Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu - Nguyễn Thị Hoàng Oanh

I.Mục tiêu:

*Sức khỏe – dinh dưỡng:

-Trẻ biết một số món ăn từ các con vật giàu chất dinh dưỡng, canxi.

-Biết ăn hết suất, ăn tất cả các thực phẩm.

*Vận động:

-Phát triển một số vận động cơ bản: bò, trườn, chạy, nhảy.

-Bắt chước dàng đi các con vật.

2.Phát triển nhận thức:

*Khám phá khoa học:

Hình thành và phát triển một số hiểu biết về đặc điểm nơi sinh sống và cách chăm sóc, bảo vệ các con vật.

*Làm quen với toán:

Hình thành và phát triển một số hiểu biết về kỹ năng ghép đôi tương ứng 1-1. Nhận biết hình tam giác, so sánh to – nhỏ

 

doc71 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu - Nguyễn Thị Hoàng Oanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Chủ điểm
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
1.Phát triển thể chất:
I.Mục tiêu:
*Sức khỏe – dinh dưỡng:
-Trẻ biết một số món ăn từ các con vật giàu chất dinh dưỡng, canxi.
-Biết ăn hết suất, ăn tất cả các thực phẩm.
*Vận động:
-Phát triển một số vận động cơ bản: bò, trườn, chạy, nhảy.
-Bắt chước dàng đi các con vật.
2.Phát triển nhận thức:
*Khám phá khoa học:
Hình thành và phát triển một số hiểu biết về đặc điểm nơi sinh sống và cách chăm sóc, bảo vệ các con vật.
*Làm quen với toán:
Hình thành và phát triển một số hiểu biết về kỹ năng ghép đôi tương ứng 1-1. Nhận biết hình tam giác, so sánh to – nhỏ
3.Phát triển ngôn ngữ
Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để gọi tên các con vật
Miêu tả những đặc điểm cơ bản của con vật.
Mạnh dạn đọc thơ, kể chuyện về các con vật.
4.Phát triển thẩm mỹ 
Hình thành và phát triển một số kỹ năng cầm bút đúng cách. Tô màu không lem. Nặn dán theo yêu cầu của Cô.
Trẻ thuộc các bài hát, thể hiện động tác minh họa nhịp nhàng, tự nhiên. Biết thể hiện cảm xúc khi hát và nghe cô hát.
5.Phát triển tình cảm xã hội 
Hình thành và phát triển ở trẻ tình yêu thương bảo vệ chăm sóc các con vật.
Hình thành một số kỹ năng vâng lời và bắt chước hành vi của người lớn. Xây dựng môi trường sống cho các con vật.
Biết giao lưu cùng bạn bè, mọi người xung quanh qua các ngày lễ hội.
II. Thời Gian 
Tuần 1+ 2: Những chú cá xinh xắn: Từ ngày 06/02 - 17/02/2012
Tuần 3 + 4: Những con vật sống trong rừng: Từ 20/02 – 02/03/2012 
Tuần 5: : Những con vật bé yêu Từ 05/03 – 09/03/2012 
Những chú cá xinh xắn
III. Mạng chủ đề 
Những con vật đáng yêu
Những con vật bé yêu
Những con vật sống trong rừng
IV.Chuẩn bị cho chủ đề:
Những con vật đáng yêu
- Tranh ảnh về các con vật phục vụ cho chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các góc phù hợp với chủ đề.
- Thay đổi góc tuyên truyền, trang trí trang chủ đề.
- Sưu tầm bài thơ, câu đố về chủ đề.
- Xây dựng mục tiêu, mạng nội dung, hoạt động của chủ đề.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng chủ đề nhánh.
- Sưu tầm trò chơi phù hợp với chủ đề.
- Chuẩn bị câu hỏi có tính gợi mở để giúp trẻ tư duy.
* Phía trẻ:
- Giấy màu, hồ dán, bút màu; giấy A4.
- Mũ thỏ, mèo, gà, vịt.
- Cổng thể dục.
- Dụng cụ để làm các con vật: lon sữa.
V.Kết quả mong đợi
PTTC
* Dinh dưỡng:
- Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Cầm muỗng bằng tay phải.
* Vận động
- Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện các vận động cơ bản.
PTNN
- Trẻ biết gọi tên, đặc điểm lợi ích của các con vật.
- Trẻ biết ý nghĩa ngày 8/3
- Trẻ mạnh dạng đọc thơ, kể chuyện cùng cô, trò chuyện cùng cô về ngày lễ.
Những con vật đáng yêu
PTTM
* Tạo hình:
- Trẻ biết cầm bút vẽ, nặn tô màu theo - ---- Hướng dẫn của cô.
*Aâm nhạc:
- Trẻ thuộc bài hát và biểu diễn theo nhạc
PT TC – XH
- Trẻ thương yêu các con vật.
- Trẻ biết biểu lộ cảm xúc với ngày lễ.
- Trẻ biết thể hiện cách chăm sóc các con vật: cho gà ăn.
Trẻ biết vâng lời người lớn.
PTNT
* Tìm hiểu xã hội:
- Trẻ có một số hiểu biết về ngày 8/3.
* Toán
Trẻ có khái niệm sơ đẳng to-nhỏ, ghép tương ứng 1-1, nhận biết hình tam giác
Chủ đề nhánh: 
Con Vật Nuôi Nhà Bé
Thời gian thực hiện: 17/01 – 18/02/2011
I.Yêu cầu:
- Trẻ biết gọi tên một số đặc điểm (cấu tạo, tiếng kêu, thói quen, thức ăn, nơi sống của một số con vật nuôi gần gũi)
- Sự giống nhau và khác nhau rõ nét của 2 con vật.
- Chăm sóc và bảo vệ chúng.
- Ích lợi của các con vật (cho trứng, thịt để ăn, bắt chuộ, giữ nhà)
- Biết yêu quí và giữ vệ sinh nơi nuôi chúng và vệ sinh chung quanh nhà. Biết tiêm ngừa phòng bệnh cho chúng.
II.Mạng nội dung:
Gia cầm
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật của gà, vịt.
- Đặc điểm sinh sản, môi trường sống.
- Ích lợi
- Các món ăn từ con vật
- Chăm sóc, bảo vệ gia cầm nhà bé
Con Vật Nuôi Nhà Bé
- Tên gọi, đặc điểm, dáng đi, tiếng kêu.
- Đặc điểm sinh sản, môi trường sống.
- Ích lợi, thức ăn.
- Cách chăm sóc, bảo vệ.
- Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
PTNN
- Thơ: Đàn gà con
- Chuyện: Chú thỏ tinh khôn.
- Trò chuyện về một số con vật nhà bé. Miêu tả đặc điểm của chúng
PT TC –XH
- Trò chơi đóng vai: Mẹ con, Bác sĩ thú y, Bán hàng.
- TC xây dựng:xây trại chăn nuôi. - - TCHT: Con gì biến mất. Nối con vật cùng nhóm
- Trẻ yêu thích con vật, bảo vệ
CON VẬT NUÔI NHÀ BÉ
PTTC
- GDDD: Qua các bữa ăn, món ăn thường ngày của trường qua các bài dạy.
- VĐ: BTPTC
- VĐCB: gà chuyển trứng (chuyền bóng), Thỏ nhảy qua suối nhỏ (bật xa).
- TC: Mèo đuổi chuột, bắt chước tạo dáng.
PTTM
- Aâm nhạc: hát một con vịt, ai cũng yêu chú mèo.
- NH: Đàn gà trong sân, gà trống, mèo con và cún con.
* TC: Tai ai tinh, nghe tiếng gà gáy tìm đồ vật.
* Tạo hình:
-Vẽ con gà con
-Nặn con thỏ
PTNT
- Khám phá khoa học: trò chuyện với trẻ về tên gọi và đặc điểm cơ bản của con vật.
- Toán: So sánh to nhỏ, ôn bên trái – bên phải
III.Mạng hoạt động
KẾ HOẠCH TUẦN
Từ 17/01 – 11/02/2011
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
ĐÓN TRẺ
Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân cho trẻ xem tranh chủ đề.
Trò chuyện về con vật nuôi trong gia đình có 2 chân.
Cho trẻ xem tranh về gia cầm.
Xem tranh, thảo luận về gia cầm gia súc.
Gợi ý cho trẻ vào các nhóm chơi
Thể dục sáng
HH: gà gáy. TV: gà vỗ cánh, Chân: gà tìm giun. BL: gà mổ thóc. Bật: gà bay.
Hoạt động có chủ đích
Thơ: Đàn gà con
Thể dục: Gà mái chuyển trứng.
KPKH: 
-Chú gà dễ thương.
-Làm quen một số vật nuôi có 2 chân.
Aâm Nhạc: 
DH: Thương Con Mèo
NH: Đàn Gà Con
TC: Gà gáy vịt kêu.
Tạo hình:
Vẽ con gà
NH: Đàn gà con
Hoạt động ngoài trời
- QS tranh đàn gà con.
- TC: Thỏ đổi chuồng.
-Vẽ tự do.
-Chơi tự do.
-TCDG: Lộn cầu vồng
-Xếp Lá Cây Thành Hình Con Thỏ.
- Tc: Thỏ Đổi Chuồng.
-Vẽ Tự Do.
-Chơi tự do
TCDG: Lộn cầu vồng
-QS tranh con vịt.
TC: ôtô và chim sẻ.
-Vẽ tự do
-Chơi tự do.
Chơi TCDG
QS tranh con gà, con vịt.
TC: Mèo và chim sẻ.
-Vẽ tự do.
-Chơi tự do.
-Chơi TCDG
Oân hát, đọc thơ.
TC: Bắt chước tạo dáng.
-Vẽ tự do.
-Chơi tự do.
-TCDG
Hoạt động góc
-Góc đóng vai: mẹ con, bác sĩ thú y, bán hàng.
-Góc xây dựng: xây trại chăn nuôi.
-Góc tạo hình: vẽ, tô màu, nặn, dán các con vật nuôi trong gia đình.
-Góc sách: xem tranh ảnh, kể chuyện, đọc thơ về động vật, làm album về con vật. TCHT: nghe và đoán.
Hoạt động chiều
TC: Mẹ đi chợ
Ôân thơ: Đàn gà con.
- Nêu gương, cắm cờ.
- Vệ sinh, trả trẻ.
TC: Bắt chước tạo dáng.
Trò chuyện về con vật 2 chân, 4 chân
- Nêu gương, cấm cờ
- Vệ sinh, trả trẻ.
TC: Thỏ đổi chuồng.
Kể tên các con vật có 2 chân, 4 chân.
- Nêu gương
- Vệ sinh, trả trẻ
Oân hát bài : Thương con mèo.
Bắt chước tiếng kêu một số con vật.
-Nêu gương.
-Vệ sinh, trả trẻ.
Vận động: Đàn gà trong sân.
-Oân hát, đọc thơ.
-Nêu gương.
-Vệ sinh, trả trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
đóng vai
Xây dựng
Góc tạo hình
Góc sách
-Trẻ biết nhận vai chơi, thể hiện hành động phù hợp.
-Trẻ biết chơi cùng nhau.
Trẻ bố trí các khối thành trại chăn nuôi
Rèn kỹ năng tô màu, cầm bút nặn các con vật nuôi trong gia đình.
-Trẻ xem truyện tranh và kể chuyện theo tranh.
-Búp bê.
-Đồ chơi nấu ăn, bán hàng.
-Đồ chơi bác sĩ thú y.
Khối gỗ, các vật nuôi trong gia đình, cây xanh
Bút màu, bông lau tay.
-Tranh ảnh các con vật gà, vịt, chó, mèo.
-Sách, tranh các vcon vật.
-Mẹ con: chăm sóc con, chế biến món ăn từ thịt gà, vịt, nuôi con vật.
-Bác sĩ chăm sóc con vật.
-Bán hàng: bán con vật, thức ăn gia súc, gia cầm.
Trẻ xây trại chăn nuôi có chuồng các con vật, có cây, thức ăn.
Cho trẻ tô màu con gà, vịt, chó, mèo. Nặn con gà, con vịt.
Trẻ xem tranh, kể chuyện theo tranh 1 số con vật trong gia đình.
-Chơi TCHT: nghe và đoán.
TRÒ CHƠI CÓ LUẬT
Tên trò chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
1.TCVĐ
Thỏ đổi chuồng
Oâtô và chim sẻ
Bắt chước tạo dáng 
2.TCHT
Nghe và đoán 
3. TCDG
Lôn cầu vồng 
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ.
- Rèn sự nhanh nhẹn và vận động chân cho trẻ.
- Trẻ mô phỏng lại hình dáng, dáng đi của các con vật 
- Phát triển thính giác và ngôn ngữ của trẻ qua nghe và lặp lại tiếng động
- Phát triển ngôn ngữ và tín hiệu cho trẻ 
- 10-15 mũ thỏ
- 1-2 vòng tròn đường kính 20 cm.
- Sân chơi sạch sẽ thoáng mát 
- Băng ghi âm tiếng kêu của con vật và tiếng động khác
* Luật chơi: mỗi chuồng chỉ chứa được 1 con thỏ.
* Cách chơi: cho khoảng 1/3 cháu làm Thỏ, 2/3 cháu làm chuồng. Khi có hiệu lệnh “trời tối hoặc trời mưa” con Thỏ phải tìm thật nhanh cho mình 1 chuồng, Thỏ nào chậm sẽ không có chuồng. Sau 1-2 lần trẻ đổi vai cho nhau.
* Luật chơi: khi nghe tiếng còi ô tô kêu pin…pin thì trẻ chạy nhanh sang 2 bên đường.
* Cách chơi: Cô vẽ 2 canh phấn giới hạn đừơng ô tô. Cô giả làm ô tô trẻ làm chim sẻ, chim sẻ nhảy kiếm ăn trên đường, vừa nhảy thỉnh thoảng giả vờ mổ thóc. Khi nghe ô tô kêu pin… pin …. Thì bay nhanh lên sang 2 bên đường. Khi ô tô đi qua, chim sẻ lại bay xuống đường mổ thóc. Khi trẻ biết chơi cô chọn 2 – 3 trẻ nhanh nhẹn làm ô tô .
* Luật chơi:
Thể hiện hình dàng con vật theo yêu cầu của cô.
* Cách chơi: 
- Trẻ và cô đi qua sân ( vừa đi vừa hát)… cô nói “ tạo dáng” trẻ hỏi “ dáng gì dáng gì?” trẻ dừng lại vào tạo hình dáng con vật đó. Cô nhân xét trẻ.
- Trẻ nghe các tiếng động hoặc tiếng kêu của các con vật qua băng ghi âm đoán đó là tiếng gì, tiếng kêu của con gì sao đó yêu cầu trẻ lặp lại tiếng động hoặc tiếng kêu đó, cháu nào nhận biết đúng và thể hiện giống nhất sẽ là người thắng cuộc.
* Luật chơi: Trẻ vừa chơi vừa đọc thơ khi đọc đến câu cuối cùng, hai trẻ cùng chui qua tay nhau, lên nữa vòng quay lưng vao nhau hoặc đối mặt nhau 
* Cách chơi: từng đôi một đứng đối mặt nhau, cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp
“lộn cầu vồng
…
Ra lộn cầu vồng” 
Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng nhau chui qua tay về một phía, quay lưng vao nhau tay cầm tay nắm chặt rồi hạ xuống dưới tiếp tục đọc vừa đọc vừa vung tay như lần trước đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay lộn trở lại.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Thứ hai: 17/01/2011
1.QS Có Mục Đích 
Tranh Đàn Gà 
2.Tcvđ
Thỏ đổi chuồng
3.Vẽ tự do
4. Chơi tự do
Thứ ba: 18/1/2011
QS Có Mục Đích 
Con Gà Trống 
2.TCVĐ
Ô Tô Và Chim Sẻ
3.Vẽ Tự Do
4.Chơi Tự Do
Thứ Tư: 9/2/2011
1. QS Có Mục Đích”
Xếp Lá Cây
2.TCVĐ
Bắt Chước Tạo Dáng.
3.Vẽ Tự Do
4.Chơi Tự Do
Thứ Năm: 10/2/2011 
1.QS Có Mục Đích
Con Vịt
2.TCVĐ
Thỏ đổi chuồng
3.Vẽ tự do
4.Chơi tự do
Thứ sáu: 11/02/2011
1.Hát đọc thơ về các con vật
2.TCVĐ
Mèo và chim sẻ.
3.Vẽ tự do
4.Chơi tự do
- Trẻ biết đặc điểm của các con vật, tiếng kêu thức ăn, ích lợi sinh sản. 
- Trẻ biết yêu thương con vật 
-Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi
- Cháu thích vẽ
- Đảm bảo an tồn 
- Trẻ biết tên gọi đặc điểm ích lợi của gà trống
Giáo dục trẻ yêu quý con vật nuôi.
- Trẻ biết luật chơi và cách chơi.
- Cháu thích vẽ
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trẻ biết nhặt lá vàng.
- Biết hình dạng con Thỏ, dùng lá cây xếp con Thỏ.
- Trẻ chơi đúng luật.
- Trẻ thích vẽ
Đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trẻ biết đặc điểm tên gọi, ích lợi, sự sinh sản của con vịt.
- Chăm sóc, vệ sinh chuồng.
- Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi.
- Cháu thích vẽ.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trẻ thích hát, đọc thơ.
- Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi.
- Trẻ thích vẽ
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Tranh đàn gà
-Phấn
-Đồ chơi ngoài trời.
- Tranh con gà trống.
- Vòng tròn làm vô lăn ô tô.
- Phấn
- Đồ chơi ngoài trời
- Lá cây trong sân trường.
- Sân chơi sạch và mát.
- Phấn.
- Cầu tuột, xích đu.
- Tranh con vịt
-Phấn
- Đồ chơi ngoài trời
- 1cái mũ con mèo.
-Phấn
- Đồ chơi ngoài trời.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “đi chợ” cho trẻ xem tranh “đàn gà” hỏi tranh vẽ gì.
- Cho trẻ nhận biết con gà trống, gà mái, gà con; gọi chung là đàn gà.
- Gà trống có các bộ phận nào 
Trên đầu có gì ?
- Gà trống gáy như thế nào?
- Chân gà trống có gì?
- Gà trống ăn gì?
Tương tự gà mái, gà con
Giáo dục: khi nuôi gà phải vệ sinh chuồng sạch 
Trẻ yêu quý các con vật.
Cô nhắc lại luật chơi và cách chơi 
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
- Cháu vẽ tự do cô gợi ý thêm.
Cháu chơi tự do cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ 1 số trẻ chơi TCDG lộn cầu vồøng.
Cô cho trẻ đọc bài thơ: Đàn gà con.
- Gà con lớn lên thành gà trống, gà mái.
Hôm nay cô đi chợ về mua con gì?(gà trống)
- Gà trống có cái mào màu gì?
- Vì sao biết là gà trống?
- Gà trống có các bộ phận nào?
- Gà trống ăn gì?
- Nuôi gà để làm gì?
Giáo dục trẻ yêu quý con vật nuôi khi nuôi gà ba mẹ phải làm vệ sinh chuồng.
Cho nhắc lại cách chơi cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cháu vẽ tự do, cô gợi ý thêm.
- Cháu chơi tự do, cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.
Một số trẻ chơi TCDG: Lộn cầu vồng.
- Trẻ cùng hát vận động bài “Trời nắng, trời mưa” đến cây trong sân trường. Cô gợi ý trẻ cùng nhặt lá vàng.
- Cô dùng lá vàng xé, xếp hình con Thỏ. Hướng dẫn trẻ cách xếp. Hỏi trẻ: con Thỏ sống ở đâu? Tai Thỏ như thế nào?
Giáo dục trẻ chăm sóc, cho Thỏ ăn, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi cho trẻ chơi vài lần.
- Trẻ vẽ tự do, cô gợi ý thêm.
- Trẻ chơi tự do, cô quan sát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số trẻ chơi TCDG: Lộn cầu vồng.
- Cho trẻ hát bài hát “ một con vịt” cho trẻ xem tranh “con vịt” gợi hỏi tranh gì? Con vịt có các bộ phận nào? Vịt sống ở đâu?
- Con vịt có mấy chân?
- Tại sao vịt bơi được?
- Nuôi vịt để làm gì?
- Vịt đẻ con hay đẻ trứng? Vịt ăn gì?
- Giáo dục: khi nhà nuôi vịt ba mẹ phải làm vệ sinh chuồng vịt, con vịt là con vật có ích các bé yêu quý con vật nuôi.
- Cô nhắc lại cách chơi cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cháu vẽ tự do, cô gợi ý thêm.
- Cháu chơi tự do, cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ. 1 số trẻ chơi TCDG: Lộn cầu vồng.
- Cô và trẻ hát bài : Đàn vịt con, thương con mèo, Ai cũng yêu chú mèo, Trời nắng trời mưa. Đọc thơ : Đàn gà con.
- Giáo dục trẻ yêu thương các con vật nuôi trong gia đình khi nuôi các con vật phải làm vệ sinh chuồng.
- Cô nhắc lại cách chơi cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ vẽ tự do, cô gợi ý thêm.
- Cháu chơi tự do, cô quan sát đảm bảo an toàn.
- 1 số trẻ chơi TCDG: Lộn cầu vồng.
 † THỂ DỤC SÁNG†
I.Yêu cầu:
- Trẻ tập đúng các động tác.
- Phát triển các nhóm cơ và hô hấp, phối hợp các vận động của cơ thể.
- Giúp trẻ sản khoái.
II.Chuẩn bị:
- Cô thuộc các động tác.
- Trang phục của trẻ gọn gàng.
III.Phương pháp
- Trực quan, đàm thoại.
IV.Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ xoay cổ tay, cổ chân. Đi, chạy thành vòng tròn (phối hợp các kiểu đi khác nhau) sau đó chuyển thánh 3 hàng ngang.
*Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập PTC
Hô hấp: gà gáy (4l4n)
TTCB: đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
T.h: 2 tay khum trước miệng kết hợp hít, thở làm gà gáy ò ó … o (cô khuyến khích trẻ ngân dài)
- Tay vai: gà vỗ cánh (4l4n)
- TTCB: đứng tự nhiên tay thả xuôi.
- T.h: Gập khuỷu tay trước ngực, cánh tay đưa cao ngang vai, 2 tay khép vào người và nâng lên hạ xuống.
* Chân: gà tìm giun
TTCB: đứng 2 chân rộng bằng vai tay chống hông.
- T.h: trẻ giậm chân tại chỗ, vừa giậm chân vừa nói “gà bới đất tìm giun” trẻ ngừng 2, 3 giây rồi tập tiếp.
* Bụng lườn: gà mổ thóc
TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, tay duỗi thẳng.
T.h: Trẻ cúi xuống, tay gõ vào đầu gối và nói “tốc: tốc: tốc” đứng lên về TTCB.
* Bật: gà bay
TTCB: Hai chân đứng tự nhiên, tay duỗi thẳng.
T.h: Bật tại chỗ, kết hợp tay dang ngang.
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh.
Trẻ hít thở nhẹ nhàng về 3 hàng dọc.
- Trẻ thực hiện khởi động
- Trẻ thực hiện
TTCB T.h
- Trẻ thực hiện
TTCB 
- Trẻ thực hiện
TTC t.h 
- Trẻ thực hiện
CB T.h
- Trẻ thực hiện
CB T.h 
- Trẻ đi về hàng hít thở nhẹ nhàng
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 17 tháng 01 năm 2011
Hoạt động văn học: Thơ “ Đàn gà con”
I.Mục tiêu:
- Trẻ nhớ tên bài, tên tác giả. Giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp và sự đáng yêu của các chú gà con qua bài thơ.
- Trẻ biết đọc thuộc cùng cô bài thơ. Hiểu được nội dung bài thơ biết được vẻ đẹp của những chú gà mới nở xinh xắn, đáng yêu.
- Giáo dục trẻ tình yêu đối với những con vật xung quanh, chăm sóc bảo vệ nhửng con vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, biết biểu lộ cảm xúc của mình khi quan sát các chú gà con thật.
II.Chuẩn bị:
-Đối với cô: Mô hình khu vườn và những chú gà. Tranh thể hiện nội dung thơ, mũ gà mẹ.
- Đối với trẻ: mỗi trẻ 1 mũ gà con.
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1:Nói nhỏ nhau nghe
- Cho trẻ chơi trò chơi “ đi chợ”
- Đó là tiếng kêu của những con vật nuôi trong gia đình.
- Nhà cô còn có nhiều chú gà con mới nở thật đáng yêu. Nhà thơ Phạm Hổ đã sáng tác bài thơ về những chú gà con dễ thương qua bài thơ “Đàn gà con”.
*Hoạt động 2: Bé đọc thơ
- Cô đọc thơ lần 1 làm động tác minh họa.
Nội dùng: gà mẹ ấp ủ 10 quả trứng tròn, sau 1 thời gian nở ra 10 chú g2 con rất xinh đẹp.
- Cô đọc lần 2 xem mô hình trích dẫn:
“ Mười quả…. Thành mỏ thành chân” nhờ sự che chở, ấp ủ của gà mẹ mà tù những quả trứng đã nợ ra những chú gà con.
- “Cái mỏ … sáng ngời” những chú gà trông thật đáng yêu.
- “Ơi … lắm”: tình cảm yêu thương dành cho những chú gà.
- Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc bài thơ gi?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+ Gà mẹ đẻ trứng hay đẻ con?
+ Để trứng nở thành con gà mẹ phải làm gì?
+ Cái mỏ, cái chân, mắt gà như thế nào?
+ Các con có thích bài thơ này không? Vì sao?
+Để gà lớn nhanh ta phải làm sao? 
Cô dạy lớp đọc thơ cùng cô 2,3 lần cô hướng dẫn điệu bộ minh họa. Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Chia lớp thành 2

File đính kèm:

  • docdong vat.doc
Giáo Án Liên Quan