vạch chuẩn đứng tự nhiên, 2 tay thả lỏng. + TH: Khi có hiệu lệnh cô đi đều bước, bước cao chân, vung tay đều và mạnh mẽ, đi thẳng rồi quay lại đi đều bước về phía xuất phát.
- Cô mời trẻ khá lên tập mẫu.
- Cô cho trẻ thực hiện lần lượt 3-4 lần.
- Cô cho tổ, cá nhân trẻ thi đua.
- Cô khuyến khích động viên trẻ nhút nhát, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Hỏi trẻ tên vận động?
- GD trẻ: Chăm tập thể dục, vâng lời cô giáo, Không đùn đẩy bạn trong hàng.
* Trò chơi vận động: "Bắt tay".
- Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi.
- Cách chơi: Cô nắm lấy bàn tay trẻ và lắc lắc nhẹ, đồng thời nói: "Bắt tay, bắt tay"
- Cô và trẻ chơi 2-3 lần.
- Hỏi trẻ tên trò chơi?
- Nhận xét trẻ chơi - tuyên dương trẻ.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết.
c. Hồi tĩnh: 
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập 1-2 vòng.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Lắng nghe.
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập cùng cô.
- 1 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe.
- 2 trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Tổ, cá nhân thi đua.
- 1 trẻ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi cùng cô.
- 1 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hồi tĩnh.
 Soạn ngày 20 tháng 10 năm 2013.
 Giảng thứ Ba, ngày 22 tháng 10 năm 2013.
Phát triển nhận thức:
 ( NBTN) 
Bác bảo vệ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được công việc, trang phục của bác bảo vệ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
- Rèn kỹ năng nói to, rõ ràng, mạch lạc.
- Giáo dục trẻ yêu quý cô giáo, các bác trong trường, thích đến trường. H.ứng thú tham gia hoạt động
- 70% trẻ nắm được bài.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ một số công việc của bác bảo vệ.
- Khối gỗ vuông, chữ nhật.
- Bài hát, bài thơ trong chủ đề.
- Chiếu ngồi, que chỉ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện.
- Cô cho trẻ hát bài: "Cô và mẹ".
+ Hỏi trẻ tên bài hát.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Cô tóm tắt lại – giáo dục trẻ.
2. Hoạt động học.
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài.
- Cô dùng thủ thuật đưa tranh ra cho trẻ quan sát:
- Cô hỏi trẻ:
+ Bức tranh vẽ ai đây? (bác bảo vệ).
+ Cho trẻ nói (lớp, tổ, cá nhân trẻ nói).
+ Bác bảo vệ làm công việc gì ở trường? (bác bảo vệ trường).
+ Bác đứng ở đâu? (bác đứng ở cổng trường).
+ Bác mặc bộ quần áo màu gì?
+ Lớp, cá nhân trẻ nói màu sắc trang phục củ

File đính kèm:

  • doc3.KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM 3.doc
Giáo Án Liên Quan